Haha cụ thật là tinh tế
Em sẽ save lại còm trên của cụ Phỗng để khi nào thớt lên 500 tầng sẽ kéo lại xem tình hình tu luyện bỏ buông ko bám chấp của cụ í đến đâu
Liên quan đến việc bán khoán mà ko chuộc khoán mà mợ
Hoàng Trang có nhắc tới, em xác nhận là đúng luôn trong trường hợp của bố em. Ông bà nội em có tổng cộng 10 người con mà bố em là trưởng nam. Thời ông bà sinh đông con lại mải làm ăn nhặt nhạnh buôn bán nên nhớ nhớ quên quên, nuôi dạy các con cũng tùy hứng. Kiểu ai mách gì cho là tốt cũng làm theo. Thế rồi bà nghe ai đó mách là bán khoán các con lên chùa cho dễ nuôi. Bố em được (bị) bà áp dụng luôn vụ này tại chùa Quán Sứ. Nhẽ ra, đến khi bố em đủ 12 tuổi thì phải quay lại chùa để sư thầy hướng dẫn làm lễ chuộc khoán. Nhưng không, bà nội em quên béng đi và kệ. Bà nội và mẹ em kể, hồi đó cứ ngày rằm và mùng 1 hàng tháng bất kể Tết, rằm tháng giêng tháng chạp hay năm nhuận gì, bố em lạ lắm, cứ như 1 con người khác, hay cáu kỉnh, dễ sinh sự, ngang ngạnh và kiếm chuyện cãi vã với tất cả mọi người. Mãi đến sau này, khi mẹ em về làm dâu rồi, có hỏi han lại bà thì mới biết chuyện. Mẹ em vội hỏi thăm nhà chùa và được sư thầy hướng dẫn làm lễ chuộc khoán lại cho bố em sau từng ấy năm. Mọi việc xong xuôi thì vào các ngày rằm mùng 1 bố em cũng dần hết hẳn những phát nóng trong người dễ nổi cáu, tính khí ổn định bình thường. Vậy nên em tin rằng việc bán khoán chính là 1 sự kêu cầu các Ngài, xin các Ngài che chở khi còn thơ dại và đặc biệt là có thời hạn cụ thể. Sau thời hạn ấy thì quay lại có lời cảm tạ các Ngài để tâm tính ổn định cuộc sống bình thường.