[Funland] Nổi lửa lên em

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,883
Động cơ
869,441 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Chuyện kể đau thắt con tim của Nhạc sĩ Huy Du khi sáng tác ca khúc Nổi lửa lên em
1000008924.jpg
Hồ Tĩnh Tâm (theo lời kể của nhạc sỹ Huy Du)

"Gần cuối thế kỷ 20, tôi và cô Hương giáo viên dạy nhạc Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Bình, đèo nhau bằng xe đạp đến thăm giáo sư âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, tại đây chúng tôi may mắn gặp đại tá nhạc sĩ Huy Du đang ở nhà cùng vợ. Nhờ vậy tôi có hỏi về xuất xứ ca khúc “Nổi lửa lên em” của ông. Huy Du kể rất say sưa.

Năm ấy Huy Du cùng đoàn văn nghệ sĩ Miền Bắc đi thực tế chiến trường Trường Sơn. Vào một đêm mưa rừng, bên ngọn lửa chập chờn trong hang núi, cô cấp dưỡng nấu cho văn đoàn nghệ sĩ một nồi cháo cá suối ăn bồi dưỡng, vì có mấy người hâm hấp sốt. Thấy cô đang mang thai lùm lùm trong bụng, Huy Du hỏi chuyện và cô đã kể. Rằng cô mang thai với một anh thương binh trẻ lắm, là lính cao xạ pháo chốt trên đỉnh núi bảo vệ ngầm đá, gần nơi trạm quân y của cô đóng quân.

Hôm ấy mấy chục chiếc phản lực F105D đã thay nhau hơn mười lần nhào xuống đánh bom trận địa pháo. Bom nổ liên hồi, rung chuyển cả rừng núi. Chúng đánh cả bằng bom na pan và bom xăng, nên cây rừng bốc cháy ngùn ngụt, khói cuộn lên cao mù mịt. Đến sập chiều hoàng hôn, anh em cáng xuống một người binh nhất bị bỏng na pan rất nặng. Cả trạm quân y tập trung săn sóc cho người chiến sĩ ấy. Riêng cô là y tá có kinh nghiệm lâu năm, nên được phân công săn sóc các vết bỏng cho anh mỗi ngày. Khổ nhất là săn sóc các vết bỏng nặng ở phần mông và chỗ kín. Do vết cháy na pan ăn âm sâu vào da thịt, nên người thương binh phải cởi trần truồng, chỉ đắp trên người một miếng vải dù. Binh trạm tế nhị, nên việc bôi thuốc chỉ giao cho cô, vì cô đã ngoài ba mươi tuổi. Công việc không thể tránh được sự đụng chạm. Khi các vết bỏng đã lành được phần nào, sự đụng chạm da thịt đã đánh thức nỗi thèm khát rất đỗi con người của anh binh nhất pháo thủ cao xạ pháo. Và rồi pháo đã nổ giòn dã trong một đêm mưa rừng tầm tả. Chỉ một lần duy nhất trong đêm mưa rừng ấy, nhưng điểm hồng tâm đã báo bia điểm mười sáng chói.

Khi bụng cô thượng sĩ y tá lùm lên, trạm trưởng quân y đã họp cả trạm thông báo tội vi phạm kỷ luật chiến trường của cô y tá chị cả, và yêu cầu cô phải phá thai, để bảo vệ sự trong sạch của trạm. Khổ nhất là cả trạm trưởng và chính trị viên trạm, liên tục bằng các biện pháp mềm mỏng và cứng rắn, yêu cầu cô thượng sĩ phải khai ra tác giả là ai, bởi kẻ “xấu xa” cần bị kỷ luật đích đáng, chứ không thể tha thứ được. Ngoài ba mươi tuổi, có kinh nghiệm chục năm chiến trường, cô ý tá chẳng những khao khát được làm mẹ, mà còn biết đòn sấm sét sẽ giáng xuống đầu người binh nhất cao xạ pháo như thế nào. Bởi vậy cô chấp nhận mọi hình thức kỷ luật, chứ không hé răng một lời; ngay cả người pháo thủ cũng không hề biết mình sắp được làm cha. Trước sự cứng đầu lì lợm của cô, binh trạm quyết định hạ cấp thượng sĩ của cô xuống binh nhì, khai trừ cô khỏi Đảng, chuyển cô xuống làm anh nuôi.

Huy Du và nhiều người nữa thức nghe chuyện đã khóc ngậm ngùi. Huy Du có hỏi, sao cô không cho người chiến sĩ ấy biết chuyện. Cô gái cúi đầu nói nhỏ. “Em lo sợ anh ấy sẽ nhận con mình, sẽ bị kỷ luật chiến trường, mình em biết là được rồi, sau này con lớn lên sẽ nói; với nữa, anh ấy đã hy sinh cách đây ba tuần ngay trên mâm pháo. Mãnh bom xé rách toang lồng ngực, quả tim văng cả ra ngoài. Một cánh tay của anh ấy không biết mất đi đằng nào, không tìm được”.

Đêm ấy nhạc sĩ Huy Du thao thức trằn trọc không thể nào nhắm mắt ngủ. Mấy lần ông ngồi dậy trên võng, mở sổ tay định viết cái gì đó, nhưng nỗi đau tình người cắt cứa và giằng xé, khiến ông không thể nào viết được. Sáng hôm sau, đoàn văn nghệ sĩ cuốn võng, tiếp tục đi xa hơn về phía nam, về phía tiếng súng. Suốt dọc đường, câu chuyện của người nữ ý tá Trường Sơn đeo đẳng trong tâm trí, khiến lồng ngực người nhạc sĩ quân đội lúc nào cũng đau thắt, đầu óc mung lung, không thể nào viết được một nốt nhạc.

Hơn hai tháng sau, đoàn văn nghệ sĩ trở lại binh trạm ấy, nghỉ lại đó hai ngày, nhưng người nấu cơm lại là một cô thanh niên xung phong trẻ măng. Huy Du hỏi thăm, cô gái trẻ bưng mắt cúi đầu khóc thổn thức, nói không nên lời. “Chị… chị Thủy… chị ấy… mất rồi”. Huy Du nghe xong ù cả hai tai, hoa cả hai mắt. Khó khăn lắm ông mới gặng hỏi để biết chuyện. Chuyện về cô thượng sĩ y tá bị kỷ luật, bị khai trừ Đảng, điều xuống làm anh nuôi. Chuyện về cô thượng sĩ y tá có gần mười năm chiến trường bị giáng chức xuống binh nhì, leo núi hái rau rừng, bị mãnh bom chém vào bụng, văng cả thai nhi ra ngoài, máu ướt sũng một đám lớn trên đất rừng Trường Sơn.

Hình ảnh cô y tá anh nuôi hiện lên bên bếp lửa chập chờn. Hình ảnh cái giỏ rau còn đeo sau lưng cô gái bị éo úa đen sạm khói bom hiện lên chập chờn. Huy Du không thể nào tin được sự khắc nghiệt và tàn nhẫn của chiến tranh. Quá nửa đêm vẫn không thể nào chợp mắt, nhìn thấy mảnh trăng thượng tuần nhô lên trên đỉnh núi, ông ngồi bật dậy, lôi sổ tay kẻ vội mấy dòng nhạc, viết ngay tứ nhạc vừa vụt hiện trong đầu. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa lên em! Ánh trăng sáng ngời đưa ta vào trận đánh, núi rừng xanh dồn dập bước quân hành”. Về tới Hà Nội, Huy Du vùi đầu viết hai ngày hai đêm thì hoàn thành ca khúc nổi tiểng, “Nổi lửa lên em”.

Kể xong, Huy Du lặng đi một lúc, rồi bước qua gần góc nhà, từ từ ngồi xuống bên cây piano, vung hai bàn tay gân guốc, gầy guộc, gõ mạnh xuống bàn phím. Từng chùm hợp âm vang lên, bùng cháy và thúc giục. Hương bước tới, vịn một góc thành đàn cất tiếng hát. Giáo sư tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, giám đốc Nhạc viện Hà Nội cũng đến đứng sau lưng chồng. Hợp âm bùng lên chập chùng chập chùng. Giai điệu vang lên day dứt mà rạo rực, thiết tha mà bỏng cháy. Tiếng hát của hai cô trò một khàn một trong vút lên. Căn phòng nhỏ phút chốc biến thành cả một thế gới âm thanh sáng rực. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa lên em!”.
Screenshot_2023-11-24-21-03-59-012_com.android.chrome-edit.jpg
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,845
Động cơ
352,093 Mã lực
Cc thời nay hay suy bụng bia ra bụng người thời ấy. Vặn với chả vẹo hehe

Trước em đọc trong tạp chí VNQĐ, những truyện ngắn về lính thời ấy. Có một chuyện trong đó em đọc nhớ mãi.

Trước khi vào Nam, vượt Trường Sơn chiến đấu, bộ đội tập kết ở khu 4, sống lẫn với dân, tuyền thanh niên tuổi đôi mươi. Có cô gái với suy nghĩ giúp được các anh bộ đội trước khi vào tuyến lửa, thì sẽ hết mình theo cách của cô ấy. Và cô ấy đã giúp bằng cách ban "tình yêu" cho nhiều người.

Em thề là không bịa, mà cũng chả dám bịa bố láo với cccm ấy.
Em cũng đọc truyện này rồi. Đại khái có một cô gái nổi tiếng dễ dãi. Nhân vật hình như cũng được cô gái này trao thân dù cũng nghe cảnh báo rồi. Sau này về tìm lại thì cô ấy đã có con. Bản thân cô ấy cũng không rõ đứa bé là con ai. Khi tìm hiểu thì mới biết cô ấy suy nghĩ là các anh lính ra trận nay sống mai chết nên muốn giúp đỡ bằng cách ban tình yêu. Đọc rất xúc động! Em có thể nhớ không đúng một số chi tiết vì lâu quá rồi nhưng nội dung chính thì là như vậy.

Dễ phải đến gần 30 niên trước rồi cụ nhỉ? Hồi đó tạp chí văn nghệ quân đội nhà em đặt theo năm luôn. Xong rồi bẵng đi một thời gian thì không đặt nữa do ông chú làm nghề đưa thư báo nghỉ việc.

PS: ah, em còn nhớ một chi tiết đại khái là có người hỏi cô này sau này các anh lính về thì giải quyết thế nào thì cô này nói ai về trước tiên thì lấy người đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

thunder

Xe tải
Biển số
OF-494
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
312
Động cơ
583,758 Mã lực
Sơn Tùng ôm tivi một tuần cũng đạt hơn chục triệu view, rồi sau đó chả ai nhớ bài hát gì.
Cụ không nhớ nhưng sao biết người khác không nhớ? Cũng như chính miệng cụ nói là không ai hát nhưng vẫn rất nhiều người hát và xem đó thôi.
Vì vậy cụ là dân thích hát tay vịn thì tốt nhất là nên nói chuyện liên quan trong quán tay vịn thôi, không nên ôm đồm nói hộ những người khác. ;)
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Lúc đói thì nhìn nụ cười hay nhìn gì chẳng ra khoai sắn. Đùa thôi, chứ đúng thật là chỉ có thời đó, bối cảnh đó, mới đẩy cảm xúc nghệ sĩ đến được sự thăng hoa mà cho ra đời các ca khúc trường tồn cùng năm tháng như vậy. Đận giàn khoan, nghe mấy bài như này xong là em thật chỉ muốn phi ngay ra quận đội đăng kí lên đường thôi.
Đúng đấy cụ. Mà chả ở đâu xa, thỉnh thoảng em có tham dự buổi chào cờ trường con em vào dịp năm học mới, thấy các cháu hát đội ca và quốc ca vẫn thấy rất hào hùng và trang nghiêm, cảm xúc cũng tự hào lắm!
 

SubmarineTH

Xe buýt
Biển số
OF-695026
Ngày cấp bằng
17/8/19
Số km
607
Động cơ
127,468 Mã lực
Không hiểu sao những câu chuyện như thế này chỉ làm em cảm thấy buồn chứ chưa bao giờ thấy hào hùng hay gì cả.

Em thích tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và dị ứng với tất cả tác phẩm tiếp cận cuộc chiến theo kiểu lên dây cót tinh thần
Chiến tranh là đau buồn. Để vượt qua nó thì con người phải có ý chí, phải tạo ra các tác phẩm để động viên, khích lệ cầm súng đấu thì mới có chiến thắng. Thế theo cụ thì cứ mang nỗi buồn ra để nói thì quăng súng về quê hết à?
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,865
Động cơ
3,308,024 Mã lực
Chuyện kể đau thắt con tim của Nhạc sĩ Huy Du khi sáng tác ca khúc Nổi lửa lên em
1000008924.jpg
Hồ Tĩnh Tâm (theo lời kể của nhạc sỹ Huy Du)

"Gần cuối thế kỷ 20, tôi và cô Hương giáo viên dạy nhạc Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Bình, đèo nhau bằng xe đạp đến thăm giáo sư âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, tại đây chúng tôi may mắn gặp đại tá nhạc sĩ Huy Du đang ở nhà cùng vợ. Nhờ vậy tôi có hỏi về xuất xứ ca khúc “Nổi lửa lên em” của ông. Huy Du kể rất say sưa.

Năm ấy Huy Du cùng đoàn văn nghệ sĩ Miền Bắc đi thực tế chiến trường Trường Sơn. Vào một đêm mưa rừng, bên ngọn lửa chập chờn trong hang núi, cô cấp dưỡng nấu cho văn đoàn nghệ sĩ một nồi cháo cá suối ăn bồi dưỡng, vì có mấy người hâm hấp sốt. Thấy cô đang mang thai lùm lùm trong bụng, Huy Du hỏi chuyện và cô đã kể. Rằng cô mang thai với một anh thương binh trẻ lắm, là lính cao xạ pháo chốt trên đỉnh núi bảo vệ ngầm đá, gần nơi trạm quân y của cô đóng quân.

Hôm ấy mấy chục chiếc phản lực F105D đã thay nhau hơn mười lần nhào xuống đánh bom trận địa pháo. Bom nổ liên hồi, rung chuyển cả rừng núi. Chúng đánh cả bằng bom na pan và bom xăng, nên cây rừng bốc cháy ngùn ngụt, khói cuộn lên cao mù mịt. Đến sập chiều hoàng hôn, anh em cáng xuống một người binh nhất bị bỏng na pan rất nặng. Cả trạm quân y tập trung săn sóc cho người chiến sĩ ấy. Riêng cô là y tá có kinh nghiệm lâu năm, nên được phân công săn sóc các vết bỏng cho anh mỗi ngày. Khổ nhất là săn sóc các vết bỏng nặng ở phần mông và chỗ kín. Do vết cháy na pan ăn âm sâu vào da thịt, nên người thương binh phải cởi trần truồng, chỉ đắp trên người một miếng vải dù. Binh trạm tế nhị, nên việc bôi thuốc chỉ giao cho cô, vì cô đã ngoài ba mươi tuổi. Công việc không thể tránh được sự đụng chạm. Khi các vết bỏng đã lành được phần nào, sự đụng chạm da thịt đã đánh thức nỗi thèm khát rất đỗi con người của anh binh nhất pháo thủ cao xạ pháo. Và rồi pháo đã nổ giòn dã trong một đêm mưa rừng tầm tả. Chỉ một lần duy nhất trong đêm mưa rừng ấy, nhưng điểm hồng tâm đã báo bia điểm mười sáng chói.

Khi bụng cô thượng sĩ y tá lùm lên, trạm trưởng quân y đã họp cả trạm thông báo tội vi phạm kỷ luật chiến trường của cô y tá chị cả, và yêu cầu cô phải phá thai, để bảo vệ sự trong sạch của trạm. Khổ nhất là cả trạm trưởng và chính trị viên trạm, liên tục bằng các biện pháp mềm mỏng và cứng rắn, yêu cầu cô thượng sĩ phải khai ra tác giả là ai, bởi kẻ “xấu xa” cần bị kỷ luật đích đáng, chứ không thể tha thứ được. Ngoài ba mươi tuổi, có kinh nghiệm chục năm chiến trường, cô ý tá chẳng những khao khát được làm mẹ, mà còn biết đòn sấm sét sẽ giáng xuống đầu người binh nhất cao xạ pháo như thế nào. Bởi vậy cô chấp nhận mọi hình thức kỷ luật, chứ không hé răng một lời; ngay cả người pháo thủ cũng không hề biết mình sắp được làm cha. Trước sự cứng đầu lì lợm của cô, binh trạm quyết định hạ cấp thượng sĩ của cô xuống binh nhì, khai trừ cô khỏi Đảng, chuyển cô xuống làm anh nuôi.

Huy Du và nhiều người nữa thức nghe chuyện đã khóc ngậm ngùi. Huy Du có hỏi, sao cô không cho người chiến sĩ ấy biết chuyện. Cô gái cúi đầu nói nhỏ. “Em lo sợ anh ấy sẽ nhận con mình, sẽ bị kỷ luật chiến trường, mình em biết là được rồi, sau này con lớn lên sẽ nói; với nữa, anh ấy đã hy sinh cách đây ba tuần ngay trên mâm pháo. Mãnh bom xé rách toang lồng ngực, quả tim văng cả ra ngoài. Một cánh tay của anh ấy không biết mất đi đằng nào, không tìm được”.

Đêm ấy nhạc sĩ Huy Du thao thức trằn trọc không thể nào nhắm mắt ngủ. Mấy lần ông ngồi dậy trên võng, mở sổ tay định viết cái gì đó, nhưng nỗi đau tình người cắt cứa và giằng xé, khiến ông không thể nào viết được. Sáng hôm sau, đoàn văn nghệ sĩ cuốn võng, tiếp tục đi xa hơn về phía nam, về phía tiếng súng. Suốt dọc đường, câu chuyện của người nữ ý tá Trường Sơn đeo đẳng trong tâm trí, khiến lồng ngực người nhạc sĩ quân đội lúc nào cũng đau thắt, đầu óc mung lung, không thể nào viết được một nốt nhạc.

Hơn hai tháng sau, đoàn văn nghệ sĩ trở lại binh trạm ấy, nghỉ lại đó hai ngày, nhưng người nấu cơm lại là một cô thanh niên xung phong trẻ măng. Huy Du hỏi thăm, cô gái trẻ bưng mắt cúi đầu khóc thổn thức, nói không nên lời. “Chị… chị Thủy… chị ấy… mất rồi”. Huy Du nghe xong ù cả hai tai, hoa cả hai mắt. Khó khăn lắm ông mới gặng hỏi để biết chuyện. Chuyện về cô thượng sĩ y tá bị kỷ luật, bị khai trừ Đảng, điều xuống làm anh nuôi. Chuyện về cô thượng sĩ y tá có gần mười năm chiến trường bị giáng chức xuống binh nhì, leo núi hái rau rừng, bị mãnh bom chém vào bụng, văng cả thai nhi ra ngoài, máu ướt sũng một đám lớn trên đất rừng Trường Sơn.

Hình ảnh cô y tá anh nuôi hiện lên bên bếp lửa chập chờn. Hình ảnh cái giỏ rau còn đeo sau lưng cô gái bị éo úa đen sạm khói bom hiện lên chập chờn. Huy Du không thể nào tin được sự khắc nghiệt và tàn nhẫn của chiến tranh. Quá nửa đêm vẫn không thể nào chợp mắt, nhìn thấy mảnh trăng thượng tuần nhô lên trên đỉnh núi, ông ngồi bật dậy, lôi sổ tay kẻ vội mấy dòng nhạc, viết ngay tứ nhạc vừa vụt hiện trong đầu. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa lên em! Ánh trăng sáng ngời đưa ta vào trận đánh, núi rừng xanh dồn dập bước quân hành”. Về tới Hà Nội, Huy Du vùi đầu viết hai ngày hai đêm thì hoàn thành ca khúc nổi tiểng, “Nổi lửa lên em”.

Kể xong, Huy Du lặng đi một lúc, rồi bước qua gần góc nhà, từ từ ngồi xuống bên cây piano, vung hai bàn tay gân guốc, gầy guộc, gõ mạnh xuống bàn phím. Từng chùm hợp âm vang lên, bùng cháy và thúc giục. Hương bước tới, vịn một góc thành đàn cất tiếng hát. Giáo sư tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, giám đốc Nhạc viện Hà Nội cũng đến đứng sau lưng chồng. Hợp âm bùng lên chập chùng chập chùng. Giai điệu vang lên day dứt mà rạo rực, thiết tha mà bỏng cháy. Tiếng hát của hai cô trò một khàn một trong vút lên. Căn phòng nhỏ phút chốc biến thành cả một thế gới âm thanh sáng rực. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa lên em!”.
Em thêm bài hát luôn cho bài viết hoàn chỉnh

 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,865
Động cơ
3,308,024 Mã lực
Chắc tác giả lúc đấy đói quá mà hồi đấy lại chỉ có khoai sắn nên nhìn cô ấy hình dung ra thôi cụ ạ. À mà cụ ko có bản nào hay hơn à?
Bài Tinh ca Mùa xuân, Song ca Trọng Tân và Anh Thơ em thấy hay hơn


Đơn ca thì Long Nhật cũng có nét riêng

 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,128
Động cơ
316,278 Mã lực
Chuyện kể đau thắt con tim của Nhạc sĩ Huy Du khi sáng tác ca khúc Nổi lửa lên em
1000008924.jpg
Hồ Tĩnh Tâm (theo lời kể của nhạc sỹ Huy Du)

"Gần cuối thế kỷ 20, tôi và cô Hương giáo viên dạy nhạc Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Bình, đèo nhau bằng xe đạp đến thăm giáo sư âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, tại đây chúng tôi may mắn gặp đại tá nhạc sĩ Huy Du đang ở nhà cùng vợ. Nhờ vậy tôi có hỏi về xuất xứ ca khúc “Nổi lửa lên em” của ông. Huy Du kể rất say sưa.

Năm ấy Huy Du cùng đoàn văn nghệ sĩ Miền Bắc đi thực tế chiến trường Trường Sơn. Vào một đêm mưa rừng, bên ngọn lửa chập chờn trong hang núi, cô cấp dưỡng nấu cho văn đoàn nghệ sĩ một nồi cháo cá suối ăn bồi dưỡng, vì có mấy người hâm hấp sốt. Thấy cô đang mang thai lùm lùm trong bụng, Huy Du hỏi chuyện và cô đã kể. Rằng cô mang thai với một anh thương binh trẻ lắm, là lính cao xạ pháo chốt trên đỉnh núi bảo vệ ngầm đá, gần nơi trạm quân y của cô đóng quân.

Hôm ấy mấy chục chiếc phản lực F105D đã thay nhau hơn mười lần nhào xuống đánh bom trận địa pháo. Bom nổ liên hồi, rung chuyển cả rừng núi. Chúng đánh cả bằng bom na pan và bom xăng, nên cây rừng bốc cháy ngùn ngụt, khói cuộn lên cao mù mịt. Đến sập chiều hoàng hôn, anh em cáng xuống một người binh nhất bị bỏng na pan rất nặng. Cả trạm quân y tập trung săn sóc cho người chiến sĩ ấy. Riêng cô là y tá có kinh nghiệm lâu năm, nên được phân công săn sóc các vết bỏng cho anh mỗi ngày. Khổ nhất là săn sóc các vết bỏng nặng ở phần mông và chỗ kín. Do vết cháy na pan ăn âm sâu vào da thịt, nên người thương binh phải cởi trần truồng, chỉ đắp trên người một miếng vải dù. Binh trạm tế nhị, nên việc bôi thuốc chỉ giao cho cô, vì cô đã ngoài ba mươi tuổi. Công việc không thể tránh được sự đụng chạm. Khi các vết bỏng đã lành được phần nào, sự đụng chạm da thịt đã đánh thức nỗi thèm khát rất đỗi con người của anh binh nhất pháo thủ cao xạ pháo. Và rồi pháo đã nổ giòn dã trong một đêm mưa rừng tầm tả. Chỉ một lần duy nhất trong đêm mưa rừng ấy, nhưng điểm hồng tâm đã báo bia điểm mười sáng chói.

Khi bụng cô thượng sĩ y tá lùm lên, trạm trưởng quân y đã họp cả trạm thông báo tội vi phạm kỷ luật chiến trường của cô y tá chị cả, và yêu cầu cô phải phá thai, để bảo vệ sự trong sạch của trạm. Khổ nhất là cả trạm trưởng và chính trị viên trạm, liên tục bằng các biện pháp mềm mỏng và cứng rắn, yêu cầu cô thượng sĩ phải khai ra tác giả là ai, bởi kẻ “xấu xa” cần bị kỷ luật đích đáng, chứ không thể tha thứ được. Ngoài ba mươi tuổi, có kinh nghiệm chục năm chiến trường, cô ý tá chẳng những khao khát được làm mẹ, mà còn biết đòn sấm sét sẽ giáng xuống đầu người binh nhất cao xạ pháo như thế nào. Bởi vậy cô chấp nhận mọi hình thức kỷ luật, chứ không hé răng một lời; ngay cả người pháo thủ cũng không hề biết mình sắp được làm cha. Trước sự cứng đầu lì lợm của cô, binh trạm quyết định hạ cấp thượng sĩ của cô xuống binh nhì, khai trừ cô khỏi Đảng, chuyển cô xuống làm anh nuôi.

Huy Du và nhiều người nữa thức nghe chuyện đã khóc ngậm ngùi. Huy Du có hỏi, sao cô không cho người chiến sĩ ấy biết chuyện. Cô gái cúi đầu nói nhỏ. “Em lo sợ anh ấy sẽ nhận con mình, sẽ bị kỷ luật chiến trường, mình em biết là được rồi, sau này con lớn lên sẽ nói; với nữa, anh ấy đã hy sinh cách đây ba tuần ngay trên mâm pháo. Mãnh bom xé rách toang lồng ngực, quả tim văng cả ra ngoài. Một cánh tay của anh ấy không biết mất đi đằng nào, không tìm được”.

Đêm ấy nhạc sĩ Huy Du thao thức trằn trọc không thể nào nhắm mắt ngủ. Mấy lần ông ngồi dậy trên võng, mở sổ tay định viết cái gì đó, nhưng nỗi đau tình người cắt cứa và giằng xé, khiến ông không thể nào viết được. Sáng hôm sau, đoàn văn nghệ sĩ cuốn võng, tiếp tục đi xa hơn về phía nam, về phía tiếng súng. Suốt dọc đường, câu chuyện của người nữ ý tá Trường Sơn đeo đẳng trong tâm trí, khiến lồng ngực người nhạc sĩ quân đội lúc nào cũng đau thắt, đầu óc mung lung, không thể nào viết được một nốt nhạc.

Hơn hai tháng sau, đoàn văn nghệ sĩ trở lại binh trạm ấy, nghỉ lại đó hai ngày, nhưng người nấu cơm lại là một cô thanh niên xung phong trẻ măng. Huy Du hỏi thăm, cô gái trẻ bưng mắt cúi đầu khóc thổn thức, nói không nên lời. “Chị… chị Thủy… chị ấy… mất rồi”. Huy Du nghe xong ù cả hai tai, hoa cả hai mắt. Khó khăn lắm ông mới gặng hỏi để biết chuyện. Chuyện về cô thượng sĩ y tá bị kỷ luật, bị khai trừ Đảng, điều xuống làm anh nuôi. Chuyện về cô thượng sĩ y tá có gần mười năm chiến trường bị giáng chức xuống binh nhì, leo núi hái rau rừng, bị mãnh bom chém vào bụng, văng cả thai nhi ra ngoài, máu ướt sũng một đám lớn trên đất rừng Trường Sơn.

Hình ảnh cô y tá anh nuôi hiện lên bên bếp lửa chập chờn. Hình ảnh cái giỏ rau còn đeo sau lưng cô gái bị éo úa đen sạm khói bom hiện lên chập chờn. Huy Du không thể nào tin được sự khắc nghiệt và tàn nhẫn của chiến tranh. Quá nửa đêm vẫn không thể nào chợp mắt, nhìn thấy mảnh trăng thượng tuần nhô lên trên đỉnh núi, ông ngồi bật dậy, lôi sổ tay kẻ vội mấy dòng nhạc, viết ngay tứ nhạc vừa vụt hiện trong đầu. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa lên em! Ánh trăng sáng ngời đưa ta vào trận đánh, núi rừng xanh dồn dập bước quân hành”. Về tới Hà Nội, Huy Du vùi đầu viết hai ngày hai đêm thì hoàn thành ca khúc nổi tiểng, “Nổi lửa lên em”.

Kể xong, Huy Du lặng đi một lúc, rồi bước qua gần góc nhà, từ từ ngồi xuống bên cây piano, vung hai bàn tay gân guốc, gầy guộc, gõ mạnh xuống bàn phím. Từng chùm hợp âm vang lên, bùng cháy và thúc giục. Hương bước tới, vịn một góc thành đàn cất tiếng hát. Giáo sư tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, giám đốc Nhạc viện Hà Nội cũng đến đứng sau lưng chồng. Hợp âm bùng lên chập chùng chập chùng. Giai điệu vang lên day dứt mà rạo rực, thiết tha mà bỏng cháy. Tiếng hát của hai cô trò một khàn một trong vút lên. Căn phòng nhỏ phút chốc biến thành cả một thế gới âm thanh sáng rực. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa lên em!”.

Lửa lòng mà nổi nên ca khúc,
Lửa tình chẳng dập khéo tai ương!
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Em thêm bài hát luôn cho bài viết hoàn chỉnh

Bài Tinh ca Mùa xuân, Song ca Trọng Tân và Anh Thơ em thấy hay hơn


Đơn ca thì Long Nhật cũng có nét riêng

Chả hiểu sao em nhìn đàn ông mà èo ẹo là em ko muốn nghe rồi. Em cũng ko thích Anh Thơ hát nhạc đỏ, giọng cô ấy cứ chảy nước ra, ko đoan trang nên hát giọng nữ dòng nhạc này em ko thấy có khí phách. Em thích giọng trong sáng kiểu NSND Thanh Huyền như thế này này.

 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,399
Động cơ
321,496 Mã lực
Tuổi
58
Đây k phải câu chuyện lịch sử mà là cảm xúc, tình người, tình yêu đất nước bất kể bên nào nên nó đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng!

Em cũng đã từng đọc truyện ấy, 1 nhà văn nữ viết, VNQD những năm 9x, k biết có phải Dương Thu Hương k!? Ở khía cạnh nào đó, cô ấy “yêu nước” theo cách của cô ấy, còn có thêm tí cá nhân mình vào hay không thì k biết :)) K có ý gì nhưng em nghĩ đấy là 1 trong các phương pháp khích tướng hiệu quả cao đấy, nhiều đội thể thao giờ vẫn làm vậy mà. Dopping tự nhiên :)) Chưa kể ý nghĩa nhân văn khi có thể là lần đầu cũng là lần cuối của các anh ấy.
Chuyện như thế, tên tác giả em chịu ạ.
Em cũng đọc truyện này rồi. Đại khái có một cô gái nổi tiếng dễ dãi. Nhân vật hình như cũng được cô gái này trao thân dù cũng nghe cảnh báo rồi. Sau này về tìm lại thì cô ấy đã có con. Bản thân cô ấy cũng không rõ đứa bé là con ai. Khi tìm hiểu thì mới biết cô ấy suy nghĩ là các anh lính ra trận nay sống mai chết nên muốn giúp đỡ bằng cách ban tình yêu. Đọc rất xúc động! Em có thể nhớ không đúng một số chi tiết vì lâu quá rồi nhưng nội dung chính thì là như vậy.

Dễ phải đến gần 30 niên trước rồi cụ nhỉ? Hồi đó tạp chí văn nghệ quân đội nhà em đặt theo năm luôn. Xong rồi bẵng đi một thời gian thì không đặt nữa do ông chú làm nghề đưa thư báo nghỉ việc.

PS: ah, em còn nhớ một chi tiết đại khái là có người hỏi cô này sau này các anh lính về thì giải quyết thế nào thì cô này nói ai về trước tiên thì lấy người đó.
Không phải cụ ạ. Như cụ Min tả, em nhớ như vậy.
À, về tạp chí QĐND thì có mợ Mơ9 là chúa trùm, chắc biết, nhưng ngượng chả nổi đâu. :P
 
Chỉnh sửa cuối:

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,399
Động cơ
321,496 Mã lực
Tuổi
58
Đúng đấy cụ. Mà chả ở đâu xa, thỉnh thoảng em có tham dự buổi chào cờ trường con em vào dịp năm học mới, thấy các cháu hát đội ca và quốc ca vẫn thấy rất hào hùng và trang nghiêm, cảm xúc cũng tự hào lắm!
Chuẩn mợ, qc là thiêng liêng, nghe bao giờ nên cũng nghiêm túc.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,340
Động cơ
621,887 Mã lực
Cậu chuyện có thể có thật nhưng áp nó vào thành nguồn gốc tác phẩm của nhạc sỹ Huy Du em thấy không hợp lý. Từ câu chuyện bi thương lại tạo ra bài hát lạc quan, lãng mạn?
Bài báo cụ ở trang đầu dẫn em thấy hợp lý hơn nhiều.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Cậu chuyện có thể có thật nhưng áp nó vào thành nguồn gốc tác phẩm của nhạc sỹ Huy Du em thấy không hợp lý. Từ câu chuyện bi thương lại tạo ra bài hát lạc quan, lãng mạn?
Bài báo cụ ở trang đầu dẫn em thấy hợp lý hơn nhiều.
Thực ra có rất nhiều tác phẩm vui tươi lại được viết trong hoàn cảnh cùng cực cụ ạ. Trước kia em cũng nghĩ như cụ. Kiểu như đó là hy vọng, ước muốn đó cụ.
 

cuong1903

Xe tăng
Biển số
OF-384589
Ngày cấp bằng
28/9/15
Số km
1,767
Động cơ
258,079 Mã lực
Tuổi
40
Truy tặng vì cái gì vậy, vì chiến công dám vượt rào à :))
Tìm được người, sẽ tìm được thành tích để khen tặng cụ ạ.

Giống bs Đặng Thùy Trâm, nếu không có vụ nhật ký thì mãi cũng là liệt sĩ, như 2 liệt sĩ trong bài thôi.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,597
Động cơ
758,338 Mã lực
Chiến tranh là đau buồn. Để vượt qua nó thì con người phải có ý chí, phải tạo ra các tác phẩm để động viên, khích lệ cầm súng đấu thì mới có chiến thắng. Thế theo cụ thì cứ mang nỗi buồn ra để nói thì quăng súng về quê hết à?
Đáng ra Bên thắng cuộc phải tôn vinh ông ns nào sáng tác bài Xuân này con không về.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,399
Động cơ
321,496 Mã lực
Tuổi
58
Đáng ra Bên thắng cuộc phải tôn vinh ông ns nào sáng tác bài Xuân này con không về.
Đáng ra phải tôn vinh thêm ông hát nữa, sức tàn phá như dịch ncôvit. :P
Thời lông nổi :P, Tết bọn em xa nhà nghe bài ý và băng cụ Chế Linh rên. Chúng em chả muốn dì nữa. :D

Từ một bài hát được sinh ra nơi khói lửa, đầy hào hùng, cảm xúc của nhạc sỹ nơi chiến trường dù lấy từ chất liệu nào đi nữa. Lời ca, làn điệu tuyệt đỉnh. Vậy mà vài người còn moi móc, lôi ra vật nhau. Đáng sợ thật.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,277
Động cơ
898,109 Mã lực
Đầu những năm 2000 có lần sang tầu em gặp 1 ông nói là ngày xưa ông ấy có tham gia đánh nhau ở biên giới khu vực Hà Giang, nhưng cách ông ấy nói lại dạng như phân bua phải đến đấy. Em lảng sang chuyện khác, biết là tụi trực tiếp đánh khu vực biên giới chủ yếu là quân địa phương, còn tụi theo quân đoàn (như hồi đó tụi em được phổ biến thì chỉ ở phía sau).
Em cũng đã từng sang Malipo, cái thị trấn giáp Hà Giang. Chẳng biết dưới mộ ở cái nghĩa trang của lính tầu chết ở Hà Giang dọc đường có thật là xác người hay không nhưng to hơn nghĩa trang Vị Xuyên (Hà Giang) rất nhiều.
 

cuong1903

Xe tăng
Biển số
OF-384589
Ngày cấp bằng
28/9/15
Số km
1,767
Động cơ
258,079 Mã lực
Tuổi
40
Em cũng đọc truyện này rồi. Đại khái có một cô gái nổi tiếng dễ dãi. Nhân vật hình như cũng được cô gái này trao thân dù cũng nghe cảnh báo rồi. Sau này về tìm lại thì cô ấy đã có con. Bản thân cô ấy cũng không rõ đứa bé là con ai. Khi tìm hiểu thì mới biết cô ấy suy nghĩ là các anh lính ra trận nay sống mai chết nên muốn giúp đỡ bằng cách ban tình yêu. Đọc rất xúc động! Em có thể nhớ không đúng một số chi tiết vì lâu quá rồi nhưng nội dung chính thì là như vậy.

Dễ phải đến gần 30 niên trước rồi cụ nhỉ? Hồi đó tạp chí văn nghệ quân đội nhà em đặt theo năm luôn. Xong rồi bẵng đi một thời gian thì không đặt nữa do ông chú làm nghề đưa thư báo nghỉ việc.

PS: ah, em còn nhớ một chi tiết đại khái là có người hỏi cô này sau này các anh lính về thì giải quyết thế nào thì cô này nói ai về trước tiên thì lấy người đó.
Hình như truyện đó có tên là: Xin đừng gõ cửa.

Diễn biến là một anh lính bị thương nặng, sống sót trở về, niềm tin mãnh liệt giữ cho anh không chết là cảm xúc lần đầu được xxx hôm đấy.

Sau khi trở về, anh đi tìm lại "người ân nhân" và câu chuyện dần dần sáng tỏ.
 

cunglatruong

Xe container
Biển số
OF-156372
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
6,733
Động cơ
406,814 Mã lực
Cụ còm mà cười toắc miệng là em cứ hiểu ngược lại hehe.
"Ko hiểu lắm nhưng vẫn thấy phê :))"
Cụ làm em nhớ hồi năm 86, em mang về đĩa than
Thriller Michael Jackson, hay nhất mọi thời đại của cụ MaiCồ.
Em trộm nghĩ lúc ấy, nghe thủng và thích được nhạc ở đĩa ấy, ở m.Bắc là rất rất ít. Cũng như cụ không nghe ra "...trong ánh mắt e cười có màu xanh khoai sắn".
:D
Đơn giản mà anh . bối cảnh ra đời những bài hát trên là thời chiến nên chắc ưu tính tuyên tuyên truyền lên hàng đầu :)mà tuyên truyền thì khô khan quá nên giới nhạc sĩ mới lồng tình yêu đôi lứa vào tình yêu quê hương tình yêu đất nước:) cho trữ tình khó là chỗ này:) thế nên hầu như các sáng tác thời kỳ này đều có sự chồng lấn giữa C 2-4 4-4 lung tùng phèo :)) và còn nhiều lắm :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top