[Funland] Nông nghiệp Trung Quốc

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
6,871
Động cơ
525,713 Mã lực
Trăm nghe không bằng một thấy, mời các bạn mở Google Earth và xem điều gì đang diễn ra ở TQ. Truyền thông phương Tây (và cả phương Ta) ít khi nói về điều này.

Tôi sẽ dẫn các bạn đi và chỉ cho các bạn xem

Đây là các tọa độ

Vị trí 1: Ningde Bay, Fujian, China (26°43'02.8"N 119°57'45.2"E)

Vịnh Ninh Đức, Phúc Kiến

Điểm đến đầu tiên của chúng ta là vùng vịnh ở tỉnh Phúc Kiến


Zoom vào, ta có thể thấy hàng triệu nhà và lồng nổi trên mặt biển


Nếu tìm quanh vùng bờ biển từ Chiết Giang tới Quảng Đông, ta có thể thấy lồng bè như thế này ở khắp mọi nơi


Đó chính là các “trang trại hải sản”



Thay vì đi ra biển đánh bắt, họ tự nuôi trồng hải sản và kiếm được nhiều tiền hơn từ nuôi cá, tôm, cua ghẹ, ngao sò, vv...



Vậy người TQ tiêu thụ bao nhiêu hải sản?

Ước tính lượng tiêu thụ hải sản toàn cầu vào khoảng 143.8 triệu tấn mỗi năm, trong đó riêng TQ chiếm tỉ lệ lớn nhất (65 triệu tấn, 45% của toàn thế giới), theo sau đó là EU (13 triệu tấn), Nhật Bản (7.4 triệu tấn), Mỹ (7.1 triệu tấn) và Ấn Độ (4.8 triệu tấn) (nguồn EU SCIENCE HUB)

Dân số TQ và Ấn Độ gần như tương đương nhau, nhưng TQ tiêu thụ lượng hải sản nhiều hơn 12 lần so với Ấn Độ, mặc dù Ấn Độ có vị trí địa lý tốt hơn khi được bao quanh bởi vùng biển ấm, có tiềm năng hải sản dồi dào.

Trong 65 triệu tấn hải sản tiêu thụ ở TQ, chỉ 15 triệu tấn được đánh bắt trong tự nhiên, 50 triệu tấn còn lại từ các “trang trại hải sản”. Mặt khác, 90% lượng hải sản tiêu thụ của Nhật Bản là từ tự nhiên. Nhờ có các “trang trại” này, các gia đình TQ bình thường cũng có thể có hải sản trong bữa ăn hàng ngày. Đây là 1 bữa ăn gia đình thông thường: có nhiều món trong đó là hải sản!



Vị trí số 2 : Nam Tầm, Hồ Châu, Chiết Giang (30°46'14.5"N 120°09'02.9"E)

Điểm đến thứ 2 của chúng ta là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn giữa sông Trường Giang, Thái Hồ và sông Tiền Đường. Nhờ có nguồn nước ngọt dồi dào mang theo phù sa từ thượng nguồn, khu vực phì nhiêu này là nơi sinh sống của trên 100 triệu người. Đây là 1 trong những khu vực có mật độ dân lớn nhất TQ. Khu vực này rất giống các vùng đồng bằng ở Bangladesh, Tây Bengal, Ấn độ hay Saigon, Vietnam (Đồng bằng sông Cửu Long) vv...



Ở đây TQ làm gì khác so với các vùng đồng bằng đông dân cư ở Ấn độ và Bangladesh?

Thay vì trồng lúa nước, nông dân TQ đã trồng đa dạng các loài “thủy sản” có giá trị cao hơn và làm giàu cho họ hơn so với trồng lúa. Nếu zoom lên, ta sẽ thấy hàng triệu hồ cá thay vì là đồng lúa. Bên cạnh hồ cá là rất nhiều các loại cây được trồng xung quanh



Đó là các cây dâu trồng để nuôi tằm. Qua hơn 2000 năm, người TQ đã phát triển nhiều mô hình sinh thái nông nghiệp bền vững ở khu vực này. Một mô hình tuần hoàn sinh thái nổi tiếng nhất là mô hình Cá–Dâu-Tằm được mô tả trong hình sau:



Người nông dân TQ đã khai thác mô hình sinh thái để nuôi cá + dâu tằm hàng ngàn năm trước ả khi có khái niệm về “phát triển bền vững”. Ngày nay, mô hình được nâng tầm lên thành nhiều vòng tuần hoàn có thể khai thác trên cùng 1 mảnh đất.


Tuy nhiên, để có thể nuôi nhiều cá hơn trong hồ, người ta cần sục thêm khí nếu không cá sẽ không thể thở. Trong hình sau, ta có thể thấy máy sục khí là chấm trắng ở giữa các hồ.



Để sử dụng máy sục khí thì mỗi hồ cá đều phải được cấp điện. Vậy phải làm thế nào? Bạn đoán đúng rồi : sử dụng điện mặt trời trên hồ cá.



Qua Google Earth, ta có thể thấy các hồ cá điện mặt trời đang thay thế dần 1 số hồ cá dâu tằm truyền thống.




Hình trên : bên trái là hồ cá dâu tằm truyền thống. Bên phải là hồ cá điện mặt trời.

Người nuôi cá và người nông dân bị bắt buộc phải học các công nghệ điện mặt trời mới nhất và các kỹ thuật nuôi trồng bền vững, được các chuyên gia của chính phủ đào tạo.

Tại sao quan chức địa phương TQ lại hăng hái phổ biến công nghệ cao cho nông dân? Để có thể thăng chức, anh ta phải thể hiện “năng lực chính quyền”. Trong đó việc phổ biến hồ cá - điện mặt trời là 1 trong những điểm số tốt nhất để thăng chức vì nó phù hợp với chủ trương phát triển bền vững.

Từ đây bạn có thể hiểu vì sao TQ thống trị thị trường thế giới về sản xuất lụa (84%), cá nước ngọt (66%) và năng lượng mặt trời (25.8%). Ở các vùng Chiết Giang, Giang Tô, người nông thôn ăn cá hàng ngày. Người ta bảo vì thể mà dân ở các vùng đó thông minh hơn dân nơi khác.

Nông nghiệp sinh thái phương án 2 : củ sen - cá

Trong hồ cá, người ta còn có thể trồng các loại rau khác cùng với cá. Một trong những loại phổ biến nhất là củ sen. Sản lượng củ sen của TQ là 11 triệu tấn/năm, chiếm 90% sản lượng toàn thế giới và chiếm 60% xuất khẩu toàn thế giới. Không chỉ được tiêu thụ bởi người TQ, hầu hết củ sen xuất khẩu được bán cho Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam




Nông nghiệp sinh thái phương án 3 : dầu hạt cải, cá và cua

Người ta trồng cải với cùng 1 mô hình như trên. Thay vì phân bón, mỗi mùa đông, người nông dân sẽ đào bùn dưới đáy ao hồ và đắp lên bờ. Trên đó họ sẽ trồng các loại cây khác nhau như hạt cải, khoai môn.Sau hàng ngàn năm canh tác, cánh đồng của họ trở thành như thế này:



Vị trí : Duotian(垛田镇), Hưng Hóa, Giang Tô 32°56'51.9"N 119°51'50.4"E

Ở đây không có đường. Người ta chỉ có thể đi lại bằng thuyền. Tất nhiên, đây cũng là lý do mà TQ là nhà sản xuất dầu hạt cải hàng đầu thế giới (22% sản lượng toàn cầu)

Chưa kể tới là ngành công nghiệp nuôi ong mạnh mẽ nhờ cây cải, TQ chiếm hơn 30% sản lượng mật ong toàn thế giới.





Trên thực tế, 1/3 lượng mật ong được tiêu thụ ở Mỹ được nhập trực tiếp hay gián tiếp từ TQ. Để tránh thuế của Mỹ, các thương gia TQ sẽ xuất mật ong sang Ấn Độ, Phillipines và Malaysia. Ở đó người ta sẽ thay nhãn hiệu và biến chúng thành sản phẩm nội địa sau đó bán sang nước Mỹ. Tôi chắc rằng điều này cũng xảy ra với các sản phẩm khác nữa.


https://www.downtoearth.org.in/coverage/chinese-honey-route-1953
https://www.businessinsider.com/one-third-of-honey-in-the-us-may-be-an-illegal-and-dangerous-import-from-china-2012-2?IR=T&r=US

Ngoài mật ong, khu vực này còn là nơi nuôi loài cua đồng Trung Quốc nổi tiếng. Chúng có thể được bán với giá $60/kg, khá cao nên chỉ được tiêu thụ chủ yếu bởi tầng lớp trung lưu.

Khen TQ cứ phải có ảnh chụp, số liệu thế này ko kiểu gì cụ chả bị gán cho mác tàu nô. Nông dân nó làm ăn quy mô thế này mà nhiều cụ vẫn bảo là TQ chỉ giàu ở thành phố còn nông dân còn nghèo hơn mình.
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,952
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Sợ thật, 2 lần bị xâm lược, thất bại gần đây của quốc gia chúng ta đều gắn liền với sự thụt lùi về trình độ khoa học kĩ thuật.

Lần 1: thời nhà Minh, bọn Minh đã phát triển được súng, pháo các kiểu, vượt trội về vũ khí nên lần đầu tiên trong lịch sử, nó oánh nhà Hồ có mấy tháng. Đến nỗi vui quan nhà Minh, Minh Thực lục nó chép là rất ngạc nhiên vì xâm lc nhanh thế.

Lần 2: là mấy trăm lính Pháp có súng lại rượt cho quân ta chạy té khói.

Nhưng 2 lần bị xâm lc, người Việt lại học lại được từ quân xâm lược, và bật được. Hi vọng ko có lần 3. Lê Lợi học được cách tổ chức, làm súng, nên Lê Thánh Tông mang quân đánh 4 phương chả thua trận nào. Hồi ấy nhà Lê có súng mà Chiêm hẵng còn lính mang gậy tre vót nhọn canh phòng.
 

Hulk

Xe tăng
Biển số
OF-324473
Ngày cấp bằng
22/6/14
Số km
1,305
Động cơ
297,694 Mã lực
Rất đáng để đọc. Vodka cụ.
 

z3xuz

Xe buýt
Biển số
OF-144834
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
569
Động cơ
366,517 Mã lực
Khen TQ cứ phải có ảnh chụp, số liệu thế này ko kiểu gì cụ chả bị gán cho mác tàu nô. Nông dân nó làm ăn quy mô thế này mà nhiều cụ vẫn bảo là TQ chỉ giàu ở thành phố còn nông dân còn nghèo hơn mình.
Sự thật là TQ trải qua nạn đói chưa lâu, cũng phải chịu cấm vận kinh tế, cho nên việc đảm bảo tự chủ, an ninh lương thực luôn là ưu tiên của họ. 20% dân số thế giới nhưng chỉ có 7% diện tích đất nông nghiệp, lại liên tục bị thu hẹp do ô nhiễm, đô thị hoá và công nghiệp hoá. Thành tựu họ đạt được rất là đáng nể.
 

dungle010212

Đi bộ
Biển số
OF-427831
Ngày cấp bằng
6/6/16
Số km
4
Động cơ
215,900 Mã lực
Họ làm rõ ràng là có kế hoạch , quy củ có định hướng để phát triển chứ không manh mún như bên mình . Lắm người ko hiểu biết hoặc cố tình ko hiểu cứ ngồi đó mà chê bai Tàu tiếc này nọ ,, hãy học họ đi
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
6,357
Động cơ
231,010 Mã lực
Sự thật là TQ trải qua nạn đói chưa lâu, cũng phải chịu cấm vận kinh tế, cho nên việc đảm bảo tự chủ, an ninh lương thực luôn là ưu tiên của họ. 20% dân số thế giới nhưng chỉ có 7% diện tích đất nông nghiệp, lại liên tục bị thu hẹp do ô nhiễm, đô thị hoá và công nghiệp hoá. Thành tựu họ đạt được rất là đáng nể.

Cơ cấu bữa ăn của họ, từ đấy dẫn đến cơ cấu cây lương thực rất đa dạng
Một bữa ăn thường ngày, có đủ cả "ngũ cốc", đủ cả cơm, đậu, ngô, khoai, sắn......
Lương thực (gạo, ngô, khoai, sắn, đậu....) được họ chế biến rất đa dạng.
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
6,871
Động cơ
525,713 Mã lực
Họ làm rõ ràng là có kế hoạch , quy củ có định hướng để phát triển chứ không manh mún như bên mình . Lắm người ko hiểu biết hoặc cố tình ko hiểu cứ ngồi đó mà chê bai Tàu tiếc này nọ ,, hãy học họ đi
VN thì chỉ học Nhật học Hàn thôi chứ lìu tìu như TQ ko chịu học đâu. Mà nói chung lãnh đạo mà an phận nghèo mà yên bình thì cụ biết rồi đấy.
 
Biển số
OF-503850
Ngày cấp bằng
10/4/17
Số km
181
Động cơ
187,190 Mã lực
Tuổi
40
Em có đi về vùng sâu vùng xa của Trung Quốc, vùng Tương Tây, Hồ Nam đấy ạ (Đồng Nhân, Vũ Lăng Nguyên). Dân ở đó chủ là người Miêu, Thổ Gia, khá giống vùng núi phía Bắc của mình. Ấn tượng đầu tiên của em là phải nể phục cơ sở hạ tầng của nó đó bác. Thật sự chỉnh chu và nghiêm túc. Thành phố ở vùng sâu của nó mà cũng gần như Đà Nẵng rồi.

Về nông nghiệp, có đi thăm thú vài nơi thì dân họ nhanh nhạy và rất nghiêm túc ạ. Họ khao khát làm giàu nên sáng tạo và tháo vát, biết phát huy tối đa thế mạnh của vùng đó. Em thích trái cây nên test thử gần hết trái cây của họ. Về trình độ thì họ còn xa mới bằng Nhật và châu Âu, nghĩa là về chất lượng sản phẩm và sự đồng đều trong sản phẩm. Họ đang ở giai đoạn cần năng suất hơn là chất lượng. Người dân họ làm ăn đàng hoàng và uy tín. Mua hàng khá là an tâm.

Nói chung, đi mới thấy nông dân họ hơn xa mình lắm bác, nhất là ở khoản nghiêm túc và ý thức.
 
Chỉnh sửa cuối:

VoCan

Xe điện
Biển số
OF-394022
Ngày cấp bằng
26/11/15
Số km
2,791
Động cơ
269,733 Mã lực
Để em kể thêm: Chanh leo, thanh long, chuối, xoài, dưa hấu, mít, sầu riêng ta xuất sang nó cũng thu về tiền tỉ USD. Riêng gạo xuất sang nó mỗi ngày thu về 70 tỉ VND.
Oh , vậy mà thì thoảng em lại thấy mấy cụ thách Khựa cấm biên mình . Đống đấy mà giải cứu trong nước thì....
 

vietbamboo

Xe điện
Biển số
OF-146178
Ngày cấp bằng
18/6/12
Số km
3,760
Động cơ
390,000 Mã lực
Nơi ở
Tây hồ Hà Nội
Cảm ơn cụ chủ rất nhiều khi đã dành thời gian dịch và úp lên đây.
Có rất nhiều điều chúng ta phải học người TQ, nhà cháu cũng đang lên kế hoạch để trung tuần tháng 10 năm nay lang thang 15-20 ngày bên đó để tham khảo cách họ xây đô thị mới và hệ thống công viên trong đô thị.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,327
Động cơ
585,446 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Oh , vậy mà thì thoảng em lại thấy mấy cụ thách Khựa cấm biên mình . Đống đấy mà giải cứu trong nước thì....
Thì lại nhao nhao lên chửi chính quyền không lo cho dân, không có quy hoạch, bla, bla... các cái.
 

MrMilan

Xe container
Biển số
OF-101015
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
5,571
Động cơ
961,365 Mã lực
Các vị không trồng Chanh leo, thanh long, chuối, xoài, dưa hấu, mít, sầu riêng, lúa thì lúc nào cũng ra rả bài tàu và thoát tàu, nó cấm biên không nhập nữa thì vui phết, lại khóc như cha chết.
 

MrMilan

Xe container
Biển số
OF-101015
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
5,571
Động cơ
961,365 Mã lực
Thế đồ ăn bên Tàu toàn organic không ợ? Em nghĩ đến đồ Tàu là rùn mình.
Thằng tàu nó kiểm tra đồ ăn của nó khá là nghiêm ngặt, hoa quả có thể hái rồi ăn luôn không cần rửa, mấy cái loại hoa quả ngâm hóa chất về bán cho dân việt là do mấy ông người việt ngâm.
 

hai.tranhr

Xe container
Biển số
OF-493906
Ngày cấp bằng
2/3/17
Số km
9,381
Động cơ
293,321 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Tp.HCM
Thằng tàu nó kiểm tra đồ ăn của nó khá là nghiêm ngặt, hoa quả có thể hái rồi ăn luôn không cần rửa, mấy cái loại hoa quả ngâm hóa chất về bán cho dân việt là do mấy ông người việt ngâm.
Thì ra là do bọn gian thương nhà mình à. Nản vãi
 

Matxech

Xe container
Biển số
OF-362818
Ngày cấp bằng
13/4/15
Số km
7,392
Động cơ
326,020 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cách đây mấy năm e sang trịnh châu lv mấy lần . Mỗi lần 1 tháng
Cảm nhận của cá nhân em công nhân ngành may TQ ngoan hiền chịu khó hơn cn may Việt Nam!
Ăn cơm trưa khổ hơn cn Việt Nam!
Đến bữa ăn quản đốc đứng cửa phát cho mỗi ng 1 cái phiếu rồi xuống bếp ăn
Trong 1 tuần sẽ có bữa ăn cơm hoặc bánh bao hoặc mỳ
Đây là bữa ăn bánh bao
Cn đứng xếp hàng lần lượt mỗi ng được phát 2 cái bánh bao to + 1 ca canh gồm rau cải thảo nấu thịt ( thịt rất ít và thái nhỏ cực )
Sau đó mang ra bàn ăn ăn xong tự dọn rửa đồ của mình
E hay mò xuống bếp xem ng ta nấu ăn
Quả bí đao to như con lợn 15kg
Cây hành tây to như cổ tay trẻ con
Rau cải thảo e thấy nó chả rửa ji hết
Nhặt mấy cái lá úa đi là thái ra nấu
Vậy mà cn ăn chả ai bị sao
Trên đường từ nhà máy về ks e hay dừng ven đường mua hoa quả của nd trồng mang lên đường bán
Mỗi lần mua khoảng 50k Việt Nam! Ăn cả tuần luôn ( cam quýt và các loại linh tinh )
Đến nhà cb của nó chơi thấy 100% dùng đồ tq
Nó bảo đồ nhật mỹ chỉ lão bản mới được dùng
( e đi cách đây chục năm )
 

superPDP

Xe container
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
6,045
Động cơ
383,789 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Thế đồ ăn bên Tàu toàn organic không ợ? Em nghĩ đến đồ Tàu là rùn mình.
Em có sang nhà vườn bên nó ăn trái chủ vườn nó dặn ăn trong 7-10 ngày ko hỏng. Chuyển sang Việt Nam thì phải bảo quản chứ đồ nó chiến tươi luôn. Về độ láo nháo cụ sợ người Việt hơn mới chuẩn
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top