- Biển số
- OF-357556
- Ngày cấp bằng
- 10/3/15
- Số km
- 232
- Động cơ
- 264,021 Mã lực
Gửi các cụ 1 số hình ảnh em chụp ở mấy trang trại nông nghiệp Quảng Đông ạ
Theo Cụ nếu TQ éo bán lúa giống cho Việt Nam mình nữa thì sẽ ra sao? Cụ trả lời xong thì tự nhìn lại còm của mìnhAi đi nhập gạo về cho lợn ăn, chém vừa phải thôi.
Nông nghiệp tq hoành vì nó đông, thế thôi. Dân bằng campuchia xem có gom đủ lực để thay đổi chất đc cái gì ko, hay là lại éo bằng cam.
Năm ngoái có lần vào nhóm phúc lợn thấy bọn nó trầm trồ khựa mới lai dc giống lúa chịu mặn mà éo biết Việt Nam làm lúa chịu mặn vịt chịu mặn đc mấy năm rồi. Đúng là bọn lợn.
chắc cụ ít đi thực tếNông nghiệp TQ năng suất cao do áp dụng KHKT nhưng sử dụng chất hoá học quá nhiều trong trồng trọt nên hậu quả sau này chắc không nhỏ, cả cho con người và đất đai, cũng như việc khai thác các mỏ để phục vụ cho nhu cầu chất hoá học trong nông nghiệp cũng tàn phá môi trường. Tóm lại thằng này dân đông nên để nuôi được đống này phải tàn phá môi trường, vì vậy học nó phải rất thận trọng. Cứ chơi đồ VN nhỏ nhỏ, bẩn bẩn, năng suất thấp nhưng lành, chứ mấy cái đồ ung thư đẹp mã chả dây làm gì, hỏng hết cả thế hệ tương lai
Các cụ kinh doanh không thích điều này, vì khó trốn thuếE sang TQ ngoài lĩnh vực NN cụ thớt nói thì e thấy việc thanh toán không dùng tiền mặt là ok nhất, quá văn minh và đi trước cả những nước phát triển...
Cách đây vài năm thì nông dân VN, nhất là nông dân phía Bắc gác ruộng!Theo Cụ nếu TQ éo bán lúa giống cho Việt Nam mình nữa thì sẽ ra sao? Cụ trả lời xong thì tự nhìn lại còm của mình
Bài của bác rất chi là công phu.Trăm nghe không bằng một thấy, mời các bạn mở Google Earth và xem điều gì đang diễn ra ở TQ. Truyền thông phương Tây (và cả phương Ta) ít khi nói về điều này.
Tôi sẽ dẫn các bạn đi và chỉ cho các bạn xem
Đây là các tọa độ
Vị trí 1: Ningde Bay, Fujian, China (26°43'02.8"N 119°57'45.2"E)
Vịnh Ninh Đức, Phúc Kiến
Điểm đến đầu tiên của chúng ta là vùng vịnh ở tỉnh Phúc Kiến
Zoom vào, ta có thể thấy hàng triệu nhà và lồng nổi trên mặt biển
Nếu tìm quanh vùng bờ biển từ Chiết Giang tới Quảng Đông, ta có thể thấy lồng bè như thế này ở khắp mọi nơi
Đó chính là các “trang trại hải sản”
Thay vì đi ra biển đánh bắt, họ tự nuôi trồng hải sản và kiếm được nhiều tiền hơn từ nuôi cá, tôm, cua ghẹ, ngao sò, vv...
Vậy người TQ tiêu thụ bao nhiêu hải sản?
Ước tính lượng tiêu thụ hải sản toàn cầu vào khoảng 143.8 triệu tấn mỗi năm, trong đó riêng TQ chiếm tỉ lệ lớn nhất (65 triệu tấn, 45% của toàn thế giới), theo sau đó là EU (13 triệu tấn), Nhật Bản (7.4 triệu tấn), Mỹ (7.1 triệu tấn) và Ấn Độ (4.8 triệu tấn) (nguồn EU SCIENCE HUB)
Dân số TQ và Ấn Độ gần như tương đương nhau, nhưng TQ tiêu thụ lượng hải sản nhiều hơn 12 lần so với Ấn Độ, mặc dù Ấn Độ có vị trí địa lý tốt hơn khi được bao quanh bởi vùng biển ấm, có tiềm năng hải sản dồi dào.
Trong 65 triệu tấn hải sản tiêu thụ ở TQ, chỉ 15 triệu tấn được đánh bắt trong tự nhiên, 50 triệu tấn còn lại từ các “trang trại hải sản”. Mặt khác, 90% lượng hải sản tiêu thụ của Nhật Bản là từ tự nhiên. Nhờ có các “trang trại” này, các gia đình TQ bình thường cũng có thể có hải sản trong bữa ăn hàng ngày. Đây là 1 bữa ăn gia đình thông thường: có nhiều món trong đó là hải sản!
Vị trí số 2 : Nam Tầm, Hồ Châu, Chiết Giang (30°46'14.5"N 120°09'02.9"E)
Điểm đến thứ 2 của chúng ta là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn giữa sông Trường Giang, Thái Hồ và sông Tiền Đường. Nhờ có nguồn nước ngọt dồi dào mang theo phù sa từ thượng nguồn, khu vực phì nhiêu này là nơi sinh sống của trên 100 triệu người. Đây là 1 trong những khu vực có mật độ dân lớn nhất TQ. Khu vực này rất giống các vùng đồng bằng ở Bangladesh, Tây Bengal, Ấn độ hay Saigon, Vietnam (Đồng bằng sông Cửu Long) vv...
Ở đây TQ làm gì khác so với các vùng đồng bằng đông dân cư ở Ấn độ và Bangladesh?
Thay vì trồng lúa nước, nông dân TQ đã trồng đa dạng các loài “thủy sản” có giá trị cao hơn và làm giàu cho họ hơn so với trồng lúa. Nếu zoom lên, ta sẽ thấy hàng triệu hồ cá thay vì là đồng lúa. Bên cạnh hồ cá là rất nhiều các loại cây được trồng xung quanh
Đó là các cây dâu trồng để nuôi tằm. Qua hơn 2000 năm, người TQ đã phát triển nhiều mô hình sinh thái nông nghiệp bền vững ở khu vực này. Một mô hình tuần hoàn sinh thái nổi tiếng nhất là mô hình Cá–Dâu-Tằm được mô tả trong hình sau:
Người nông dân TQ đã khai thác mô hình sinh thái để nuôi cá + dâu tằm hàng ngàn năm trước cả khi có khái niệm về “phát triển bền vững”. Ngày nay, mô hình được nâng tầm lên thành nhiều vòng tuần hoàn có thể khai thác trên cùng 1 mảnh đất.
Tuy nhiên, để có thể nuôi nhiều cá hơn trong hồ, người ta cần sục thêm khí nếu không cá sẽ không thể thở. Trong hình sau, ta có thể thấy máy sục khí là chấm trắng ở giữa các hồ.
Để sử dụng máy sục khí thì mỗi hồ cá đều phải được cấp điện. Vậy phải làm thế nào? Bạn đoán đúng rồi : sử dụng điện mặt trời trên hồ cá.
Qua Google Earth, ta có thể thấy các hồ cá điện mặt trời đang thay thế dần 1 số hồ cá dâu tằm truyền thống.
Hình trên : bên trái là hồ cá dâu tằm truyền thống. Bên phải là hồ cá điện mặt trời.
Người nuôi cá và người nông dân bị bắt buộc phải học các công nghệ điện mặt trời mới nhất và các kỹ thuật nuôi trồng bền vững, được các chuyên gia của chính phủ đào tạo.
Tại sao quan chức địa phương TQ lại tích cực phổ biến công nghệ cao cho nông dân? Để có thể thăng chức, anh ta phải thể hiện “năng lực chính quyền”. Trong đó việc phổ biến hồ cá - điện mặt trời là 1 trong những cách ghi điểm tốt nhất để thăng chức vì nó phù hợp với chủ trương phát triển bền vững.
Từ đây bạn có thể hiểu vì sao TQ thống trị thị trường thế giới về sản xuất lụa (84%), cá nước ngọt (66%) và năng lượng mặt trời (25.8%). Ở các vùng Chiết Giang, Giang Tô, người nông thôn ăn cá hàng ngày. Người ta bảo vì thể mà dân ở các vùng đó thông minh hơn dân nơi khác.
Nông nghiệp sinh thái phương án 2 : củ sen - cá
Trong hồ cá, người ta còn có thể trồng các loại rau khác cùng với cá. Một trong những loại phổ biến nhất là củ sen. Sản lượng củ sen của TQ là 11 triệu tấn/năm, chiếm 90% sản lượng toàn thế giới và chiếm 60% xuất khẩu toàn thế giới. Không chỉ được tiêu thụ bởi người TQ, hầu hết củ sen xuất khẩu được bán cho Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam
Nông nghiệp sinh thái phương án 3 : dầu hạt cải, cá và cua
Người ta trồng cải với cùng 1 mô hình như trên. Thay vì phân bón, mỗi mùa đông, người nông dân sẽ đào bùn dưới đáy ao hồ và đắp lên bờ. Trên đó họ sẽ trồng các loại cây khác nhau như hạt cải, khoai môn. Sau hàng ngàn năm canh tác, cánh đồng của họ trở thành như thế này:
Vị trí : Duotian(垛田镇), Hưng Hóa, Giang Tô 32°56'51.9"N 119°51'50.4"E
Ở đây không có đường bộ. Người ta chỉ có thể đi lại bằng thuyền. Tất nhiên, đây cũng là lý do mà TQ là nhà sản xuất dầu hạt cải hàng đầu thế giới (22% sản lượng toàn cầu)
Chưa kể tới là ngành công nghiệp nuôi ong mạnh mẽ nhờ cây cải, TQ chiếm hơn 30% sản lượng mật ong toàn thế giới.
Trên thực tế, 1/3 lượng mật ong được tiêu thụ ở Mỹ được nhập trực tiếp hay gián tiếp từ TQ. Để tránh thuế của Mỹ, các thương gia TQ sẽ xuất mật ong sang Ấn Độ, Phillipines và Malaysia. Ở đó người ta sẽ thay nhãn hiệu và biến chúng thành sản phẩm nội địa sau đó bán sang nước Mỹ. Tôi chắc rằng điều này cũng xảy ra với các sản phẩm khác nữa.
https://www.downtoearth.org.in/coverage/chinese-honey-route-1953
https://www.businessinsider.com/one-third-of-honey-in-the-us-may-be-an-illegal-and-dangerous-import-from-china-2012-2?IR=T&r=US
Ngoài mật ong, khu vực này còn là nơi nuôi loài cua đồng Trung Quốc nổi tiếng. Chúng có thể được bán với giá $60/kg, khá cao nên chỉ được tiêu thụ chủ yếu bởi tầng lớp trung lưu.
Theo em đó là sản lượng /ha/nămCái củ sen là gì mà quý đến độ có 11 tấn 1 năm và chiếm 90% số lượng trên thế giới ạ. Số lượng ít vậy e nghĩ ko phải ai cũng mua đc, vậy mà thỉnh thoảng e vẫn đc ăn
Bầu Đức làm bên Lào và Cam là nhiều chứ có làm ở Việt Nam đâu. Trồng cao su với mía, không trồng cây nông nghiệp.Bầu Đức cũng làm nông mà chẳng thấy đầu tư gì, toàn chiếm đất. Bao giờ mới bằng tq?
Được vậy thì hay quá, nhưng đáng tiếc là từ trước đến nay, rất nhiều cái TQ đã làm và không thành công mà VN vẫn học và áp dụng, hậu quả đương nhiên còn tệ hơn nhiều chứ không thấy vụ tránh lỗi sai như cụ nói. Không biết sau này có khác gì không. Hiện nay thấy VN ở gần TQ chả được lợi điểm nào mà chỉ có hại, chả thấy may mắn gì như cụ nóiEm hiểu ý bác.
Em là người rất mê nước Nhật, đi lang thang mọi vùng, trừ Tohoku là em mới ghé vài ngày. Tuy nhiên, em nghĩ rằng Nhật ko hợp với VN, ít nhất là bây giờ. Những thứ Nhật có hiện tại là tích lũy từ mấy trăm năm đó địa lý, tôn giáo và dân tộc.
Trong khi đó, TQ rất thành công trong việc phát triển tự thân. Về mặt lịch sử, dân tộc, VN có thể xem là TQ thu nhỏ. Nên, nếu học thì nên học và áp dụng từ TQ trước. Nhìn họ mà tự rút ra kinh nghiệm, chứ rập khuôn thì ko ổn. Em thấy VN cũng khá may mắn khi gần TQ, tức là có best practice để mình tránh lỗi sai. Vấn đề còn lại là chúng ta có tận dụng và học đc ko.
Nông nghiệp TQ năng suất cao do áp dụng KHKT nhưng sử dụng chất hoá học quá nhiều trong trồng trọt nên hậu quả sau này chắc không nhỏ, cả cho con người và đất đai, cũng như việc khai thác các mỏ để phục vụ cho nhu cầu chất hoá học trong nông nghiệp cũng tàn phá môi trường. Tóm lại thằng này dân đông nên để nuôi được đống này phải tàn phá môi trường, vì vậy học nó phải rất thận trọng. Cứ chơi đồ VN nhỏ nhỏ, bẩn bẩn, năng suất thấp nhưng lành, chứ mấy cái đồ ung thư đẹp mã chả dây làm gì, hỏng hết cả thế hệ tương lai
Mình phát triển đồng đều hơn tq nhiều. So sánh nông dân Hà Giang nuôi ong lấy mật và thụ phấn với nông dân bên kia biên giới leo cây mận thụ phấn bằng que buộc bông thì biết.