Chú Đại Bi : Chú ngữ đặc biệt của Phật Quán Thế âm, gồm mật chú nguyên văn tiếng Phạn, Chú có pháp lực mạnh làm Thổ thần, thổ địa giật mình, kinh động cả quỷ Thần, các vong sợ hãi tránh xa. Nếu tụng 1 biến thì không ảnh hưởng nhiều nhưng nếu tụng nhiều biến sẽ làm vong trong nhà (nếu có) cũng như vong hồn Ông bà gia tiên trong nhà (bàn thờ) cũng bị ảnh hưởng có khi phải tránh đi.
Vì vậy trước khi đọc chú Đại Bi phải đọc chú an Thổ Địa Chân Ngôn (để thần linh thổ địa không giật mình), thường chú đại bi được ghép đọc trong 1 bài kinh nhật tụng nào đó, và các bài kinh này có ảnh hưởng nhẹ hơn, như là bài giảng đạo.
Kinh và chú chỉ là phương tiện đọc để giáo dục, cảm hóa tâm hồn con người (cũng như các vong linh) đầu óc nhẹ nhàng, cho tâm thấy bình an, tĩnh lặng hơn, từ đó dễ gieo mầm thiện, suy nghĩ tốt cho người đọc, người nghe. Tuy nhiên , với các vong kể cả vong linh của gia tiên trong nhà, có người thích nghe kinh, có người không tùy theo giác ngộ, nhận thức của từng người lúc còn sống có niềm tin tâm linh hoặc tâm hướng Phật hay không.
Không phải vong nào cũng thích nghe đọc kinh Phật đâu, vong của những người khi còn sống mà vô thần, không có đạo nào hoặc vong của người theo đạo Công giáo và đạo khác, họ sẽ không thích nghe kinh, Chú của Phật và ngược lại. Sau 1 thời gian ở dưới âm , khi các vong này suy nghĩ lại, ngộ đạo từ từ thì họ mới thay đổi suy nghĩ mới thích vào chùa (hoặc nhà thờ tùy theo tôn giáo gia đình), chịu nghe kinh để sớm được giải thoát.
Còn Mợ, có thể Mợ đọc không đúng cách, hoặc đọc quá nhiều biến làm ảnh hưởng đến các vong (cùng sống trong nhà) hoặc vong của Gia tiên, có khi họ phải bay ra ngoài sau đó quay lại nên bực mình, và Mợ có vấn đề là vậy. Còn nếu Mợ có đọc Chú Đại bi nhưng số ít hay đọc các Kinh khác như kinh Bát Nhã hoặc Chú vãng sanh có lẽ nhẹ nhàng hơn. Sau khi đọc nhớ hồi hướng cho Gia tiên và cả vong trong nhà.