- Biển số
- OF-129566
- Ngày cấp bằng
- 5/2/12
- Số km
- 1,241
- Động cơ
- 386,305 Mã lực
Cụ sai ở chỗ là miền Nam có dòng đại thừa phát triển mạnh!
Miền nam phát triển phật giáo đại thừa rất mạnh, nên có lẽ vì thế nhiều quan điểm của phật giáo ăn sâu vào trong văn hóa người dân , nên có một
Theo em biết thì phật giáo Miền Nam, Thái, Cam theo tiểu thừa nhiều chứ cụ
Còn Miền bắc mới là đại thừa và cụ thể là tịnh độ tông
Cái mà đức phật nói ra là một quy luật tư nhiên khi ngài giác ngộ đã nhìn thấu suốt mọi việc.Vậy theo Cụ, thì với Tôn giáo/ Tín ngưỡng khác, với chức sắc tôn giáo/ khả năng tâm linh khác, thì có thể thực hiện được việc chek out database này của 1 con người không ạ? (cùng 1 bản chất, nhưng có thể mang tên gọi khác, không phải là soi kiếp nữa)
Phật pháp được thuyết là để phù hợp với căn cơ và năng lực của từng cá nhân nhưng nó được sắp xếp từ thấp đến cao. Khởi đầu là Nghiệp lực, đến A lại da thức, rồi đến Chân như duyên khởi, rồi cao hơn đến Lục đại duyên khởi và Trùng trùng duyên khởi.
Đã là quy luật tụ nhiên, thì dù tiếp cận dưới góc độ nào, nền tảng tâm linh nào thì nó cũng sẽ dần dần tiếp cận được với chân lý, ở mức độ từ thấp đến cao, và thành tựu cũng sẽ đi từ cao đến thấp (em trả lời cho nội dung của mợ HoaMaudon). Phật giáo đại thừa họ sẵn sàng tiếp nhận và thích ứng với các văn hóa bản địa vì em cho là họ coi đó là một giai đoạn trong quá trình tiếp thu phật pháp, ví dụ ở VN họ chấp nhận chủ nghĩa duy vật biện chứng, chả sao cả, đó là giai đoạn khởi đầu của bất cứ con người nào mới được tiếp thu kiến thức qua con đường tri thức, tiêu biểu của nó là thuyết bất khả tri.
Việc tu học phật pháp nếu có thành tựu dù ít dù nhiều nó cũng được lưu giữ trong tàng thức của mỗi chúng sanh. Giai đoạn kiếp người là giai đoạn dễ quyết định vận mệnh của mình nhất. Vậy nên có người mới có duyên gặp phật pháp thì bắt đầu bằng phật giáo nguyên thủy, nhưng cũng có người thì nhờ sự tích lũy từ các kiếp trước, có thể dễ dàng hấp thụ các giáo lý của phật giáo đại thừa, vì rất có thể các kiếp trước đó họ đã đi qua quá trình học phật giáo từ mức độ ban đầu, thành quả đó được tích lũy đến thời điểm này, nó trổ quả, gặp duyên họ tiếp tục các bước cao hơn theo trong con đường nhận thức phật pháp.
Một ví dụ không hoàn toàn chính xác nhưng nó có thể mô tả được khoảng 60-70% mối quan hệ giữa một chúng sanh trong con đường tiếp thu phật pháp. Các bác có thể xem video này từ phút thứ 30 đến cuối video. Họ lấy ví dụ rất dễ hiểu. Nếu xem cả video càng tốt. Rất dễ hiểu.
Đây là tóm tắt các bài giảng về phật học phổ thông của HT Thích Thiện Hoa ( các bác có thể xem tiểu sử) người đào tạo rất nhiều lớp kế cận tài năng của phật giáo VN. Hệ thống những người chèo lái cho phật giáo VN hoàn toàn được đào tạo bài bản và trình độ đều tiếp thu phật giáo Đại thừa đó ak. Ví dụ phó pháp chủ phật giáo VN hiện nay là HT Thích Trí Quảng (đào tạo từ Nhật về), cũng đã lý giải rất mềm mại về mối tương quan giữa tiểu thừa và đại thừa. (em trả lời cho nội dung của hai bác Leopard1 và honda acura). Hệ thống đào tào giáo lý của Phật giáo Đại Thừa đã phát triển rất sớm trên nền tảng kế thừa phật giáo tiểu thừa ở MN, người cầm cờ tiên phong là HT Thích Thiện Hoa. Nhiều thành tựu của phật giáo Miền Nam còn đến ngày nay đều có bàn tay và khối óc gián tiếp hoặc trực tiêp của HT.
Hiểu được chân như duyên khởi trong kinh thủ lăng nghiêm thì trình độ đã tương đương với Tiến sĩ phật học rồi ak.
Tuy nhiên điều hay ho thú vi là trong phật pháp, nếu chỉ nghiên cứu thì nó sẽ có giới hạn. Nếu tiếp thu bằng năng lực và sự tích lũy qua nhiều kiếp nó là không có giới hạn. Vì thế có nhiều điều, những người nghiên cứu về phật pháp sẽ không thể lý giải nổi cho dù họ có đọc, thông thuộc toàn bộ các bộ kinh.
Chỉnh sửa cuối: