- Biển số
- OF-73831
- Ngày cấp bằng
- 25/9/10
- Số km
- 25,089
- Động cơ
- 622,206 Mã lực
MEm xin phép lạc chủ đề một chút. Các cụ có kinh nghiệm về việc trẻ con khóc đêm không ạ?
Em kể lại chuyện cũ thôi, vì giờ cháu bé cũng lớn qua 12 tuổi rồi.
Em cưới đầu năm dương, lúc đó chị dâu em đang bầu cháu bé này là con thứ 2 của anh chị. Cháu em và con em sinh cùng năm (đứa đầu năm, đứa cuối năm và cùng tuổi âm, đều là gái).
Cháu em sinh vào giờ Dần (gần 5h sáng), sinh thường rất bụ bẫm dài rộng (gần 4kg), xinh xắn trắng trẻo. Anh chị và các cháu ở cùng nhà bố mẹ em.
Em lấy chồng và thuê nhà ngay gần đấy nên em thường sang nhà bố mẹ chơi.
Bé cháu em chỉ bú mẹ được vài ngày, vì mẹ cháu sau sinh trùng đợt thi gì đó, nên phải cho cháu ăn sữa công thức, và nó bỏ luôn bú mẹ trong khi mẹ rất nhiều sữa. Nó ăn sữa ngoài rất hợp, trộm vía lớn như thổi. Nhưng mà mặt cháu không tươi tỉnh, và hay ngủ ngày khóc đêm. Con người ta càng lớn càng bớt khóc đêm, đây cháu em càng lớn càng khóc dữ. Cứ khóc từ nửa đêm đến tầm 5h sáng, mà nó khóc to lắm, cứ gào lên nên bà và mẹ nó phải thay nhau bế vác vai, kẻo ảnh hưởng đến hàng xóm. Ngày thì nó ngủ suốt, nhưng có tiếng động nó lại gào toáng lên. Ban ngày cả nhà phải giữ im lặng như tờ không tiếng động cho nó ngủ, đi lại rón rén, nói cũng không dám nói to. Cái cổng sắt mở ra đóng vào phải đẩy nhích từng tí một.
Mẹ em cũng đi xem xét đông tây các kiểu mà không đỡ. Cũng nói loáng thoáng là do cháu sinh vào giờ quan sát gì đó... chắc lúc đó em sắp sinh và bố em rất phản đối những việc mê tín bói toán cúng bái bên ngoài nên mẹ em cũng không muốn nói nhiều về việc này.
Đến lúc cháu hơn 8 tháng vẫn thế. Lúc này em đã sinh được mấy tháng.
Rồi một hôm mẹ em thì thào với em, bảo lần này tao tìm được chỗ lễ cho nó rồi.
Em bán tín bán nghi và tiếc tiền (mấy chục triệu cách đây hơn chục năm).
Nhưng mà hiệu nghiệm thật ạ. Chả lẽ lại trùng hợp ngẫu nhiên thế? Vì lễ xong một cái nó im luôn, gần như không khóc nữa.
Sau đó lâu lâu mẹ em mới bảo, đi xem và phải lễ hết số vàng bà nội em để lại sau khi mất mới yên.
Em cũng chỉ nghe và không hỏi gì thêm.
Giờ cháu lớn rồi, học cùng lớp con nhà em, cao ráo nhanh nhẹn thông minh nhưng hơi bướng.
Bây giờ em nghĩ nếu hồi đó tìm cách đừng cho nó ngủ ngày thức đêm (phá vỡ chu kỳ) không biết thế nào. Nhưng vì em không ở cùng, đang bầu bì mệt mỏi lại không có kinh nghiệm nên không tham gia được gì.
nha nào nuôi con cũng không vướng cái lọ thì cái chai. Nhưng khóc đêm thì hàu như nhà nào cũng có lúc bị.Con khóc đêm thì chuyện của em luôn đây ạ
F1 lớn nhà em, trộm vía bú no ngủ kỹ, suốt 3 tháng đầu ngoan cực kỳ luôn ấy, bà nội cứ tấm tắc là nhà có cháu mà hàng xóm chả ai biết (em sinh F1 đầu là về nhà Ông Bà nội, ở gần ngoại thành ạ)
Vừa đúng hôm tròn 3 tháng, thì F1 bắt đầu có lần khóc quấy đầu tiên, khóc từ tầm sau 7h tối
Khóc ngằn ngặt, không sao dỗ nổi, em bế, lão nhà em bế, bà nội bế ... đều khóc ngằn ngặt không dứt, có những lúc nó khóc cao trào lên lạc cả giọng, xót lắm
Qua nửa đêm là nín, ngủ ngon lành đến sáng
Cả ngày hôm sau bình thường.
Đến tối, em còn nhớ, vừa cho ti xong là tầm 7h10 tự nhiên F1 lại vặn mình khóc, đang nằm ngon lành tự khóc, lại ngằn ngặt như đêm hôm trước
Lần này ông nội sốt ruột quá, lên bế thử, thì vào tay ông nó im được khoảng mươi phút, ông vừa chuyển tay là nó lại gào lên
Ông lại bế lại, lại im nhưng lần này kiểu miễn dịch ấy, chỉ 1 tí là nó lại khóc, và ông có bế nữa thì nó vẫn khóc
Lại ngằn ngặt đến qua nửa đêm, lần này Lão nhà em xem đồng hồ, 12h45 thì nín
Đêm hôm sau lại đúng như thế, xê dịch 5 phút
Hồi đó chế độ thai sản được nghỉ có 4 tháng, em đã nghỉ trước sinh 3 tuần nên chỉ còn gần 1 tuần là đi làm, con khóc quấy như thế không thể yên tâm nổi
Sáng ngày thứ tư, Ông nội F1 gọi điện về hỏi ... Cụ nội F1 (là ông nội Lão nhà em, năm đó Cụ đã ngoài 90 rồi, nhưng vẫn còn khỏe khoắn, minh mẫn, em sinh F1 Cụ còn làm tặng cho bài thơ, Cụ là thế hệ Nho giáo ngày xưa)
Alo xong, ông nội bảo là bị ... Cụ mắng, sao không gọi sớm. Chiều Cụ gửi đồ lên cho
Chiều thì 1 cậu em (cháu nội của Cụ, gia đình ở cùng Cụ) đến, đưa cho ông em đồ của Cụ gửi
Ông mở ra, em thấy 1 tờ A4 có 1 chữ Nho viết, nét chữ đẹp như cắt
Ông bảo Cụ viết đấy, dặn là dán dưới đầu giường chỗ mẹ con mày ngủ, dán ngược.
Thế rồi đích tay ông lên dán
Xong, chiều, Lão nhà em đi làm về, ông bảo soạn lễ, tự đi mua chứ không nhờ bà nội, ra đình làng, khấn đủ tên tuổi vợ chồng con chúng mày, xin được ở đây, xin Ngài che chở cho
Lão ra lễ xong xuôi về cũng hơn 6h, cơm nước xong là cả nhà sẵn sàng tinh thần chiến đấu
Thì F1 em hôm đó ngoan lành, ê a chơi, không khóc lấy 1 tiếng
Lát sau ngủ, bế đặt lên giường rồi em ngồi đấy, cũng ngủ ngoan thin thít như trước, không ọ ẹ gì
Từ đó đến khi lớn, cũng không khóc quấy đêm lần nào nữa (khi nhà em bồng bế nhau về lại nhà riêng, thì F1 đã đầy năm, ông nội cũng bóc tờ chữ nho của Cụ ra bảo mang theo về để ngược dưới đầu giường)
Sau này em hỏi chữ ấy là chữ gì, thì ông bảo Cụ viết tên của Chủ tịch thành phố Hà Nội, tức là tên của Quan Thủ trấn tỉnh thành nơi đang ở ấy ạ
Nhưng sợ nhất là khóc dạ đề. Tức là cứ đêm xuống là ti tỉ khóc cho đến sáng.
Đa số là làm "phép" kiểu như mợ Hoa, hoặc "đốt vía", bán khoán... dủ bài.
và lạ cái là thường sau khi "làm phép" như trên thường là hết. Với khả năng khoa học ngày nay khó lý giải được những kinh nghiệm dân gian đó( kinh nghiệm nuôi những bé khó nuôi hay quấy)
F1 nhà em hồi 6 tháng cũng quấy, (sau này mới biết thiếu canxi nên bé khó chịu khóc quấy) cũng làm cái lễ thì đỡ. Nhưng phải đến kho cho bổ sung canxi thì hết hẳn.
Cá nhân em cho rằng cúng, lễ là liệu pháp tốt khi ta vướng phải 1 điều mà không giải quyết được bằng cách thông thường. Nhưng cũng không vì thế mà mê muội lệ thuộc vào cúng bái.
Cứ tạm coi đó là cách để mình tự tin an tâm hơn khi làm việc thôi. Nó chỉ là pháp an tâm. Và phản tính chinh bản thân mình. Vì khi cúng lễ, có ai lại xin kiểu "con lạy thánh mớ bái, xin ngài giúp con giết thằng nhà giàu, mang tiền bạc nhà nó về chất đầy kho nhà con " đâu. Mà đa số
cầu điều tốt đẹp cho người khác ngoài bản thân( càu cho bố mẹ, con cái, gia đình, người thương...) như vậy cũng là việc thiện, và điều lành sẽ đến là
tất yếu.