Cụ nào lười thì có thể xem từ phút thứ 12 trong video
Nhiều người hiểu sai về Công Đức và Phước Báo trong PG quá
Theo luật Nhân quả và Luân Hồi: Thì cứ mỗi hành động chúng ta tạo ra, sẽ có 1 cái kết quả ở tương lai Đó là quy luật Nhân Quả
ví dụ: ta lấy tay đấm vào 1 vật vì thì sẽ có 1 lực tác đông ngược lại với lực đấm của chúng ta.
Nếu chúng ta rèn luyện tốt ( duyên tốt) thì lực phản lại đó không tạo cảm giác đau cho chúng ta.Tuỳ vào đám vật gì và lực đấm ( duyên)
Nếu chúng ta không rèn luyện( không duyên), thì lực phản lại đó sẽ tạo cảm giác cho chúng ta tùy vào lực đấm..(Nói về duyên. Nếu dấm và vật có chứa sức nén như lò xo, thì lực trả lại lớn hơn nhiều lần lực ban đầu, nhưng hiện tượng như vậy gọi là Duyên khởi)
Nhân quả đơn giản là như vậy
Nên khi tạo tác 1 hành động kết quả nhận được trong tương lại, gọi là Nghiệp báo ( Nghiệp có thiện nghiệp và Ác nghiệp)
Do vậy khi Bố thí, Hành thiện, tích đức. thi sẽ có phước báo tương ứng ( không sai tý nào). Và ngược lại khi làm ác sẽ có ác báo trả lại. Cả 2 điều trên gọi chúng là Nghiệp báo, hoặc là biểu hiện "8 cơn gió đời"
Suy ra khi Bố thí, Làm chùa, làm nhà thờ . Xây trường, Tạo tác công trình công cộng nói chung, để phục vụ cộng đồng ... là việc thiện sẽ được hưởng Phước báo là điều chắc chắn.
Vậy trong thế tục. Phước báo là Kết quả của các hành động Lành, Thiện trong quá khứ...
Điều này đã làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn ( có thể coi là công đức trong thế tục, do vậy dân gian hay gọi là công đức)
Trong PG. Công đức không phải là Phước Báo.( vì còn phước báo hay Nghiệp báo, là còn luân hồi là chưa giải thoát.)
Công Đức là bất sanh bất diệt, là thoát khỏi luân hồi, chính là Giác ngộ. Nên khi có công đức không còn phân biệt nghiệp ( thiện > < ác ) báo nữa. Hay nói là không còn nghiệp báo
Công đức đat được nhờ nỗ lực của tự tâm giác ngộ. ( hay gọi là thành tựu của quá trình tu hành) nên nhận ra được chân như. trở thành bậc thánh.
Do công đức là mục đích cuối cùng của các Phật tử. nên khi 1 Phật tử mà chấp vào các việc lành để
cầu mong phước báo là chưa phải đích đến cuối cùng, Đây là các quá trình sửa đồi bản thân, nó không rốt ráo nên không coi là công đức. chứ không phải nó không có lợi lạc nhé.
Điều này làm nhiều người ngày nay hiểu nhầm Phước báo với Công Đức trong Phật giáo.