Em nghĩ cụ ấy nên cho cái ảnh lên đây, để chị em chúng mình xem size gì rồi gắn vào cái nick cho chuẩn nhỉSao cụ không đổi lốt thành XXS????![]()
Chắc sai lỗi chính tả giống cụ Nội lước!Em nghĩ cụ ấy nên cho cái ảnh lên đây, để chị em chúng mình xem size gì rồi gắn vào cái nick cho chuẩn nhỉ![]()
Bên này toàn các mợ dễ thương thì chả nói chuyện chém gió, lại đi tận đẩu tận đâu để rồi dính đinhCả cụ Đại Ba cũng dính đinh nốt rồi ạCơn bão Hậu Pháo Xe làm chúng ta thiệt hại các nick lão làng quá ạ, không biết cụ ấy sẽ có nick phụ nào lên đây không ạ?
Chọc lốp xong về XS à lão?
Đồ điện tử này hên xui lắm, cùng 1 loại nhưng cái thì rất bền, cái thì 1,2 năm đã lăn đùng ra trở chứng mợ ahĐầu tiên là xuất hiện 1 đg kẻ sọc như sợi chỉ giữa màn hình, sau loang to hơn, đợt tết cả tháng e ko động vào tivi, giờ bật ko thấy lên ạ.
![]()
![]()
Đùa, mợ cần check ko?Kích cỡ quen thuộc nên nhìn phát nhận ra ngày cụ nhỉ![]()
Chà, chơi đẹp quá cụ. Em thề em hứa là nếu mợ phuongan bị xì lốp thì e sẽ ko cho mợ ấy địa chỉ nhà và sdt của cụ đâu. Cụ yên tâm nhé, ko ai ném mắm tôm đâu
Em có nhõn xe này thôi huhu
Sợ quá.Chà, chơi đẹp quá cụ. Em thề em hứa là nếu mợ phuongan bị xì lốp thì e sẽ ko cho mợ ấy địa chỉ nhà và sdt của cụ đâu. Cụ yên tâm nhé, ko ai ném mắm tôm đâu
Mợ cứ hình dung như cái bã kẹo cao su, bỏm bẻm nhai là vừa size ợEm ko hình dung ra size SSL nó ntn. Kính cụ cho e xin 500 cái ảnh ạ![]()
Lốp đang maxx size, Cụ anh nào chịu 1 kim đâm giữa thân lốp ... À quên, giữa lốp ...mà vẫn giữ nguyên maxx size được thì ngồi chỉn chện, em kính 3 lạy ạChọc lốp xong về XS à lão?
Xin phép mượn lời "công tử" chúc các cụ mợ tâm linh ngủ ngon,Người Đông Á ít lông mà, trong bài viết có nói.
![]()
Không bít các mợ có mê không?
Mợ down cái trình duyệt Opera về dùng, hết quảng cáo chạy mượt màNhà mình lên tầng nhanh quá, em vào OF bị lỗi suốt, màn hình load đi loàd lại đen sì sì chán chán là
Chuyện xảy ra với em khoảng 30 năm trướcCũng vẫn câu chuyện về việc ảo thanh. Cách đây gần chục năm, cháu về quê chơi với bu cháu. Mùa đông, bu cháu đi sang hàng xóm chơi, cháu ngồi 1 mình lướt web. Rồi cháu nghe tiếng gọi tên cháu, thế là cháu buột miệng: "bu gọi con à", bật đèn ngoài sân và ra mở cổng. Khi mở toang 2 cánh cổng, nhìn ra ngoài ngõ tối om, cháu mới giật mình là bu cháu đi chơi thì phải tầm hơn 9h mới về (lúc đó tầm 7h30 tối). Nhớ lời các cụ dặn, cháu lấy gạo muỗi vãi từ cổng ra hết ngõ. Lúc quay vào cháu nhìn thấy áo khoác của cháu bị gió thổi rơi xuống đất. Mà rõ ràng lúc từ nhà đii ra và lúc đi lấy gạo, cháu đi qua cái áo đó 2 lần.
Gấu nhà tớ cũng vẫn hộ khẩu Ba Đình. Dân Hàng Bún.Hộ khẩu e ở quận BĐ cơ, mãi sau này e mới về HK.
Cô Út đi lấy chồng ạ cụ?( Em viết nốt.)
Hơn 5h chiều bọn tôi mới tới Phnom Penh. Thủ đô hoang tàn, cỏ mọc ra giữa đường nhựa. Xe chạy vào khu vực ban B.68 ngay cổng sau của cung điện Chamcammon. Cụ A đã đứng chờ ngay một vọng gác cổng chính.
- Các cậu giao xe cho bên hậu cần rồi theo tôi.
Chúng tôi theo cụ An đến một ngã tư đường. Cụ đứng giữ ngã tư chỉ tay:
- Các cậu bố trí một vọng gác tại ngã tư này. Đêm nay cứ tạm thế đã, ngày mai tính sau. Địch còn trong thành phố, gác xách ra sao thì cậu tự lo liệu. Đêm nay cứ nghỉ tại biệt thự ngã tư này.
Bọn tôi xách ba lô vào nhà. Ngay giữa nhà một xác chết nằm chình ình. Chắc đã hai ba ngày đã bốc mùi. Phải kéo ra sau vườn và xin xăng đốt.
Sau vài ngày anh em bên nhà sang đủ. Chúng tôi bắt đầu dùng dây thép gai, bàn ghế hỏng, ô tô chặn vài dãy phố quây thành khu vực cơ quan. Chỉ để lại một cửa ra vào.
Lúc này tướng Hoàng Thế Thiện đã thay tướng Hoàng làm trưởng ban. Cụ An lại cắt tiểu đội tôi đi gác nhà cụ Hun ở khu vực Đài độc lập ( Cụ Hun đã là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) Chúng tôi chỉ gác ở đó trên dưới một tháng rồi bàn giao cho anh em trung đoàn 144 ở HN kéo vào.
Về lại B.68 cụ An biên chế lại đại đội cảnh vệ. Hai trung đội phụ trách gác và đi tuần. Một trung đội cơ động, bổ sung cho hai trung đội kia trong gác đêm, công việc chính là bảo vệ cán bộ đi công tác các tỉnh.
Và tôi lại là một thằng trong đội cơ động này. Sau khi thành lập xong bộ máy TU. Ta giúp bạn xây dựng bộ máy hành chính ở các tỉnh. Nên các cán bộ của ta phải đi tỉnh liên tục. Tôi cũng liên miên trong các chuyến công tác.
Trong thời gian ở Thủ Đức sau khi gặp cô Út. Út thường xuyên viết thư cho tôi. Cô đã đi học một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của tỉnh. Khi tôi sang Campuchia thì cô về dạy các em cấp hs cấp một ở gần nhà. Tôi cũng viết thư lại cho Út.
Khi sang Campuchia thì chúng tôi đổi hòm thư. Vì công việc lúc đầu bận rộn nên phải gần hai tháng sau tôi mới viết thư báo hòm thư mới cho Út.
Út mừng lắm và báo tin Út sẽ lên tp. HCM học tiếp 1 năm để hoàn thành giấc mơ làm cô giáo dạy văn. Biết tôi sang Campuchia và ở trong trung đội cơ động Út lo lắm. Út viết :
- Em và Má sẽ hàng đêm cầu nguyện cho anh được bình an. Như má đã cầu nguyện cho ba ngày xưa. Em sẽ chờ anh trở về Tây Ninh. Em tin chắc anh sẽ thương em như em thương anh. Vì một lý do nào đó em biết anh đang rất khó nói điều này với em...Chăm viết thư cho em, dù chỉ vài dòng báo bình an thì em cũng rất vui rồi...
Sau ba tháng, các chuyến đi công tác ngày càng nhiều. Trung đội có không nổi 20 người thì đã 3 thằng bị thương trên đường công tác. Mỗi lần xách súng nhảy lên xe là mỗi người chúng tôi đều xác định có thể sẽ không trở về. Dần dần cũng thành quen. Mọi người không còn căng thẳng như những ngày đầu.
Trong năm 1979 - 1980 tôi đi hàng trăm chuyến bảo vệ cán bộ. Hàng chục lần chạm súng với địch trên đường. Có lúc là một trái B40 bắn sượt qua đuôi xe, có lúc một trái M79 bắn tung nóc xe, khi thì một loạt trung liên bắn ra từ trong rừng... Nhờ phúc lớn, mạng lớn hay nhờ lời cầu nguyện của Út mà tôi vẫn an lành. Chỉ bị thương nhẹ trong chuyến đi Takeo.
Thằng hy sinh đầu tiên trong trung đội là thằng Bình ( Hải dương). Nó gác cùng ca với tôi. Thường ngày, đến giờ đổi gác tôi thường ra ký sổ gác nhận bàn giao. Trưa hôm đó chúng tôi gác ca 12h - 2h. Thằng Bình gọi :
- Xuống nhận ca đi anh.
- Uh, mày ra đi anh xuống ngay.
Xách khẩu súng ở góc phòng tôi cũng đi xuống ngay sau nó. Vừa bước ra cổng một tiếng súng vang lên. Thằng Bình đang đi trước tôi vài bước chân ngã vật xuống. Tôi chỉ kịp nhảy đến nâng nó lên. Anh em trong nhà xách súng chạy ra, nhưng cũng không kịp vì chẳng phát hiện được gì.
Thằng Bình nằm trong tay tôi chỉ kêu được mấy tiếng: " Ư..ư.." trong cổ rồi tắt thở.
Chúng tôi khiêng Bình vào nhà. Nó bị bắn xuyên qua tim, máu đang rỉ ra ướt cái áo quân phục. Cả tiểu đội bàng hoàng, chúng tôi vừa ngồi ăn cơm với nhau... Giờ nó đã ra đi không kịp nói lại câu gì. Tôi lặng im, gọi điện thoại báo cụ An. Lúc đó thực sự là rất hoảng, tôi biết tử thần vừa lướt qua tôi, nếu như mọi khi thì người nằm đây chắc chắn sẽ là tôi.
Chúng tôi những người lính đang ở chiến trường sẽ hy sinh bất cứ lúc nào. Với những chuyến bảo vệ cán bộ dày đặc như vậy thì một ngày nào đó đến lượt tôi sẽ nằm lại trên đất nước xa lạ này.
Sau vụ thằng Bình hy sinh. Phải mất hơn một tuần tâm lý tôi mới trở lại bình thường. Và cũng từ đó tôi không còn viết thư cho ai ngoài vài dòng cho gia đình mỗi tháng 1 lần.
Út vẫn viết thư cho tôi đều đều. Không thấy tôi trả lời, nên thư của Út cũng thưa dần. Đến đầu năm 1981 thì tôi không nhận được thư của Út nữa.
Thôi thế cũng tốt. Coi như tôi đã nằm lại trên đất nước Chùa Tháp này.
Cũng năm 1981 tôi chuyển sang bảo vệ chú NĐ. Tuy không phải đi công tác thường xuyên nhưng khi trong nội bộ đoàn chuyên gia Ngoại giao có người đi công tác thì tôi vẫn lên đường.
Đang có ý định viết lại thư cho Út thì lại gặp trận tập kích ở Kampot. Tôi liền từ bỏ ý định viết thư cho Út.
Tháng 8/1982 trong một chuyến công tác Phnom Penh - SG. Hôm đó tôi mang chiếc UAZ cũ về SG để đổi xe mới. Vì đi một mình, xe thì ọc ạch nên tôi đi khá sớm. Mặc bộ quân phục và mang theo khẩu súng ngắn tôi lên xe phi một mạch về biên giới. Qua Gò Dầu Hạ xe bắt đầu lật khật. Biết cái bệnh của nó là bơm xăng. Tôi nhảy xuống dùng tay bơm, nhưng cũng chỉ đi được 2-3 km xe lại dừng, lại bơm tay. Cứ như vậy tôi đi đến thị xã Tây ninh tìm được một gara bên đường cho xe vào sửa.
Gara báo phải chờ tìm phụ tùng thay vì xe Nga họ không có sẵn.
Tìm một quán cafe ngồi chờ. Ông chủ gara chỉ đường cho tôi đến một quán cafe gần đó.
Nhận ra con đường quen thuộc gần chợ. Quán cafe xưa vẫn còn đó, bên cạnh mọc ra thêm vài quán nữa. Đường phố tấp nập hơn xưa. Thời gian trôi đi mau, cũng tròn 4 năm tôi lại quay về đúng nơi này. Lướt qua mấy quán cafe tôi đi nhanh về phía góc chợ...
Sạp hàng của má Út kia rồi. Tim tôi đập mạnh đi đến trước gian hàng. Hàng hóa trong sạp phong phú hơn, đa số là hàng Thái từ Campuchia chuyển về. Má Út không thay đổi nhiều, duy có mái tóc đã bạc thêm nhiều. Thấy có người bước lại má Út ngẩng lên :
- Con chào má. Con quay về thăm má và Út đây.
Bà má cũng đã nhận ra tôi.
- Trời, con còn sống hả ? Sao giờ con mới trở lại ?
Má rưng rưng nước mắt :
- Sao bao lâu con mới trở về ? Sao lại muộn vậy chứ ? Con Út...con Út...
Người như có luồng điện chạy qua, ngực cảm thấy khó thở. Tôi vội hỏi :
- Sao má, Út làm sao rồi ?
Thấy tôi lo lắng, má xua tay :
- Không, không con Út không sao ? Nhưng...con ngồi xuống đây. Từ từ má nói cho con nghe...
( ...em nghỉ chút..viết đoạn này nghẹt thở quá ...)