[Funland] Nông nghiệp Sạch: Cụ mợ nào muốn thử nghiệm?

Bonsai Ngoc Dung

Xe buýt
Biển số
OF-55191
Ngày cấp bằng
17/1/10
Số km
651
Động cơ
454,301 Mã lực
Vì điều kiện nên đang rất cần thuốc an toàn này của cụ chủ, cụ có thể cho dùng thử và mua nhé .
 

Dunga_otf

Xe buýt
Biển số
OF-323256
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
651
Động cơ
295,081 Mã lực
Ý tưởng rất tốt chỉ còn thực hiện thôi ạ.

Em thấy có vấn đề này mà chưa cụ nào hỏi. Cụ chủ có thể tính toán chi phí nếu thành công thì thuốc của cụ so với các loại đang bán trên thị trường chi phí thế nào? Đắt rẻ hơn bao nhiêu %/lần ạ?
 

jet engine

Xe buýt
Biển số
OF-41537
Ngày cấp bằng
25/7/09
Số km
761
Động cơ
473,990 Mã lực
Vẫn thu hoạch đầy đủ, sâu ăn thì thôi phải chiu, còn rệp các kiểu vì nó ko có thiên địch, đợi vườn có tổ kiến thì chấp rệp trừ khi quá dày thì phải hỗ trợ diệt 1 đợt, còn lại là bọn nó tự oánh nhau.
Với các cụ trồng ở sân thượng thì khoai phết, phải đảm bảo giống sạch, vì xung quanh toàn bê tông, mỗi nhà mình có vườn thì mọi thứ côn trùng các kiểu sẽ tập trung vào đấy hết.
Hồi xưa e có xem 1 bộ phim trên Discovery thấy có loài kiến cộng sinh với rệp. Chính xác là kiến nuôi rệp để ăn mật do rệp tiết ra, còn rệp thì hút dinh dưỡng từ cây :D
 

medela

Xe điện
Biển số
OF-19894
Ngày cấp bằng
14/8/08
Số km
4,992
Động cơ
551,574 Mã lực
Website
www.dhl-meditech.com
:)):)):))
Làm em nhớ cách đây khoảng 6-7 năm em phải qua Sing nhận bàn giao và giám sát tháo dỡ một hệ thống thủy canh cho ông chủ. Ông chủ lúc nào cũng sùng sục tìm hướng đầu tư mới và bị thuốc bởi mấy người bán đồ làm aquaponic - trồng cây thủy canh kết hợp nuôi cá. Ổng mua lại cái dàn thủy canh theo chiều thẳng đứng này, đặt kín trong cái phòng khoảng 200m2. Tháo dỡ xong em về viết cái báo cáo. Sau đó thì lỡ mua rồi nên ông chủ đành phải chở đồ về và đắp chiếu để đấy. Trồng kiểu này thì giá rau củ trên giời, không làm đại trà được.
Hội làm giàu được trong mấy cái ngày này lại là hội bán thiết bị. Cũng mấy cái ống nhựa PVC nhưng đắt gấp mấy lần ống nước. Người theo được là hộ gia đình nhỏ, làm cho có việc cùng làm cho vui. Cũng có khách sạn 5 sao ở Sing làm, nhưng vì họ là 5 sao, nhà hàng của họ bán đĩa salat giá mấy chục đô được, và vì họ cần quảng cáo khách sạn của họ là kiểu sinh thái thân thiện môi trường gì gì đấy.
Bây giờ sing nó làm chuyên nghiệp lắm rồi. Quy định là nhà cao tầng phải có vườn trên nóc.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,340
Động cơ
899,752 Mã lực
Hồi xưa e có xem 1 bộ phim trên Discovery thấy có loài kiến cộng sinh với rệp. Chính xác là kiến nuôi rệp để ăn mật do rệp tiết ra, còn rệp thì hút dinh dưỡng từ cây :D
Do vậy muốn diệt rệp thì phải trị được kiến!
 

Layloi

Xe tăng
Biển số
OF-560831
Ngày cấp bằng
26/3/18
Số km
1,174
Động cơ
363,254 Mã lực
Trồng rau củ mà không bơm thuốc thì rất tốn nhân công để chờ đến ngày ăn. Nhà cháu có vườn trồng rau trồng chỉ để mấy nhà ăn, các năm trc vẫn giấm tỏi ớt, năm nay đã phải phun thuốc sinh học vì lượng sâu quá nhiều, k diệt thủ công đc. Cứ nửa tháng là phải bơm, k thì lá cũng k còn mà ăn. Hóng xem thuốc của cụ lúc nào ra thị trường vì cũng vì lái vừa run.

 

Huuvan

Xe máy
Biển số
OF-501017
Ngày cấp bằng
28/3/17
Số km
94
Động cơ
186,534 Mã lực
Tuổi
44
Rau củ quả sạch ăn tốt lắm các cụ
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,207
Động cơ
165,708 Mã lực
Hồi xưa e có xem 1 bộ phim trên Discovery thấy có loài kiến cộng sinh với rệp. Chính xác là kiến nuôi rệp để ăn mật do rệp tiết ra, còn rệp thì hút dinh dưỡng từ cây :D
Chuẩn là bọn kiến này nó tha rệp đi khắp nơi. Lúc đầu em tưởng nó chén rệp, sau đó thì...tiêu diệt luôn cả 2.
 

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
4,440
Động cơ
333,639 Mã lực
Như cccm đã biết, cây cối cũng như người hay bị bệnh tật tấn công. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật (bvtv) để diệt côn trùng (insecticide) và diệt nấm bệnh (fungicide) nhưng hầu hết đều dựa vào nguyên lý gây độc cho loài gây hại. Cho dù có những loại thuốc ít gây hại cho người và vật nuôi, các loại thuốc bvtv hiện nay vẫn cần được dùng cách xa thời điểm thu hoạch để đảm bảo an toàn.
Tôi đang nghiên cứu 1 dòng thuốc bvtv AN TOÀN, có thể sử dụng sát thời điểm thu hoạch. Các thành phần đều KHÔNG ĐỘC HẠI, có thể dùng làm phụ gia thực phẩm. Nguyên lý là tác động đến quá trình sinh trưởng của côn trùng (rệp, trĩ, nhện, …) và nấm hại khiến cho chúng mất nước, mất cân bằng và TỰ CHẾT
Tôi làm ngành Hóa và ít kinh nghiệm về trồng trọt. Mục tiêu của thread này là bàn luận và trao đổi về bệnh cây trồng. Cụ mợ nào muốn thử nghiệm xin mời ib với tôi để trao đổi trực tiếp. Chi tiết, cách thức thử nghiệm tôi sẽ viết sau.
Thanks for reading
Nếu cụ muốn thương mại hóa sp thì đây không phải chỗ cụ nên giới thiệu vì giới hạn bởi : trình độ & kinh tế.....Mấy ai cùng nghành nghề , cùng đam mê đâu , chạy ăn từng bữa, thất nghiệp, làm thuê chiếm gần 100% rồi !
 

jet engine

Xe buýt
Biển số
OF-41537
Ngày cấp bằng
25/7/09
Số km
761
Động cơ
473,990 Mã lực
Khái niệm sạch do con người tự quy định cụ ạ. Thực tế thiên nhiên nó vẫn vận động theo đúng quy luật của nó, con người mình càng cố tác động định hướng thì phản lực về sau càng mạnh. Lý do nhiều người Nhật giờ quay lại tư duy sống đơn giản tối thiểu kiểu quá khứ thời xa xưa cũng là một kiểu tư duy đi trước thời đại.
Em nhớ mang máng mỗi năm nhà mình nhập khoảng 500k tấn thuốc trừ sâu để dùng (cụ nào rõ số liệu thì chỉnh giúp), như vậy áp lực chọn lựa đối với sâu hại càng ngày càng tăng---> các loại siêu sâu hại duy trì và phát triển cũng đúng theo quy luật ạ. Nhiều người biết nhưng cố cũng không tránh nổi ạ.
Đọc còm của cụ máu nghiên cứu của e lại nổi lên (mặc dù e đã bỏ nghề rùi) :D
E nghĩ tốt nhất là can thiệp vào thiên nhiên càng ít càng tốt. Nhưng cây cũng như người, ốm nhẹ thì để tự khỏi còn ốm nặng thì phải dùng thuốc. Thuốc Tây, đông y hay đông tây y kết hợp, miễn là khỏi bệnh :-?
Thực tế mình nhập rất nhiều thuốc bvtv mà tình hình ko cải thiện nhiều. Theo e, đó là do tình trạng kháng thuốc :-?. Những con côn trùng sống sót qua đợt phun thuốc (do tiếp xúc ít với thuốc chẳng hạn) sẽ thích nghi dần qua vài thế hệ và ko còn “sợ” thuốc đó nữa ~X(. Thế là lại phải chế tạo ra dòng thuốc khác. Bản thân e cũng phải đổi thuốc muỗi qua mỗi lần phun :((
Trở lại thuốc của cụ chủ, nếu đúng thuốc của cụ diệt côn trùng/nấm ko theo cơ chế gây độc mà theo cơ chế gây chết khô thì côn trùng/nấm khó có thể thích nghi (kháng thuốc) đc :-? . Vì đó là tác động vật lý, giống như khi ta diệt côn trùng/nấm bằng sấy khô.
Vài lời chia sẽ cùng cccm. Có gì sai mong cccm chỉ giáo :)
 

bear in car

Xe buýt
Biển số
OF-481974
Ngày cấp bằng
4/1/17
Số km
832
Động cơ
202,832 Mã lực
Đọc còm của cụ máu nghiên cứu của e lại nổi lên (mặc dù e đã bỏ nghề rùi) :D
E nghĩ tốt nhất là can thiệp vào thiên nhiên càng ít càng tốt. Nhưng cây cũng như người, ốm nhẹ thì để tự khỏi còn ốm nặng thì phải dùng thuốc. Thuốc Tây, đông y hay đông tây y kết hợp, miễn là khỏi bệnh :-?
Thực tế mình nhập rất nhiều thuốc bvtv mà tình hình ko cải thiện nhiều. Theo e, đó là do tình trạng kháng thuốc :-?. Những con côn trùng sống sót qua đợt phun thuốc (do tiếp xúc ít với thuốc chẳng hạn) sẽ thích nghi dần qua vài thế hệ và ko còn “sợ” thuốc đó nữa ~X(. Thế là lại phải chế tạo ra dòng thuốc khác. Bản thân e cũng phải đổi thuốc muỗi qua mỗi lần phun :((
Trở lại thuốc của cụ chủ, nếu đúng thuốc của cụ diệt côn trùng/nấm ko theo cơ chế gây độc mà theo cơ chế gây chết khô thì côn trùng/nấm khó có thể thích nghi (kháng thuốc) đc :-? . Vì đó là tác động vật lý, giống như khi ta diệt côn trùng/nấm bằng sấy khô.
Vài lời chia sẽ cùng cccm. Có gì sai mong cccm chỉ giáo :)
Thanks cụ. Cụ thật là am hiểu về vđề này. Trước đây cụ làm về môi trường đúng k?
Tôi tâm đắc nhất là đoạn màu xanh :-bd
 

jet engine

Xe buýt
Biển số
OF-41537
Ngày cấp bằng
25/7/09
Số km
761
Động cơ
473,990 Mã lực
Thanks cụ. Cụ thật là am hiểu về vđề này. Trước đây cụ làm về môi trường đúng k?
Tôi tâm đắc nhất là đoạn màu xanh :-bd
Đúng cụ ạ. Trước e cũng ham nghiên cứu lắm. Nhưng vì cuộc sống đành phải bỏ đam mê thôi :(. Được mấy niên rùi!
PS: E ủng hộ cụ cả 2 tay.Tiếc là e ko trồng cây gì, để e hỏi bạn bè ai quan tâm sẽ xin cụ ít để thử :)
 

tranmanhha

Xe điện
Biển số
OF-105945
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
3,934
Động cơ
454,854 Mã lực
Thanks cụ trước.
Cụ cụ thể được các nhóm đối tượng chế phẩm hướng tới xử lý thì tốt nữa. Hiện mùa này nhện đỏ đang nhiều, trên rau cải có sâu tơ, chế phẩm của cụ mà đánh quang được tụi này thì quá tuyệt.:)
Em cũng đang hóng kết quả của các cụ.
Nếu chế phẩm mà diệt được sâu tơ, hiệu quả tầm 5 ngày thì chắc chắn sẽ rất tuyệt vời.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
3,993
Động cơ
523,978 Mã lực
Như cccm đã biết, cây cối cũng như người hay bị bệnh tật tấn công. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật (bvtv) để diệt côn trùng (insecticide) và diệt nấm bệnh (fungicide) nhưng hầu hết đều dựa vào nguyên lý gây độc cho loài gây hại. Cho dù có những loại thuốc ít gây hại cho người và vật nuôi, các loại thuốc bvtv hiện nay vẫn cần được dùng cách xa thời điểm thu hoạch để đảm bảo an toàn.
Tôi đang nghiên cứu 1 dòng thuốc bvtv AN TOÀN, có thể sử dụng sát thời điểm thu hoạch. Các thành phần đều KHÔNG ĐỘC HẠI, có thể dùng làm phụ gia thực phẩm. Nguyên lý là tác động đến quá trình sinh trưởng của côn trùng (rệp, trĩ, nhện, …) và nấm hại khiến cho chúng mất nước, mất cân bằng và TỰ CHẾT
Tôi làm ngành Hóa và ít kinh nghiệm về trồng trọt. Mục tiêu của thread này là bàn luận và trao đổi về bệnh cây trồng. Cụ mợ nào muốn thử nghiệm xin mời ib với tôi để trao đổi trực tiếp. Chi tiết, cách thức thử nghiệm tôi sẽ viết sau.
Thanks for reading
Em hay dùng món thuốc muỗi Permethrin thành phần từ cây cúc dại, em đã phun thử lên cây bưởi có một con sâu ăn lá, kết quả là sâu đi trong vòng nốt nhạc.
 

jet engine

Xe buýt
Biển số
OF-41537
Ngày cấp bằng
25/7/09
Số km
761
Động cơ
473,990 Mã lực
Em hay dùng món thuốc muỗi Permethrin thành phần từ cây cúc dại, em đã phun thử lên cây bưởi có một con sâu ăn lá, kết quả là sâu đi trong vòng nốt nhạc.
Hình như cụ có đôi chút nhầm lẫn về chủ đề: Ở đây cụ chủ nhấn mạnh nhiều đến tính an toàn.
Permethrin diệt côn trùng hiệu quả thì quá rõ ràng (diệt mọi loại côn trùng kể cả loài có ích như ong). Đó là chất độc thần kinh nhưng chỉ tác động mạnh đến côn trùng, ít tác động đến người và vật nuôi. Tuy nhiên nếu theo đường tiêu hóa và đường hô hấp thì cũng khá độc. Nếu cụ phun cho rau thì phải đợi 1 thời gian để thuốc phân hủy trước khi ăn đc. Ngoài ra, permethrin khó tan trong nước nên rửa sạch cũng ko đơn giản
 

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,580
Động cơ
767,450 Mã lực
Em cứ ủ giá đỗ cho lành ...lợi đủ đường :!!

giá đỗ.jpg
 

Tiểungưnhi88

Xe điện
Biển số
OF-490929
Ngày cấp bằng
23/2/17
Số km
3,037
Động cơ
232,618 Mã lực
Tuổi
36

NgocDmax

Xe tăng
Biển số
OF-208811
Ngày cấp bằng
4/9/13
Số km
1,367
Động cơ
354,292 Mã lực
Nơi ở
Play Cu
Em hay dùng món thuốc muỗi Permethrin thành phần từ cây cúc dại, em đã phun thử lên cây bưởi có một con sâu ăn lá, kết quả là sâu đi trong vòng nốt nhạc.
Thật là nguy hiểm, rất nhiều người dễ nhầm lẫn về vụ này!
Permethrin là chất độc, hiện có khoảng 1.500 sản phẩm thương mại có chứa hoạt chất này...
Perm cũng có 2 loại Alpha-Permethrin: chiết xuất thực vật, khó phân hủy, ít độc hơn với động vật máu nóng; Beta-Permethrin: chất tổng hợp, độc.
Permethrin có thể gây dị ứng, ngứa, ngộ độc (cấp); gây ưng thư (đã được các chuyên gia Mỹ khẳng định); chất này tồn tại rất lâu: 1 thử nghiệm phun lên tấm kính, để ngoài trời 3 tháng (không mưa). hoạt chất vẫn tồn tại ở mức khoảng 60%.
Với công nghệ hiện nay không ai dám khẳng định hoạt chất "chiết xuất thực vật" này lại không được tổng hợp...
Chưa kể một số sản phẩm thuốc diệt muỗi trên thị trường, để tăng thêm hiệu quả diệt muỗi ng ta bổ sung 5-10% một số hoạt chất cực độc mà dân mình thì không thể biết được do chỉ dùng theo lời đồn.
Một số công ty đưa ra thông tin cũng ậm ờ nên khó mà biết chính xác.
Mà nói thật nếu cty nói: "thuốc này rất độc, còn lâu mới phân hủy, chết đấy...." thì bán vào mắt!
.......
Nhường các cụ dưới ý kiến thêm
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top