[Funland] Nơi chia sẻ những câu chuyện Tâm linh trong cuộc sống thường ngày 2024 Vol 8

prado2012

Xe điện
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
3,899
Động cơ
360,027 Mã lực
tạ ơn mợ hỏi thăm. vẫn cơ man bão giông & nắng lửa. cơ mà vẫn vùi sâu dưới đáy những gì đau thương, ko hát tình ca nhưng kể chuyện tâm linh.

em thả tấm hình câu chuyện về đêm giáng sinh 2023 tại đây, rồi sau biên lại sự việc hầu cccm.

20240317_192223.jpg
Vâng vì có đợt cụ nổi lên nhưng tâm tư xáo động, em nghĩ cụ nhiều việc chưa rốt ráo. Hy vọng năm mới mọi việc thông suốt hơn.
 

phuctapboiphan

Xe tải
Biển số
OF-843664
Ngày cấp bằng
18/11/23
Số km
360
Động cơ
50,277 Mã lực
Tuổi
37
Rắn thường sống theo cặp. Nhà mợ cũng may phát hiện ra sớm chứ ổ trứng kia nở ra thì không biết thế nào. Loài hổ mang này mà người vô tình đi đến khiến con mồi của nó chạy thì nó mổ người luôn chứ không phải sợ người mà bỏ đi như bố mợ nói đâu ạ.
Vâng mợ, chắc thầy cháu chỉ biết vậy thôi ạ.
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
25,948
Động cơ
682,670 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vâng mợ, chắc thầy cháu chỉ biết vậy thôi ạ.
Quan điểm của em, gặp rắn ở đình chùa miếu mạo mới ngại chứ rắn ở ruộng vườn thì chỉ là rắn thôi ạ. Mấy loại độc nhất: hổ mang, cạp nong, cạp nia em gặp đủ cả.
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,627
Động cơ
627,557 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Sự trả thù của rắn.
Vườn nhà thầy u cháu rộng lắm,nhưng được thầy cháu bố trí rất hợp lý và gọn gàng. Hai khu mà cháu yêu thích nhất là luống hoa trước cửa nhà và khu chuồng gà phía sau nhà bếp. Vùng nhà cháu ở là đất trồng hồng xiêm.Hồng xiêm nhà cháu có những cây lâu năm to lắm quả ăn rất ngon,xen kẽ có những cây ít tuổi hơn, nhưng bù lại nó cho quả to hơn,sai hơn. Các gốc hồng xiêm đều được xây gạch xung quanh trông đẹp mắt lắm.Hàng ngày ở nhà cháu có nhiệm vụ tưới cây và cho gà ăn những hôm không đi học.
Trước đâyở nhà cháu có Mực và Mướp là đôi bạn kề vai sát cánh trong cuộc chiến chống chuột, nhưng sau đó Mực phải đi với anh cháu nên nhà còn lại có Mướp thôi.Một mình mèo với khu vườn rộng như thế là cuộc chiến không cân sức rồi, thầy cháu đi xin ở đâu về một em chó màu trắng có điểm vài đốm vàng, nó ăn nhiều lắm dáng thì to to bếu bếu nên thầy cháu đặt tên nó là Bệu.Thầy u cháu cũng thương yêu nhau nhưng theo cách riêng của mỗi người.Có một điều cháu nhận thấy là sở thích rất ngược nhau ,u cháu thích màu đen thì thầy cháu thích màu trắng, u cháu thích hoa thì thầy cháu cây...U cháu đẹp lắm ,tóc dài làm một búi to tướng sau gáy, u kém thầy cháu 15 tuổi lại là con gái của người hoạt động việc gì đó cùng thầy cháu . Khi u cháu lấy thầy rồi mới biết thầy cháu đã có một đời vợ và có mấy con rồi.Cháu chưa một lần thấy u cháu phàn nàn gì về thầy cả nhưng khi lớn nên thấy u cháu có những lúc ngắm những bông phấn hồng mà ánh mắt nhìn xa xăm , xa xăm...
Nhà cháu có 7 anh chị em (của cả hai bà ) chị em gái cháu giống u, cháu được cái giống ulà cái thích trồng hoa hồng phấn, có một lần chồng cháu nói:
-Mẹ nó xấu nhất nhà, chỉ được cái hay cười.
Hầy hà,nỗi buồn lớn nhất là nỗi buồn bị chồng chê, nhưng kệ buồn làm gì vì đúng mà.
Hôm đấy cũng như mọi hôm, cháu mang ngô và thóc cho gà ăn, nhưng hôm nay hơi lạ nghe thấy tiếng Mướp khè khè gừ gừ từ xa, cháu lại gần thì thấy một con rắn cái đuôi nó quấn lấy một cành hồng xiêm, thân nó thả xuống lơ lửng như một sợi dây thừng,nó to quá, ở cổ nó có hai cái khoang vàng,chết rồi rắn Hổ mang, cháu không chạy được hai chân cứ như đi mượn, ngồi phịch xuống đất,thóc ngô đổ tung tóe. Nhà chẳng có ai ,chỉ có Bệu thôi. Thấy cháu ra Mướp lại càng khè to hơn, đừng chứ , đừng đánh động rắn chắc nó đang ngủ,nó mà dậy là chết đấy. Lấy lại bình tĩnh cháu đang bò bò thoát khỏi khu vực này thì :Giàu...Gầu..Giàu..Gầu..Cái thằng Bệu ở đâu lao đến sủa inh ỏi, Bệu thật là ngốc ngếch,lúc này ai muốn giàu gì nữa, Mướp thấy Bệu tiếp ứng lại hung hơn,cái tay lại còn cào cào nữa, đành trông cậy cả vào Mướp và Bệu vậy.
-Bộp, bộp
-Ha...a
Tiếng cười của Cu Đen, chưa bao giờ cháu thấy quí nó đến vậy, quí cảcái tiếng cười, trên tay nó đang nắm chặt cổ con rắn, tiếng bộp, bộp là nó đập con rắn đóxuống đât.Nghe tiếng cười của nó là cháu biết trông cháu lúc đó thảm hại lắm. Mà cháu cũng thấy cháu chán cháu quá, chả trách Cu Đen nó bảo lấy cháu để làm gì.
Thì ra nghe thấy tiếng chó sủa Cu Đen nhìn sang tháy cảnh tượng đó nó đã sang để giúp cháu. Thằng này nó giỏi võ và nhanh nhẹn lắm nó ở lực lượng quân cảnh hay sao ý, nhưng mà lúc học cấp 3 Xuân đỉnh cùng cháu nó chí trá lắm, lại lười học bài. Có một lần 10 h đêm cháu chuẩn bị đi ngủ thì nó gọi qua bờ tường hỏi :
- Mày cho tao mượn vở bài tập Hóa của mày với
-Mày phải tự làm đi ai lại chép
-Hôm nay tao đi mãi lên Nhổn thăm bà về hơi ốm, mày cho tao mượn chép cho nhanh còn ngủ để mai đi học, sáng mai tao đem vở đến trả
_ Ừ
Sáng sau đến mãi khi chuẩn bị váo tiết nó mới đưa. Hôm đó cháu bị gọi kiểm tra bài cũ và làm bài tập ở nhà, tự tin cầm vở đưa lên cô giáo.
-Sao không làm bài tập ở nhà,về chỗ 0 điểm, ghi sổ đầu bài
Cháu về chỗ mở vở ra thì ôi thôi nó đã xé của cháu rồi, chắc là dán vào vở của nó. Giận lắm , hôm nay lại có tiết sinh hoạt lớp nữa chứ, cô chủ nhiệm phê bình trước lớp, nhưng cháu không khai ra nó vì khai ra là lại càng thêm tội. Hết buổi học , cháu đi nhanh về nhà sang mách bố nó,bác ấy cầm sẵn cái gậy , thấy nó bác phang không trượt phát nào, mà nó cũng chẳng tránh. Tưởng là nó giận cháu lắm, nhưng chiều hôm sau ngủ trưa dậy cháu thấy một cành khế trĩu quả chín vàng treo bên tường nhà cháu, À thì ra bạn không giận mà là đàn ông dám làm dám chịu đây.
Cháu liên thiên cho chuyện nó dài, các cụ , mợ có đọc thì bỏ qua nhé.
Trở về chuyện con rắn, Cu Đen đem về nó cùng bố chế biến thành một hũ rượu ngâm mà bác ấy bảo rất tốt, cháu vẫn sợ lắm không dám nhìn.Cháu kể với thầy cháu, thầy cháu bảo nó đến bắt chuột thôi, thấy nó thì lặng lẽ đi vào nó không bao giờ chủ động tấn công người trước đâu.
Sáng sau ngủ dậy không thấy Mướp đâu, bình thường là nó hay nhắc cháu:
-Ngheo... ngheo..nghèo...
Chắc nó chạy đâu rồi. Cháu ra vườn cho gà ăn. Không tin vào mắt mình nữa cả một đàn gà to bé chết la liệt, trứng gà đang ấp vỡ tung tóe, chỉ còn lại mấy con đang đậu trên chuồng cao có hai lớp lưới mắt cáo bảo vệ. Hai đàn gà mới nở chẳng còn con nào.Cháu gọi thầy cháu ra , nhìn một lúc thì thầy cháu bảo :
-Rắn nó cắn đấy
Bác hàng xóm cùng anh đi bộ đội với anh cháu chạy sang xem, tìm khắp vườn bới sau gốc chuối thì thấy một ổ trứng rắn có 6 quả.Bác nói:
-Con bắt hôm qua là con bố, con mẹ nó đang ấp trứng thấy động đã bỏ đi đâu rồi đấy, cẩn thận không nó váo nhà là nguy hiểm lắm.
Thầy cháu bảo bác mang cả ổ trứng về ngâm rượu cùng con hôm qua, rồi vào nhà tìm rắn mẹ nhưng không thấy. Thầy cháu lấy gậy dọn hết gà chết chôn xuống các gốc hồng xiêm mà cháu nhìn thấy tiếc quá. Các món yêu thích nhất của cháu là gà luộc gà nấu măng đang đi vào lòng đất. Nhà đã nghèo lại còn bị thế nữa, hồi xưa u cháu bảo : Giàu lợn nái,lụn bại gà con, cấm có sai
Cả ngày cháu cứ đi tìm mãi Mướp mà không thấy đâu,đến tối thầy và các em phải đóng hết cả các cửa sợ con rắn cái bò vào tìm trứng.Tầm gần 4h sáng tự nhiên thấy nhà bác hàng xóm ồn ồn, cả nhà tỉnh ngủ chạy ra xem, cháu chỉ đứng ngoài hiên thôi không dám sang,nhìn sang lại thấy Cu Đen trên tay cầm một con rắn, chắc đây là con rắn mẹ rồi. Thì ra bên nhà bác ấy có kinh nghiệm rồi rắn bố trứng ở bên nhà bác ấy thì rắn mẹ sẽ đến thôi và họ rình đúng gần sáng thì rắn vào và bị bắt sống. Bình rượu nhà bác ấy lại thêm con mẹ.
Mấy hôm mà Mướp nhà cháu không thấy đâu, Bệu không có bạn buồn thiu, cháu đi mấy nhà xung quanh tìm gọi mà không thấy đến chiều thì bác bảo vệ bên trường lưu trữ gọi , cháu chạy sang bác đưa vào một phòng kho ít ai vào của trường, đến gần nơi thì một mùi hôi bốc lên nồng nặc.Là Mướp, nó nằm gục đầu xuống một cánh tay có vết thương tím bầm, bác bảo vệ nói vết rắn cắn đó. Có lẽ Mướp bị cắn khi cố gắng bảo vệ đàn gà. Bác nói giống mèo ta nó lạ lắm, nó khác với chó vì bản tính nó rất tự cao nên khi biết mình sắp chết nó sẽ bỏ đi xa nhất có thể để không muốn chủ của nó chứng kiến những giây phút yếu đuối cuối cùng của nó......
Bác bảo vệ bỏ nó vào một vỏ bao xi măng đưa cho cháu mếu máo ôm về, thầy cháu làm một giàn củi hỏa thiêu rồi chôn xuống gốc bưởi chua bên cạnh chuồng gà, ngủ ngon nhé Mướp, tạm biệt...
Về tâm linh trong dân gian thì rắn tương trưng cho một vị thần cai quản sông nước nên được gọi là thủy thần. Ở các chùa lớn cháu đi lễ thì ngoài thờ phật ở Tam bảo, còn có nhà thờ Mẫu, trong nhà Mẫu thì có cả các Chúa các Chầu, nhìn lên trần điện thì thấy Thanh Xà Bạch xà. Cháu chỉ thấy Chùa Quán sứ là không có, còn chùa Trấn quốc, Vân hồ, Bồ đề, ....đều có đủ.
Không biết có đúng không nhưng các cụ già đi lễ cùng cháu đều nói ngoài việc cai quản sông nước thì thủy thần cũng hung dữ khi nổi cơn thịnh lộ, vì vậy khi ngủ mơ thấy rắn là các cụ nhà ta về đó, các cụ mang điềm lành đến cũng có khi mang điềm dữ nữa vị vậy biết trước mà đề phòng hóa giải. Chỉ chén nước trong bông hoa cuc vàng cúc trắng một đĩa hoa quả có điều gì sơ xuất xin các cụ đánh chữ đại xá cho.Viết đến đây cháu bất giác nhớ lại câu chuyện huyền thoại về rắn báo oán và việc Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Thôi thì có thờ có thiêng có kiêng có lành.
Mợ kể chuyện hay quá ợ!
Em rất lâu rồi không ăn thịt rắn, mà thực ra đến giờ may ra em ăn độ 4-5 lần thôi. Lần gần nhất là năm 2008 em làm thủy điện. Tối hôm ấy, mấy anh em lái xe bán tải đi từ khu nhà điều hành lên đập kiểm tra thi công, khi về gặp con rắn bò ngang đường. Anh lái xe để đèn pha chiếu thẳng rồi xuống tóm con cạp long về cắt tiết, làm thịt uống rượu đêm. Rồi đến một đợt có anh người Mông bắt được cặp rắn hổ chúa, một con dài 4m1, một con dài 3m2. Em với một ông nữa mua mỗi người một con làm ngâm rượu, em mua con đực dài 4m1. Đầu tiên em ngâm tạm trong cái bình rượu nhựa để dễ vận chuyển về HN. Theo như lời anh người Mông là ngâm 3 nước rượu đầu, mỗi nước tầm nửa tháng đến 1 tháng thì đổ đi thay rượu mới. Khi mang về tới HN em mua cái bình thủy tinh lớn để ngâm. Khi mới ngâm chưa có kinh nghiệm em đậy nắp kín quá, mới ngâm vài ngày thì cả 2 cái bình đều vỡ toang, rượu chảy lênh láng ra nhà. Đến cái bình thủy tinh thứ 3 thì em phải kiếm lá chuối khô bó vải đỏ nút bình thì ổn. Ngâm rượu được một thời gian em có kể chuyện với mấy lão ông trong xóm, các cụ doạ là hồn rắn nó phá bình đấy... Thế là em không giám uống giọt rượu ngâm rắn nào, em bê về quê cho mấy ông chú em uống.
 
Chỉnh sửa cuối:

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,627
Động cơ
627,557 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
tạ ơn mợ hỏi thăm. vẫn cơ man bão giông & nắng lửa. cơ mà vẫn vùi sâu dưới đáy những gì đau thương, ko hát tình ca nhưng kể chuyện tâm linh.

em thả tấm hình câu chuyện về đêm giáng sinh 2023 tại đây, rồi sau biên lại sự việc hầu cccm.

20240317_192223.jpg
Em oánh dấu hóng.
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
7,956
Động cơ
193,082 Mã lực
Tuổi
49
Mợ kể chuyện hanh quá ợ. Em rất lâu rồi không ăn thịt rắn, mà thực ra đến giờ may ra em ăn độ 4-5 lần thôi. Lần gần nhất là năm 2008 em làm thủy điện. Tối hôm ấy, mấy anh em lái xe bán tải đi từ khu nhà điều hành lên đập kiểm tra thi công, khi về gặp con rắn bò ngang đường. Anh lái xe để đèn pha chiếu thẳng rồi xuống tóm con cạp long về cắt tiết, làm thịt uống rượu đêm. Rồi đến một đợt có anh người Mông bắt được cặp rắn hổ chúa, một con dài 4m1, một con dài 3m2. Em với một ông nữa mua mỗi người một con làm ngâm rượu, em mua con đực dài 4m1. Đầu tiên em ngâm tạm trong cái bình rượu nhựa để dễ vận chuyển về HN. Theo như lời anh người Mông là ngâm 3 nước rượu đầu, mỗi nước tầm nửa tháng đến 1 tháng thì đổ đi thay rượu mới. Khi mang về tới HN em mua cái bình thủy tinh lớn để ngâm. Khi mới ngâm chưa có kinh nghiệm em đậy nắp kín quá, mới ngâm vài ngày thì cả 2 cái bình đều vỡ toang, rượu chảy lênh láng ra nhà. Đến cái bình thủy tinh thứ 3 thì em phải kiếm lá chuối khô bó vải đỏ nút bình thì ổn. Ngâm rượu được một thời gian em có kể chuyện với mấy lão ông trong xóm, các cụ doạ là hồn rắn nó phá bình đấy... Thế là em không giám uống giọt rượu ngâm rắn nào, em bê về quê cho mấy ông chú em uống.
Em nghĩ là do quá trình phân hủy xác động vật sinh ra 1 số loại khí hữu cơ làm tăng áp thôi ạ.

Hồi nhỏ em cũng nghe ông nội kể chuyện rắn trả thù. Quanh nhà ông bà em thì đầy rắn, hồi bé em gặp các vị ấy suốt.
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
15,587
Động cơ
323,048 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Em nghĩ là do quá trình phân hủy xác động vật sinh ra 1 số loại khí hữu cơ làm tăng áp thôi ạ.

Hồi nhỏ em cũng nghe ông nội kể chuyện rắn trả thù. Quanh nhà ông bà em thì đầy rắn, hồi bé em gặp các vị ấy suốt.
Mợ kể chuyện hanh quá ợ. Em rất lâu rồi không ăn thịt rắn, mà thực ra đến giờ may ra em ăn độ 4-5 lần thôi. Lần gần nhất là năm 2008 em làm thủy điện. Tối hôm ấy, mấy anh em lái xe bán tải đi từ khu nhà điều hành lên đập kiểm tra thi công, khi về gặp con rắn bò ngang đường. Anh lái xe để đèn pha chiếu thẳng rồi xuống tóm con cạp long về cắt tiết, làm thịt uống rượu đêm. Rồi đến một đợt có anh người Mông bắt được cặp rắn hổ chúa, một con dài 4m1, một con dài 3m2. Em với một ông nữa mua mỗi người một con làm ngâm rượu, em mua con đực dài 4m1. Đầu tiên em ngâm tạm trong cái bình rượu nhựa để dễ vận chuyển về HN. Theo như lời anh người Mông là ngâm 3 nước rượu đầu, mỗi nước tầm nửa tháng đến 1 tháng thì đổ đi thay rượu mới. Khi mang về tới HN em mua cái bình thủy tinh lớn để ngâm. Khi mới ngâm chưa có kinh nghiệm em đậy nắp kín quá, mới ngâm vài ngày thì cả 2 cái bình đều vỡ toang, rượu chảy lênh láng ra nhà. Đến cái bình thủy tinh thứ 3 thì em phải kiếm lá chuối khô bó vải đỏ nút bình thì ổn. Ngâm rượu được một thời gian em có kể chuyện với mấy lão ông trong xóm, các cụ doạ là hồn rắn nó phá bình đấy... Thế là em không giám uống giọt rượu ngâm rắn nào, em bê về quê cho mấy ông chú em uống.
Nói về rắn, nhà e 1 huyện Nghệ An, vùng đất nhà e ở hiện tại ven chân rừng là bố mẹ e san đồi lấp suối mà có. Vườn nhà trồng đủ loại cây ăn quả nên rất rậm rạp, chưa kể sát rừng nữa nhưng từ ngày bé đến tận bây giờ em rất ít khi gặp rắn. Hổ mang là chưa gặp bh, có 1 2 lần gặp rắn lục, rồi mấy con rắn ko độc thôi. Em thì chả sợ gì, thấy là em đập đấy. Nhưng cũng ko gặp chuyện gì kiểu rắn trả thù cả.
Nói về nhà ck e, cùng huyện với nhà e. Về mật độ cây xanh quanh nhà thì nhà ck phải gọi nhà e bằng cụ. Nhưng ở nhà ck lại hay có rắn xuất hiện đặc biệt là hổ mang. Rất nhiều lần nó vào ăn trứng gà, rồi cắn chết cả gà mẹ đang ấp trong tổ, cũng nhiều lần bố ck em đập dc, làm em sinh ra cảm giác sợ nếu phải đi vệ sinh vào ban đêm vì nhà vệ sinh hơi xa nhà, lưng chừng trên đồi
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,781
Động cơ
876,628 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Nói về rắn, nhà e 1 huyện Nghệ An, vùng đất nhà e ở hiện tại ven chân rừng là bố mẹ e san đồi lấp suối mà có. Vườn nhà trồng đủ loại cây ăn quả nên rất rậm rạp, chưa kể sát rừng nữa nhưng từ ngày bé đến tận bây giờ em rất ít khi gặp rắn. Hổ mang là chưa gặp bh, có 1 2 lần gặp rắn lục, rồi mấy con rắn ko độc thôi. Em thì chả sợ gì, thấy là em đập đấy. Nhưng cũng ko gặp chuyện gì kiểu rắn trả thù cả.
Nói về nhà ck e, cùng huyện với nhà e. Về mật độ cây xanh quanh nhà thì nhà ck phải gọi nhà e bằng cụ. Nhưng ở nhà ck lại hay có rắn xuất hiện đặc biệt là hổ mang. Rất nhiều lần nó vào ăn trứng gà, rồi cắn chết cả gà mẹ đang ấp trong tổ, cũng nhiều lần bố ck em đập dc, làm em sinh ra cảm giác sợ nếu phải đi vệ sinh vào ban đêm vì nhà vệ sinh hơi xa nhà, lưng chừng trên đồi
Làm cái bô cho an vui hữu ích mợ êy
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
15,587
Động cơ
323,048 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Làm cái bô cho an vui hữu ích mợ êy
Đợt mẹ ck e ốm, lúc chưa nằm liệt giường, mẹ vẫn bò lên đồi để đi vệ sinh. Mà cũng chả nói mẹ, đến em có hôm mưa, tý thì e trượt chân ngã, có đề xuất bố ck là xây nhà vs tự hoại cạnh nhà. Ob cũng già rồi đi vs cho khỏe nhưng ông ko chịu, bảo xây vậy sẽ ảnh hưởng nguồn nước, bẩn này kia. Mãi đến lúc mẹ e nằm liệt hẳn thì bà mới chấp nhận cảnh đi bô, chứ nếu gắng đi dc, vẫn cố đi ra nhà vs vì ko muốn ck và con cái dọn. Sau này e mà về đó ở thì kiểu gì e cũng fai xây thật cụ ah, còn phương án bô ko ổn lắm.
Mỗi lần đi đêm là e sẽ kiếm 1 cái gậy và cái đèn sáng, em sẽ dùng gậy dò đường trước, để chẳng may có rắn thì cho nó chạy đi
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,781
Động cơ
876,628 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Đợt mẹ ck e ốm, lúc chưa nằm liệt giường, mẹ vẫn bò lên đồi để đi vệ sinh. Mà cũng chả nói mẹ, đến em có hôm mưa, tý thì e trượt chân ngã, có đề xuất bố ck là xây nhà vs tự hoại cạnh nhà. Ob cũng già rồi đi vs cho khỏe nhưng ông ko chịu, bảo xây vậy sẽ ảnh hưởng nguồn nước, bẩn này kia. Mãi đến lúc mẹ e nằm liệt hẳn thì bà mới chấp nhận cảnh đi bô, chứ nếu gắng đi dc, vẫn cố đi ra nhà vs vì ko muốn ck và con cái dọn. Sau này e mà về đó ở thì kiểu gì e cũng fai xây thật cụ ah, còn phương án bô ko ổn lắm.
Mỗi lần đi đêm là e sẽ kiếm 1 cái gậy và cái đèn sáng, em sẽ dùng gậy dò đường trước, để chẳng may có rắn thì cho nó chạy đi
Làm cái đèn đeo lên trán cho tiện Mợ ạ, rảnh 2 tay
Cái này em nghiêm túc đấy
 

phuctapboiphan

Xe tải
Biển số
OF-843664
Ngày cấp bằng
18/11/23
Số km
360
Động cơ
50,277 Mã lực
Tuổi
37
Mợ kể chuyện hay quá ợ!
Em rất lâu rồi không ăn thịt rắn, mà thực ra đến giờ may ra em ăn độ 4-5 lần thôi. Lần gần nhất là năm 2008 em làm thủy điện. Tối hôm ấy, mấy anh em lái xe bán tải đi từ khu nhà điều hành lên đập kiểm tra thi công, khi về gặp con rắn bò ngang đường. Anh lái xe để đèn pha chiếu thẳng rồi xuống tóm con cạp long về cắt tiết, làm thịt uống rượu đêm. Rồi đến một đợt có anh người Mông bắt được cặp rắn hổ chúa, một con dài 4m1, một con dài 3m2. Em với một ông nữa mua mỗi người một con làm ngâm rượu, em mua con đực dài 4m1. Đầu tiên em ngâm tạm trong cái bình rượu nhựa để dễ vận chuyển về HN. Theo như lời anh người Mông là ngâm 3 nước rượu đầu, mỗi nước tầm nửa tháng đến 1 tháng thì đổ đi thay rượu mới. Khi mang về tới HN em mua cái bình thủy tinh lớn để ngâm. Khi mới ngâm chưa có kinh nghiệm em đậy nắp kín quá, mới ngâm vài ngày thì cả 2 cái bình đều vỡ toang, rượu chảy lênh láng ra nhà. Đến cái bình thủy tinh thứ 3 thì em phải kiếm lá chuối khô bó vải đỏ nút bình thì ổn. Ngâm rượu được một thời gian em có kể chuyện với mấy lão ông trong xóm, các cụ doạ là hồn rắn nó phá bình đấy... Thế là em không giám uống giọt rượu ngâm rắn nào, em bê về quê cho mấy ông chú em uống.
Cháu nghĩ ăn hay uống ,chắc không sao đâu ạ, cái làng Lệ Mật họ nuôi và giết có sao đâu. Câu chuyện cháu kể nó là một hiện tương thôi, và cháu liên tưởng đến những truyền thuyết cũng như việc thờ cúng theo tín ngưỡng tâm linh của dân tộc mình tại đền chùa thôi ạ, mỗi người có một niềm tin riêng ạ. Cảm ơn cụ đã đọc bài của cháu.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,015
Động cơ
553,407 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
(...em tiếp tục chuyện lính)
Bọn em ở 606 THĐ hai ngày vẫn không thấy ai đả động đến. Không khí trong trạm tấp nập, quân đi quân đến. Bọn em chỉ loanh quanh ngồi cổng uống cafe. Không dám đi đâu xa, sợ chuyển quân bất ngờ. Sang ngày thứ 3 em lên phòng quân lực hỏi đại úy Ba :
- Thủ trưởng cho bọn em biết khi nào chúng em về đơn vị huấn luyện. Ở đây dài dài buồn quá.
- Cứ yên tâm, chắc 2 ngày nữa, chờ anh em ở các đơn vị khác về.
Lại ra quán vỉa hè ngồi. Bà thím bán cafe hỏi :
- Các chú lính biên giới đánh Miên về hả ? Trông là biết chú nào chú ấy ốm nhách. Buồn thì cứ ra uống cà phê tôi không lấy tiền mấy chú đâu.
Trong đám mấy anh em thì có mình em hay ngồi. Nghe đại úy Ba nói còn hai ngày nữa, yên tâm nên em nhảy xe lam tìm nhà bà chị họ ở chợ Tân Định chơi. Rồi xuống Lục quân công xưởng thăm bà cô. Được trợ cấp ít tiền em về lang thang dọc THĐ có mấy rạp chiếu phim, nhà hát gì đó liền chui vào xem. Từ khi đi lính chưa được xem phim. Chiều tối ngày thứ hai thêm một xe chở hơn 20 lính biên giới về.
Sáng hôm sau gần 60 thằng tập trung dưới sân xi măng. Ngoài đại úy Ba còn có một ông đại tá, hai ông trung tá và một ông thiếu tá. Từ khi đi lính đến giờ chưa bao giờ thấy lắm tá đến thế. Ông đại tá nói :
- Tôi thay mặt thiếu tướng Nguyễn Xuân Hoàng trưởng ban B.68 tuyên bố thành lập đại đội cảnh vệ đặc biệt thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Các đồng chí là những chiến sĩ xuất sắc tại các đơn vị đã kinh qua chiến đấu, có thành tích. Nên chúng ta sẽ làm nhiệm vụ luôn và kết hợp huấn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác. Đ/c trung tá An và thiếu tá Vy bên bộ đội đặc công sẽ trực tiếp huấn luyện các đ/c. Sau đây các đ/c xuống hậu cần, nhận quân trang và vũ khí mới. Quân trang cũ sẽ không được sử dụng nữa. Giải tán.
Cả bọn ngơ ngác, không hiểu là đơn vị gì ? Nhiệm vụ cụ thể ra sao ? Em thì đinh ninh mấy thằng ở sư cũ nói là chuẩn rồi. Chỉ vẫn tiếc không được ra bắc cùng sư đoàn.
Bọn em được phát hai bộ quân phục là lạ. Áo màu xanh da trời lá mạ nhạt, nắp túi vuông, quần màu ghi xám, cái mũ kiểu Bát lộ quân TQ cùng màu với quần, giày vải màu xanh của bộ đội VN. Mấy thằng kêu :
- Quân trang kiểu mẹ gì thế này ? Trông như mèo tam thể 😂.
Lĩnh quân trang xong thì đến vũ khí. Mỗi thằng vẫn một khẩu AK báng gập, một K54 và hai quả lựu đạn tấn công nho nhỏ. 5 băng đạn AK và hai băng K54. Tất cả đều mới tinh, dính đầy dầu mỡ. Lại phải xuống nhà bếp lấy nước sôi dội cho đỡ dầu mỡ, hì hụi lau cả buổi sáng mới xong đống súng đạn.
Đầu giờ chiều bọn em được lệnh thay quân trang mới, mang súng đạn, ba lô tập trung dưới sân.
Trung tá An nói :
- Các đ/c chờ ở đây chút nữa xe sẽ đón về đơn vị. Do quân số còn thiếu nên tôi cắt lại một tiểu đội làm nhiệm vụ bảo vệ trạm 606 này.
Sau đó ông đọc tên 10 thằng ở lại. Rất tiếc vểnh tai mãi mà không thấy tên mình ở lại. Đúng là số nhọ. Tranh thủ xe chưa đến em lấy đôi bốt đề sô của VNCH đã được giặt sạch trong balo ra mang biếu thím bán cafe vì có lần thím khen đồ lính VNCH hồi xưa bền "dễ sợ" mong kiếm được đôi giày cho chú đi phát rẫy. Thím cafe vui vẻ nhận đôi giày, rồi trợn mắt nhìn em :
- Trời, mày bận đồ gì mà kỳ vậy ?
- Dạ, quân phục lính Miên đó thím. Bọn con lại đi bây giờ đây.
- Tội nghiệp. Đi hoài vậy bao giờ mới về ?
Thím pha cho tôi ly cafe. Chưa uống thì xe đến. Vội chào thím em xách đồ nhảy lên xe.
Xe chạy qua cầu SG hướng ra xa lộ Biên Hòa. Hồi đó cũng chẳng biết đường xá gì, chỉ biết xe rẽ vào một con đường nhỏ, đầu đường có tấm bảng gỗ đề " Khu giãn dân Thủ Đức" chạy thêm 2km nữa thì rẽ vào một tu viện. Ngoài cổng có gắn tấm bảng " Tu viện, viện thần học Đa Minh"
Một khu nhà 3 tầng, thêm một tầng hầm, tọa lạc trên một khu đất rộng. Tầng 1 là nhà ăn, khu bếp, nhà nguyện, thư viện. Tầng 2-3 có hành lang chạy giữa dọc hai bên là những phòng nhỏ khép kín khoảng 12m2. Cuối hành lang mỗi tầng là một hội trường rộng bố trí như giảng đường đại học.
Đầu hồi là một cây thanh giá bằng đá rất to chạy dài từ đỉnh mái tầng 3 xuống đất. Xung quanh là bãi bóng đá nhỏ, sân bóng chuyền, và các loại xà đơn, xà kép, tạ... Bao quanh toàn bộ khu đất tu viện là một hàng rào dây thép gai cao 3 m ( sau này bọn em bổ sung thêm 2 lớp rào nữa)
Xe đỗ tại sân bóng. Ra đón bọn em là một đại úy quân đội và hai đ/c công an.
Bọn em lên thẳng hội trường tầng 3. Đại úy Hoàng bảo :
- Khu nhà này do công an quản lý một tuần nay. Giờ bàn giao cho chúng ta. Dưới tầng hầm hiện còn tạm giữ hơn 30 cha cố, cha tuyên úy. Các đ/c tạm thời canh giữ số người này vài hôm cho đến khi bên công an chuyển họ đi.
Vẫn chưa biết nhiệm vụ chính là gì ? Cụ An quay lại SG. Cụ Vy ở lại cùng đại úy Hoàng. Bọn em chia thành hai trung đội một trung đội gác cổng chính, cổng sau và tuần tra. Trung đội em thì canh các cha đạo.
Mỗi đêm phải gác 2 ca, mỗi ca 2h. Nên hay ngồi nói chuyện với các cha. Ở đây có hơn 30 cha, phần đa là tiến sĩ, phó tiến sĩ thần học. Đã tốt nghiệp tại Roma hoặc Vatican. Đêm nào ngồi gác em cũng nói chuyện với cha Joseph Thảo. Cha trẳng trẻo, đẹp trai giọng nói truyền cảm. Cha tốt nghiệp tiến sĩ thần học tại Vatican. Về nước được hơn tháng thì miền nam giải phóng. Vì Thủ Đức nhiều giáo dân nên các cha thay nhau đi giảng đạo cho dân quanh vùng. Cách đây gần một tháng thì công an bao vây và lục soát khu tu viện vì nghi các cha giấu truyền đơn *********. Lùa các cha xuống tầng hầm tạm giam. Cha Thảo rất hiểu biết, kiến thức rộng, cha cũng nghiên cứu rất sâu về chủ nghĩa Mác, Le nin. Nói chuyện với cha hàng đêm rất thoải mái và chóng hết giờ gác. Còn nhớ cha nói : " Tôi rất tôn trọng và khâm phục những người lính. Họ là người đem tuổi trẻ và xương máu bảo vệ tổ quốc, giống nòi. Dù là VC hay VNCH đều là con dân VN. Họ sống ở chế độ nào thì phải phục vụ chế độ đó. "
Hơn một tuần sau thì CA đến đưa các cha đi nông trường Lê Minh Xuân khai hoang khu kt mới.
Bọn em dọn dẹp tầng hầm, mỗi thằng được phát một cái giường sắt. Cả hai trung đội đều ở dưới tầng hầm. Các phòng phía trên được dọn dẹp kê lại giường tủ.
Cụ An đã quay lại Thủ Đức cùng tường Hoàng " điếc". Tướng Hoàng phát biểu ngắn gọn :
- Nhiệm vụ của các đồng là bảo vệ, phục vụ các cán bộ cao cấp của " Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu quốc CPC."
Họ sẽ tập trung về đây trong một hai ngày nữa. Phương án bảo vệ ra sao ? Chống tập kích, chống biệt kích đổ bộ đường không thế nào... Đ/c An, Vy, Hoàng và sẽ bổ sung thêm một đ/c trung tá Hiện về để quản lý và huấn luyện thêm.
Lưu ý thêm là tất cả các đ/c Campuchia về đây là những tinh hoa của cách mạng Campuchia. Những người sẽ đứng đầu chính phủ Campuchia trong tương lai. Nên các đ/c có thể phải hy sinh nhưng họ thì không thể. Phải bảo vệ an toàn tuyệt đối.
Như vậy, nhiệm vụ đã rõ ràng. Và từ đây chúng tôi sẽ ở tại tu viện này. Lính tráng thở phào. Dù sao thì cũng đang ở khu vực an toàn. Được ở nhà xây tuy là tầng hầm nhưng cũng sướng hơn lán trại biên giới. Có đèn điện, nước máy, quạt trần. Ăn uống khá hơn, không phải ăn độn. Sinh hoạt có khi còn sướng hơn nhà.
Ngay tối hôm sau. Gần nửa đêm có hai xe ca chở những người Campuchia đến. Phần đa họ là đàn ông tuổi từ 30 đến 50. Có vài đứa trẻ con 15 - 16 tuổi. Họ nói với nhau bằng tiếng Khmer, nhưng hình như học cũng biết tiếng VN rất khá.
Bọn em giúp học ổn định chỗ ăn ở trên tầng 2 và 3.
Từ đó, việc bảo vệ được tăng cường, các hàng rào được rào thêm. Vọng gác cổng chính, cổng phụ thêm hai ụ súng máy. Khu vực tu viện im lim, không ai được ra ngoài. Ngoài giờ gác bọn em ra sân bóng miệt mài luyện thêm cùng cụ An, cụ Vy. Chủ yếu là bắn súng ngắn và vũ thuật. Hai cụ đều là đặc công Rừng Sác, nên kinh nghiệm chiến đấu phong phú
Hơn 2 tháng qua đi. Để phục vụ công tác tuyên truyền, ta thành lập thêm một đài phát thanh của Mặt trận tại tầng 3. Mấy căn phòng được đục thông nhau, một nhóm kỹ sư từ HN mang thiết bị vào lắp ráp. Tiểu đội em bị phân công gác đài phát thanh vào buổi tối.
Vì sinh ra cái ĐPT nên cần có phát thanh viên, ca sĩ, nhạc công...
Và tướng Hoàng cùng bộ sậu lại phải đi đến các trại tị nạn dọc biên giới để tuyển người. Vì là tiểu đội gác đài nên em lại vác súng bảo vệ đoàn của tường Hoàng về trại Bến Sỏi - Tây Ninh.
Trong chuyến đi đó em gặp lại cô Út tỉnh đội Tây ninh 😀.
( Hôm nay quá muộn rồi. Nghỉ nhé các cụ. Mai tiếp tục.👋.)
 
Chỉnh sửa cuối:

ZynZyn

Xe lăn
Biển số
OF-186539
Ngày cấp bằng
22/3/13
Số km
13,552
Động cơ
683,842 Mã lực
E đang tưởng nay ko được đọc chuyện của cụ.
(...em tiếp tục chuyện lính)
Bọn em ở 606 THĐ hai ngày vẫn không thấy ai đả động đến. Không khí trong trạm tấp nập, quân đi quân đến. Bọn em chỉ loanh quanh ngồi cổng uống cafe. Không dám đi đâu xa, sợ chuyển quân bất ngờ. Sang ngày thứ 3 em lên phòng quân lực hỏi đại úy Ba :
- Thủ trưởng cho bọn em biết khi nào chúng em về đơn vị huấn luyện. Ở đây dài dài buồn quá.
- Cứ yên tâm, chắc 2 ngày nữa, chờ anh em ở các đơn vị khác về.
Lại ra quán vỉa hè ngồi. Bà thím bán cafe hỏi :
- Các chú lính biên giới đánh Miên về hả ? Trông là biết chú nào chú ấy ốm nhách. Buồn thì cứ ra uống cà phê tôi không lấy tiền mấy chú đâu.
Trong đám mấy anh em thì có mình em hay ngồi. Nghe đại úy Ba nói còn hai ngày nữa, yên tâm nên em nhảy xe lam tìm nhà bà chị họ ở chợ Tân Định chơi. Rồi xuống Lục quân công xưởng thăm bà cô. Được trợ cấp ít tiền em về lang thang dọc THĐ có mấy rạp chiếu phim, nhà hát gì đó liền chui vào xem. Từ khi đi lính chưa được xem phim. Chiều tối ngày thứ hai thêm một xe chở hơn 20 lính biên giới về.
Sáng hôm sau gần 60 thằng tập trung dưới sân xi măng. Ngoài đại úy Ba còn có một ông đại tá, hai ông trung tá và một ông thiếu tá. Từ khi đi lính đến giờ chưa bao giờ thấy lắm tá đến thế. Ông đại tá nói :
- Tôi thay mặt thiếu tướng Nguyễn Xuân Hoàng trưởng ban B.68 tuyên bố thành lập đại đội cảnh vệ đặc biệt thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Các đồng chí là những chiến sĩ xuất sắc tại các đơn vị đã kinh qua chiến đấu, có thành tích. Nên chúng ta sẽ làm nhiệm vụ luôn và kết hợp huấn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác. Đ/c trung tá An và thiếu tá Vy bên bộ đội đặc công sẽ trực tiếp huấn luyện các đ/c. Sau đây các đ/c xuống hậu cần, nhận quân trang và vũ khí mới. Quân trang cũ sẽ không được sử dụng nữa. Giải tán.
Cả bọn ngơ ngác, không hiểu là đơn vị gì ? Nhiệm vụ cụ thể ra sao ? Em thì đinh ninh mấy thằng ở sư cũ nói là chuẩn rồi. Chỉ vẫn tiếc không được ra bắc cùng sư đoàn.
Bọn em được phát hai bộ quân phục là lạ. Áo màu xanh da trời lá mạ nhạt, nắp túi vuông, quần màu ghi xám, cái mũ kiểu Bát lộ quân TQ cùng màu với quần, giày vải màu xanh của bộ đội VN. Mấy thằng kêu :
- Quân trang kiểu mẹ gì thế này ? Trông như mèo tam thể 😂.
Lĩnh quân trang xong thì đến vũ khí. Mỗi thằng vẫn một khẩu AK báng gập, một K54 và hai quả lựu đạn tấn công nho nhỏ. 5 băng đạn AK và hai băng K54. Tất cả đều mới tinh, dính đầy dầu mỡ. Lại phải xuống nhà bếp lấy nước sôi dội cho đỡ dầu mỡ, hì hụi lau cả buổi sáng mới xong đống súng đạn.
Đầu giờ chiều bọn em được lệnh thay quân trang mới, mang súng đạn, ba lô tập trung dưới sân.
Trung tá An nói :
- Các đ/c chờ ở đây chút nữa xe sẽ đón về đơn vị. Do quân số còn thiếu nên tôi cắt lại một tiểu đội làm nhiệm vụ bảo vệ trạm 606 này.
Sau đó ông đọc tên 10 thằng ở lại. Rất tiếc vểnh tai mãi mà không thấy tên mình ở lại. Đúng là số nhọ. Tranh thủ xe chưa đến em lấy đôi bốt đề sô của VNCH đã được giặt sạch trong balo ra mang biếu thím bán cafe vì có lần thím khen đồ lính VNCH hồi xưa bền "dễ sợ" mong kiếm được đôi giày cho chú đi phát rẫy. Thím cafe vui vẻ nhận đôi giày, rồi trợn mắt nhìn em :
- Trời, mày bận đồ gì mà kỳ vậy ?
- Dạ, quân phục lính Miên đó thím. Bọn con lại đi bây giờ đây.
- Tội nghiệp. Đi hoài vậy bao giờ mới về ?
Thím pha cho tôi ly cafe. Chưa uống thì xe đến. Vội chào thím em xách đồ nhảy lên xe.
Xe chạy qua cầu SG hướng ra xa lộ Biên Hòa. Hồi đó cũng chẳng biết đường xá gì, chỉ biết xe rẽ vào một con đường nhỏ, đầu đường có tấm bảng gỗ đề " Khu giãn dân Thủ Đức" chạy thêm 2km nữa thì rẽ vào một tu viện. Ngoài cổng có gắn tấm bảng " Tu viện, viện thần học Đa Minh"
Một khu nhà 3 tầng, thêm một tầng hầm, tọa lạc trên một khu đất rộng. Tầng 1 là nhà ăn, khu bếp, nhà nguyện, thư viện. Tầng 2-3 có hành lang chạy giữa dọc hai bên là những phòng nhỏ khép kín khoảng 12m2. Cuối hành lang mỗi tầng là một hội trường rộng bố trí như giảng đường đại học.
Đầu hồi là một cây thanh giá bằng đá rất to chạy dài từ đỉnh mái tầng 3 xuống đất. Xung quanh là bãi bóng đá nhỏ, sân bóng chuyền, và các loại xà đơn, xà kép, tạ... Bao quanh toàn bộ khu đất tu viện là một hàng rào dây thép gai cao 3 m ( sau này bọn em bổ sung thêm 2 lớp rào nữa)
Xe đỗ tại sân bóng. Ra đón bọn em là một đại úy quân đội và hai đ/c công an.
Bọn em lên thẳng hội trường tầng 3. Đại úy Hoàng bảo :
- Khu nhà này do công an quản lý một tuần nay. Giờ bàn giao cho chúng ta. Dưới tầng hầm hiện còn tạm giữ hơn 30 cha cố, cha tuyên úy. Các đ/c tạm thời canh giữ số người này vài hôm cho đến khi bên công an chuyển họ đi.
Vẫn chưa biết nhiệm vụ chính là gì ? Cụ An quay lại SG. Cụ Vy ở lại cùng đại úy Hoàng. Bọn em chia thành hai trung đội một trung đội gác cổng chính, cổng sau và tuần tra. Trung đội em thì canh các cha đạo.
Mỗi đêm phải gác 2 ca, mỗi ca 2h. Nên hay ngồi nói chuyện với các cha. Ở đây có hơn 30 cha, phần đa là tiến sĩ, phó tiến sĩ thần học. Đã tốt nghiệp tại Roma hoặc Vatican. Đêm nào ngồi gác em cũng nói chuyện với cha Joseph Thảo. Cha trẳng trẻo, đẹp trai giọng nói truyền cảm. Cha tốt nghiệp tiến sĩ thần học tại Vatican. Về nước được hơn tháng thì miền nam giải phóng. Vì Thủ Đức nhiều giáo dân nên các cha thay nhau đi giảng đạo cho dân quanh vùng. Cách đây gần một tháng thì công an bao vây và lục soát khu tu viện vì nghi các cha giấu truyền đơn *********. Lùa các cha xuống tầng hầm tạm giam. Cha Thảo rất hiểu biết, kiến thức rộng, cha cũng nghiên cứu rất sâu về chủ nghĩa Mác, Le nin. Nói chuyện với cha hàng đêm rất thoải mái và chóng hết giờ gác. Còn nhớ cha nói : " Tôi rất tôn trọng và khâm phục những người lính. Họ là người đem tuổi trẻ và xương máu bảo vệ tổ quốc, giống nòi. Dù là VC hay VNCH đều là con dân VN. Họ sống ở chế độ nào thì phải phục vụ chế độ đó. "
Hơn một tuần sau thì CA đến đưa các cha đi nông trường Lê Minh Xuân khai hoang khu kt mới.
Bọn em dọn dẹp tầng hầm, mỗi thằng được phát một cái giường sắt. Cả hai trung đội đều ở dưới tầng hầm. Các phòng phía trên được dọn dẹp kê lại giường tủ.
Cụ An đã quay lại Thủ Đức cùng tường Hoàng " điếc". Tướng Hoàng phát biểu ngắn gọn :
- Nhiệm vụ của các đồng là bảo vệ, phục vụ các cán bộ cao cấp của " Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu quốc CPC."
Họ sẽ tập trung về đây trong một hai ngày nữa. Phương án bảo vệ ra sao ? Chống tập kích, chống biệt kích đổ bộ đường không thế nào... Đ/c An, Vy, Hoàng và sẽ bổ sung thêm một đ/c trung tá Hiện về để quản lý và huấn luyện thêm.
Lưu ý thêm là tất cả các đ/c Campuchia về đây là những tinh hoa của cách mạng Campuchia. Những người sẽ đứng đầu chính phủ Campuchia trong tương lai. Nên các đ/c có thể phải hy sinh nhưng họ thì không thể. Phải bảo vệ an toàn tuyệt đối.
Như vậy, nhiệm vụ đã rõ ràng. Và từ đây chúng tôi sẽ ở tại tu viện này. Lính tráng thở phào. Dù sao thì cũng đang ở khu vực an toàn. Được ở nhà xây tuy là tầng hầm nhưng cũng sướng hơn lán trại biên giới. Có đèn điện, nước máy, quạt trần. Ăn uống khá hơn, không phải ăn độn. Sinh hoạt có khi còn sướng hơn nhà.
Ngay tối hôm sau. Gần nửa đêm có hai xe ca chở những người Campuchia đến. Phần đa họ là đàn ông tuổi từ 30 đến 50. Có vài đứa trẻ con 15 - 16 tuổi. Họ nói với nhau bằng tiếng Khmer, nhưng hình như học cũng biết tiếng VN rất khá.
Bọn em giúp học ổn định chỗ ăn ở trên tầng 2 và 3.
Từ đó, việc bảo vệ được tăng cường, các hàng rào được rào thêm. Vọng gác cổng chính, cổng phụ thêm hai ụ súng máy. Khu vực tu viện im lim, không ai được ra ngoài. Ngoài giờ gác bọn em ra sân bóng miệt mài luyện thêm cùng cụ An, cụ Vy. Chủ yếu là bắn súng ngắn và vũ thuật. Hai cụ đều là đặc công Rừng Sác, nên kinh nghiệm chiến đấu phong phú
Hơn 2 tháng qua đi. Để phục vụ công tác tuyên truyền, ta thành lập thêm một đài phát thanh của Mặt trận tại tầng 3. Mấy căn phòng được đục thông nhau, một nhóm kỹ sư từ HN mang thiết bị vào lắp ráp. Tiểu đội em bị phân công gác đài phát thanh vào buổi tối.
Vì sinh ra cái ĐPT nên cần có phát thanh viên, ca sĩ, nhạc công...
Và tướng Hoàng cùng bộ sậu lại phải đi đến các trại tị nạn dọc biên giới để tuyển người. Vì là tiểu đội gác đài nên em lại vác súng bảo vệ đoàn của tường Hoàng về trại Bến Sỏi -:Tây Ninh.
Trong chuyến đi đó em gặp lại cô Út tỉnh đội Tây ninh 😀.
( Hôm nay quá muộn rồi. Nghỉ nhé các cụ. Mai tiếp tục.👋.)
 

ZynZyn

Xe lăn
Biển số
OF-186539
Ngày cấp bằng
22/3/13
Số km
13,552
Động cơ
683,842 Mã lực
E thức đêm từ thời sinh viên đến giờ bị lệch đồng hồ sinh học rồi. Khó thay đổi.
Mà e kém cụ có ít ít tuổi thôi, ko còn trẻ nữa đâu:P :P :P
Zyn cũng thức khuya quá. Còn trẻ mà cũng lọ mọ.😀
 

Atlas99

Xe tải
Biển số
OF-742659
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
276
Động cơ
93,205 Mã lực
Mạch chuyện về Thất Sơn Thần Quyền sao không thấy các cụ tiếp tục nhỉ?
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,627
Động cơ
627,557 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
(...em tiếp tục chuyện lính)
Bọn em ở 606 THĐ hai ngày vẫn không thấy ai đả động đến. Không khí trong trạm tấp nập, quân đi quân đến. Bọn em chỉ loanh quanh ngồi cổng uống cafe. Không dám đi đâu xa, sợ chuyển quân bất ngờ. Sang ngày thứ 3 em lên phòng quân lực hỏi đại úy Ba :
- Thủ trưởng cho bọn em biết khi nào chúng em về đơn vị huấn luyện. Ở đây dài dài buồn quá.
- Cứ yên tâm, chắc 2 ngày nữa, chờ anh em ở các đơn vị khác về.
Lại ra quán vỉa hè ngồi. Bà thím bán cafe hỏi :
- Các chú lính biên giới đánh Miên về hả ? Trông là biết chú nào chú ấy ốm nhách. Buồn thì cứ ra uống cà phê tôi không lấy tiền mấy chú đâu.
Trong đám mấy anh em thì có mình em hay ngồi. Nghe đại úy Ba nói còn hai ngày nữa, yên tâm nên em nhảy xe lam tìm nhà bà chị họ ở chợ Tân Định chơi. Rồi xuống Lục quân công xưởng thăm bà cô. Được trợ cấp ít tiền em về lang thang dọc THĐ có mấy rạp chiếu phim, nhà hát gì đó liền chui vào xem. Từ khi đi lính chưa được xem phim. Chiều tối ngày thứ hai thêm một xe chở hơn 20 lính biên giới về.
Sáng hôm sau gần 60 thằng tập trung dưới sân xi măng. Ngoài đại úy Ba còn có một ông đại tá, hai ông trung tá và một ông thiếu tá. Từ khi đi lính đến giờ chưa bao giờ thấy lắm tá đến thế. Ông đại tá nói :
- Tôi thay mặt thiếu tướng Nguyễn Xuân Hoàng trưởng ban B.68 tuyên bố thành lập đại đội cảnh vệ đặc biệt thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Các đồng chí là những chiến sĩ xuất sắc tại các đơn vị đã kinh qua chiến đấu, có thành tích. Nên chúng ta sẽ làm nhiệm vụ luôn và kết hợp huấn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác. Đ/c trung tá An và thiếu tá Vy bên bộ đội đặc công sẽ trực tiếp huấn luyện các đ/c. Sau đây các đ/c xuống hậu cần, nhận quân trang và vũ khí mới. Quân trang cũ sẽ không được sử dụng nữa. Giải tán.
Cả bọn ngơ ngác, không hiểu là đơn vị gì ? Nhiệm vụ cụ thể ra sao ? Em thì đinh ninh mấy thằng ở sư cũ nói là chuẩn rồi. Chỉ vẫn tiếc không được ra bắc cùng sư đoàn.
Bọn em được phát hai bộ quân phục là lạ. Áo màu xanh da trời lá mạ nhạt, nắp túi vuông, quần màu ghi xám, cái mũ kiểu Bát lộ quân TQ cùng màu với quần, giày vải màu xanh của bộ đội VN. Mấy thằng kêu :
- Quân trang kiểu mẹ gì thế này ? Trông như mèo tam thể 😂.
Lĩnh quân trang xong thì đến vũ khí. Mỗi thằng vẫn một khẩu AK báng gập, một K54 và hai quả lựu đạn tấn công nho nhỏ. 5 băng đạn AK và hai băng K54. Tất cả đều mới tinh, dính đầy dầu mỡ. Lại phải xuống nhà bếp lấy nước sôi dội cho đỡ dầu mỡ, hì hụi lau cả buổi sáng mới xong đống súng đạn.
Đầu giờ chiều bọn em được lệnh thay quân trang mới, mang súng đạn, ba lô tập trung dưới sân.
Trung tá An nói :
- Các đ/c chờ ở đây chút nữa xe sẽ đón về đơn vị. Do quân số còn thiếu nên tôi cắt lại một tiểu đội làm nhiệm vụ bảo vệ trạm 606 này.
Sau đó ông đọc tên 10 thằng ở lại. Rất tiếc vểnh tai mãi mà không thấy tên mình ở lại. Đúng là số nhọ. Tranh thủ xe chưa đến em lấy đôi bốt đề sô của VNCH đã được giặt sạch trong balo ra mang biếu thím bán cafe vì có lần thím khen đồ lính VNCH hồi xưa bền "dễ sợ" mong kiếm được đôi giày cho chú đi phát rẫy. Thím cafe vui vẻ nhận đôi giày, rồi trợn mắt nhìn em :
- Trời, mày bận đồ gì mà kỳ vậy ?
- Dạ, quân phục lính Miên đó thím. Bọn con lại đi bây giờ đây.
- Tội nghiệp. Đi hoài vậy bao giờ mới về ?
Thím pha cho tôi ly cafe. Chưa uống thì xe đến. Vội chào thím em xách đồ nhảy lên xe.
Xe chạy qua cầu SG hướng ra xa lộ Biên Hòa. Hồi đó cũng chẳng biết đường xá gì, chỉ biết xe rẽ vào một con đường nhỏ, đầu đường có tấm bảng gỗ đề " Khu giãn dân Thủ Đức" chạy thêm 2km nữa thì rẽ vào một tu viện. Ngoài cổng có gắn tấm bảng " Tu viện, viện thần học Đa Minh"
Một khu nhà 3 tầng, thêm một tầng hầm, tọa lạc trên một khu đất rộng. Tầng 1 là nhà ăn, khu bếp, nhà nguyện, thư viện. Tầng 2-3 có hành lang chạy giữa dọc hai bên là những phòng nhỏ khép kín khoảng 12m2. Cuối hành lang mỗi tầng là một hội trường rộng bố trí như giảng đường đại học.
Đầu hồi là một cây thanh giá bằng đá rất to chạy dài từ đỉnh mái tầng 3 xuống đất. Xung quanh là bãi bóng đá nhỏ, sân bóng chuyền, và các loại xà đơn, xà kép, tạ... Bao quanh toàn bộ khu đất tu viện là một hàng rào dây thép gai cao 3 m ( sau này bọn em bổ sung thêm 2 lớp rào nữa)
Xe đỗ tại sân bóng. Ra đón bọn em là một đại úy quân đội và hai đ/c công an.
Bọn em lên thẳng hội trường tầng 3. Đại úy Hoàng bảo :
- Khu nhà này do công an quản lý một tuần nay. Giờ bàn giao cho chúng ta. Dưới tầng hầm hiện còn tạm giữ hơn 30 cha cố, cha tuyên úy. Các đ/c tạm thời canh giữ số người này vài hôm cho đến khi bên công an chuyển họ đi.
Vẫn chưa biết nhiệm vụ chính là gì ? Cụ An quay lại SG. Cụ Vy ở lại cùng đại úy Hoàng. Bọn em chia thành hai trung đội một trung đội gác cổng chính, cổng sau và tuần tra. Trung đội em thì canh các cha đạo.
Mỗi đêm phải gác 2 ca, mỗi ca 2h. Nên hay ngồi nói chuyện với các cha. Ở đây có hơn 30 cha, phần đa là tiến sĩ, phó tiến sĩ thần học. Đã tốt nghiệp tại Roma hoặc Vatican. Đêm nào ngồi gác em cũng nói chuyện với cha Joseph Thảo. Cha trẳng trẻo, đẹp trai giọng nói truyền cảm. Cha tốt nghiệp tiến sĩ thần học tại Vatican. Về nước được hơn tháng thì miền nam giải phóng. Vì Thủ Đức nhiều giáo dân nên các cha thay nhau đi giảng đạo cho dân quanh vùng. Cách đây gần một tháng thì công an bao vây và lục soát khu tu viện vì nghi các cha giấu truyền đơn *********. Lùa các cha xuống tầng hầm tạm giam. Cha Thảo rất hiểu biết, kiến thức rộng, cha cũng nghiên cứu rất sâu về chủ nghĩa Mác, Le nin. Nói chuyện với cha hàng đêm rất thoải mái và chóng hết giờ gác. Còn nhớ cha nói : " Tôi rất tôn trọng và khâm phục những người lính. Họ là người đem tuổi trẻ và xương máu bảo vệ tổ quốc, giống nòi. Dù là VC hay VNCH đều là con dân VN. Họ sống ở chế độ nào thì phải phục vụ chế độ đó. "
Hơn một tuần sau thì CA đến đưa các cha đi nông trường Lê Minh Xuân khai hoang khu kt mới.
Bọn em dọn dẹp tầng hầm, mỗi thằng được phát một cái giường sắt. Cả hai trung đội đều ở dưới tầng hầm. Các phòng phía trên được dọn dẹp kê lại giường tủ.
Cụ An đã quay lại Thủ Đức cùng tường Hoàng " điếc". Tướng Hoàng phát biểu ngắn gọn :
- Nhiệm vụ của các đồng là bảo vệ, phục vụ các cán bộ cao cấp của " Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu quốc CPC."
Họ sẽ tập trung về đây trong một hai ngày nữa. Phương án bảo vệ ra sao ? Chống tập kích, chống biệt kích đổ bộ đường không thế nào... Đ/c An, Vy, Hoàng và sẽ bổ sung thêm một đ/c trung tá Hiện về để quản lý và huấn luyện thêm.
Lưu ý thêm là tất cả các đ/c Campuchia về đây là những tinh hoa của cách mạng Campuchia. Những người sẽ đứng đầu chính phủ Campuchia trong tương lai. Nên các đ/c có thể phải hy sinh nhưng họ thì không thể. Phải bảo vệ an toàn tuyệt đối.
Như vậy, nhiệm vụ đã rõ ràng. Và từ đây chúng tôi sẽ ở tại tu viện này. Lính tráng thở phào. Dù sao thì cũng đang ở khu vực an toàn. Được ở nhà xây tuy là tầng hầm nhưng cũng sướng hơn lán trại biên giới. Có đèn điện, nước máy, quạt trần. Ăn uống khá hơn, không phải ăn độn. Sinh hoạt có khi còn sướng hơn nhà.
Ngay tối hôm sau. Gần nửa đêm có hai xe ca chở những người Campuchia đến. Phần đa họ là đàn ông tuổi từ 30 đến 50. Có vài đứa trẻ con 15 - 16 tuổi. Họ nói với nhau bằng tiếng Khmer, nhưng hình như học cũng biết tiếng VN rất khá.
Bọn em giúp học ổn định chỗ ăn ở trên tầng 2 và 3.
Từ đó, việc bảo vệ được tăng cường, các hàng rào được rào thêm. Vọng gác cổng chính, cổng phụ thêm hai ụ súng máy. Khu vực tu viện im lim, không ai được ra ngoài. Ngoài giờ gác bọn em ra sân bóng miệt mài luyện thêm cùng cụ An, cụ Vy. Chủ yếu là bắn súng ngắn và vũ thuật. Hai cụ đều là đặc công Rừng Sác, nên kinh nghiệm chiến đấu phong phú
Hơn 2 tháng qua đi. Để phục vụ công tác tuyên truyền, ta thành lập thêm một đài phát thanh của Mặt trận tại tầng 3. Mấy căn phòng được đục thông nhau, một nhóm kỹ sư từ HN mang thiết bị vào lắp ráp. Tiểu đội em bị phân công gác đài phát thanh vào buổi tối.
Vì sinh ra cái ĐPT nên cần có phát thanh viên, ca sĩ, nhạc công...
Và tướng Hoàng cùng bộ sậu lại phải đi đến các trại tị nạn dọc biên giới để tuyển người. Vì là tiểu đội gác đài nên em lại vác súng bảo vệ đoàn của tường Hoàng về trại Bến Sỏi - Tây Ninh.
Trong chuyến đi đó em gặp lại cô Út tỉnh đội Tây ninh 😀.
( Hôm nay quá muộn rồi. Nghỉ nhé các cụ. Mai tiếp tục.👋.)
Đang đoạn hay lại phải chờ :))
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,627
Động cơ
627,557 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
E thức đêm từ thời sinh viên đến giờ bị lệch đồng hồ sinh học rồi. Khó thay đổi.
Mà e kém cụ có ít ít tuổi thôi, ko còn trẻ nữa đâu:P :P :P
Nhìn mới tí tuổi đầu thôi mà ☺
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top