Em xin được trình bày theo hiểu biết nông cạn của em ạ, những nội dung này em thấy phổ biến và tương đồng từ bắc trung bộ trở ra, đặc biệt là đồng bằng sông hồng và trung du phía bắc
1. Đình
Là trung tâm tín ngưỡng chính thức gắn liền với văn hóa, quản lý (xưa) của làng
Đình thờ Thành hoàng (là 1 vị Nhân Thần: Người khi còn sống có công với làng, xã ấy: công lao khai lập, tổ nghề, bảo vệ dân ...) Đình thờ vị nào thường gắn chặt với làng, xã ấy. Kinh thành Thăng Long 4 phương có 4 Thần trấn giữ, trong đó có Đức Linh Lang (Trấn Tây) là Nhân Thần
2. Đền
Thờ Thánh hoặc Thờ Thiên Thần, Địa Thần lớn
Thánh cũng thường là Nhân Thần (là người thác đi, hóa đi mà thành), nhưng vị Nhân Thần này có công lao to lớn, rộng khắp, bao phủ, được nhiều vùng miền, nhiều nơi thờ phụng (lập đền thờ) hoặc được nhân dân từ khắp mọi phương về thờ: Đức Thánh Tản, Đức Thánh Trần...
Thiên Thần, Địa Thần lớn như: thần Sấm, thần Gió, thần Núi (1 dãy núi cao), thần Sông (một con sông lớn), một số thần Biển...
3. Phủ
Thờ Mẫu. Đây là công trình mang đậm tín ngưỡng Thờ Mẫu của Việt Nam
4. Miếu
Quy mô nhỏ, đơn sơ hơn Đình, Đền, Phủ
Miếu thường thờ các Địa Thần Nhỏ, các vong của những người chết nhưng hiển linh (có tốt, có xấu) nhưng chưa đạt tới tầm của Thần, cũng chưa đến nỗi ác như quỷ
5. Am
Thờ Phật. Quy mô nhỏ hơn chùa. Thường có sư nữ
6. Quán
Thờ các Tiên, Thánh theo Lão giáo. Thường gắn với cộng đồng Hoa kiều
Em xin các cụ chỉ cho thêm ạ