[Funland] Nơi chia sẻ những câu chuyện Tâm linh trong cuộc sống thường ngày 2023 Vol 7

Trạng thái
Thớt đang đóng

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,801
Động cơ
871,748 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Mạch về Thần quyền của Cụ Phỗng new thật tuyệt vời
 

Mimeo

Xe điện
Biển số
OF-443121
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
2,584
Động cơ
212,787 Mã lực
Nơi ở
Neverland
He he, thông tin này hay quá cụ ạ.

Em thêm bài nữa ngay trên rồi cụ. Lâu ko viết dài, mệt ra phết :D

Nó hữu dụng và chuẩn chỉ khi áp dụng đúng thôi cụ. Còn thời đó thì bịp cũng nhiều. Ở phần kết thúc em sẽ đề cập sâu hơn về những vấn đề này ạ.
Em vodka cụ từ còm đầu chia sẻ của cụ về mạch TSTQ này. Quả là võ phái huyền bí mà gg chỉ ít thông tin nên ko tìm hiểu sâu được.

Cụ angkorwat , hình như nguồn gốc ko phải bên K ạ. Chữ Thất sơn em nghĩ ngay đến từ Hán Việt Thất Sơn Bảy Núi, 1 vùng đất tâm linh ở An Giang, quả đúng như vậy.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,036
Động cơ
552,874 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Em vodka cụ từ còm đầu chia sẻ của cụ về mạch TSTQ này. Quả là võ phái huyền bí mà gg chỉ ít thông tin nên ko tìm hiểu sâu được.

Cụ angkorwat , hình như nguồn gốc ko phải bên K ạ. Chữ Thất sơn em nghĩ ngay đến từ Hán Việt Thất Sơn Bảy Núi, 1 vùng đất tâm linh ở An Giang, quả đúng như vậy.
Thất sơn thì đúng là vùng An Giang rồi. Vùng đó cũng giáp Campuchia và dân Kh'mer Nam bộ ở đó cũng nhiều. Nên em nghĩ nó là môn võ của người Kh'mer Nam bộ. Một phần nữa câu chú " Búp tha " nghe quen quen 😂
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,549
Động cơ
294,267 Mã lực
Cơm nước, rửa dọn xong xuôi em mổ cò tiếp về TSTQ nhé.

Về sau này, trải đời cùng với để tâm tìm hiểu thì em đánh giá cái môn múa may đấm đá được gọi là "võ" TSTQ có lẽ chỉ là một môn nhỏ trong một pháp tu nào đó rất giàu tính ứng dụng, được pha trộn giữa tu tiên - tu đạo - tu phật; ở đó người tu sĩ luyện môn này để gia tăng thể lực và dùng để tự vệ. Em nhớ là quyển sổ chú ngày xưa của môn phái có rất nhiều các bài chú, bài tụng phục vụ chữa bệnh, tọa thiền trước ban thờ, rồi có cả bài chú bắt rắn :D. Trong bài chú khá dài được đọc lên khi bắt đầu buổi tập múa may ngoài giời, Phật Tổ Như Lai và Quán Thế Âm Bồ Tát được tụng đầu tiên, tiếp theo là tên một số ông Thánh và 12 vị sư phụ trên trời.

Giai đoạn người tập hết "say rượu", đứng được chính là giai đoạn bắt đầu hình thành "tính cách", tức là user phải tập làm quen và hòa hợp với vị thần nào đó sẽ thường xuyên nhập và hướng dẫn mình múa quyền sau này. Giai đoạn này rất cần sự chỉ bảo, có mặt thường xuyên của người thầy cùng với tố chất cảm nhận, độ chăm chỉ tập luyện của từng người. Cụ tỉ nó là thế này: nếu như thấy đầu hơi chui chúi về phía trước tức là sẽ phải bổ nhào lộn santo, người nghiêng về bên phải chân trái thấy nhè nhẹ tức là sẽ đá mạnh hết sức ra phía trước, tay nào nhè nhẹ nhấc lên thì đánh mạnh tay đấy. Cứ thế, cứ thế thì người tập và tha lực sẽ dần dần hòa vào một, đòn thế sẽ càng ngày càng rõ nét hơn, tùy cơ địa và "ông thần" nào nhập vào mà từng người có phong cách đi quyền khác nhau: có ông thì quay lại thời kỳ say rượu mà oánh kiểu võ say, có ông thì thong dong kiểu Thái Cực quyền, có ông thì cương mãnh oánh toàn chỏ với gối như Moay Thái.

Giai đoạn này người thầy phải thường xuyên có mặt tại buổi tập của các môn sinh của mình để nhận ra phong cách của từng người, qua đó "chỉ bảo" thêm bằng nhiều cách: thổi hương bổ sung, cho thêm các câu chú phù hợp, cho môn sinh "ăn" bùa phù hợp và hướng dẫn tập tĩnh công trước ban thờ phù hợp với từng người để bổ sung nội lực.

Ở giai đoạn hình thành đòn thế này, những ông nào tố chất đã khỏe sẵn rồi hay nghịch ngợm đấm đá thì tiến triển rất nhanh. Khớp xương, gân cốt đã dẻo sẵn nên đá cao, nhảy nhót oách lắm. Đến một giai đoạn đòn đánh có lực thì kinh khủng, đá vòng cầu với đá xoay gót mà nghe "vù" một phát. Những người thể trạng yếu, ít vận động thì đòn thế trông buồn cười lắm, đá đấm như mèo cào, không có lực; những đối tượng này thì phải tập còn khướt mới có thể oánh như trong phim được.

Thời này ko có thiết bị lưu trữ, chứ như bây giờ up clip lên thay vì tả mồm thì nó trực quan sinh động hơn. Lúc mình say quyền thì ko rõ đâu, chỉ nghe anh em kể lại (giống như mình ko tập xem anh em khác tập). Có những quả santo 2 vòng như thể dục dụng cụ, bật tôm tanh tách, những dấu chân đá bay in trên tường tầm 2,5m...tất cả những thứ này nếu ở trạng thái bình thường ko "xin quyền", chả ông nào có thể thực hiện được cả.

Đến giai đoạn này thì người tập có thể chỉ cần vuốt mặt, trong đầu tập trung và nghĩ liên tục đến từ "Búp Tha" là quyền nhập rồi, không cần phải chắp tay đọc tràng giang đại hải như trước nữa và có thể đi oánh nhau được rồi :D. Các hệ lụy xảy ra nhiều nhất là ở giai đoạn này.
Hay nhỉ ..em có nghe và đc ông cậu nói về một chú làm cùng có học cái võ này..nói là ông chú ấy kiêng khem lắm thứ lắm..
Ông cậu em bảo rằng ông chú tập cái võ này có lần dùng bó hương đang cháy thổi phì phì vào 1 ông khác bị đau mắt...thế mà ông kia khỏi thật ..
Ngày ấy em không tin..em cho là vô tình trúng thời điểm ông kia sẽ khỏi ..🤣
Hay môn này là 1 dạng như remap cụ nhỉ 😂
 
Chỉnh sửa cuối:

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,644
Động cơ
378,440 Mã lực
Có vụ này ạ Cụ anh?

Quê em bên HD, là vùng tề, các cụ cũng kể lại hồi KCCP thì VM có đội Việt Hùng, đêm về bắt những người chỉ điểm cho Tây mang ra đầu làng hành hình, sáng ra dân làng thấy thê thảm, cũng có ý là rân đe việc đi theo Tây. Có đêm, đang khuya thì có tiếng thét kinh hoàng vọng phía đầu làng về, sáng ra, đi qua chỗ đó thì 1 ông gần ngõ nhà ông bà ngoại em đã nằm rải rác rồi
Có lẽ gọi là bộ đội Việt Dũng thì phải cụ ạ, quê em HY thì em nghe các cụ kể lại như thế.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,549
Động cơ
294,267 Mã lực
" Trời nói " em dịch nôm ra như vậy. Chữ tha = Nói, còn chữ " búp" thì nó là một đấng tối cao gì đó của người Kh'mer, kiểu như ông trời, ông phật hay ông bụt...
Nếu dịch là Trời Dạy hoặc Trời Bảo có đc không cụ ?
 

TRÂU VÀNG II

Xe tăng
Biển số
OF-827296
Ngày cấp bằng
4/3/23
Số km
1,104
Động cơ
70,666 Mã lực
Bài báo của ngành nói về TSTQ, có đề cập đến cả âm công và dương công này cụ TRÂU VÀNG II
Vâng cụ, em cũng đọc qua bài này rồi. Tuy nhiên bảo họ thất truyền thì có vẻ ko đúng lắm mà chỉ là họ âm thầm hoạt động trong xh thôi. Có vẻ sau giai đoạn tự dưng nổi những năm 1995 họ trở về triết lý hoạt động ban đầu của họ.

Thất sơn thì đúng là vùng An Giang rồi. Vùng đó cũng giáp Campuchia và dân Kh'mer Nam bộ ở đó cũng nhiều. Nên em nghĩ nó là môn võ của người Kh'mer Nam bộ. Một phần nữa câu chú " Búp tha " nghe quen quen 😂
Có thể nó là là 1 nhánh nhỏ phát triển ban đầu ở Thất Sơn nhưng cũng có thể nó có tồn tại ở Cam mà cụ ko biết được. Họ truyền thụ và hoạt động có tính ẩn thân rất cao kể cả người thân chưa chắc đã biết được. E có người quen khá gần mà cấm tiết lộ là tu theo pháp môn nào. E chỉ biết được thông qua 1 đứa em có tố chất gì đó đặc biệt mà cậu này tha thiết muốn nó làm đệ tử nên tiết lộ pháp tu thuộc âm công TSTQ.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,036
Động cơ
552,874 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Nếu dịch là Trời Dạy hoặc Trời Bảo có đc không cụ ?
Không cụ ạ. Vì từ " Tha" nó có nghĩ là " nói rằng" ví dụ như : Coat tha = anh ấy nói rằng. Luk tha = ông ấy nói rằng...
Em cũng mê võ thuật từ năm học lớp 6. Nhưng môn này ít được nghe và tiếp xúc.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,549
Động cơ
294,267 Mã lực
Em nghĩ mợ Hoàng Trang sẽ có khiếu môn TSTQ này..nếu như mợ đúng như mợ tả..mà thớt thì em tin ai cũng nói đúng sự thật..
Tưởng tượng xem...1 thùng phuy di động lăn lộn lật cắm các kiểu , xõa tóc và phi vào tường , rồi bật tôm bật tép như lật đật Tiệp Khắc , tung mình đập đất bồm bộp mà chẳng hề hấn gì ..cũng khủng khiếp đó ạ.
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,189
Động cơ
688,782 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chân thành nhờ Trang kiểm tra lại tờ giấy nháp đang sử dụng. Nếu được chụp page 1 gửi ib cho Cún nhé.
Trời, lẽ ra cún phải nhắn em ngay hôm qua. Hợp đồng in 1 mặt mà trang trước nháp xong mặt sau em ném đi mất rồi :(.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,801
Động cơ
871,748 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Em nghe nói cũng nhiều. Nay mới là người thật việc thật :D
Có đụng mỗi lần với chú "lính mới" kia, xong giải tán ai về nhà đấy nên cũng không biết gì về môn phái này.
Vâng, 1 mạch chuyện thực rất tuyệt vời Cụ anh ạ

Em lại chỉn chu ngồi hóng Cụ anh Phỗng new
 

datlui

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-352039
Ngày cấp bằng
23/1/15
Số km
1,021
Động cơ
370,320 Mã lực
Mạch chuyện của cụ Phỗng new hấp dẫn quá, đọc xong em link đc rất nhiều dữ kiện đã từng làm qua như khi cho âm linh nhập vào xác đồng.

Em tạm cho rằng môn võ này, các môn sinh cho vong linh - thần linh nào đấy mượn thân xác mình trong lúc giao đấu, nên tạm gọi võ công và năng lực chịu đựng nâng cao đáng kể...

•Em so sánh để thấy nét tương đồng:
Môn sinh có thể ăn miểng chai, húc đầu vào gạch, hoặc chịu đòn tốt - Xác đồng bên em cũng vậy, đứng một chỗ dậm chân xuống đất có khi lún cả 10 phân, nhảy tọt lên cao 2-3m ôm thân cây là bt, ăn nhang đang cháy cả bó, uống rượu bằng lỗ tai... Em chưa bao giờ giải thích đc việc đó, chỉ biết xác đồng lúc này không còn là ông người bình thường như chúng ta nữa.

Giai đoạn "say rượu", giai đoạn này môn sinh loạng choạng, không kiểm soát tốt bản thân giống người ngồi lâu bị tê bì tay chân đi đứng xiêu vẹo... Bên Xác Đồng, sau khi luyện họ xong thì cũng mất khoảng 1 tuần mới trở lại bt được, lúc này khi các âm linh nhập vào xác, họ phải làm quen với việc điều khiển thân xác của người khác một cách thuần phục. Đôi khi chỉ vặn người thôi, mình ngồi cạnh nghe xương cốt của họ vang lên tiếng "pực pực".

*Sáng nay có tìm được link bài viết về môn võ này, các cụ có thể tìm hiểu thêm bài post từ Face:

 

prado2012

Xe điện
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
4,012
Động cơ
358,506 Mã lực
Cụ thông cảm cho em ạ, em Thai cư Mệnh nên ai nói gì cũng tin :( thậm chí em còn toàn bị nghi ngờ sao lại "ngờ.. u... ngu" đến thế cứ biêng biêng, không biết nói không biết, biết nói là biết nên bị đánh giá là "hư hư thực thực". Mà đúng là em có gì nói nấy chứ có lừa bịp được ai đâu ạ. Thôi nếu nghĩ là bị lừa thì thôi cũng kệ cậu đó mà cụ, em lại trả lại mạch thớt vì cũng hóng TSTQ như mọi người ạ.
Em lại thích mợ thế này, phụ nữ cả tin một chút, nhân hậu và tử tế. Có thể đôi khi sẽ bị qua mặt thiệt chút, nhưng tổng thể sẽ được yêu quý bù đắp lại, người ở bên mợ cũng sẽ không phải đề phòng. Phụ nữ cứ có đức mặc sức mà ăn.
 

Apache01

Xe tải
Biển số
OF-742765
Ngày cấp bằng
12/9/20
Số km
498
Động cơ
65,145 Mã lực
Mạch chuyện của cụ Phỗng new hấp dẫn quá, đọc xong em link đc rất nhiều dữ kiện đã từng làm qua như khi cho âm linh nhập vào xác đồng.

Em tạm cho rằng môn võ này, các môn sinh cho vong linh - thần linh nào đấy mượn thân xác mình trong lúc giao đấu, nên tạm gọi võ công và năng lực chịu đựng nâng cao đáng kể...

•Em so sánh để thấy nét tương đồng:
Môn sinh có thể ăn miểng chai, húc đầu vào gạch, hoặc chịu đòn tốt - Xác đồng bên em cũng vậy, đứng một chỗ dậm chân xuống đất có khi lún cả 10 phân, nhảy tọt lên cao 2-3m ôm thân cây là bt, ăn nhang đang cháy cả bó, uống rượu bằng lỗ tai... Em chưa bao giờ giải thích đc việc đó, chỉ biết xác đồng lúc này không còn là ông người bình thường như chúng ta nữa.

Giai đoạn "say rượu", giai đoạn này môn sinh loạng choạng, không kiểm soát tốt bản thân giống người ngồi lâu bị tê bì tay chân đi đứng xiêu vẹo... Bên Xác Đồng, sau khi luyện họ xong thì cũng mất khoảng 1 tuần mới trở lại bt được, lúc này khi các âm linh nhập vào xác, họ phải làm quen với việc điều khiển thân xác của người khác một cách thuần phục. Đôi khi chỉ vặn người thôi, mình ngồi cạnh nghe xương cốt của họ vang lên tiếng "pực pực".

*Sáng nay có tìm được link bài viết về môn võ này, các cụ có thể tìm hiểu thêm bài post từ Face:

Em nghĩ cơ chế của môn TSTQ này cũng giống cơ chế của các môn gọi đồng, hầu đồng, đại khái là để các ông thần, ông thánh nào đó nhập vào người... Để gọi thì một bên thì dùng mật chú, một bên thì dùng âm nhạc, nhảy múa...
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,801
Động cơ
871,748 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Em kính đề nghị các Cụ Mợ:

Mạch thớt đang gần gũi, ấm áp, hiểu lẫn nhau
Mạch chuyện đang lôi cuốn bởi Thất sơn thần quyền của Cụ Phỗng new và các Cụ cùng chia sẻ

Thế nên, kính các Cụ Mợ chú ý không dây dưa đến những vấn đề không phù hợp để nó lan vào nhiễu Thớt, không tương tác, không nhắc đến trong Thớt

Kính đề nghị Chã hungalpha loại bỏ các post liên quan đến chủ thể không phù hợp

Trân trọng
 

Phỗng new

Xe điện
Biển số
OF-376932
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
4,863
Động cơ
331,987 Mã lực
Em xin chia sẻ 02 chuyện/vấn đề có liên quan chút chút đến tiêu đề của thớt. Cho đến nay, em mới chỉ chứng kiến/trải nghiệm trực tiếp 2 chuyện có màu sắc tâm linh này, chia sẻ lên đây ngõ hầu tìm kiếm thêm thông tin/góc nhìn/kiến giải của các cụ các mợ.

Chuyện thứ nhất: Học võ Thất Sơn Thần Quyền (TSTQ).
Chắc nhiều cụ đã nghe hoặc cũng đã trải nghiệm môn võ này. Đối với em, đây là một môn võ khá kỳ bí, khó giải thích theo góc độ khoa học hiện đại. Đã có nhiều tranh cãi, hoài nghi xung quanh việc giải thích bản chất của nó: có thật không hay chỉ là trò bịp bợm?

Thời em mới lớn, quãng cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 ở Hà Nội rộ lên phong trào học một môn võ kỳ bí, mới lạ bỏ qua tất cả chuẩn mực của các môn võ truyền thống. Tên gọi của môn võ này cũng được "nhân gian" gọi theo nhiều kiểu: quyền thần/quyền thề/võ bùa/TSTQ...

Khu tập thể nhà em thời đó (giáp ranh Hà Đông và Hà Nội) là một địa điểm giao lưu/luận kiếm rất "rôm rả" các trường phái của môn võ này: nhánh từ Huế ra, Cao Bằng Lạng Sơn Phú Thọ xuống. Thời đó thì làm gì có mạng nhưng ko hiểu sao chỉ từ con đường truyền miệng mà thông tin lan tỏa kinh khủng đến thế. Các lò võ truyền thống khác như: Thiếu Lâm, Nhất Nam, Bình Định, Karate, Taekwondo...cũng vào giao lưu thi đấu với TSTQ suốt.

Quay lại với TSTQ, dù có nhiều nhánh nhưng tựu chung thì đều rất huyền bí, lạ lẫm và như "bịp": các võ sinh nếu được chấp nhận nhập môn thì người thầy sẽ chỉ dùng một nắm hương thổi phù phù từ chân lên đến đầu người học áng chừng khoảng 1h (bó hương này cháy hết thì thay bó khác), sau đó sẽ truyền cho một vài câu thần chú nhập môn, done :D .

Sau đó thì ông người học tự luyện, chả phải tấn tiếc, bộ biếc gì. Tìm bãi đất trống vắng vẻ 1 tý, chắp tay lên trán đọc thần chú mà thầy truyền cho, thế là lảo đảo lăn lộn dưới đất như ông say rượu. Thời kỳ "say rượu" này dài hay ngắn phụ thuộc vào tần suất tập luyện, cơ địa từng người. Có ông 1-2 ngày đã đứng vững, có ông mất hàng tuần.

À mà quên, sau khi nhập môn, tức là được/bị thổi hương bỏng rát lên người xong thì người học sẽ được thầy hướng dẫn lập bàn thờ tại nhà nếu có điều kiện (nhánh em theo học thì thờ Phật Tổ Như Lai và Quán Thế Âm Bồ Tát, cùng với đó là dặn dò kiêng 3 món: thịt trâu, cá chép và thịt chó).

Sơ bộ thế đã, vì đã dài nên em xin tạm dừng ở đây. Ở post sau em sẽ kể rõ hơn về độ kỳ diệu của môn võ này mà em đã chứng kiến và trực tiếp trải nghiệm. Sở dĩ cũng phải dài dòng như này để cho cụ mợ nào chưa nghe đến TSTQ nắm được, cụ/mợ nào biết rồi thì bỏ qua hoặc chia sẻ thêm thông tin cho xôm ạ.
Em xin tiếp nhé, các cụ angkorwat , DurexXL , Bigmoto và CCCM khác trong thớt.
Khi nhập môn, môn sinh được sư phụ dùng nội lực thổi hương nóng khắp mình mẩy(sau này em mới biết như vậy là để khơi thông các huyệt đạo, kinh lạc trên người). Việc này tối quan trọng vì nó phụ thuộc vào thầy có "giỏi" hay không, đã đúng là "thầy" hay chưa? Nó là tiền đề để người tập tinh tiến thế nào ở các bước tiếp theo.

Sau khi xong lễ nhập môn là ae võ sinh có thể tập ngay được rồi. Ở giai đoạn này thì việc đọc thần chú "xin quyền" diễn ra rất lâu, sau khi quyền nhập thì là lảo đảo say rượu lăn lộn húc lung tung, và sự kỳ diệu "xuất hiện" ngay ở giai đoạn này: ko hề có cảm giác đau đớn gì kể cả có ngã vào đống gạch vỡ hay lao đầu rình rình vào tường, những vết trày xước chảy máu sau khi "xin thôi" mới thấy đau, nhưng lành rất nhanh =D>. Cụ Bigmoto đã trải nghiệm việc chịu đòn khi giao đấu với một ông "lính mới" TSTQ.

Giai đoạn "say rượu" này dài hay ngắn nó sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố: cơ địa, tần suất và thời gian tập, việc đả thông kinh mạch của sư phụ...Tự nhiên đến một ngày, khi "xin quyền" xong ko thấy ngã lăn ngã lộn nữa, ấy là chỉ báo kết thúc giai đoạn say rượu và chuyển sang giai đoạn mới cũng rất buồn cười, với nhiều hình thái khác nhau tùy từng người.

Ở giai đoạn 2 này cũng chưa có "quyền" đâu, mới chỉ đứng được thay vì cứ lăn như bi thôi. À mà em xin "tiết lộ" một chút, ko biết có "phạm" gì không: đó là trong suốt quá trình quyền nhập (kể cả lăn lộn), người tập phải luôn luôn và đều đặn đọc thành tiếng (bé thôi) 2 từ: "BÚP THA". Rất vô thức, người tập vừa đọc đều 2 từ này cộng với việc xuýt xoa hít thở rất sâu, như vậy là khá giống với luyện động khí công.

Đứng được rồi thì khi tập ko biết, chứ dừng tập xem ae khác cùng giai đoạn với mình thì nôn ruột. Ông thì đứng 1 tí mắt trợn ngược xong lại cắm đầu chạy như Forest Gump, chạy lung tung xong lại đứng lẩm bẩm rồi lại ...chạy. Ông thì cứ chực nhảy chồm chồm lên bằng 2 chân, có ông thì nhảy chân sáo. Các bạn nữ mà tập ở giai đoạn này trông vừa buồn cười vừa thương, cứ đứng lên lại ngã nhào, đâm đầu vào tường nảy tung ra, thương lắm :D

Sơ như này đã có thể thấy, yếu tố huyền bí duy nhất ở đây là "tha lực" nào, ở đâu đến dẫn dắt con người vào trạng thái quyền nhập như vậy? Còn rõ ràng vẫn phải tập, chịu khổ, chịu đau, cần thời gian, cần cái tâm cái nội lực của người thầy và người học để có thể tinh tiến và thực hiện được những "kỹ năng" khá là phi phàm mà em sẽ kể tiếp ở post sau. Post này cũng lại dài rồi, em xin phép nghỉ để lấy hơi, CCCM nhé.
Cơm nước, rửa dọn xong xuôi em mổ cò tiếp về TSTQ nhé.

Về sau này, trải đời cùng với để tâm tìm hiểu thì em đánh giá cái môn múa may đấm đá được gọi là "võ" TSTQ có lẽ chỉ là một môn nhỏ trong một pháp tu nào đó rất giàu tính ứng dụng, được pha trộn giữa tu tiên - tu đạo - tu phật; ở đó người tu sĩ luyện môn này để gia tăng thể lực và dùng để tự vệ. Em nhớ là quyển sổ chú ngày xưa của môn phái có rất nhiều các bài chú, bài tụng phục vụ chữa bệnh, tọa thiền trước ban thờ, rồi có cả bài chú bắt rắn :D. Trong bài chú khá dài được đọc lên khi bắt đầu buổi tập múa may ngoài giời, Phật Tổ Như Lai và Quán Thế Âm Bồ Tát được tụng đầu tiên, tiếp theo là tên một số ông Thánh và 12 vị sư phụ trên trời.

Giai đoạn người tập hết "say rượu", đứng được chính là giai đoạn bắt đầu hình thành "tính cách", tức là user phải tập làm quen và hòa hợp với vị thần nào đó sẽ thường xuyên nhập và hướng dẫn mình múa quyền sau này. Giai đoạn này rất cần sự chỉ bảo, có mặt thường xuyên của người thầy cùng với tố chất cảm nhận, độ chăm chỉ tập luyện của từng người. Cụ tỉ nó là thế này: nếu như thấy đầu hơi chui chúi về phía trước tức là sẽ phải bổ nhào lộn santo, người nghiêng về bên phải chân trái thấy nhè nhẹ tức là sẽ đá mạnh hết sức ra phía trước, tay nào nhè nhẹ nhấc lên thì đánh mạnh tay đấy. Cứ thế, cứ thế thì người tập và tha lực sẽ dần dần hòa vào một, đòn thế sẽ càng ngày càng rõ nét hơn, tùy cơ địa và "ông thần" nào nhập vào mà từng người có phong cách đi quyền khác nhau: có ông thì quay lại thời kỳ say rượu mà oánh kiểu võ say, có ông thì thong dong kiểu Thái Cực quyền, có ông thì cương mãnh oánh toàn chỏ với gối như Moay Thái.

Giai đoạn này người thầy phải thường xuyên có mặt tại buổi tập của các môn sinh của mình để nhận ra phong cách của từng người, qua đó "chỉ bảo" thêm bằng nhiều cách: thổi hương bổ sung, cho thêm các câu chú phù hợp, cho môn sinh "ăn" bùa phù hợp và hướng dẫn tập tĩnh công trước ban thờ phù hợp với từng người để bổ sung nội lực.

Ở giai đoạn hình thành đòn thế này, những ông nào tố chất đã khỏe sẵn rồi hay nghịch ngợm đấm đá thì tiến triển rất nhanh. Khớp xương, gân cốt đã dẻo sẵn nên đá cao, nhảy nhót oách lắm. Đến một giai đoạn đòn đánh có lực thì kinh khủng, đá vòng cầu với đá xoay gót mà nghe "vù" một phát. Những người thể trạng yếu, ít vận động thì đòn thế trông buồn cười lắm, đá đấm như mèo cào, không có lực; những đối tượng này thì phải tập còn khướt mới có thể oánh như trong phim được.

Thời này ko có thiết bị lưu trữ, chứ như bây giờ up clip lên thay vì tả mồm thì nó trực quan sinh động hơn. Lúc mình say quyền thì ko rõ đâu, chỉ nghe anh em kể lại (giống như mình ko tập xem anh em khác tập). Có những quả santo 2 vòng như thể dục dụng cụ, bật tôm tanh tách, những dấu chân đá bay in trên tường tầm 2,5m...tất cả những thứ này nếu ở trạng thái bình thường ko "xin quyền", chả ông nào có thể thực hiện được cả.

Đến giai đoạn này thì người tập có thể chỉ cần vuốt mặt, trong đầu tập trung và nghĩ liên tục đến từ "Búp Tha" là quyền nhập rồi, không cần phải chắp tay đọc tràng giang đại hải như trước nữa và có thể đi oánh nhau được rồi :D. Các hệ lụy xảy ra nhiều nhất là ở giai đoạn này.
Ngoài oánh nhau ra, thì các kỹ năng đặc dị khác rất nhiều. Tất nhiên thì hiệu quả thi triển nó tỷ lệ thuận với mức độ tập luyện và level.
Nghe kể: trừ tà, trục vong, trấn yểm, chữa được nhiều bệnh nan y, dự đoán tương lai kiểu bói quẻ bấm độn, siêu nữa thì có thể điều khiển được cả thiên binh thiên tướng :)) ...
Chứng kiến và trải nghiệm: Chữa bệnh: trật khớp tay chân, cầm máu, đau bụng đi ngoài. Biểu diễn kiểu Sơn đông mãi võ: nhai thủy tinh rau ráu như nhai bánh đa, đập gạch vào đầu, gậy vụt vào người đến khi gãy gậy.

Em xin quay về việc tập võ và thi đấu. Giai đoạn cuối 8x đầu 9x là thời kỳ nở rộ của quân khu quân kheo với ổi tàu, nato, dạ tá, đúc tàu, Tô châu xanh rì mỗi lần oánh nhau. Thanh thiếu niên đua nhau đi học võ để: oánh nhau và tự vệ khi oánh nhau :))

Đã học võ thì phải thi đấu, phải giao lưu, phải thực chiến. TSTQ rất cần chiêu mộ thêm đệ tử, gây thanh thế để cạnh tranh với các môn phái đã thành danh đông người theo học. Khu nhà em ở, như đã nói là một trong những cái "ổ" của TSTQ tại Hà Nội, có một cái sân bãi rất rộng, vị trí giáp ranh Hà Nội Hà Đông, lân cận với rất nhiều lò võ thế nên là một địa bàn lý tưởng để "Hoa Sơn luận kiếm", TSTQ giao lưu với tất cả các môn phái trên giang hồ.

Thời kỳ đầu, phía TSTQ khá cẩn thận, cử toàn ông vào hàng "cao thủ" ra đấu, những ông này đa phần là đòn thế oách lắm rồi, đấm đá cứ gọi là gió ra vù vù. Phía các môn phái khác thì lại chủ quan, mấy cái thằng say rượu lảo đảo oánh đếu giề - đại khái thế nên thua sml. Sau nhiều chiến thắng ròn rã, ae bên TSTQ bắt đầu chủ quan, các ông/bà mới tập đứng còn chưa vững đã bắt đầu đi cà khịa thi đấu với oánh nhau lung tung, ví dụ là cái cậu đã thi đấu với cụ Bigmoto đấy, theo như cụ tả thì đòn thế loạn xị và chưa có lực, tức là cu này mới chỉ ở giai đoạn hết "say rượu".

Các mầm non TSTQ háu đá về cầu cứu các huynh trưởng cùng với một số "sư phụ" đểu, làm thế nào để đốt cháy giai đoạn, có thế mới là thần quyền chứ. Thế là các câu "chú hiểm" được các huynh trưởng hoặc những "sư" lởm truyền thụ cho đám háu đá để áp dụng trong thi đấu và đánh nhau.

Câu chú hiểm, được dùng trong các tình huống sống còn để triệt hạ nhanh đối thủ nhằm thoát thân khi tính mạng bị đe dọa, không thể dùng bừa bãi được. Thế nhưng với áp lực khuếch trương thanh thế kiểu " thằng này nó mới tập có 3 tháng thôi đấy" nên chú hiểm đã bị dùng bừa bãi. Đối thủ vừa mới sàng sàng lập tấn với bách bộ thôi thì thằng TSTQ nhỏ con dùng chú hiểm đã nhập nội loằng nhoằng đánh thẳng vào hầu họng hoặc mỏ ác, có những ông nằm một đống mắt trợn ngược không thở nổi. Thử tưởng tượng, những người tập TSTQ bài bản, có nội lực đầy đủ dùng chú hiểm thì nó sẽ nguy hiểm như nào? Em đã chứng kiến khi trên đường đi học về, một ông anh cùng khu (là công nhân nhà máy công cụ số 1, ông này là đàn anh TSTQ của em trong lò) va chạm xe đạp ngoài đường 6. Bên kia 4 thằng thanh niên dùng ổi với khóa dây quây đánh, ông này vuốt mặt loằng nhoằng mấy phút 4 thằng kia nằm ko kêu được luôn, nhanh đến mức em ko kịp vào "hỗ trợ". Hỏi "anh dùng chú hiểm à", đáp "ừ, đm nó vụt tao cái khóa vào đầu đau quá".

Với các chiến thắng rầm rộ, đám môn sinh TSTQ càng ngày càng láo và tinh tướng, rồi xuất hiện thêm những "ông trẻ" không được nhập môn nhưng cũng tự nhận mình là dân TSTQ để đi khè thiên hạ, những ông này cũng góp phần gây nên tiếng xấu cho TSTQ. Lại nói về cái sự láo của các ông trẻ trâu TSTQ, bây giờ là các ông chủ động đi "phá lò". Võ sư kiêm giảng viên mỹ thuật Ngô Xuân B. chắc nhiều cụ biết, mở lò trong khu nhà em đã bị đám "hồng vệ binh" này vào giữa lò chỉ mặt thách đấu. Cụ B. từ chối khéo, mà em nói thật nếu cụ đứng ra đấu thì dạo đó dễ mất cái tôn nghiêm của chưởng môn phái lắm, he he.

Cũng có những cuộc đấu bất phân thắng bại và đẹp thực sự, ví dụ cuộc đấu giữa một cụ là HLV võ thuật bên C500, đấu với một ông anh của em. Đánh hay lắm, như UFC luôn, cụ HLV C500 thủ kín bưng, tất nhiên bên TSTQ ko dùng chú hiểm, cuộc đấu thành công rực rỡ, ae vỗ tay rào rào. Cụ HLV C500 sau đó phát biểu: thực chiến oánh nhau cũng nhiều nhưng chưa bao giờ gặp môn võ nào lạ và hay thế này, he he.

Thế rồi một lần, có tin nội bộ là tối nay có đoàn cũng TSTQ nhưng khác nhánh đến giao lưu, anh em háo hức lắm 8-x
Trà cháo xong xuôi, em xin biên tiếp mạch chuyện.
Việc tập luyện múa may bên ngoài mục đích là để các môn sinh làm quen và tập hòa hợp với tha lực, qua thời gian thì đến độ hợp nhất về phản xạ, đòn thế cũng như rèn luyện ngoại công, gân cốt...các kiểu. Ngoài các bài tập nội công thì sẽ còn những bài tập tĩnh công, những bài chú tụng trước ban thờ để tập nội công cũng như các "thuật" đặc dị khác nếu người tập có duyên và đủ tố chất. Thế nhưng rất ít người chịu tập tĩnh công, kể cả các "thầy".

Ngoài ra, môn phái sẽ có "thực phẩm chức năng", đó là các loại bùa. Để vẽ được bùa thì đòi hỏi phải là level "sư" đai đỏ trở lên, nhưng phải là đai đỏ chính hiệu. Bùa cũng sẽ có nhiều loại: "thực phẩm chức năng" hay ngày đó bọn em gọi là "thức ăn", tức là loại mà thầy sẽ vẽ riêng cho từng người để uống vào giúp gia tăng nội lực hoặc đả thông kinh mạch gì đó; bùa dùng để chữa bệnh, bùa dùng để trấn yểm, trừ tà, cầu an...Ngay như ông "thầy" của em cũng ko có năng lực vẽ bùa, thi thoảng ông ý phải lên tận Phú Thọ xin bùa của sư phụ ổng về phát cho ae "ăn", như vậy có thể hiểu là bùa này chỉ là hàng đại trà, ko phải hàng thửa.

Sơ sơ như vậy thì có thể thấy, để tu luyện đúng nghĩa theo đúng chuẩn là không hề dễ, đòi hỏi rất nhiều tâm sức, thời gian cũng như phải có duyên gặp được "minh sư" đúng nghĩa. Ngay như việc tập luyện ngoại công cũng thế thôi, việc cảm nhận và hòa hợp với tha lực sao cho song kiếm hợp bích cũng đòi hỏi rất nhiều thời gian và tố chất của từng người. Có những người tập mãi mà vẫn lảo đảo, đòn thế loạn xạ; không có nội lực nên đòn luôn thiếu lực. Khi đánh nhau chỉ cậy vào khả năng chịu đòn và dùng chú hiểm, như vậy là hoàn toàn ko chuẩn. Cái khả năng chịu đòn và hồi phục trấn thương nhanh là để dành cho tập luyện, chứ không phải dành cho các ông chưa đủ căn cốt dùng để đi đấu đá bừa phứa.

Quay lại việc thi đấu, môn phái không cấm việc giao lưu lành mạnh. Có cả các lời tụng báo cáo để xin cho việc thi đấu, bao gồm đấu với đồng môn và đấu với môn phái khác. Khi xin đấu, quyền sẽ dẫn user theo cách khác hẳn so với tập luyện bình thường. Những đòn thế hoa mỹ hàng ngày sẽ không ra nữa mà thay vào đó tính "thực chiến" sẽ rất cao. Những đòn thế dù mang tính thực chiến nhưng không hề có tính triệt hạ, trừ khi ông user có ác tâm theo kiểu gián tiếp hoặc trực tiếp. Ví dụ thế này: khi đối thủ đá vòng cầu thì xu hướng sẽ là tránh trước phản đòn sau. Việc tránh thì cũng tùy theo level, tùy theo quyền dẫn mà ông thì sẽ hụp xuống kết hợp hạ trọng tâm quét trụ, ông thì lăn vào nhập nội theo chân của đối phương sau đó kết hợp lực hông để đẩy đối thủ ngã văng ra xa. Thế nhưng có những người ác tâm, thay vì dùng hông đẩy đối thủ thì lại dùng đòn chỏ cắm oánh thẳng vào chân đá của đối sau đó dùng tiếp chỏ lật oánh vào ngực hoặc mặt của người ta, như vậy là triệt hạ, vi phạm đến triết lý của môn phái, và đây là ác tâm trực tiếp. Còn gián tiếp là gì, là ông niệm chú hiểm, khi kích hoạt tình huống này thì đương nhiên quyền sẽ dẫn ông ra đòn triệt hạ đối phương.

Như em đã kể ở post trước, tỷ lệ các ngựa non háu đá TSTQ đang ở giai đoạn làm quen với tha lực đã đi giao đấu rất lớn, và hầu hết khi bị thua hoặc chưa vừa ý với kết quả giao đấu nên đã về cạy cục xin luyện chú hiểm, rồi áp dụng bừa bãi. Cùng với đó là cũng rất nhiều ông ở level bắt đầu cao ác tâm, hiếu chiến oánh triệt hạ khi giao đấu. Tất cả những điều đó đã dẫn đến nhiều tiếng xấu, sự thù hằn, biến những buổi giao lưu lành mạnh thành những vụ hỗn chiến, trả thù kéo dài. Có cả những vụ đổ máu do hung khí gây ra, rồi có cả những trường hợp tìm cao thủ cổ quái đến để trả thù trên sàn đấu, một trong những case đó em sẽ kể ở post tiếp theo: giao đấu với TSTQ phake, he he.
 

Fd79

Xe tải
Biển số
OF-592785
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
433
Động cơ
140,014 Mã lực
Trà cháo xong xuôi, em xin biên tiếp mạch chuyện.
Việc tập luyện múa may bên ngoài mục đích là để các môn sinh làm quen và tập hòa hợp với tha lực, qua thời gian thì đến độ hợp nhất về phản xạ, đòn thế cũng như rèn luyện ngoại công, gân cốt...các kiểu. Ngoài các bài tập nội công thì sẽ còn những bài tập tĩnh công, những bài chú tụng trước ban thờ để tập nội công cũng như các "thuật" đặc dị khác nếu người tập có duyên và đủ tố chất. Thế nhưng rất ít người chịu tập tĩnh công, kể cả các "thầy".

Ngoài ra, môn phái sẽ có "thực phẩm chức năng", đó là các loại bùa. Để vẽ được bùa thì đòi hỏi phải là level "sư" đai đỏ trở lên, nhưng phải là đai đỏ chính hiệu. Bùa cũng sẽ có nhiều loại: "thực phẩm chức năng" hay ngày đó bọn em gọi là "thức ăn", tức là loại mà thầy sẽ vẽ riêng cho từng người để uống vào giúp gia tăng nội lực hoặc đả thông kinh mạch gì đó; bùa dùng để chữa bệnh, bùa dùng để trấn yểm, trừ tà, cầu an...Ngay như ông "thầy" của em cũng ko có năng lực vẽ bùa, thi thoảng ông ý phải lên tận Phú Thọ xin bùa của sư phụ ổng về phát cho ae "ăn", như vậy có thể hiểu là bùa này chỉ là hàng đại trà, ko phải hàng thửa.

Sơ sơ như vậy thì có thể thấy, để tu luyện đúng nghĩa theo đúng chuẩn là không hề dễ, đòi hỏi rất nhiều tâm sức, thời gian cũng như phải có duyên gặp được "minh sư" đúng nghĩa. Ngay như việc tập luyện ngoại công cũng thế thôi, việc cảm nhận và hòa hợp với tha lực sao cho song kiếm hợp bích cũng đòi hỏi rất nhiều thời gian và tố chất của từng người. Có những người tập mãi mà vẫn lảo đảo, đòn thế loạn xạ; không có nội lực nên đòn luôn thiếu lực. Khi đánh nhau chỉ cậy vào khả năng chịu đòn và dùng chú hiểm, như vậy là hoàn toàn ko chuẩn. Cái khả năng chịu đòn và hồi phục trấn thương nhanh là để dành cho tập luyện, chứ không phải dành cho các ông chưa đủ căn cốt dùng để đi đấu đá bừa phứa.

Quay lại việc thi đấu, môn phái không cấm việc giao lưu lành mạnh. Có cả các lời tụng báo cáo để xin cho việc thi đấu, bao gồm đấu với đồng môn và đấu với môn phái khác. Khi xin đấu, quyền sẽ dẫn user theo cách khác hẳn so với tập luyện bình thường. Những đòn thế hoa mỹ hàng ngày sẽ không ra nữa mà thay vào đó tính "thực chiến" sẽ rất cao. Những đòn thế dù mang tính thực chiến nhưng không hề có tính triệt hạ, trừ khi ông user có ác tâm theo kiểu gián tiếp hoặc trực tiếp. Ví dụ thế này: khi đối thủ đá vòng cầu thì xu hướng sẽ là tránh trước phản đòn sau. Việc tránh thì cũng tùy theo level, tùy theo quyền dẫn mà ông thì sẽ hụp xuống kết hợp hạ trọng tâm quét trụ, ông thì lăn vào nhập nội theo chân của đối phương sau đó kết hợp lực hông để đẩy đối thủ ngã văng ra xa. Thế nhưng có những người ác tâm, thay vì dùng hông đẩy đối thủ thì lại dùng đòn chỏ cắm oánh thẳng vào chân đá của đối sau đó dùng tiếp chỏ lật oánh vào ngực hoặc mặt của người ta, như vậy là triệt hạ, vi phạm đến triết lý của môn phái, và đây là ác tâm trực tiếp. Còn gián tiếp là gì, là ông niệm chú hiểm, khi kích hoạt tình huống này thì đương nhiên quyền sẽ dẫn ông ra đòn triệt hạ đối phương.

Như em đã kể ở post trước, tỷ lệ các ngựa non háu đá TSTQ đang ở giai đoạn làm quen với tha lực đã đi giao đấu rất lớn, và hầu hết khi bị thua hoặc chưa vừa ý với kết quả giao đấu nên đã về cạy cục xin luyện chú hiểm, rồi áp dụng bừa bãi. Cùng với đó là cũng rất nhiều ông ở level bắt đầu cao ác tâm, hiếu chiến oánh triệt hạ khi giao đấu. Tất cả những điều đó đã dẫn đến nhiều tiếng xấu, sự thù hằn, biến những buổi giao lưu lành mạnh thành những vụ hỗn chiến, trả thù kéo dài. Có cả những vụ đổ máu do hung khí gây ra, rồi có cả những trường hợp tìm cao thủ cổ quái đến để trả thù trên sàn đấu, một trong những case đó em sẽ kể ở post tiếp theo: giao đấu với TSTQ phake, he he.
Hãy quá ạ e mong chờ các phần tiếp theo, cụ bỏ công biên đều tay để e và các cụ cùng nghe ạ ( e vodka mà máy không cho)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top