Hàng nghìn năm nay việc phê phán và chê bai Phật giáo luôn tồn tại song hành cùng với sự tồn tại của Phật giáo. Không phải bây giờ, dưới thể chế này mà bất cứ thời điểm nào dưới chế độ nào việc đó luôn tồn tại song hành bác ak. Vì giáo lý của Phật giáo nó quá siêu việt, vượt hoàn toàn ngoài tri thức của con người.
Ngay cả dưới 2 triều đại mà Phật giáo phát triển mạnh nhất ở VN, 2 giai đoạn được cho là hưng thịnh nhất trong lịch sử VN là triều Lý và Trần, thái độ như vậy cũng vẫn tồn tại. Đó là một thực tế tồn tại khách quan ngay tại thời Đức phật trụ thế.
Việc phủ nhận ngay những quan điểm đó không quá cấp thiết, vì .......... mấy nghìn năm nay thực tế đó không thay đổi.
Giới lãnh đạo 2 triều đại Lý, Trần của VN cũng dường như có đồng quan điểm đó khi một mặt họ tôn sùng đạo phật làm gương cho dân chúng, mặt khác chấp nhận thực tế khách quan đó như một niềm tin vào sức sống mãnh liệt của Phật giáo.
Nếu một người không có niềm tin Phật giáo, họ xứng đáng nhận được sự cảm thông hơn là phản bác ngay lập tức. Vì những người tu hành thật sự nhiều khi còn gục ngã trên con đường đi xây dựng niêm tin đầy khó khăn đó, rồi triệt tiêu mất căn lành để quay trở lại tam ác đạo, nói chi tới những người chưa từng có căn lành.
Ngoài ra, họ đáng thương hơn là đáng giận vì sao: bất cứ trong phật giáo tiểu thừa hay đại thừa nào đều khẳng định một điều: không trì ngũ giới triệt đường Nhân Thiên, không quy y Tam bảo không thể tránh 3 đường ác ( Súc sanh, ngã quỷ, địa ngục). Đời một con người tối đa khoảng 100 năm, chết đi theo thông lệ phải tối thiểu 5 kiếp mới quay trở lại làm người (khoảng 500 năm thậm chí còn nhiều gấp vài lân), còn nếu muốn lên trần sớm hơn, xin mời vào đường súc sinh.
Đấy là tối thiểu, tối đa thì còn nhiều hơn, không phải tự dưng mà trên bia đá họ ghi thiên thu vĩnh việt (ngàn năm ....). Tầm trung niên, tức là giỏi lắm sống thêm được 40-50 năm nữa, nhưng sẽ phải trả một cái giá cực đắt gấp 10 đến 20 lần thời gian như vậy mà không thức tỉnh. Tương lai, chìm đắm trong tam ác đạo thiên thu thì quả là uổng phí.
Con cháu trên trần vài ba đời sau sẽ không còn nhớ đến, không còn người thờ cúng sẽ không đủ phúc đủ duyên, sẽ lang thang đói khát trong cõi vô hình, con đường quay trở lại làm người như còn rùa mù trồi lên trên mặt biển 100 năm 1 lần trúng vào lỗ khúc gỗ mục trôi dạt nếu sa vào tam ác đạo.
Sự trường tồn của Đao Phật hàng nghìn năm nay cho ta cái nhìn khách quan: Đạo Phật dựa vào thể chế hay thể chế dựa vào Đạo Phật. Các thể chế dốc sức, gánh vai hộ pháp cũng như con người đều được hưởng thêm sự tồn tại và vững chắc, hòa bình và thịnh vượng, hãy nhìn hình ảnh 2 triều Lý và Trần sẽ rõ. Nhưng hộ pháp phải đi đúng hướng, phải làm đúng cách, hiện thời ta đang ở ranh giới giữa đúng và sai.
Hơn 2500 nay, Đạo Phật chưa từng phát động bất cứ 1 cuộc chiến tranh nào để tự bảo vệ mình mà nó vẫn trường tồn. Vì vậy thể chế nương vào đó để học hỏi là là điều không cần phải bàn cãi.