[Funland] Nơi chia sẻ những câu chuyện Tâm linh trong cuộc sống thường ngày 2021 Vol 5

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,721
Động cơ
325,955 Mã lực
Thôi xong , mất công Cụ mí em chào hàng.
Đốt vía.
Tối nay có drama hả các cụ ? Khổ thân các mợ, coi như chuyện xã hội phong phú, chồng có nick thì vợ cũng lập nick mà chém. :)
 

Pikapika3

Xe tải
Biển số
OF-786116
Ngày cấp bằng
31/7/21
Số km
374
Động cơ
31,993 Mã lực
Tuổi
34
Em hóng thôi. Đừng ai để ý.
 

HoaMaudon

Xe tăng
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
1,769
Động cơ
298,349 Mã lực
year-symbol-white-background-symbol-136580766.jpg


Vậy là đã vào tuần cuối cùng của năm 2021 rồi, em kính chúc các Cụ các Mợ mọi điều tốt lành ạ

Hôm trước nhờ Cụ trauxanh chỉ cho, lại được 1 Mod cực tốt bụng giúp, em tìm được món quà tặng Lão nhà em cuối năm đây ạ
SK.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,452
Động cơ
495,117 Mã lực
Em có cái nick từ 2005 bị lộ pass nên mụ vợ nhà em đọc được inbox bác ạ. Mà chả biết thằng cha bỏ mẹ nào giả gái inbox cho em để đến nỗi này.
Tào lao, 2005 còn chưa có cái of này
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,452
Động cơ
495,117 Mã lực
year-symbol-white-background-symbol-136580766.jpg


Vậy là đã vào tuần cuối cùng của năm 2021 rồi, em kính chúc các Cụ các Mợ mọi điều tốt lành ạ

Hôm trước nhờ Cụ trauxanh chỉ cho, lại được 1 Mod cực tốt bụng giúp, em tìm được món quà tặng Lão nhà em cuối năm đây ạ
SK.jpg
Seiko 5 1 thời đình đám của em đây, lúc ấy đeo cái đồng hồ này tán được khối em chứ ko đùa. KLQ nhưng tay mợ trắng nhỉ?
 

HoaMaudon

Xe tăng
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
1,769
Động cơ
298,349 Mã lực
Seiko 5 1 thời đình đám của em đây, lúc ấy đeo cái đồng hồ này tán được khối em chứ ko đùa. KLQ nhưng tay mợ trắng nhỉ?
Hì, em cảm ơn Cụ ạ :P

Lão nhà em có 1 cái, cứ khoe là một thời ký ức, xong rồi đi công tác bị thất lạc, quý và tiếc lắm, cũng mấy năm rồi. Hôm bữa, em loanh quanh trên OF này thấy các Cụ trong 1 topic về đồng hồ có khoe đến loại này, em vào hỏi, Cụ trauxanh hướng dẫn, 1 Cụ Mod nhận lời tìm giúp ạ
Lão thích lắm, đeo suốt mấy hôm nay
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Seiko 5 1 thời đình đám của em đây, lúc ấy đeo cái đồng hồ này tán được khối em chứ ko đùa. KLQ nhưng tay mợ trắng nhỉ?
Em dùng chiếc này (mặt đen) khoảng năm 90-91, do anh bạn mang Campuchia về tặng. Sau cũng mất đâu đó không nhớ nữa.
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,452
Động cơ
495,117 Mã lực
Em dùng chiếc này (mặt đen) khoảng năm 90-91, do anh bạn mang Campuchia về tặng. Sau cũng mất đâu đó không nhớ nữa.
90,91 mà có hàng hịn Cam về thì oách lém, trước đó em đeo cái Raketa USSR đến lúc lên đc cái Seiko là cứ có cái kiểu từ chỗ có đèn đi ra chỗ tối để xem giờ cho bạn nó nể vì có dạ quang :D
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
90,91 mà có hàng hịn Cam về thì oách lém, trước đó em đeo cái Raketa USSR đến lúc lên đc cái Seiko là cứ có cái kiểu từ chỗ có đèn đi ra chỗ tối để xem giờ cho bạn nó nể vì có dạ quang :D
Vâng, lúc đó cũng ghê phết. :D
Em cũng nhiều đồng hồ nhưng không giữ được, toàn là mất do quên đâu đó hoặc là cho tặng khi dùng cái khác.
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
trong phật giáo luôn tồn tại song hành 2 quan điểm;
- Giữ nghiêm giới và luật để đạt tới đỉnh cao của trí tuệ và theo con đường nguyện lực tái sinh để cứu độ chúng sinh.
- Chấp nhận sự điều chỉnh thay đổi để đại chúng hóa phật giáo.
Ngay trong thời đức phật còn sống cũng đã xuất hiện 2 xu hướng này mà đại diện là 2 ngài: Ma ha ca diếp và Phú Lâu Na
- Đức Phật chấp nhận cả 2 làm đại đệ tử.
Chính vì cụ nói đến Phật giáo nên mới có nhiều quan điểm khác nhau. Còn nếu theo đúng con đường của Đức Phật thì chỉ có 1 quan điểm thôi cụ ạ.

Sau đây là 2 đoạn trích trong bài giảng mà em thấy khá hay, xin gửi để các cụ cùng tham khảo.

Đức Phật không quan tâm đến chuyện thành lập tôn giáo, nhưng bất hạnh thay, dưới danh nghĩa Ngài, không phải chỉ có một mà nhiều tông phái được thành lập. Và sự tinh khiết của Dhamma bị đánh mất. Dhamma chỉ tinh khiết khi nó là chung cho tất cả. Giây phút mà nó trở thành tông phái, nó mất hết sự tinh túy. Một người giác ngộ không quan tâm đến vấn đề giáo phái, luật tự nhiên là chung cho tất cả.

Đây là điều mà Đức Phật đã khám phá ra và giảng dạy cho đại chúng, và là điều Ngài khuyên chúng sanh nên áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Đây là Dhamma chứ không phải là nghi lễ, nghi thức hay niềm tin của tôn giáo này hay tôn giáo kia, chẳng ích lợi gì cả. Đây là định luật phổ quát, luật tự nhiên áp dụng chung cho mỗi người và cho mọi người. Người ta có thể tự cho mình là Phật tử, là tín đồ Thiên Chúa giáo, Ấn giáo, Hồi giáo hay Do Thái giáo, chẳng có gì khác biệt cả, luật tự nhiên là luật tự nhiên. Khi vi phạm luật tự nhiên này, ta bị trừng phạt ngay tức khắc. Nếu sống thuận theo luật tự nhiên này, ta được tưởng thưởng ngay tức khắc. Ta sẽ sống cuộc sống rất hạnh phúc và điều này áp dụng chung cho mọi người. Đây là điều một Vị Phật đã khám phá ra. Có Phật hay không có Phật thì luật ấy luôn luôn có ở đấy, ngay trước khi có Đức Phật luật này đã có rồi.

Nếu có ai vi phạm luật này bằng cách phát sinh ra giận dữ, oán ghét, ác ý, thù hận, đam mê, sợ hãi, ngã mạn thì tâm bị ô nhiễm. Thiên nhiên bắt đầu trừng phạt ngay lập tức, điều này đúng ngay cả trước khi Đức Phật xuất hiện. Luật này đã có sẵn đó, vào thời Đức Phật, sau thời Đức Phật và sẽ tiếp tục còn mãi về sau. Đây là lý do tại sao Ngài nói: “Luật tự nhiên là trường cừu”. Định luật này luôn có đấy, có Phật hay không có Phật. Thiên Nhiên bắt đầu tưởng thưởng bất cứ ai thoát khỏi những tật xấu này. Người ta bắt đầu sống cuộc sống giải thoát, hạnh phúc, hòa hợp, lợi ích cho mình và cho người. Điều này đã có trước khi Đức Phật xuất hiện, ngay vào thời Đức Phật và sau thời Đức Phật.

Một Vị Phật khám phá ra luật này, áp dụng vào cuộc sống của chính Ngài và trở nên giải thoát. Rồi do lòng từ bi, Ngài bắt đầu chia sẻ và truyền bá cho người khác. Luật này phải giữ được tính phổ quát, nếu không sẽ mất đi hiệu lực. Một Vị Phật không màng đến chuyện thành lập tông phái. Chúng tôi được biết nhiều lần Ngài nói chuyện với đại chúng rằng: “Ta không quan tâm đến việc biến Quý vị thành đệ tử. Ta không quan tâm đến chuyện chia cắt Quý vị và các Đạo sư cũ của mình. Ta không quan tâm đến việc ấy. Quý vị có những mục đích nhất định nào đó trong đời mình. Người trở thành một ẩn sĩ, một Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, ngay cả đến một Cư sĩ, ai ai cũng có mục đích nào đó trong đời là được giải thoát khỏi những bất tịnh trong tâm. Ta đến đây để giúp Quý vị làm điều đó. Ta có một phương pháp dạy cho Quý vị. Nhờ sự thực hành phương pháp này, Quý vị có thể thoát ra khỏi những hệ lụy, những ràng buộc của những bất tịnh này. Tất cả chỉ có thể, ta chỉ quan tâm đến chuyện đó”.
Nếu không nỗ lực tu tập như thế, Ngài đã không trở thành một Sammā sambuddhassa. Cho dù, Ngài đã trở thành Sammā sambuddhassa, nếu Ngài không ban phát Dhamma, làm sao hôm nay, chúng ta có thể có được Dhamma. Chúng ta sẽ không thể có được Dhamma, nếu Ngài đã quyết định: “Bây giờ ta đã hoàn toàn giải thoát, ích lợi gì mà theo đuổi những con người trần tục này? Họ sẽ chẳng hiểu Dhamma, ta thà bỏ đi và sống trong hang động nào đó hay trong dãy Hy Mã Lạp Sơn hết đời còn lại, và thọ hưởng an lạc niết bàn nội tâm. Sao lại phải nhận lấy rắc rối lo cho những người này?”. Nếu thế, Ngài sẽ không phải là Phật. Lòng bi mẫn, thương xót sau khi hoàn toàn giác ngộ ở tuổi 35 cho đến khi 80 tuổi (năm Ngài qua đời), trong suốt 45 năm Ngài không ngừng phục vụ chúng sanh.

Với những người đã được Ngài truyền dạy, Ngài chỉ thị cho họ: “Vì lợi ích của người khác, hãy đi ra ngoài truyền bá Dhamma, vì an lạc của người khác, không mong đợi được đền đáp một điều gì, chỉ vì lòng từ bi, theo Dhamma phục vụ chúng sanh”. Cứ thế, Dhamma được lan truyền, rồi cứ thế truyền từ Thầy đến trò, hết thế hệ này qua thế hệ khác. Dhamma được bảo tồn trong sự tinh khiết ban sơ của nó trong 25 năm thế kỷ qua. Điều này không phải dễ dàng. Như vậy, đối với tất cả các Thiền sư,một dòng truyền thừa của các Thiền sư, những người bảo tồn sự tinh khiết ban sơ của phương pháp Thiền này. Ta thấy có lòng biết ơn các Vị và cảm kích, biết ơn Đức Phật, biết ơn một dòng truyền thừa của các Thiền sư đã bảo tồn sự tinh khiết ban sơ của phương pháp Thiền này.

Thật khó mà bảo tồn phương pháp Thiền trong sự tinh khiết nguyên thủy của nó. Chỉ vì để làm vui lòng đệ tử, người ta làm ô nhiễm nó. Nếu người đệ tử muốn dạy phương pháp Thiền theo cách này thì được rồi chỉ việc làm vui lòng đệ tử. Tôi xuất thân từ giới Kinh doanh nên tôi biết rất rõ chuyện làm vừa lòng thân chủ. Thân chủ luôn luôn đúng, khách hàng luôn luôn đúng. Nếu khách hàng muốn theo cách này, được làm theo cách này. Nếu họ muốn theo cách kia, được rồi làm theo cách kia. Người nào chiều theo thân chủ người ấy không phải Thiền sư dạy Dhamma. Số lượng không có nghĩa gì cả, phẩm chất mới quan trọng. Cho dù chỉ có vài người thực hành thôi, họ phải thực hành theo phương cách đúng đắn. Nỗ lực của chúng ta không phải để làm vui lòng người khác mà là để giúp đỡ họ. Toàn bộ dòng truyền thừa của các Thiền sư này đã duy trì phương pháp Thiền trong sự tinh khiết, nguyên thủy của nó. Chúng ta rất biết ơn các Vị ấy. Như thế, phẩm chất phát triển lòng biết ơn này đối với đức Phật có đó. Đó không phải nương tựa vào con người của Đức Phật mà nghĩ rằng: “Ngài sẽ giải thoát cho tôi. Tôi đã nương tựa Đức Phật nên giờ đây tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn và Ngài sẽ giải thoát cho tôi”.

Chẳng ích lợi gì cả, đây không phải là Dhamma, điều này đi ngược lại với Dhamma. Ta phải tự giải thoát cho mình, Đức Phật chỉ có thể chỉ cho con đường. Ngài đã chỉ ra cách thức, đã dạy phương pháp Thiền. Phương pháp Thiền này chúng ta có được ngày nay là nhờ có những người đã duy trì nó trong bản thể tinh nguyên trong đầu. Ta phải nỗ lực tu tập theo phương pháp Thiền này, phát triển trong Dhamma và được giải thoát. Nhưng sự cảm kích, lòng biết ơn rất quan trọng. Đó là lý do tại sao ta nương tựa Tam Bảo.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,662
Động cơ
293,544 Mã lực
Hì, em cảm ơn Cụ ạ :P

Lão nhà em có 1 cái, cứ khoe là một thời ký ức, xong rồi đi công tác bị thất lạc, quý và tiếc lắm, cũng mấy năm rồi. Hôm bữa, em loanh quanh trên OF này thấy các Cụ trong 1 topic về đồng hồ có khoe đến loại này, em vào hỏi, Cụ trauxanh hướng dẫn, 1 Cụ Mod nhận lời tìm giúp ạ
Lão thích lắm, đeo suốt mấy hôm nay
Em nhìn thấy 1 cái đập hộp từ năm 1990 (hoặc 91). Mọi ng nói cái đó chắc sẽ thuộc về em .thậm chí còn có thêm cái xe Minsk . Kết cục mọi ng bé cái nhầm..em thậm chí chả đc gì mà tí mất cái xe đạp ghẻ gãy gác đờ bu..và mất đi hàng trục năm quan trọng nhất mang tính nền tảng của cuộc đời . 2/3 tuổi thanh xuân trong mò mẫm vô hướng... Mọi ng hiểu em đều khen em có sức mạnh hồi sinh. Khen em tuy tuổi thiếu niên nhưng bản lĩnh đi qua đc sóng gió...( Thật ra có lẽ là số nó thế chứ bản lĩnh cái gì .he).
Chính vì vậy cứ nhìn thấy cái đồng hồ này em lại hơi buồn..nó là thứ đồ mà em căm ghét nhất dù chưa sh 1 lần .
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,944
Động cơ
867,908 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Mọi việc qua rồi Lão huynh Xe nội lước ợ, thế hệ 7x đầu cũng là thế hệ đi xuyên qua biến động xã hội lớn nhất kể từ 1945 ... mọi giá trị xoay vần ...
 

Alive007

Xe tải
Biển số
OF-344194
Ngày cấp bằng
25/11/14
Số km
219
Động cơ
273,797 Mã lực
Tuổi
37
Em đi bốc biển ko lót tay cho cán bộ, tối về đánh lô.... xịt :'(
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Chính vì cụ nói đến Phật giáo nên mới có nhiều quan điểm khác nhau. Còn nếu theo đúng con đường của Đức Phật thì chỉ có 1 quan điểm thôi cụ ạ.

Sau đây là 2 đoạn trích trong bài giảng mà em thấy khá hay, xin gửi để các cụ cùng tham khảo.
thực ra chỉ cần kết luận thế này thôi bác ak, Đức phật chỉ truyền tâm ấn cho ngài Ma ha ca diếp. Tức là quan điểm của ngài khá rõ ràng.

Nhưng xu thế chung nó là như thế, cũng tương tự như khi các chùa chiền MB chấp nhập đưa việc thờ mẫu vào trong chùa từ thế kỷ 17, khi mà phật giáo đã có lịch sử ở VN từ trước đó rất nhiều, từ thế kỷ thứ I tcn. Tín ngưỡng thờ mẫu nương nhờ cửa Phật về mọi phương diện, và với tinh thần cởi mở, rộng rãi chấp nhận mọi quan điểm về tôn giáo như một giai đoạn của tư duy, Các chùa chiền miền Bắc đã mở rộng cửa đưa tín ngưỡng thờ Mẫu vào để tạo điều kiện cho đại chúng tiếp cận với phật pháp.
"Tín ngưỡng thờ Mẫu ở người Việt có cơ sở thờ tự riêng biệt. Nhưng để tồn tại và phát triển, từ thế kỷ XVII, Mẫu đã bước vào chùa nương bóng Phật. Đây là sự kết hợp hai chiều giữa đạo Phật và đạo Mẫu. Chùa là nơi lý tưởng cho Mẫu dừng chân, ngược lại, nhờ Mẫu mà số lượng Phật tử và nhân dân đến chùa đông vui nhộn nhịp hẳn lên. "
"https://thuvienhoasen.org/a22940/ban-ve-doi-tuong-tho-trong-cac-ngoi-chua-viet-o-mien-bac

Nhiều nơi, việc giao lưu giữa phật giáo và thiên chúa giáo vẫn diễn ra trong hòa bình, mặc dù về mặt quan điểm tôn giáo, phật giáo phủ nhận hoàn toàn các quan điểm của thiên chúa giáo bằng luật nhân quả, luân hồi và vô thường, vô ngã.

Mật tông cũng ra đời dựa trên sự thích nghi với đặc thù của Tây Tạng là đạo Bon (đạo phù thủy)

Nhưng, nếu một lần nữa phải chọn lựa, em cho là Đức phật sẽ lại trao tâm ấn cho ngài Ma ha ca diếp chứ không trao cho ngài Phú Lâu Na
 
Chỉnh sửa cuối:

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,944
Động cơ
867,908 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
thực ra chỉ cần kết luận thế này thôi bác ak, Đức phật chỉ truyền tâm ấn cho ngài Ma ha ca diếp. Tức là quan điểm của ngài khá rõ ràng.

Nhưng xu thế chung nó là như thế, cũng tương tự như khi các chùa chiền MB chấp nhập đưa việc thờ mẫu vào trong chùa từ thế kỷ 17, khi mà phật giáo đã có lịch sử ở VN từ trước đó rất nhiều, từ thế kỷ thứ I tcn. Tín ngưỡng thờ mẫu nương nhờ cửa Phật về mọi phương diện, và với tinh thần cởi mở, rộng rãi chấp nhận mọi quan điểm về tôn giáo như một giai đoạn của tư duy, Các chùa chiền miền Bắc đã mở rộng cửa đưa tín ngưỡng thờ Mẫu vào để tạo điều kiện cho đại chúng tiếp cận với phật pháp.
"Tín ngưỡng thờ Mẫu ở người Việt có cơ sở thờ tự riêng biệt. Nhưng để tồn tại và phát triển, từ thế kỷ XVII, Mẫu đã bước vào chùa nương bóng Phật. Đây là sự kết hợp hai chiều giữa đạo Phật và đạo Mẫu. Chùa là nơi lý tưởng cho Mẫu dừng chân, ngược lại, nhờ Mẫu mà số lượng Phật tử và nhân dân đến chùa đông vui nhộn nhịp hẳn lên. "
"https://thuvienhoasen.org/a22940/ban-ve-doi-tuong-tho-trong-cac-ngoi-chua-viet-o-mien-bac

Nhiều nơi, việc giao lưu giữa phật giáo và thiên chúa giáo vẫn diễn ra trong hòa bình, mặc dù về mặt quan điểm tôn giáo, phật giáo phủ nhận hoàn toàn các quan điểm của thiên chúa giáo bằng luật nhân quả, luân hồi và vô thường, vô ngã.

Mật tông cũng ra đời dựa trên sự thích nghi với đặc thù của Tây Tạng là đạo Bon (đạo phù thủy)

Nhưng, nếu một lần nữa phải chọn lựa, em cho là Đức phật sẽ lại trao tâm ấn cho ngài Ma ha ca diếp chứ không trao cho ngài Phú Lâu Na
Ở Việt Nam, Đạo Mẫu có trước Đạo Phật. Thế nên em nghĩ đây là sự mở (tích cực) của Phật giáo khi thích nghi theo tín ngưỡng dân cư địa phương

Hiện nay vẫn còn 1 số chùa không có ban Mẫu, vậy các chùa này là theo dòng/phái nào Lão nhể?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top