- Biển số
- OF-110102
- Ngày cấp bằng
- 23/8/11
- Số km
- 1,745
- Động cơ
- 401,925 Mã lực
cứ vào viện là khổ rồi, đâu phải ai cũng có đk sang Việt Pháp hay Vinmec đâu
Dân mình thì không hiền cụ ạ, động tí là đánh chửi nhau nhiều. Còn khôn lỏi khôn vặt.. chỉ đần cái tư duy thôiEm cho rằng bệnh tật nhiều là do phát triển lệch lạc, chạy theo thành tích tăng trưởng. Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm không được quan tâm. Mặc dù thu phí môi trường rất cao mà không biết cái tiền ấy đi đâu. Dân mình hiền đến phát đần.
Cụ nằm lên giường bệnh lại tặng cho người bệnh con vi khuẩn nào đó và được lại quả một cơ số vi khuẩn bệnh viện từ người bệnh đấy. Lây chéo vi khuẩn bệnh viện cũng nan giải lắm cụ ạ.Năm 2004 em về nuôi chị gái nổ nhiễm khuẩn mà nhìn cảnh tượng ăn ngủ vỉa hè mặc cho nưa hay muỗi để thay ca nhau mả các bác sỹ nhẫn tâm ko cho ngủ ở cùng với người bệnh
Sống bây giờ chỉ mong :Nỗi kinh hoàng khi fai đến bệnh viện Bạch Mai.
Nhà em chỉ có ý cảnh báo các cụ uống rượu nhiều mà bị sơ gan và cố mà tiêm phòng vaccine viêm gan do virus cho con cháu để đỡ hoặc ít fai vào đây.
Em cũng ko có ý chê trách bệnh viện hay đội ngũ nhân viên. Nhìn cảnh họ làm việc thấy thông cảm cho họ vì quá vất vả, áp lực lắm rồi.
Phải công nhận 1 điều thái độ của nhân viên y tế dạo này tốt hơn hắn mấy năm trước. Bs rất nhã nhặn, đúng mực.
Y tá ngày trước nổi tiếng khó chịu bây giờ thưa gửi rất lễ phép, giao tiếp đày đủ chủ ngữ, đại từ nhân xưng dùng khá chuẩn. Tuyệt nhiên ko thấy phong bì hay vòi vĩnh khi đi làm việc tại phòng bệnh. Ông bà nhà em viêm gan C hơn 10 năm nay nên chứng kiến thật.
Em đang có những ngày khủng khiếp là chăm ông già bị viêm gan C ở Bv Bạch Mai, khoa tiêu hoá.
Đầu tiên là vào khoa cấp cứu.
Phòng sơ cấp cứu chỉ để phân loại rộng khoảng 100m2 mà bệnh nhân cỡ 30-40 người xếp kin kít cáng nọ dính vào xe cáng kia ko có 1 khe hở. Mỗi lần Bs sơ khám hoặc người nhà muốn vào là fai đẩy rẽ cáng qua 2 bên lấy 1 khe hẹp để đứng dc ngang bệnh nhân.
Phòng này chưa nhiều máy móc nhưng cũng đủ ồn ào phát điên cuồng vì người sản rượu gào thét. Người bị đau rên rỉ. Hộ lý gọi người nhà , có ai ỉa đái tại chỗ thì người nhà nhanh chóng tìm cách dọn thật nhanh, chậm vài phút là bôi khắp phòng do hàng trăm người tất bật chạy đi chạy lại. Tiếng loa ko đến mức chói tai nhưng cũng choang choác gọi “1 người nhà bệnh nhân vào làm thủ tục đóng tiền” hoặc hỗ trợ bệnh nhân...thỉnh thoảng rộ lên đợt khóc rống của mấy người vừa có bệnh nhân ra đi sớm. Tiếng các loại máy tút ngắn, bíp dài có lúc lại tò tò tẹt tẹt ....
Vì sao có cả hơn trăm người ở đó? Bởi vì 1 bệnh nhân cấp cứu đi theo 2-3 người nhà. Tất cả người nhà fai ra vỉa hè đứng chờ gọi. Trong phòng chỉ 30-40 bệnh nhân tuỳ lúc- Độ hơn chục sinh viên thực tập. Hơn chục học viên, từng đó hộ lý, y tá và gần chục bác sỹ v.v... chưa tính bảo vệ vòng ngoài đuổi xe đỗ lâu, bảo vệ vòng trong đuổi người nhà bệnh nhân đứng ko đúng chỗ hoặc fai mang đồ đạc ra vỉa hè ko dc xếp dưới gầm xe cáng.
Đó mới là hình ảnh, âm thanh.
Cần phải đứng đó để thấy cảm giác căng thẳng, lo lắng, y tá gọi mấy lần ko dc là gọi loa lúc đó ai có tên đang vạ vật ngoài vỉa hè vụt tỉnh gạt mọi người ra để chạy vào trong.
Giờ tới khoản mùi. Mùi khai, thối do bệnh nhân ko ý thức dc thải ra. Mùi thuốc, cồn. Mùi kinh tởm hơn là mùi thụt dạ dày của mấy bác ngộ độc rượu, nhỡ ngửi thấy ai cũng trực nôn vọt ra ngay lập tức. Thi thoảng có chị văn phòng mặc váy sực nước hoa mếu máo trễ nải chạy vào thì ngạt thở vì thiếu ko khí. Mùi javen của nhân viên vệ sinh 10-15phut đi lau/ lần. Các chị này quát thì ghê lắm.
Những ảnh dưới là chụp khoa rồi nên mức độ kinh hãi đã đỡ hơn ở khoa cấp cứu.
Hóng khoa cấp cứu khoảng 10 tiếng ông già em dc chuyển lên khoa tiêu hoá lúc nửa đêm.
Lên khoa ko có giường ngay, năn nỉ mấy bạn hộ lý cho phép nằm trên xe cáng ớ giữa phòng để sáng hôm sau xếp 2-3 người vào 1 giường.
Khoa tiêu hoá 70% là bệnh nhân về gan trong đó 1 nửa là liên quan đến rượu. 95% là các ca bị nặng ở các tỉnh đưa về, số còn lại là ca nặng ở các viện khác đưa đến.
Giai đoạn điều trị cấp bắt đầu. Ngày dài đằng đẵng, đêm mãi ko thấy sáng mới bắt đầu.
Em đi cho ông già đi vệ sinh đã rồi hầu các cụ tiếp....
Vì đại đa số các ca vào đây đều nặng từ các tỉnh về, ai cũng có 2-3 người đi kèm nên số lượng người đông kinh khủng. Nhiều người nói ý thức của người nhà bệnh nhân kém gây ra tình trạng lộn xộn. Điều đó đúng! Nhưng nó đúng nhưng nó như sách giáo khoa ấy. Em công nhận có những người cố tình hoặc ý thức kém nhưng đó chỉ là số ít thôi. Đại đa số họ cũng cố gắng tuân thủ qui định tối đa có thể. Nhưng ko tránh khỏi những lúc ai đó quá mệt mỏi , ko giữ dc bình tĩnh. Ví dụ: lúc bác sỹ đi thăm buồng hoặc trong giờ hành chính tất cả người nhà phải ra bạn-công bên ngoài trực chờ để nghe Bs, y tá gọi mới chạy vào. Khi hàng chục người bị nhồi nhét cái ban-công vài mét vuông ko nghe thấy nhân viên y tế gọi là chuyện bình thường...vậy là cáu gắt lần nhau.
Ngồi ngoài bạn-công hôm nào trời nắng há họng thì thỉnh thoảng chui trộm vào hành lang cho đỡ nóng roi lại bị bảo vệ đuổi ra và bị coi là vô y thức? 1 khoa tiêu hoá thường xuyên có 4-500 con người chỉ có 2 khu vệ sinh trong đó mỗi khu nam và nữ có vỏn vẹn 3 bồn cầu. Những người chức năng đại, tiểu tiện kém vẫn ý thức dc fai đi vệ sinh đúng chỗ nhưng chưa tới nơi đã phọt mất rồi....vậy cũng bị kêu là vô ý thức. Đừng ngây thơ mà hỏi lúc đó người nhà làm gì, ở đâu. Rất có thể người nhà lúc đó mệt, ngủ gật hoặc đang phải ở bạn-công chưa biết để kịp thời hỗ trợ. Chưa kể những ông sảng rượu bất chợt chạy náo loạn cả tầng ai đụng vào kể cả bác sỹ cũng rất sợ fai tìm cách chói các ông ấy lại rồi mắng người nhà ko chịu trông bệnh nhau sau. Nhưng con người tội nghiệp ở các vùng quê ra gặp chỗ đông đúc, bí bức họ cũng bối rối, sợ hãi lắm đòi hỏi những người đó sử dụng đúng những thiết bị công nghiệp ngay lập túc có lẽ hơi vô cảm.
Iem thường mua sả cây, rửa rồi xắt nhỏ khúc trên, cái khúc mà có thể dùng làm gia vị í, còn khúc dưới để ngâm chân he helá đu đủ với lá sả à cụ
À chưa đến lúc hoặc chơi được toàn rượu ngoại chuẩn cụ nhểBệnh viện tuyến cuối quá tải lâu rồi nên các y, bác sỹ ở các bệnh viện này rất áp lực. Em thấy đội sale bên em uống hơn 15 năm nay gần như ngày nào cũng uống để có đơn hàng, hợp đồng mà đi khám vẫn ổn. Em nghĩ bệnh gan do rượu chỉ một phần hoặc đội đó uống rượu chuẩn.
Theo % thu nhập nha cụ, đơn cử cái bhxh nó cao nhất dna, cụ đừng nói là bh là lợi cho dân nhé.Cụ lấy thông tin ở đâu kêu Việt nam thu thuế cao nhất nhì thế giới??
vậy là cụ chém gió.Theo % thu nhập nha cụ, đơn cử cái bhxh nó cao nhất dna, cụ đừng nói là bh là lợi cho dân nhé.
Thanh Nhàn hôm sau chết hôm trước vẫn gạ tiền truyền thuốc cả chục triệu dù thừa biết vô ích vì nội tạng bị nát hết cả. Bọn ăn trên xác chết đồng loại.Em thì thấy đáng sợ nhất là bệnh viện Thanh Nhàn đấy, em có cô bạn đưa bố vào đấy khám phải nói thái độ của y bác sĩ thật sự rất tệ, rất khó chịu, làm tình làm tội bệnh nhân