Em kiến thức lõm bõm không dám múa rìu qua mắt thợ nhưng vụ giải nghiệp thì em lại nghĩ khó vì ai cũng phải trả giá vì nghiệp xấu hay được hưởng phúc vì nghiệp tốt vì những gì mình đã làm trong quá khứ hay tiền kiếp. Có chăng nếu Thầy tốt và đủ quyền năng thì có lẽ sẽ giúp mình “khất nghiệp” tức là nói theo kiểu dân dã là đáng ra khoản nợ này anh phải trả trong tháng sau nhưng vì có người bảo lãnh nên năm sau anh mới phải trả thì cả năm đó anh phải cày cuốc, phải chăm chỉ, phải cần cù thì năm sau trả đủ còn nếu anh sống lừa đảo, dối trá thì lãi mẹ đẻ lãi con thì các năm về sau anh không có cách nào trả đủ thì gia đình anh phải gánh, họ mạc cũng liên lụy
Như trên Em có nói. Phật, Thánh cũng không giải nghiệp cho mình mà chỉ ban phước huống gì người phàm (Thầy), Nghiệp mình tự tạo thì tự gánh, ko ai giúp được. Mình giải / hay đổi qua việc xám hối và khắc phục thiệt hại gây ra, như món nợ, đó là nghiệp. Giải nghiệp chỉ bằng âm đức do mình tạo ra. Theo luật nhân quả, âm đức sẽ tạo phước và bù trừ với nghiệp quả đang có.
Cho nên: Chỉ cầu Phật, Thần thánh chẳng ai giúp mình giải nghiêp được, chỉ có ít phước do có niềm tin vào Các Vị Phật, Thánh. Nên Các Thầy, bất kể ai cũng ko giúp hay cúng để giải nghiệp được hoặc chỉ là hư chiêu.
Cái Em nói là đổi chứ ko phải giải. Đổi tức là ta giả sử đời trước ta có gây nghiệp chiếm đoạt của ai đó 100tr, nay vong của họ (hoặc con cháu) muốn đòi lại ta, sẽ làm ta tốn tài qua hình thức mất tiền, bị lừa hoặc bị tai nạn với phí tổn 100tr (gs bằng giá) mà ta hay gọi là tai bay vạ gió, có khi mất cả mạng. Để tránh hoặc đổi cái nghiệp xấu, cái vận hạn đó, ta phải làm từ thiện, thành tâm bố thí vói giá trị tương ứng 100tr, để thay cho cái nạn, cái nghiệp (sẽ mất của, bệnh hoặc té xe,...), sẽ vừa mất của vừa đau đớn thân xác, hoặc bị tật.
Đổi nghiệp là phải ngang giá. còn giải nghiệp là cúng số tiền ít để giải nghiệp lớn là ko thể. Đổi nghiệp chỉ lợi là ta tránh được thương tật, đau đớn chứ hao tài vẫn như nhau, hoặc giảm chút ít (nếu ko đổi). Đổi là phải tự giác đổi trước khi nghiệp báo, còn nó bùng rồi thì sẽ theo KH định trước (định mệnh). Người có nhiều tiền mà để nghiệp báo thì thật tiếc cho họ (bệnh tật, ly tán, tù tội, phá sản, mất sớm, tai nạn, con hư, phá gia chi tử, tre khóc măng,...).
Do vậy đổi nghiệp thì ko cần thầy cúng, ko cần lễ vật cúng gì cả. Sống từ tâm, hay bố thí tự động sẽ tiêu trừ nghiệp chướng. Nếu bố thí nhiều, số lớn hơn nghiệp quả mình gánh sẽ chuyển thành âm đức để cho con cháu hoặc đời sau hưởng tiếp. Còn bố thí hiệu quả đến đâu thì tùy đối tượng cụ thể.
Tạo đức thì ít gây nghiệp thì ngày càng nhiều gióng như vay tín dụng đen, lãi mẹ (nghiệp) đẻ lãi con thì ko bao giờ trả hết, đời đời kiếp kiếp khiến gia tộc, con cháu suy bại.
Cúng dường:
Theo Phật pháp, Cả đạo Chúa và những đạo khác: Cúng dường là cúng Chùa, nhà thơ, Tăng ni, Cha xứ là khi cần thiết. GS Phật giáo, do địa bàn chưa có chùa, dân tình ko có tín ngưỡng hoặc chùa cũ đã xuống cấp, đổ nát sắp sập, ta cúng dường thì tốt. Sư thầy, tăng ni chùa nghèo vùng sâu quá khó khăn, ko có gạo ăn , không có áo ấm mặc mùa rét, bệnh tật ta cúng dường những nhu yếu phẩm tối thiểu để sư thầy yên tâm hành đạo thì mới đúng.
Còn địa phương, và lân cận có nhiều chùa, chùa đã đẹp , chắc chắn, ta cúng dường xây chùa hoành tráng hơn, Đúc tượng to hơn để ganh đua lấy tiếng, thì ko có phước mà tội nặng thêm: tội lãng phí của cải XH (sao ko dùng bố thí người nghèo khổ lại xây chùa- dù tiền của mình nhưng cũng là mồ hôi bá tánh trong đó, theo K.Mark là gt thặng dư), thêm tội tàn phá thiên nhiên; phá hủy khí mạch trời đất, chưa kể tội khác do tham nhũng, làm ăn bất chính,...
Việc cúng dường cho Thầy cúng, sư Thầy, thầy Phong thuy, hâu đồng cũng tương tự, nên nhưng phải đúng đói tượng và mức vừa phải, đủ sống bình dân,tối thiểu, qua ngày. Cái này để mọi người suy nghĩ thêm,
Còn lễ cúng: mọi người hay chấp vào lễ cúng: lễ vật to được chứng nhiều: ko phải. Họ xét vào cái tâm, vào mục đích cúng chứ ko cần lễ vật. Thần thánh được cúng khắp nơi, màng gì mấy con lợn, bánh trái. Phật cũng thế: lễ vật cúng, hoa quả chỉ là hình thức để tôn nghiêm chứ ko quyết định tất cả.
Rất nhiều dự án lớn, đại gia, quan chức cao vẫn bị tai họa dù có cúng dường, xây chùa, xây mộ PT, xây nhà từ đường, mời thầy cúng giải tứ tung. Các Cụ thẩm giùm Em sẽ thấy rõ hơn.