Vâng
Thực tế người nông dân trồng trọt và chăn nuôi bây giờ là gì:
1. Có một mảnh đất: Ok, đấy là vốn
2. Xây dựng chuồng trại/kho bãi...: đi thuê từ san mặt bằng đến đóng cái cọc tre xây hàng rào, xây chuồng trại. Các đồ dùng phục vụ cho ăn, vệ sinh... mua, mà phải bên bán phải mang vào tận nơi
3. Giống mua, thức ăn mua: Mà là yêu cầu nhà cung cấp mang tận nơi, xếp vào tận kho.
4. Thuốc thú ý, thăm khám/chữa bệnh cho lợn: Đến tận lúc lợn ngắc ngoải mới làm một cuộc điện thoại yêu cầu bạn thú y đến tận nơi xem nó thế nào.
5. Cho ăn, vệ sinh chuồng trại: Thuê người.
6. Lúc bán: Chờ thương lái đến tận nơi xem hàng, trả giá và bắt đi.
Vốn: Thì như các bác nói: đi vay hết
Thế thì người "nông dân" này khác gì ông cai đầu dài ? Cái hàm lượng công sức của ông ta bỏ ra trong việc chăn nuôi này là chỗ nào ?
Trong khi học hành không, nghiên cứu không.Kiến thức trong việc quản lý, trong chuyên môn chăn nuôi không.
Khác gì tay không bắt giặc
Mà người ta đi bắt giặc thì còn tìm hiểu trước là bắt giặc gì
Còn các bác này thì sao: Thấy người ta nuôi lợn lãi thì ta nuôi lợn. Hết.
Thế mà "thắng" được thì không phải là may thì là tài ?
Việc trồng cây cũng kiểu kiểu thế mà thôi
Nói hơi nghiệt ngã, đều là kinh doanh cả, được ăn, lỗ chịu. Cụ thương vay khóc mướn làm gì ?
Khi quy mô kinh doanh của nông dân ngày càng lớn, hậu quả rủi ro tất yếu cao hơn.
7 tỷ gọi là chủ đầu tư rồi , chân lấm tay bùn cái nỗi gì
. Cảm thông với sự mất mát trong làm ăn nhưng cụ có suy nghĩ kỳ kỳ , em thật
Cụ nói làm em nhớ dạo hơn 10 năm trước dân Hà Nội đổ xô đi mua trang trại ở Hòa Lạc hay Sóc Sơn rồi thuê người trồng rau, cây ăn quả, nuôi gà lợn để cuối tuần lên chơi, ăn. Được một thời gian chán lè, bán lỗ sặc!
. Nông nghiệp chưa bao giờ là chỗ chơi cả, làm thật còn lỗ nữa là thuê người làm!
cụ ấy nói đúng đó cụ. thưc tế không phải là đầu tư 7 tỷ đâu. e đã đi xem 1 cái trang trại họ thanh lý. đi hàn quốc về mua gom đất cũng hết ít thôi. nhưng khi xây dựng thì vay vốn ngân hàng quỹ tín dụng. lúc vào đàn thì cũng vay. rồi tiền cám thì cũng nợ. xong lãi mẹ đẻ lãi con
ở nông thôn họ không có bài toán kinh doanh cụ thể nên rất dễ ăn phải bánh vẽ.
Khổ nhất người nông dân, từ hai bàn tay trắng giờ thành nợ nần chồng chất
em không bảo vay riêng quỹ tín dụng 7 tỷ. nhưng tổng số đầu tư của họ lên đến 7 tỷ là có.thực tế tài sản của họ chỉ có 1 tỷ tiền đất. vay mỗi chỗ một ít.
kể cả con giống và thức ăn đều là trả sau.
Cụ hiểu nông thôn đấy ạ! Tiền vay nặng nhất là vay làm chuồng trại và mua thức ăn chăn nuôi! Riêng khoản thức ăn không cần thế chấp, đại lý nào muốn bán hàng trăm tấn/tháng thì phải bán chịu thôi!
Nông dân VN bản chất bướng bỉnh, xấu tính.
Trình độ kém nhưng không chịu lắng nghe và có tính học hỏi. Tư duy tự phát, thích làm theo ý mình bất chấp quy hoạch hay cảnh báo của nhà chức trách. Chỉ cần nhà chức trách ngăn cản cái ý của mình thì sẵn sàng trở thành Chí Phèo ăn thua đủ với nhà chức trách nhưng lúc thất bại lại đỗ lỗi hết cho nhà chức trách .Nhà chức trách VN mà cản nông dân nuôi trồng cái thứ gì ( nếu không bị cấm) nó đập cho vỡ mặt ( dù nằm ngoài vùng quy hoạch được nuôi trồng)
Bực nhất nông dân thấy lợi là họ làm, chị em phụ nữ được tuyên truyền ận động thì nghe nhưng không lại được mấy ông chồng tham lam sĩ hão muốn giàu nhanh, cũng do ngồi kề cà dăm ba xu dấm ở mấy đám quanh làng rồi bất cần, nhiều ông say về đào ao thả cá, làm chuồng nhất quyết nuôi bò hỉ vì nghe ngóng hóng hớt, bao nhiêu tiền đòi đưa sạch để tậu bò trong khi cọng cỏ không có, chỉ mấy thằng khích đểu bán được bò thì cười ngất, đầu tư mâm rượu ba trăm ngàn lời cả triệu.
Còn nuôi lợn hôi hám bẩn thỉu cống rãnh lộ thiên là đặc sản rùi, phát bột phân huỷ họ cũng chẳng dùng, cụ mà ngủ nhà nào nuôi gà thì cái mùi mới kinh, nóng và khét lẹt.
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khắp nơi trên đất nước này cũng khởi nghiệp rồi thất bại chết đầy ra mà không thấy ai xót thương cho họ cả. Thắng thua là chuyện bình thường ở nền kinh tế thị trường không ai tránh được cả, nông dân hay đầu tư nông nghiệp đã tham gia cuộc chơi là phải chấp nhận, được mùa thành công thì thành tỷ phú báo đài nêu gương, còn thua lỗ thì phải chấp nhận, đó là làm ăn