Em dự mấy thằng bựa này xã cũng đã thông báo lên loa 1 cơ số lần nhưng ko nộp. Bần cùng chắc trg thôn dùng cách này ép nộp.
Ha ha, nhờ có cụ khuân vác hôm nay em mới thấy được sự ngu dốt của bọn lều báo và lũ quan chức. Đọc hiểu 1 cái văn bản cũng không nên hồn :v :v :vĐồng thuận nói mồm rất dễ lấy, có văn bản mới khó
http://plo.vn/thoi-su/xu-nghiem-viec-huy-dong-qua-suc-dan-721327.html
Liên quan đến tình trạng huy động quá sức dân trong xây dựng mục tiêu nông thôn mới như chúng tôi đã phản ánh, tại địa bàn xã An Bình, huyện Nam Sách, Hải Dương gần đây người dân rất bức xúc trước việc chính quyền xã này tổ chức huy động số tiền làm đường - thực hiện theo chương trình nông thôn mới của địa phương.
Cụ thể, theo Kế hoạch 92 ngày 27-4-2017 của UBND xã này, địa phương dự kiến xây dựng bảy tuyến đường trên địa bàn với chiều dài 5.089,3 m, tổng kinh phí 30,2 tỉ đồng.
Theo kế hoạch này, phương án “hỗ trợ kinh phí tháo dỡ công trình và đóng góp xây dựng” xã An Bình ghi rõ: “UBND xã yêu cầu người dân đóng theo khẩu hành chính là 15,1 tỉ đồng (50% tổng kinh phí làm đường)”. Trong đó, quy định cả phát sinh tăng nhân khẩu: “Người sinh từ ngày 30-6-2017 trở về trước thì thu theo vụ chiêm (60%, tương đương 1,2 triệu đồng); sinh từ ngày 1-7-2017 trở đi thì thu theo quy định vụ liền kề (40%, tương đương 800.000 đồng)”. Nếu quy định như văn bản này thì em bé vừa mới sinh ra cũng được tính vào đối tượng phải đóng tiền làm đường xã. Đây chính là điều gây bức xúc cho người dân.
Điều đáng nói là tại Quyết định 800 ngày 4-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 thì các địa phương chỉ được huy động nguồn vốn đóng góp của cộng đồng dân cư khoảng 10%. Vậy việc đưa ra tỉ lệ huy động đến 50% là trái với quy định này.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Lê Đình Khoa, Chủ tịch UBND xã An Bình, khẳng định là có lấy ý kiến người dân về số tiền huy động trên và quy trình lấy ý kiến của người dân để làm đường hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật và được người dân ủng hộ. Tuy nhiên, khi chúng tôi yêu cầu xem các văn bản lấy ý kiến của người dân thì ông Khoa từ chối.
Ngày 14-8, PV báo Pháp Luật TP.HCM tiếp tục liên hệ với ông Bùi Văn Thăng, Chủ tịch UBND huyện Nam Sách, nhiều lần để làm rõ vấn đề trên nhưng ông Thăng không phản hồi.
Chúng tôi đã tiếp tục liên hệ với Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái để trao đổi về việc xã An Bình huy động quá quy định, ông Thái cho biết: “Tỉnh có rất nhiều xã, không thể nắm bắt từng xã trong các hoạt động bình thường được. Việc như nêu trên phải làm việc với cấp huyện”.
Sau khi nghe chúng tôi thông tin UBND huyện không hợp tác cung cấp thông tin về vấn đề trên, ông Thái cho biết sẽ trao đổi với chủ tịch UBND huyện Nam Sách để trả lời cho chúng tôi rõ các chất vấn liên quan. Tuy nhiên, dù đã liên hệ tối cùng ngày, ông Thăng vẫn chưa có phản hồi lại.
Trách nhiệm của chính quyền là phải làm đường cho dân đi.Khi nào các cụ ghặp mới hiểu, tất cả các hộ gia đình đóng ghóp làm đường, dính một hai nhà chây ì, không đóng, mệt mỏi cả khu, bất đắc dĩ mới làm nhưu vậy thôi, khu nào cũng có vài nhà chí phèo
Nhiều nơi , phải bỏ tiền túi ra làm, đợi chính quyền thì đến tết công gô cụ ahTrách nhiệm của chính quyền là phải làm đường cho dân đi.
Dân có quyền hỏi về việc thu chi ngân sách của xã đã sắp xếp nguồn làm đường giao thông nông thôn chưa, quỹ duy tu bảo dưỡng hàng năm thế nào, đã sử dụng làm sao, nguồn bổ sung từ đền bù đất đai thế nào.
Công khai ra để huy động cho đúng và có lộ trình, có tính lâu dài.
Quỹ có, chi sai mục đích hết, sau đó lại đè dân ra thu thì đó là con đường đến nhà tù nhanh nhất đấy.
Có thể dân ứng tiền ra trước làm toàn bộ, nhưng khi sắp xếp được nguồn thì chính quyền phải hoàn trả.Nhiều nơi , phải bỏ tiền túi ra làm, đợi chính quyền thì đến tết công gô cụ ah
Đúng đấy cụ ạ. Sống trong cả tập thể mà có 1-2 thành phần bựa, làm thì trốn, ko đóng góp, hưởng thì đòi chia đều ức lắm.Việc này e ủng hộ các bác xã, nhiều nhà cũng chầy bửa lắm cứ phải như này mất mặt mới chịu trả
Thưa với bác là cái thể loại mà đến mức phải chờ đến lúc đưa dâu mới đòi thì chả còn gì để nói cả. Cực chẳng đã mới thế. Loại này ngày thường đòi, 100% là đi văng với ko biết, ko góp ... KO.. KO... KO ....Hỏi lại mấy bố ở thôn ý, là con mấy bố đang rước dâu mà bị chặn xe đòi nợ thì liệu có dc ko. Đừng bảo e là ko sao, vui vẻ nộp đàng hoàng nhé. E lại cười cái xứ lừa phát.
Thưa với bác là cái thể loại mà đến mức phải chờ đến lúc đưa dâu mới đòi thì chả còn gì để nói cả. Cực chẳng đã mới thế. Loại này ngày thường đòi, 100% là đi văng với ko biết, ko góp ... KO.. KO... KO ....Thiếu gì lúc hỏi mà phi ra chặn xe cỗ lúc ấy hả cụ, cán bộ mà đòi như đòi nợ thuê tnay, thấp mưu, mất hết uy.
Chuẩn, kiểu làm việc kêu gọi ntn em biết nhiều mà. lắm thành phần ngày thường đòi, 100% là đi vắng với ko biết, ko góp ... KO.. KO... KO ....Thế cụ nghĩ làng nó rảnh việc thế à? Có mà thiếu gì lúc chắc họ cũng chầu trực nhẵn mặt ngoài cổng mà nhà nó đíu tiếp rồi đấy chứ #_#
Ủng hộ cụ. Chính vì nhiều cái Luật ko điều chỉnh được nên mới phải có hương ước, lệ làng. Đây là chuyện chung của cọng đồng, luật luật cái ccc.Mấy bố tranh luận pháp luật trên kia, ăn gì mà xxx thế?
Đây không phải là chuyện pháp luật, nên việc tầm chương trích cú văn bản này nọ là vô nghĩa. Việc chặn đường xe hoa đòi tiền cũng không phải thi hành pháp luật, vì đó là dân làm, không phải do chính quyền. Việc thống nhất huy động làm đường cũng không phải chuyện pháp luật, mà là sinh hoạt cộng đồng. Những chuyện này được điều chỉnh bằng một cái thứ quy phạm to hơn pháp luật nhiều ở thôn quê, đó là hương ước, lệ làng, đảm bảo thực hiện bằng dư luận, sự phê phán của tập thể cộng đồng, không phải sự cưỡng chế của pháp luật.
Đừng vội chê cười cái lệ làng, nó cần thiết và tồn tại khách quan đấy, nó cũng không trái pháp luật. Bọn kia nếu xông vào trấn cướp, giật tiền sính lễ thì mời vi phạm pháp luật, chứ chặn đường nói cho dơ dáng mặt mày thì chưa có vấn đề gì với pháp luật.
Đúng là được thằng hỏi lẫn thằng luật sư nửa mùa, toàn rỗi hơi lẫn ngẩn ngơ.
HAY HAY HAY.Việc này thì chả cứ nông thôn, ở Hà Nội cũng có luôn.
Ngõ nhà em nó xuống cấp quá, tổ trưởng xin mãi phường cho một ít kinh phí để sửa sang lại ngõ, làm lại cống, cơ mà ko đủ. TT họp cả tổ lại , cả tổ nhất trí mỗi nhà mấy triệu sửa cho nó sạch đẹp, có nhà ko thèm đi họp và cũng không đóng tiền, hôm làm đường qua nhà đấy thì ông chủ nhà hỏi thợ là làm xi măng gì? vừa hỏi dứt câu, cả xóm xúm lại chửi SML luôn, chửi thẳng mặt luôn, càng lúc càng đông người chửi, em đi làm về thấy còn ngại. Giờ nhà ý cứ làm cái gì mà thò ra ngõ là cả ngõ cấm, xe máy, xe đạp cất vào nhà, khách nhà ý không cẩn thận là bị đuổi vì để xe ra ngõ.
Dân mình ghê gớm lắm, chả cứ nông thôn hay thành thị.
Không sai gì sao phải xin lỗi.?Sao ở Việt Nam lãnh đạo sợ nói lời xin lỗi thế nhỉ. Sai thì xin lỗi, đơn giản vậy thôi, sao phải khó khăn vậy
Một số cụ dẫn luật nhưng không có số hiệu văn bản, trích dẫn luật kiểu định hướng dẫn đến "Đau bụng uống nhân sâm tắc tử". Sự việc này đọc báo mạng mà tích phân thì dễ bị nghe 1 tai....chỉ biết rằng quê em có sự phối hợp 3 nhà: nhà nước <=> nhà dân <=> nhà doanh nghiệp thì đường bê tông vào đến cửa các nhà luôn. Tất nhiên, trong quá trình thực hiện thì vẫn có sạn. Quan trọng nhất là sự minh bạch, có được điều này thì trẻ em các làng quê không có chỗ mà chơi khăng vì bị bê tông hóa hết.Mấy bố tranh luận pháp luật trên kia, ăn gì mà xxx thế?
Đây không phải là chuyện pháp luật, nên việc tầm chương trích cú văn bản này nọ là vô nghĩa. Việc chặn đường xe hoa đòi tiền cũng không phải thi hành pháp luật, vì đó là dân làm, không phải do chính quyền. Việc thống nhất huy động làm đường cũng không phải chuyện pháp luật, mà là sinh hoạt cộng đồng. Những chuyện này được điều chỉnh bằng một cái thứ quy phạm to hơn pháp luật nhiều ở thôn quê, đó là hương ước, lệ làng, đảm bảo thực hiện bằng dư luận, sự phê phán của tập thể cộng đồng, không phải sự cưỡng chế của pháp luật.
Đừng vội chê cười cái lệ làng, nó cần thiết và tồn tại khách quan đấy, nó cũng không trái pháp luật. Bọn kia nếu xông vào trấn cướp, giật tiền sính lễ thì mời vi phạm pháp luật, chứ chặn đường nói cho dơ dáng mặt mày thì chưa có vấn đề gì với pháp luật.
Đúng là được thằng hỏi lẫn thằng luật sư nửa mùa, toàn rỗi hơi lẫn ngẩn ngơ.
Dân gian, Quan thamTại anh tại ả cả thôi, lúc người ta thu tiền, năm lần bẩy lượt tới sao không thấy nhục mà nộp đi, làm được con đường đẹp người nộp tiền đi không sao, người không nộp tiền cũng đi như người nộp, khác gì oan BOT
Dân mình cứ suy nghĩ thế nên cán bộ địa phương nó mới tưởng tượng ra quyền lực vô biên, trong khi nó cực kỳ vô trách nhiệm và chi tiêu bừa bãi nguồn ngân sách eo hẹp của địa phương.Cùn quá thì đây là biện pháp cuối cùng, hơi bẽ mặt và phũ phàng nhưng ở vùng nông thôn họ nghĩ thế.
Xóm em cũng thế đấy. Cái ngõ dài hơn 100m chỉ có 3 nhà, 2 nhà đóng tiền thuê máy về cạp đường, đổ sỏi đi cho sạch, nhà còn lại nó ko nộp vì lý do nhà nó đi ít.