Thưa cụ
tamlinh và các cụ mợ trong thớt nhà mình.
Nếu bản thân muốn sám hối lỗi lầm, nghiệp chướng thì nên làm thế nào ạ? Làm thế nào để chọn một vị Thầy tốt. Và làm sao để biết vị Thầy đó tốt ạ. Từ thiện, cúng dường bao nhiêu là đủ, làm thế nào để giúp đỡ mà vô tình làm hại người khác? Em thấy mọi người thường đọc kinh Đại Thừa bà niệm chú theo Mật Thừa? Em được biết, Mật thừa phát triển có giao thoa với tôn giáo bản địa của Tây Tạng nên chứa sức mạnh rất lớn.
Chào Mợ, trên này là bình đẳng, Em cũng như Mọ, ko cần thưa gởi chi, mọi người đều là Anh , Chị em nhau tùy tuổi thoi ạ.
Em ko hiểu bản thân mợ muốn sám hối lỗi lầm, nghiệp chướng thì nên làm thế nào ạ? Mợ hỏi xám hối tội lỗi chung chung kiếp trước hay tội lỗi cụ thể trong đời này ạ? Có thể tế nhị nhưng Em sẽ nói ngắn gọn.
Việc xám hối là tự mình xám hối tại nhà, có thể trước bàn thờ, có thể ở ngoài sân/hàng hiên nhìn bầu trời, có thể trong nhà, trên gường... xám hối trong tâm, tập trung tư tưởng.
Kể cả nằm ngồi, nhưng ngồi bt là tốt nhất, bán kiết già trước bàn thờ, hoặc trên giường cũng được (nên một mình) ơ chỗ yên tĩnh. Tự làm không cần Thầy.
1. Xám hối chung :
Đọc xám hối như sau:
- Con cúi lạy Đức Phật A Di Đà, cúi lạy trên có Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dưới có Hoàng Thiên- Hậu thổ; cúi lạy Đức Mẹ Quan Âm Bồ tát, con là: .... nay con xin Đức Phật A Di Đà, chư Thiên và Tam bảo, Cha Trời Mẹ Đất, mẹ Quan âm cho con xin xám hối các tội lỗi của con đã gây ra từ đời vô thủy đến ngày hôm nay, con nguyện làm lành lánh dữ... con xin dùng những câu niệm Phật này hồi hướng cho các tiền kiếp và kiếp này của con.
Sau đó niệm Nam mô A di đà Phật nhiều lần (9;21;36; 48; 108 tùy hoàn cảnh)
Niệm mỗi ngày ít nhất 1, 2 lần. Trong lúc niệm Khấn Quán tưởng Đức Phật A Di đà hiện trong đầu đang gia hộ cho mình.
2. Xám hối xin giải oan gia trái chủ: xin giảm bệnh tật, tai ương, giải chuyện xấu trong nhà của chồng/vợ, của con cái...
Như trên đọc xám hối:
Con cúi lạy Đức Phật A Di Đà, cúi lạy trên có Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dưới có Hoàng Thiên- Hậu thổ; cúi lạy Đức Mẹ Quan Âm Bồ tát, con là: .... nay con xin Đức Phật A Di Đà, chư Thiên và Tam bảo, Cha Trời Mẹ Đất, mẹ Quan âm cho con dùng những câu niệm Phật này xin hồi hướng cho các oan gia trái chủ các tiền kiếp trước và kiếp này của Con (hoặc của vợ/ chồng, con trai... tên là: ..., tuổi gì....).
Do trước đây Con (hoặc chồng, con trai con) không biết nên đã gây ra nghiệp quả, xin chư vị niệm tình bỏ qua cho Con.... sau đó niệm Nam mô A di đà Phật nhiều lần như trên
3. Trường hợp xám hối phá thai/ hoặc nếu xẩy thai (bỏ phần xám hối):
Niệm lần đầu:
Lúc nào tịnh tâm khấn xin mua bánh kẹo, trái cây, sữa, quần áo nhỏ tùy tuổi (tuổi thật đến nay chia 2 hoặc 3): thắp 3 nhang vái.
- Vái xin lỗi con. - kể hoàn cảnh lúc đó, khó khăn của Mẹ.
- Xin con bỏ qua, dỗ dành.
- Đặt tên cho con. Kỹ thì xin keo A/D hỏi con trai, gái. Có chịu tên này ko?...
- Nói con do số phận phù hộ Mẹ, nói phù hộ anh chị, Em không phá nữa (dỗ dành).
Sau đó, lâu lâu tâm sự nói chuyện với con (ra tiếng, nói thầm trong lòng cũng đc) như mẹ con tâm sự, ăn uống món ngon thì mời con ăn cùng với mẹ...
Những bé đỏ linh hồn ko đi đầu thai, kể cả gởi chùa nó cũng ko đi. còn nhỏ quá nên ko đi mà đu bám theo mẹ vì bé thiếu tình thương. Đôi lúc tức giận mẹ, ganh tỵ anh em hành cho Mẹ bịnh hoặc phá anh Em bịnh, xô ngã. Người mẹ có con đu theo hành: tính tình, nét mặt thất thường như con nít, sớm nắng chiều mưa, hay giận; bịnh như giả đó lúc có, lúc hết, Mẹ hay mỏi hai vai, lưng, cánh tay), các mợ để ý xem. Các bé bị hư thai rất thiệt thòi và thèm tình mẫu tử, tội lắm!
3. Từ thiện, cúng dường bao nhiêu là đủ, làm thế nào để giúp đỡ mà vô tình làm hại người khác?
- Từ thiện, trước cần phát tâm bồ đề, yêu thương vạn vật chúng sinh, yêu thương mọi người, nhất là người nghèo khổ. Tuy theo điều kiện, nếu dư 10 đồng nên làm thiện 2 đồng.
Nếu chỉ làm vừa đủ ăn, vừa đủ tiêu, không dư thì cũng nên bóp bụng, dè sẻn để trích 5-10% lương để làm từ thiện. Đợi làm ăn dư dả có của ăn, của để mới làm từ thiện thì không bao giờ tích được phước vì ko biết bao giờ mới dư.
Trước khi làm từ thiện phải xem đã báo hiếu Cha mẹ, Ông bà xong chưa? đã chăm lo mộ phần , thờ cúng tổ tiên đủ chưa (giỗ, tết, nhà từ đường)... đủ bổn phận báo hiếu thì mới nên làm từ thiện.
Thứ tự ưu tiên làm từ thiện (tạo phúc nhiều nhất):
- Làm cho người âm: xây mộ cho những người siêu mồ , lạc mả; mả lạng ko thân nhân.
- Cúng aó quan, chôn cất cho người chết vô gia cư, ko thân nhân.
- Góp tiền Tu bổ chùa, đình miếu cũ , hư hỏng, xuống cấp, những nơi vùng quê, vùng sâu, vùng xa dân chúng nghèo ko có tiền cúng, đóng góp; sư thầy khó khăn, có đạo đức (chùa nào có mạnh thường quân đỡ đầu, chùa đẹp, chùa mới xd, chùa ở Tp thì ko đóng góp).
- Cho tiền để chạy thuốc người bịnh nặng sắp chết, hoặc tiền lo đám cho GĐ có người chết nhưng nhà nghèo ko có tiền chôn cất, mua áo quan hoặc đưa về quê. Nghĩa tử là nghĩa lớn nhất. (Tâm linh trái với nguyên tắc cấp cứu của bv hoặc XH học, vì ưu tiên người chết hơn người sống).
- TH cho tiền với người nghèo: khó khăn, nợ nần, bệnh tật... nên cho hẳn 1 GD 1 số tiền lớn, không rải số đông như phát gạo, mì gói... vì ai cũng cầm hơi chẳng cứu được ai, tập trung 1 đối tượng, cứu đến nơi đến chốn, trả dứt nợ (tín dụng đen) cho người ta luôn. (xem xét chọn người tốt, có đạo đức, tâm thiện lành, khổ thực sự để giúp đúng người).
- Không cúng chùa giàu, thầy giàu, hầu đồng (mất tiền nhưng phước ít).
- Không cúng chùa giàu, thầy giàu, không hầu đồng (mất tiền nhưng phước thu ít).
- Giúp người bằng tâm, không phô trường, lấy tiếng, khoe, không quay phim, ko lên báo, lên mạng, âm thầm ko ai biết. Khi khoe, lấy tiếng sẽ giảm phước.
- Làm phước ko ra vẻ ban ơn, ko ác khẩu, không la mắng người nghèo. Trong tâm phải cảm ơn họ đã tạo điều kiện cho ta làm tạo công đức.
- Làm từ thiện mọi lúc mọi nơi, bằng cả cái tâm. Tránh TH Chủ nhật đi từ thiện theo chùa cho trăm triệu, Thứ hai đi chợ trả giá từng đồng mua trái chanh, quả ớt. Đó là làm màu.
- Làm từ thiện cho bằng cái tâm quý hơn cái tiền. Cách cho hơn của cho. TH ko có tiền thì chia sẻ khó khăn bằng lời nói chân tình, an ủi, bằng sự cảm thông cũng tạo Phước.
- Thực tế có nhiều người làm từ thiện nhiều nhưng ít phước. Vì ko đúng cách.
4. Em thấy mọi người thường đọc kinh Đại Thừa bà niệm chú theo Mật Thừa? Em được biết, Mật thừa phát triển có giao thoa với tôn giáo bản địa của Tây Tạng nên chứa sức mạnh rất lớn?
Giờ tích phước ko cần đọc kinh nhiều, mà cần thực hành lời giảng trong kinh: thế nào để tạo Phước?
Ông Phật giảng kinh để viết ra kinh, xong người dân ngồi đọc lại kinh đó cho ông nghe suốt ngày, suốt làm gì, có tạo Phước? ông Phật có cần ngồi nghe mình đọc kinh không?
Đọc kinh Đại thừa và đọc mật chú giúp ích gì cho ai, cho đời? Ra đường lượm đinh, thu gom rác thải ngoài đường, vá ổ gà cho xe khỏi vấp, đổ có khi lợi cho XH, phước đức hơn ngồi tụng kinh. Kinh Tây tạng cũng vậy, tụng kinh, tụng mật chú, thiền định là kiểu của người tu xuất gia, từ bỏ đời theo đạo. Còn ta thì vừa đời vừa đạo nên tu kiểu khác với Thầy tu.
Cũng như cầu thủ nghiệp dư vừa đi làm tối về đá bóng phái làm khác với cầu thủ chuyên nghiệp ăn xong chỉ đá bóng, nên cách tập và sinh hoạt khác nhau.
Em nói hơi dài vì đề tài rộng, có gì ko phải hoặc khác quan điểm, xin các cụ niệm tình bỏ qua ạ!