[Funland] Nơi chia sẻ những câu chuyện Tâm linh trong cuộc sống thường ngày 2021 Vol 4

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Cụ kết luận như vậy là không khách quan, và có lẽ Cụ chưa đọc tiểu sử cuộc đời Ông.

Ông là một người yêu nước tự phát, sau vì cơ duyên, căn duyên mà dẫn đến đi tu Phật ở Tây Phương. Đi bộ xuyên rừng 10 năm, thuộc toàn bộ kinh như như ông còn khổ hơn Đường tăng khi xưa, 1000 000 người chưa chắc đạt đến đích cuối (nội thuộc hết kinh Phật bằng tiếng Ấn ở 10 chùa, không có sách ghi chép khó ai làm được).

Khi vượt qua thử thách, Ông được tôn vinh làm Phật sống (lúc đó cũng ngang với Pháp Vương Tây tạng bây giờ) cả thế giới tôn vinh. Nhưng Ông từ chối danh vọng xin về nước là muốn góp sức chống Pháp giành Độc lập và giúp dân chứ ko phải làm chính trị hay cầu công danh.

Tuy ông không có chức vụ gì cao, không phải là nhà tu chuyên nhưng Ông sống như người tu tại gia, có tâm Phật. còn tốt hơn rất nhiều nhiều người khác, kể cả tu sỹ.
Em trích 1 vài đoạn về duyên may của ông:

Chương 4. TÌM VIỆC LÀM TRÊN ĐẤT KHÁCH


Tôi đến Nam Vang đúng vào dịp người dân Campuchia làm lễ chịu tuổi (khoảng tháng 3 âm lịch năm 1933). Các chùa chiền trang hoàng đẹp lộng lẫy. Nhạc ngũ âm vang lên suốt đêm ngày. Tôi biết nhiều tiếng Campuchia, quen dần cách chào hỏi với hai bàn tay chắp trước ngực. Nhiều người tin tôi là dân Campuchia. Tôi tập cho thích nghi phong tục, tập quán địa phương để dễ tìm việc làm. Tôi đã trải qua cái Tết xa nhà đầu tiên. Buồn não nuột. Nhưng giống như người đã phóng lao thì theo lao. Bây giờ, tôi chỉ mong có việc gì để làm nuôi sống được bản thân trên đất khách và dành dụm được tiền trở về xứ.

Lẫn trong dòng người đi làm mướn, đi buôn bán, tôi đã đến được Bat-đom-boong. Đây là vựa lúa gạo lớn nhất Campuchia lúc đó. Hàng ngày có nhiều ghe chài chuyển lúa về Phnôm Pênh, Sài Gòn. Tôi mừng thầm trong bụng và dò ra bến cảng. Thấy tôi to, cao, người chắc nịch, một người dân địa phương hỏi:

– Anh làm được phu khuân vác không?

Tôi gật đầu, mừng quá nói như líu lưỡi:

– Tôi làm được, hãy cho tôi làm!

Thế là tôi nhập trong đội phu khuân vác lúa, gạo từ kho xuống các ghe chài. Ngày đầu tiên, chủ rất ngạc nhiên khi thấy tôi vác nhanh và vác khỏe hơn những người phu khác. Đến cuối ngày, những người phu khác được trả từ một đến một hào rưỡi, thì tôi được trả hai hào. Anh em làm chung không ghen tị, mà còn nể tôi làm khỏe được trả công như vậy là xứng đáng. Tôi có sức khỏe và chịu cực giỏi là nhờ những năm tháng theo cha đi làm xáng. Cho nên công việc khuân vác nặng nhọc vất vả cũng như khi tôi làm xáng thôi.

Tôi làm việc cần mẫn, nhanh nhẹn trong đội phu khuân vác tại bến cảng, nên dần dần ai cũng biết. Một hôm, có một người Ấn Độ đi tìm người biết tiếng Việt Nam để mướn làm phiên dịch. Ông này từ Ấn Độ sang Campuchia làm ăn và đến Bát-đom-boong xin phép mở cúp khai thác gỗ. Rừng Campuchia bạt ngàn, nhiều gỗ quý. Gỗ quý được dùng vào việc cất chùa chiền và nhà cửa cho giới quý tộc và nhà giàu. Vì thế gỗ quý bán rất có giá. Nhưng muốn vào rừng khai thác gỗ, phải giao dịch với Sở Kiểm lâm. Ông chủ người Ấn Độ đang lúng túng, vì số người ở Kiểm lâm đều là người Việt. Được người ta giới thiệu, ông chủ tìm đến tôi. Tôi bỏ nghề khuân vác, theo ông chủ Ấn Độ làm phiên dịch.

Đây là một dịp may hiếm có đối với tôi. Ông chủ người Ấn Độ hiền lành, phúc hậu. Ông tìm hiểu tôi qua người chủ trước đây và số anh em phu khuân vác, biết tôi hiền lành, chăm chỉ, thật thà, hay giúp đỡ và thương người. Ông hài lòng và cử tôi làm phiên dịch đại diện cho ông khi giao dịch với Kiểm lâm. Mỗi tháng, ông chủ Ấn Độ đến phát lương một lần cho những người thợ xẻ gỗ, đốn cây và đóng thuế cho Kiểm lâm. Sau khi xong các công việc ấy, đến phần tôi, bao giờ ông chủ cũng dành nhiều ưu ái. Khi thì ông thưởng cho tôi bộ quần áo, khi thì năm ba đồng, kèm theo lời khen và chúc sức khỏe. Tôi học nói tiếng Ấn Độ và nghe được tiếng, nên giữa tôi và ông chủ Ấn Độ có mối quan hệ gần gũi, thân tình hơn.

Một hôm, ông chủ Ấn Độ từ Phnôm-Pênh đi Bat-đom-boong phát lương cho thợ. Vì vội vàngvề Phnôm-Pênh, , ông bỏ quên chiếc vali. Đến tối, tôi dọn dẹp nhà cửa mới thấy chiếc vali ấy. Không biết vali gì, tôi mở ra xem, thì ra đó là vali tiền, giấy còn mới cứng. Có nhiều tờ bạc 100 đồng của Ngân hàng Pháp.

Sống tha phương, làm thuê kiếm từng đồng và dành dụm để một ngày về đoàn tụ với gia đình, giờ đây, đứng trước một đống bạc mà làm đến cả đời chắc gì đã có được; tôi bâng khuâng suy nghĩ mông lung trong đêm, không chợp mắt nổi: Có nên lấy vali tiền này rồi trốn đi không? Nếu trốn thì trốn đi đâu, có thoát được không? Nếu trở về quê thì đưa đầu cho người ta bắt vì tội giết chết người. Đã sợ cảnh tù đày mới bỏ xứ ra đi. Nay ở tù vì tội ăn cắp tiền ông chủ thì nỗi nhục làm sao rửa được? Bao nhiêu câu hỏi xoáy trong đầu. Tôi nghĩ đến gương mặt phúc hậu của ông chủ và lòng tốt của ông đối với tôi. Bộ quần áo tôi đang mặc là của ông cho. Mới tháng trước, ông đã thưởng cho tôi 5 đồng, ngoài tiền lương. Tôi quyết định không mó đến một đồng nào trong vali của ông chủ mà ôm giữ cẩn thận cho ông.

Gần sáng, tôi nghe tiếng xe hơi thắng lại dưới sân nhà. Tôi biết đó là xe ông chủ, tôi nhổm dậy, bước ra cửa. Ông chủ chạy vội lên cầu thang. Tôi cất tiếng trước để trấn an ông chủ:

– Vali ông để quên lại, còn đây.

Ông chủ như định thần lại, nét mặt ông hết căng thẳng, ông nhìn tôi chăm chăm. Tôi lôi chiếc vali từ mùng ra, đặt trước mặt ông và từ tốn nói:

– Ông chủ đếm lại đi!

Ông chủ Ấn Độ nhận chiếc vali từ tay tôi, chiếc vali không khóa từ trước. Nét mặt ông vui và có vẻ như xúc động khi thấy chiếc vali vẫn y nguyên. Ông rút trong vali một xấp tiền đưa cho tôi trước khi từ giã tôi để trở lại Phnôm-Pênh. Tôi đỡ tay ông và nói:

– Ông chủ về mạnh giỏi, đi đường cẩn thận. Lần khác ông chủ cho, tôi sẽ nhận, lần này thì không thể nhận được.

Tôi bước theo ông chủ ra tận xe dưới nhà sàn. Ông vẫn nắm bàn tay tôi một cách tin cậy và trìu mến. Tôi cảm nhận được bao điều thân thiết trong cách nắm tay ấy. Khi xe nổ máy, ông quay một vòng tay lái quanh sân, rồi giơ tay vẫy từ giã tôi. Tôi cũng vẫy tay lại và thấy lòng mình thanh thản.

Đến kỳ phát lương tháng sau, ông chủ người Ấn Độ trở lại Bat-đom-boong. Như mọi lần, ông đỗ xe dưới nhà sàn, tôi chạy ra cửa đón ông. Vừa thấy tôi, ông tươi cười, nụ cười tôi cảm nhận được không phải giữa chủ và người làm công, mà nụ cười thân tình như người chú, người cha trong gia đình với con cái. Ông đưa tay về phía tôi và nói:
– Anh theo tôi về Phnôm-Pênh. Việc trên này có người khác thay!

Tôi giật thót người. Nụ cười vừa nở vụt tắt. Tôi suy nghĩ: lẽ nào tiền trong cặp ông có bị mất, ông đưa tôi về Phnôm-Pênh để hỏi tội. Mới phút trước, thái độ ông thân tình lắm mà. Thấy tôi suy tư, ông vòng tay qua vai tôi và nói:
– Anh về Phnôm-Pênh làm việc với tôi, mỗi tháng anh làm công việc của tôi, trở lại Bat-đom-boong phát lương cho thợ, đóng thuế cho Kiểm lâm.

Niềm vui đến thật bất ngờ và lúc này nó lớn lao như một cuộc đổi đời. Mới mấy tháng trước là một phu khuân vác, rồi làm phiên dịch, trông coi thợ cho ông chủ đã là công việc khá “sang” rồi, nay lại về ở thủ đô cùng ông chủ, đến tháng thay ông chủ đi phát lương… Tôi thật sự được người chủ tin dùng. Tôi nhủ thầm trong bụng: ở hiền gặp lành!
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Về Phnôm-Pênh, tôi mới có dịp tìm hiểu thêm người chủ Ấn Độ của mình. Ông tên I-bra-him, một nhà doanh nghiệp lớn ở Phnôm-Pênh. Ngoài việc mở cúp gỗ ở Bat-đom-boong, ở Phnôm-Pênh, ông có hai cửa tiệm bán vải rất lớn, phải thuê hơn 20 người Ấn Độ bán hàng và giúp việc. Ông và vợ coi hai cửa tiệm này, nhưng chủ yếu vẫn là ông, bà cùng cô con gái chỉ ở trong nhà trông coi nhà cửa và người làm trong gia đình.

Thật tình, tuy tôi cũng là con trong một gia đình có cha làm thợ cả và có chức sắc trong làng, nhưng nói điều hành, quản lý một cơ sở làm ăn thì tôi chưa từng làm. Do vậy, khi ông I-bra-him đưa tôi về Phnôm-Pênh rồi giao hẳn cho tôi quản lý một tiệm vải, tôi thật ngỡ ngàng. Nhưng lúc này, tôi và ông chủ trở nên gần gũi như người nhà. Tôi làm việc cho ông hết lòng và cũng học ở ông nhiều đức tính tốt đẹp. Tôi đã có một vốn tiếng Campuchia kha khá để giao tiếp với bên ngoài, đồng thời nhanh chóng học tiếng Hin-di để giao tiếp với những người làm trong tiệm vải và những người trong gia đình ông I-bra-him.

Qua cách nói chuyện hàng ngày giữa hai ông bà I-bra-him với tôi, tôi biết gia đình này đã dành cho tôi một tình cảm, sự ưu ái đặc biệt. Một hôm, ở cửa hàng vải, khi thấy bớt công việc, ông I-bra-him gọi riêng tôi vào phòng ông và nói:

– Anh làm việc tôi rất hài lòng. Bản tính anh là người tốt, thật thà. Giữa cuộc sống này, tìm một người tốt như anh hiếm lắm. Anh biết gia đình tôi có cô con gái đã đến tuổi lập gia đình. Tôi muốn anh làm rể tôi, anh có đồng ý không?

Từ khi tôi gặp ông I-bra-him đến nay, đã có ba lần thay đổi, địa vị như là ba bước ngoặt trong cuộc đời tôi: thứ nhất, từ người phu khuân vác, sang làm phiên dịch; từ người phiên dịch, thay ông chủ phát lương cho thợ rừng, cho ông nhân; rồi quản lý một cửa tiệm độc lập lại thành phố Phnôm-Pênh. Mỗi lần là một bất ngờ với tôi. Nay thêm một bất ngờ lớn: được ông nhận làm con rể. Nếu hấp tấp, tôi sẽ trở thành người hồ đồ, lợi dụng lòng tốt của người ta. Tôi thật sự lúng túng, chưa trả lời ông ngay được, tôi xin ông để tôi suy nghĩ vài ngày mới quyết định.

Suốt mấy đêm liền tôi suy nghĩ đến gia đình, vợ con ở Việt Nam, đến quê hương… Tôi mang chút mặc cảm của một người nghèo, sống tha hương, không người thân thích. Còn gia đình ông I-bra-him là ông chủ lớn, liệu con gái ông có yêu tôi không, hay rồi tôi chỉ nhận được sự rẻ khinh? Ông an ủi và cho tôi biết thêm phong tục của người Ấn Độ. Ông giảng giải:

– Phong tục của người Ấn, khi gả chồng cho con gái, gia đình sẽ tặng của hồi môn. Đây là của riêng hai vợ chồng, không ai có quyền xâm phạm vào đó.
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,900
Động cơ
493,448 Mã lực
Phật Sống Lưu Công Danh

Ông Trung uý này như thế nào mà được vinh hạnh gặp bác Hồ và Chính khách quốc tế như vậy?
.....
...........
................

Một sáng mùa hè năm 1958, chiếc xe com-măng-ca biển đỏ chở hai người sĩ quan dừng trước doanh trại Sư đoàn 338 đi tìm Ông Ba Chà tự gọi Phật sống ! ...

Cuộc tìm kiếm ông Ba Chà, đó là tên dân gian Nam Bộ. Ông này thứ ba người Chà (Ấn Ðộ) nên dân gian kêu là Ba Chà ! một hôm 3 sĩ quan đến Ðại đội 19 công binh, Trung đoàn 3. Một tiểu đội trưởng tình cờ nghe thấy các sĩ quan bàn nhau việc kiếm Phật sống Ba Chà, anh nói :

- Tôi có biết một ông Phật sống nhưng không rõ ổng có phải Ba Chà không ?
Tiểu đội trưởng là Trần Hữu Ðức dẫn họ tới Chợ Chuối xã Thăng Long huyện Nông Cống. Hai Ðức dẫn mấy anh em ra hiện trường thì gặp đại đội trưởng lò gạch là ông già to cao đang gánh đất, chân tay lấm bê bết :
- Ðó, ổng đó !
Khi được hỏi về Phật sống Ba Chà, ông trả lời thủng thẳng :
- Ông nầy tôi có biết nhưng không biết giờ ông ở đâu, để rồi tôi kiếm giùm.
Lát sau ông hỏi lại :
- Nhưng mấy cậu kiếm ổng có chuyện gì ?
Viên trung uý nói :
- Bộ Ngoại giao mời ông ấy về Hà Nội để tiếp khách Ấn Ðộ. Việc này được Bác yêu cầu bên quân đội tìm. Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh trực tiếp giao nhiệm vụ cho chúng tôi…

Ông đại đội trưởng già vẫn giọng chậm rãi hỏi :
- Mời ra Hà Nội nhưng có gặp Bác Hồ được không ?
- Nếu ra thì sẽ gặp được.
Ông già nói tiếp, vẫn bằng giọng thủng thẳng :
- Ổng biểu, nếu được gặp Bác Hồ thì ổng ra, nếu không, ổng lội bộ về đó !

Mừng quá, mấy anh phái viên lôi xuống một thùng bia hơi để đãi Phật sống cùng anh em rồi đưa trung uý Lưu Công Danh về Bộ Tư lệnh Sư đoàn.

Chuyện là thế này : Hiệp định Giơnevơ năm 1954 lập Uỷ ban Giám sát và Kiểm soát đình chiến tại Việt Nam do Ấn Ðộ làm chủ tịch, hai thành viên là Ba Lan và Canada. Ấn Ðộ là nước trung lập nhưng lúc đó chưa hiểu ta nhiều nên trong nhiều vụ việc gây cho ta không ít khó khăn. Tranh thủ được Ấn Ðộ không chỉ có lợi lúc này mà còn là chiến lược lâu dài vì vai trò quan trọng của Ấn trong khu vực và thế giới.

Thực hiện nhiệm vụ ngoại giao cấp bách này, Bác Hồ đã mời Tổng thống Ấn Ðộ Praxat và phu nhân sang thăm nước ta với danh nghĩa nước Chủ tịch Uỷ ban quốc tế. Qua con đường ngoại giao, ta biết có một số vấn đề về quan điểm bạn chưa đồng ý với ta. Nếu không thuyết phục được bạn, cuộc viếng thăm sẽ kém kết quả. Thứ trưởng Ung Văn Khiêm chợt nhớ, trong kháng chiến ở miền Tây Nam Bộ có ông là Phật sống Ấn Ðộ tên Ba Chà làm Giám đốc Ðề lao binh. Nghe nói gia đình người vợ Ấn Ðộ của ông ta có họ hàng với Thủ tướng Ganđi. Tổng thống Praxat và phu nhân cũng là phật tử. Nếu có được ông Vua Phật Ấn Ðộ để giao thiệp với phái đoàn Ấn Ðộ thì quá ngon !

Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh cử nhóm công tác đi Thanh Hoá là nơi hai sư đoàn bộ đội Nam Bộ đang đóng….

Về Hà Nội, trung uý Lưu Công Danh được đưa tới gặp Phó Thủ tướng Phan Kế Toại bàn về việc tiếp phái đoàn Ấn Độ, Trước khi đoàn tới ít ngày, Bác Hồ gặp Ông Ba Danh. Bác nói :

- Chính Phủ Ấn chưa hiểu mình nên trong công việc có gây cho Chính phủ ít nhiều khó khăn. Chú có thể giúp cho phái đoàn ta !
- Thưa Bác, cháu thì giúp được gì ạ ?
- Nếu biết cách thì chú giúp được đấy !
- Thế này nhé, có thể bà Tổng thống Praxat sẽ xin gặp chú. Nếu bà Praxat muốn gặp thì chú nên gặp.
- Nhưng thưa Bác, Ba Danh ấp úng, bà ta gặp cháu để làm gì ạ?
- Gặp chú vì chú là Phật sống Ấn Ðộ.

Ba Danh toát mồ hôi, không hiểu ông Cụ nhắc đến Phật sống với ý nghĩa gì.
- Thưa Bác !
- Bà Praxat là phật tử, Bác Hồ nói tiếp bằng giọng nhỏ trầm tĩnh, nên rất ngưỡng mộ Phật sống Ấn Ðộ. Vậy nếu bà ấy gặp chú thì rất tốt cho công việc của phái đoàn.
Ba Danh láng máng hiểu ra vấn đề, anh hỏi :
- Thưa Bác, gặp bả cháu phải thế nào ạ ?
- Chú cứ xử sự như trước đây chú tiếp các phật tử. Còn trong câu chuyện, chú cứ nói thật về cuộc đời chú và nhất là vì sao chú lại đi kháng chiến.

Ít ngày sau thì Tổng thống Praxát cùng phái đoàn Ấn Ðộ đến Hà Nội. Trong chuyến thăm ngoại giao này, Đoàn của Tổng thống Praxat tới Sài Gòn trước rồi mới ra Hà Nội, là chỉ dấu cho thấy Ấn Ðộ nghiêng về phía Ngô Đình Diệm. Quả như dự liệu lúc đầu, có một số vấn đề giữa ta và bạn khác quan điểm nên buổi hội đàm thứ nhất diễn ra không suôn sẻ. Trung ương rất lo. Qua câu chuyện hành lang, ta bóng gió cho người Ấn biết là Phật sống Ấn Ðộ Hăcxacôp Chanđra (tên ông Ba Chà) đang ở Hà Nội. Ông rất nhớ đất nước Ấn Ðộ, muốn biết tin tức gia đình. Biết tin này, phu nhân Tổng thống Praxat rất mừng, bà nhờ Đoàn Việt Nam xin tiếp kiến Phật sống.

Hai chiếc xe hơi sang trọng mang cờ Ấn Ðộ tiến vào biệt thự trên đường Quán Thánh bên bờ Hồ Tây. Từ ghế đầu, người sĩ quan tuỳ tùng bước xuống mở cửa. Người đàn bà Ấn nước da màu đồng hun mặc sary vàng bước ra khỏi xe. bà nhìn bao quát ngôi biệt thự. Hạt kim cương từ chiếc nhẫn trên ngón tay thon dài phản quang loé sáng. Từ chiếc xe trắng đi sau mang cờ của Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến ở Đông Dương, ba người đàn ông mang đồng phục trắng lần lượt xuống xe. Anh cán bộ lễ tân hướng dẫn phu nhân Tổng thống cùng các vị khách bước lên tam cấp, qua phòng khách lớn rồi lên cầu thang.

Tới một căn phòng cửa mở, hai sĩ quan người Ấn nhanh nhẹn đứng lại hai bên cửa, còn hai người khác tháp tùng phu nhân tổng thống bước vào. Vừa vào trong phòng, cả ba người khách nước ngoài bước vội lên trước rồi quỳ xuống tấm thảm Ba Tư trải trên sàn, đầu cả ba người cúi sát đất. Không xa trước mặt họ là cái sập gỗ mun khảm trai trải chiếu hoa. Trên đó Phật sống Ba Danh dáng cao lớn, nước da ngăm đen, mặc cà sa màu vàng trong tư thế tọa thiền, hai mắt nhắm lại. Trên cao phía sau ông là bàn thờ Phật với hình Quan Thế âm, những nén nhang cháy toả mùi trầm thơm sâu lắng. Sau khi lạy, cả ba người trong tư thế quỳ, hai tay chắp trước ngực, đầu cúi, mắt nhắm lại vẻ thành kính.

Lúc lâu sau Phật sống mở mắt, nhìn xuống ba phật tử, nói chậm rãi bằng tiếng Hinđu bằng giọng Newdelhi trầm ấm :

- Mừng các con tới đất nước Việt Nam. Thầy ban phước cho các con. Bữa nay thầy cho các con biết một phần của đời thầy. Chắc các con vẫn nhớ, theo quy định của người tu Phật, sau khi thành Phật, có thời gian hai năm để tế độ chúng sanh thì trở về trời trong giàn lửa. Nhưng năm ấy, thầy đã không về trời theo cách đó vì thầy còn có việc phải làm. Trong đêm thầy được chánh quả, Phật tổ có dạy rằng, sau thời gian ở Ấn Độ, thầy phải về nước Phật giáo sát bên đất nước của thầy để khi nước được độc lập thì về tế độ đồng bào mình. Vậy là theo lời Phật tổ, thầy đã về nước anh em là Miên quốc. Thầy tế độ chúng sinh ở đó. Khi Việt Nam được độc lập thì theo lời Phật tổ, thầy về nước. Nhưng đúng lúc đó thì giặc Pháp trở lại xâm lược. Không còn cách nào khác, thầy phải cùng Chính phủ đánh Pháp cứu chúng sinh, giữ vững nền độc lập cho Việt Nam. Cũng trong đêm thành chánh quả đó, Phật tổ có đem giáo lý đạo Phật truyền cho thầy. Trong những điều thầy được nghe thì chính Phật tổ nói : “Đạo Phật ưa sống hoà bình nhưng nếu có bọn ác tới tàn hại chúng sinh thì phải đánh đuổi chúng đi.”

Khi thầy về thì đánh nhau rất ác liệt, Chính phủ Việt Nam lo cho an nguy của thầy nên khuyên thầy trở lại Pnômpênh vì chúng sinh nơi đâu cũng là con của Phật tổ, giúp cho dân Miên cũng là giúp dân Việt. Nhưng thầy xin ở lại để cùng đánh giặc với đồng bào. Đức Phật tổ dạy rằng, không được sát sanh nhưng nếu có kẻ ác muốn giết mình thì phải cùng mọi người đánh lại chúng.

Hơn nữa thầy biết rằng, dắt dẫn dân tộc Việt Nam là Hồ Chủ tịch, một vị thánh nhân. Được chiến đấu dù có hy sinh dưới cờ của Bác Hồ cũng là làm tròn Phật sự.

Ba người quỳ nghe một cách thành kính. Im lặng một lúc lâu, ngài nói tiếp :
- Nay đất nước Việt Nam cũng như nước Ấn Độ cùng được độc lập. Thầy rất muốn về thăm lại Ấn Độ. Nhưng Việt Nam mới chỉ độc lập được một nửa. Đồng bào miền Nam còn sống trong áp bức, cho nên cả nước còn phải đấu tranh cho độc lập và thống nhất, đồng bào ai cũng được tự do hạnh phúc. Vì vậy công việc của thầy còn nặng… Nay các con sang Việt Nam cũng là làm công việc theo lời Phật dạy. Giúp người Việt Nam cũng là giúp cho nhân dân Ấn Độ. Rồi chúng sanh hai nước sẽ được sống hoà bình trong tình anh em…

Nói tới đây Phật sống dừng lại. Những vị khách im lặng chờ đợi. Lúc lâu sau không thấy ngài nói nữa, họ ngẩng nhìn lên thì nhận ra Phật sống ngồi im như pho tượng, hai mắt nhắm nghiền…

Lặng lẽ, cả ba người lết bằng đầu gối tới bên sập gụ. Họ khom người tới gần Phật sống, nâng vạt áo cà sa hôn một cách thành kính, sau đó vái ba vái rồi đi lùi ra cửa.

Cuộc hội đàm hôm sau diễn ra thuận lợi không ngờ, nhiều đề xuất của Việt Nam được chấp nhận, tuyên bố chung được ký kết, Tổng thống Praxat mời Bác Hồ sang thăm Ấn Ðộ, mở ra trang mới trong quan hệ Việt Ấn.

Năm 1958, sau khi công việc trong nước tạm ổn định, chính phủ Việt Nam tổ chức những chuyến thăm ngoại giao tới nhiều nước trên thế giới do Hồ Chủ tịch dẫn đầu. Lưu Công Danh được tham gia phái đoàn. Tại những nước Phật giáo, Phật sống Lưu Công Danh được quốc vương, chính quyền, giới chính khách và đông đảo phật tử hân hoan chào đón, đem lại uý tín lớn cho chính phủ Việt Nam.....
Nhà em lúc nào cũng có 1 can cồn 90 ngâm thuốc của cụ Phật sống này, do là Mẹ em thời còn sống với 1 bà bạn thân tu tập tại gia và có ngưỡng mộ cụ này, thậm chí lặn lội vào tận nơi thăm cụ, em thì ko tìm hiểu sâu ko biết, sau mẹ em mất thì bà bạn thân với mẹ em 2 gia đình vẫn đi lại, bà bạn mẹ em cứ mỗi lần lấy thuốc của cụ gửi ra lại chia cho nhà em ngâm để dùng dần. Bố em thì hơi tí là đem ra xoa bóp và đổ cho em 1 chai để có gì thì dùng. Em thi thoảng đau cơ xương khớp cũng bỏ ra xoa bóp, hiệu quả đến đâu ko biết nhưng cơ bản thì dễ chịu vì cồn nó mát, bay hơi nhanh nên cứ khen cho cụ phấn khởi
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Chương 5. NHẬP QUỐC TỊCH ẤN ĐỘ

Ông I-bra-him vô cùng mừng rỡ khi tôi đồng ý làm thành viên trong gia đình ông. Ông đặt tên Ấn Độ cho tôi là Hăc-xa-cốp Chan-dra và xin cho tôi được nhập quốc tịch Ấn Độ. Đám cưới của tôi được tổ chức tại Phnôm-Pênh theo phong tục của người Ấn Độ.

Tôi được nhận của hồi môn là một cửa tiệm tôi đang quản lý trông nom, cha mẹ vợ mua thêm một căn nhà để vợ chồng tôi ra riêng. Hôm làm lễ cưới trên chùa, tôi mới nhìn rõ mặt An-na Ma-ri – vợ tôi. Từ trước đến nay, nàng ở nhà với mẹ, tôi chỉ nhìn loáng thoáng những lúc đến cửa tiệm ông bà I-bra-him quản lý, chứ chưa từng giáp mặt. Giờ đây, nàng trở thành vợ tôi. Nàng có thân hình cao ráo, cân đối với một gương mặt đẹp, phúc hậu. Tôi choáng váng trước vẻ đẹp thanh thoát này, nhưng lòng se lại vì tội nghiệp cho nàng chẳng quen biết tôi, có biết chăng chỉ nghe tên anh chàng làm công như mấy chục người làm công cho gia đình nàng.

Đám cưới xong, tiễn khách khứa ra về hết, cha mẹ vợ dặn dò hai vợ chồng đôi câu rồi về tiệm vải. Tôi và An-na Ma-ri ở lại căn nhà riêng của cha mẹ vợ tặng. Nàng không biểu lộ cảm xúc gì, gương mặt nhẹ nhàng, bình thản. Còn tôi lại trào dâng một tình cảm tội nghiệp xen lẫn sự quí trọng người con gái, lẽ ra với địa vị và nhan sắc của nàng, nàng có thể lấy một người chồng giàu có, gia đình môn đăng hộ đối. Nhưng vì lời hứa của cha mẹ, nàng bằng lòng đám cưới với anh chàng làm công tứ cố vô thân như tôi. Tôi đang bâng khuâng nghĩ ngợi, thì nàng vào phòng riêng khóa trái cửa lại, không nói một lời nào với tôi.

Tôi ngồi lặng lẽ nơi phòng khách, lấy chai rượu Martell nhấm nháp mà thấy lòng nặng trĩu. Mùa cưới ở xứ mình vào tháng Một, tháng Chạp âm lịch(1). Đám cưới của tôi giữa mùa thu. Đó là một ngày nắng ráo, đẹp trời ở Phnôm-Pênh. Đêm ấy trời không lạnh, mà tôi cảm giác như mình đang trầm trong nước. Bốn bề vắng lặng như tờ. Tôi bước lại cửa phòng An-na Ma-ri gõ nhẹ nhàng từng tiếng một. Mấy lần gõ, phòng vẫn khép chặt. Tôi vào phòng mình. Tôi biết nàng sẽ luôn luôn giữ một khoảng cách với tôi.

Sáng hôm sau, tôi đến cửa hàng vải, mở cửa buôn bán bình thường. Khách càng đông hơn. Tôi bây giờ là con rể một người có tiếng tăm ở Phnôm-Pênh. Vị thế khác hơn, mối quan hệ rộng hơn. An-na Ma-ri ở nhà trông coi người giúp việc. Khi tôi trở về nhà, cơm nước có sẵn, nhưng nàng chưa bao giờ ngồi ăn cơm chung với tôi. Tháng ngày trôi qua, công việc buôn bán ở tiệm vải luôn bận rộn, tôi như quên nỗi buồn riêng này. Hơn nữa, cuộc đời tôi từng nếm trải bao đắng cay vất vả, cũng đã trải qua những đắng cay trong tình cảm riêng tư, tôi sẽ vượt qua được thử thách này. Tôi nhớ lời ông I-bra-him:

– Tôi sẽ bảo ban được con gái tôi. Miễn sao anh luôn giữ được đức tính thật thà, hiền lành. Sau này vợ chồng tôi già, sẽ nương tựa vào vợ chồng anh.

Ông I-bra-him đã đặt trọn niềm tin nơi tôi. Nhưng giờ đây tôi chưa thuyết phục được An-na Ma-ri. Tôi là người chịu ơn gia đình nàng và phải có trách nhiệm với nàng. Thật khó cho tôi là An-na Ma-ri luôn tìm cách lánh mặt tôi. Phòng riêng của nàng luôn khóa chặt. Tôi cắn răng không nói cho cha mẹ vợ biết chuyện gia đình vợ chồng tôi. Ông bà cứ tưởng chúng tôi sống đầm ấm lắm. Bà mẹ vợ lâu lâu lại thúc chúng tôi mau cho ông bà bế cháu, vì chúng tôi cưới cả năm rồi.

Một năm trôi qua, cuộc sống của tôi không có gì thay đổi. Đôi lúc tha thẩn từ tiệm vải về nhà riêng, tôi thấy lòng trống trải, tôi lặng lẽ đến nhà hàng uống vài ly cô-nhắc, rồi về nhà nằm một mình trên chiếc giường rộng thênh thang. Sau đó, lại vùi đầu vào công việc để không còn thời giờ nghĩ vẩn vơ.

Buổi trưa, tiệm vải vắng khách, ông I-bra-him đến bên tôi và nói:
– Gia đình chúng ta sẽ về Ấn Độ, ba muốn đưa hai con về thăm quê hương và làm lễ cầu trời phật ban phước lành cho hai con.

Tôi “dạ”, nhưng không biểu lộ trên gương mặt niềm vui hay nỗi băn khoăn nào nên ba vợ tôi đinh đinh là tôi mong đợi ngày đó. Chính ba vợ tôi tự tay hóa trang cho tôi làm cho nét mặt tôi giống người Ấn Độ, sẵn nước da tôi ngăm đen nên khi hóa trang và nói tiếng Hin-đi, trình hộ chiếu Ấn Độ, không ai phát hiện ra tôi là người Việt Nam.

Chuyến tàu khách của hãng Messagerie Maritime từ bến cảng Nhà Rồng đưa cả gia đình vợ tôi và tôi đi Ấn Độ. Vừa đặt chân đến Sài Gòn và đến cảng Nhà Rồng để xuống tàu đi Ấn Độ, tôi ứa nước mắt và thấy lòng đau nhói khi nhìn quanh ở đâu cũng có lính Pháp. Tôi muốn ở lại, nhưng giờ đây tôi đang mang quốc tịch Ấn Độ, tôi đã có vợ… Sau những ngày lênh đênh trên biển cả, gia đình tôi đã về đến Niu Đê-li. Ở đây, họ hàng bên vợ tôi có mấy ngôi biệt thự. Họ hàng dành một ngôi đẹp nhất cho gia đình tôi ở. Sau khi giới thiệu tôi với họ hàng, cha mẹ vợ đưa vợ chồng tôi đi du ngoạn một số nơi ở Ấn Độ, rồi làm mấy cuộc lễ để xin thần phật ban phước lành cho vợ chồng tôi.

Tôi ngồi cạnh An-na Ma-ri, chắp tay, quì nghe mấy vị cao tăng đọc kinh và liếc nhìn nàng, vẫn gương mặt lạnh như tiền. Tôi hiểu, nàng chỉ làm cha mẹ vui, chứ nàng chẳng có tình yêu với tôi. Tôi nuốt đắng cay đang trào dâng lên cổ và tự trách mình vì sao lúc ở bến Nhà Rồng, đã có do dự mà không quyết định ở lại. Giờ đây . nơi xứ sở cách đất nước mình vời vợi, biết làm sao để khỏi mang nỗi tủi nhục bị một người con gái khinh thường như thế này?
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,900
Động cơ
493,448 Mã lực
Ui dời ôi, đông chai lọ lắm rồi ạ, chả thấy có tác dụng gì ngoài trang trí và động viên tự tin ạ :P
Em vẫn nghĩ đến cảnh mợ đứng bĩu môi nhìn mấy ông ck với bạn ck hí hửng ngâm tẩm, thử rượu rồi quay đi thả lại 1 câu: Tưởng hay ho lắm đấy, được mấy thở ? =))
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Nhà em lúc nào cũng có 1 can cồn 90 ngâm thuốc của cụ Phật sống này, do là Mẹ em thời còn sống với 1 bà bạn thân tu tập tại gia và có ngưỡng mộ cụ này, thậm chí lặn lội vào tận nơi thăm cụ, em thì ko tìm hiểu sâu ko biết, sau mẹ em mất thì bà bạn thân với mẹ em 2 gia đình vẫn đi lại, bà bạn mẹ em cứ mỗi lần lấy thuốc của cụ gửi ra lại chia cho nhà em ngâm để dùng dần. Bố em thì hơi tí là đem ra xoa bóp và đổ cho em 1 chai để có gì thì dùng. Em thi thoảng đau cơ xương khớp cũng bỏ ra xoa bóp, hiệu quả đến đâu ko biết nhưng cơ bản thì dễ chịu vì cồn nó mát, bay hơi nhanh nên cứ khen cho cụ phấn khởi
Nhà Cụ quen biết với Cụ này là có căn duyên, có phước lắm. Không đủ duyên cả đời sẽ không gặp, thân quen dù ở gần bên. Em Thấy cuộc đời Ông cũng na ná Đức Thích Ca như cấp độ nhỏ hơn nhiều (bỏ cuộc sống giàu sang, vợ đẹp để đi tu) nhưng khác là tu xong lại quay về giúp dân giúp nước).
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Cụ kết luận như vậy là không khách quan, và có lẽ Cụ chưa đọc tiểu sử cuộc đời Ông.

Ông là một người yêu nước tự phát, sau vì cơ duyên, căn duyên mà dẫn đến đi tu Phật ở Tây Phương. Đi bộ xuyên rừng 10 năm, thuộc toàn bộ kinh như như ông còn khổ hơn Đường tăng khi xưa, 1000 000 người chưa chắc đạt đến đích cuối (nội thuộc hết kinh Phật bằng tiếng Ấn ở 10 chùa, không có sách ghi chép khó ai làm được).

Khi vượt qua thử thách, Ông được tôn vinh làm Phật sống (lúc đó cũng ngang với Pháp Vương Tây tạng bây giờ) cả thế giới tôn vinh. Nhưng Ông từ chối danh vọng xin về nước là muốn góp sức chống Pháp giành Độc lập và giúp dân chứ ko phải làm chính trị hay cầu công danh.

Tuy ông không có chức vụ gì cao, không phải là nhà tu chuyên nhưng Ông sống như người tu tại gia, có tâm Phật. còn tốt hơn rất nhiều nhiều người khác, kể cả tu sỹ.
Em thấy dòng cuối của cụ, nếu đúng thật thì đấy là hiện thân của Đạo lý, người ta hành động vì đạo lý, để đạt được mục đích thấu hiểu đạo lý, chứ không phải vì chức tước, quyền lực hay các động cơ khác, em thấy như thế cũng đúng với ý nghĩa của Phật giáo, chuyện về cụ Phật sống Lưu Công Danh này hôm nay em mới đọc và được biết.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Chương 6. QUYẾT ĐỊNH ĐI TU

Ở Niu Đê-li vài tháng, tôi nghe người ta tuyển người đi Tây Phương tu Phật. Đã tuyển được hai người, chỉ cần thêm một người nữa là làm lễ tiễn đi. Tôi quyết định dự tuyển đi tu. Vì ở nhà sống cảnh chồng vợ như thế này, mà phải ngậm đắng nuốt cay, không hé răng cho gia đình vợ biết, khác nào tôi tự tra tấn mình. Thôi thì, thà đi tu nghe đọc kinh kệ, hướng về cõi phật còn hơn. Tôi đã nói với một vị sãi cả là tôi xin đi Tây Phương.

Chuyện tưởng như giản đơn là đi tu để giải thoát cho mình, không ngờ chuyển sang một tình thế khác. Để sàng lọc kiểm tra, Họ thử thách chuyện diệt dục. Người ta cho mấy cô gái Ấn độ xinh đẹp khỏa thân hoàn toàn vào múa lượn trước mắt các thí sinh đi tu. Các thí sinh dự tuyển đi tu này cũng ở trần truồng. Sau đó, các cô gái đến ôm lấy từng vị nam tu. Nếu vị nam tu nào mà dương vật cương cứng lên là Ban giám khảo sẽ loại trừ. Ông Danh cũng lọt qua được vòng thử thách cuối cùng này. Thế là ông Danh được chọn chính thức đi sang đến chùa Tây Phương để luyện thành Phật sống.

Một hồi chiêng trống được cất lên tưởng chừng không dứt để báo tin vui cho phật tử khắp vùng biết có người sẽ đi tu Phật. Mọi người ùa đến, vây kín lấy tôi và kính cẩn cúi chào, nét mặt ai cũng hân hoan, rạng rỡ. Có người quì xuống chân tôi và cúi hôn. Tôi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Tôi nhìn lên, thấy cha vợ tôi dắt tay An-na Ma-ri, lách đám đông, tiến thẳng về phía tôi một cách khó khăn. Ma-ri tới, nàng chắp tay xá tôi như xá một người đắc đạo. Gương mặt ngày thường lạnh tanh của nàng biến đâu mất, mà quì trước tôi là một An-na Ma-ri ngoan ngoãn, thành kính với nét mặt đầy xúc động. Mặt tôi nóng bừng, trào dâng niềm cảm xúc mới mẻ.

Theo tục lệ dành cho người đi tu, tôi phải ở lại chùa bảy ngày để làm lễ và xông hương, sau đó trở lại từ giã gia đình. Khi vào chùa để làm các công việc này, tôi được thay ngay bộ đồ cà sa, ngồi thiền định trước bàn thờ phật tổ. Suốt một tuần đó, ngày nào cha mẹ vợ và vợ tôi cũng đến chùa quì sau lưng tôi, khi về, họ cúi xuống trước mặt tôi, xá rồi ra về. Còn tôi, bảy ngày bảy đêm ngồi thiền định như vậy không nhúc nhích, không nói, không nhìn ai, ngủ cũng trong tư thế đó.

Hết ngày thứ bẩy ngồi thiền ở chùa, chiều hôm đó, cả họ hàng bên vợ tề tựu trước cổng chùa để rước tôi về gia đình. Tòa biệt thự đẹp nhất nơi gia đình chúng tôi ở chật ních người. Tôi được đặt giữa đại sảnh và tất cả mọi người vây xung quanh. Đây là phước lớn của dòng họ vì có người đi tu phật, nên niềm vui mừng khôn xiết đối với họ. Tất cả mọi người đều lặng lẽ, thành kính, hương trầm tỏa ngát. Tôi ngồi thiền định một tay duỗi thẳng trước ngực, một tay đặt trên tấm áo cà sa vàng bằng lụa.

Đến khuya, mọi người tản ra dần và đi nghỉ hết. An-na Ma-ri vẫn quì trước mặt tôi, hai tay thành kính chắp trước ngực, đầu cúi, mắt khép hờ như chờ đợi tôi có điều gì sai bảo. Tôi đứng lên lặng lẽ đi về phòng. Mấy ngày ngồi thiền, tôi chưa quen nên thấm mệt. Tôi nằm đăm đăm nghĩ ngợi về cuộc đời mình lại bước sang một bước ngoặt mới như là số phận được an bài. Bỗng An-na Ma-ri khẽ đẩy cửa, bước vào phòng tôi. Sau hơn một năm thành chồng vợ, đây là lần đầu tiên nàng chủ động bước vào phòng tôi. Nàng đến bên giường quì xuống, hai tay chắp trước ngực, đầu hơi cúi. Tôi nằm im. Nàng vẫn ngồi lặng thinh. Tôi ngồi dậy. Cả hai cùng im lặng một lúc lâu, tôi đưa tay nâng nàng đứng dậy và đưa tay choàng qua hông nàng. An-na Ma-ri cúi đầu và đi giật lùi ra ngoài...

Lát sau nàng quay trở lại, trên người mặc một tấm áo ngủ vải voan mỏng may kiểu Châu âu, chứ không quấn chặt xà rông nhiều lớp kín mít như mọi ngày. An-na Ma-ri đến với tôi bằng tất cả sự nồng cháy, yêu thương của một người vợ, một người yêu. Nét lạnh lùng ngày thường biến mất. Bên tôi, một An-na Ma-ri kiều diễm, quí phái, dịu dàng, nàng đã cho và được nhận một tình yêu đích thực. Nhưng hạnh phúc và cuộc sống chồng vợ của tôi và Ma-ri thật ngắn ngủi, tôi phải đi tu phật.

Suốt một tháng trời được phép về gia đình, lúc nào An-na Ma-ri cũng ở bên tôi. Đến ngày phải lên đường, cả gia đình tiễn tôi đến chùa. Cờ phướng rực rỡ. Những người đi tu phật được đi trên những chiếc kiệu. Vợ tôi quì bên đường, đọc kinh tiễn tôi.

Thoáng cái đã đến ngày tôi phải lên đường. Bữa đó, từ sớm người ta đã vây lấy cổng nhà tôi ở rồi sau đó chia làm hai hàng quỳ dọc theo lối đi. Khoảng 7 giờ, một đoàn người rước kiệu cùng cờ quạt chiêng trống thì thùng tiến vô sân. Vị sãi cả cúi đầu mời tôi lên kiệu. Tôi quay lại xá mọi người trong nhà rồi lên kiệu. Ông sãi cả chậm rãi bước phía trước, người đi đường nối theo thành đám rước dài. Tới chùa, tôi được dẫn tới trước bàn thờ Phật tổ, một lễ cầu nguyện diễn ra, vị sãi cả làm lễ chúc phúc cho tôi. Tôi ở lại chùa ít ngày vừa học kinh vừa nghe hướng dẫn về con đường đến Tây Phương.

Ngày lên đường, các vị tăng đưa tôi ra cổng. Tại cổng chùa, hai hàng người quỳ lạy, trong tiếng chiêng trống rộn ràng tiễn tôi đi. Vị sãi cả đưa tôi đi một quãng xa thì dừng lại. Chiếc xe hơi quen thuộc của gia đình đón sẵn. Ông Ibrahim mời tôi lên xe ngồi ghế trên, còn bà Ibrahim ngồi sau với Mary. Ông Ibrahim lên xe sau cùng, ngồi sau tay lái. Theo con đường quốc lộ, xe đi về phía tây. Ðến chiều, khi không còn đường đi nữa, tôi xuống xe, chia tay gia đình. Cả ba người quỳ xuống trước mặt tôi. Mary tay vẫn để trước ngực, mắt nhìn tôi đăm đắm như người mất hồn. Cầm lòng không đặng, tôi quay người, bước vội. Một nhà sư đã chờ sẵn, dắt tới con ngựa màu lông hung hung rồi tôi cùng nhà sư lên ngựa đi vào rừng. Ngoái lại tôi thấy vợ tôi cùng cha mẹ vợ vẫn quỳ, nhìn hướng về tôi…

Một tháng bên nhau nồng mặn yêu thương, An-na Ma-ri đã mang giọt máu của tôi. Đó là mùa xuân năm 1935, tôi đã được làm cha mà tôi không biết. Trong khi tôi đang len lỏi đi trong rừng già Ấn Độ, đói khát, hiểm nguy rình rập dọc đường, thì Ma-ri sinh hạ cho tôi một đứa con trai, đặt tên là Xô-Chim....
 
Biển số
OF-520223
Ngày cấp bằng
7/7/17
Số km
1,228
Động cơ
186,328 Mã lực
Tuổi
47
Ui dời ôi, đông chai lọ lắm rồi ạ, chả thấy có tác dụng gì ngoài trang trí và động viên tự tin ạ :P
Mợ yên tâm có tác dụng đó ạ, mợ phải động viên SÓI để SÓI có động lực ngâm tẩm, chứ SÓI chuyển sang món mới lại không kiểm soát được.
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,900
Động cơ
493,448 Mã lực
Nhà Cụ quen biết với Cụ này là có căn duyên, có phước lắm. Không đủ duyên cả đời sẽ không gặp, thân quen dù ở gần bên. Em Thấy cuộc đời Ông cũng na ná Đức Thích Ca như cấp độ nhỏ hơn nhiều (bỏ cuộc sống giàu sang, vợ đẹp để đi tu) nhưng khác là tu xong lại quay về giúp dân giúp nước).
Em đọc về cụ Lưu Công Danh từ thời còn chửa có internet thịnh hành cơ, lúc đó lập nick cho mẹ em cái yahoo chat với chị gái em ở Úc còn dial up vnn 1269 ấy. Mẹ em và bà bạn vào tận nơi và có thông tin liên lạc đi lại với Cụ chứ em lúc đó ko được tiếp xúc trực tiếp cụ ạ. Cụ nói vậy tí về em lại làm tí thuốc bóp cái khuỷu tay trái, mấy nay giở giời đau quá.
 

Maria lê

Xe đạp
Biển số
OF-789612
Ngày cấp bằng
8/9/21
Số km
25
Động cơ
24,584 Mã lực
Tuổi
44
Các cụ thông tuệ cho em hỏi với, tối qua vợ em mơ thấy đám ma trước cổng nhà, kèn trống inh ỏi thì đấy là tốt hay xấu ạ. Em gãy chân cách đây 2 tháng nên giờ thấy vợ mơ vậy đâm ra lo lắng bất an. Các cụ cho em lời khuyên nhé. Cảm ơn các cụ.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Hành trình đi Tây phương tu Phật:

Tây phương thuộc vùng đất phía Bắc của Ấn Độ, phía Tây của Tây Tạng. Những người đi tu đến đây đều phải đi bằng chân đất, men theo những ngọn núi của rặng Hy-ma-lay-a thăm thẳm rừng già, cheo leo vách núi, thác đổ ầm ào, dây rừng chằng chịt, có khi đi hàng tháng trời cứ lạc loanh quanh trong rừng lại trở về chùa cũ đã đi qua. Tất cả người đi tu Phật trong rừng đều phải học lấy tiếng trong rừng – hay là tiếng rừng – để biết đường đi, để tìm được miếng ăn.

Ba người đi tu Phật bọn tôi ra khỏi chùa, quay lại xá mọi người rồi chân trần bước trên sỏi đá. Mỗi người là một thế giới riêng câm lặng nên chỉ mấy ngày sau mỗi người đã rẽ mỗi người một hướng. . Sau này tôi không bao giờ gặp lại những bạn tu đó nữa. Tôi đi theo những con đường mòn ngoằn ngoèo khi lên đèo khi băng suối trong ánh sáng u u minh minh ban ngày và mịt mùng tối trong đêm.

Mấy bài kinh học được tôi luôn đọc lẩm nhẩm dọc đường. Nhờ vậy quên được phần nào những vất vả gian truân. Đêm thì trèo lên cây ngủ để tránh rắn, thú rừng ăn thịt. Trước khi tiễn những người lên đường đi tu Phật, người ta dạy cho mỗi người phân biệt những loại lá cây để chữa bệnh: rắn cắn, đau răng, gãy chân tay… tôi thuộc lòng để tự vệ và chữa trị cho mình khi cô độc giữa rừng.

Một tháng đầu tôi đi trên những con đường mòn, không gặp nhà cửa, không có người, nhưng lâu lâu lại thấy có một cái am nhỏ, có trái cây và nhang đèn. Tôi thắp nhang vái tạ và lấy hết trái cây cho vào túi để ăn dần. Của ai ? Tôi tự hỏi rồi đoán chừng, phải chăng có người của nhà Phật vẫn theo dõi và giúp mình trong những ngày đầu tiên? Nghĩ thế, tôi yên tâm, thắp nhang, khấn vái rồi ăn một mớ, còn lại cho hết vô bọc mang theo. Quả thật, nếu không có những trái cây đó, không biết tôi có qua được không ? Mình to con, làm khoẻ nhưng cũng mau đói nên lúc đầu ăn lá cây chịu sao thấu, nhiều khi đói muốn ngất xỉu, mắt đổ hào quang, Tôi phải tập ăn các thứ lá, các loại trái mà chim ăn (không độc).. Những trái cây ngon lành từ các am đó trợ sức nhiều lắm. Buổi đầu tập ăn lá cây cũng cả là một chuyện khổ ải. Ðói khát thì phải ăn nhưng ăn rồi bụng đau cồn cào, ói ra mật xanh mật vàng. Nhưng không ăn thì chịu chết sao? Những bận gặp tổ ong thì mừng thiệt lớn. Ăn một mớ rồi lấy mật, lấy sáp mang theo. Tôi cũng chú ý kiếm củ sâm rừng, mang theo ăn dần.

Một lần gặp tổ chim gì đó trong bộng cây, tôi mò tay vô thấy bốn cái trứng bằng trứng gà con so. Mút vô, thấy tỉnh táo hẳn. Có bận gặp con nhái bên bờ suối, mình bắt, lột da rồi ăn sống từ từ từng chút một, vừa ăn vừa coi chừng xem bụng dạ có sao không. Cũng nghĩ là mình làm bậy, phạm điều răn. Nhưng lại nghĩ, mình mới đi tu mà, đã thành Phật được đâu. Càng đi lâu càng quen với trái với lá cây rừng không còn bị cái đói hành hạ nữa, lúc đó tôi thấy tổ chim, hay sanh vật ngay trước mắt cũng dửng dưng không còn thèm khát ! Tôi tự hỏi : phải chăng như thế mình đã thành Phật ? Từ đó tôi không còn bao giờ sát sanh nữa.

Sống lâu trong rừng tức là sống trong đêm và hoàng hôn, mắt người thường sẽ nhìn kém đi nhưng tôi nhờ tập nhìn mặt trời nên mắt vẫn tinh, có thể nhìn khá xa trong bóng tối. Tuy vậy nhưng mắt không ngon bằng tai. Trong rừng tai thành giác quan chủ yếu. Nhờ nghe tiếng rừng, mình biết nơi có thác nước là có vực sâu, phải thận trọng tránh xa, nếu không sa xuống vực thì bỏ mạng. Nhưng cái chính là nhờ tai mà kiếm được thức ăn. Trong rừng chủ yếu ăn trái cây mà chim rừng là loại thày dạy kiếm trái cây thần sầu. Do theo dõi hoạt động của chim, mình biết, nếu có con nào phát hiện ra trái chín, chúng gọi nhau, báo cho nhau nên lũ chim lần lượt bay về một hướng, vừa bay vừa kêu. Mình đi theo hướng đó. Khi thấy bầy chim vừa ăn vừa hót huyên náo là đã đến gần cây có trái chín. Lúc đó chỉ còn việc leo cây hái trái, còn nếu cây cao quá thì mót lại những trái mà bầy chim làm rớt, nhưng thường thì tôi ráng leo cây vì gặp những bữa liên hoan như vậy chẳng dễ dàng gì. Những trái cây chim ăn vừa ngon ngọt lại không độc.

Phải qua nhiều đèo suối, nửa đêm tôi mới tới một cảnh chùa nằm trong hang núi. Sáng ra vị sãi cả trong chùa nói rằng tôi phải ở lại chùa một thời gian vừa học kinh vừa học thuốc và luyện tập, khi nào thành thục mọi thứ sẽ lên đường đi Tây Phương.

Ðầu tiên tôi được cho ngồi thiền và nhìn mặt trời buổi sáng. Vừa cầu kinh, tôi vừa lần bấm ngón tay, từ ngón trỏ tới ngón út. Lúc đầu nhìn mặt trời mới lên còn êm nhưng sau đó thì chói quá, muốn nổ tung con mắt. Ðúng lúc đó người ta kêu vô. Tôi được dạy kinh Phật, không có quyển sách nào, chỉ học truyền miệng. Buổi chiều một vị hoà thượng cao niên dạy các môn thuốc toàn bằng cây cỏ : lá nào trị cảm cúm, nhức đầu, lá nào trị đau bụng tháo dạ, rồi dần dần những thuốc trị rắn cắn, gẫy xương. Do biết chữ Hin-đu, tôi ghi chép những lời thầy giảng để học lại nên mau thuộc. Chiều xế lại được hướng dẫn ra ngồi thiền cầu kinh nhìn mặt trời lặn.

Ban đêm tôi được cho nằm trên phiến đá rất lạnh. Không hiểu sao lại có phiến đá lạnh đến vậy, lạnh hơn mọi vật chung quanh, như có ai ướp nước đá. Ban đầu lạnh quá không ngủ được nhưng về sau mệt ngủ thiếp đi. Cứ đêm đêm nằm thế riết rồi quen. Tôi còn được tập luyện Yôga, mà nhìn mặt trời cũng là một môn luyện Yôga. Tiếp đó học khí công, luyện cách điều hoà nhịp tim. Trong cái hang tôi ở còn có phiến đá nữa, nóng hơn bình thường, dường như được người ta nung lên vậy. Sau thời gian ngủ trên đá lạnh, tôi được chỉ cho ngủ trên tảng đá nóng. Lúc đầu nóng quá không ngủ được nhưng mãi rồi quen. Nhờ vậy quen dần với nóng với lạnh. (Chi tiết này giống Dương Quá luyện công trên hàn Thạch trong Cổ mộ).

Thời gian trong ngôi chùa hang trôi đi chậm chạp, không có việc gì phải gấp gáp. Học không thuộc thì học lại, học nữa, chỉ khi nào thật thuộc thật nhuyễn mới thôi. Khi thấy tôi đã học đủ có thể lên đường được rồi, vị sãi cả cho người đưa tôi đi bộ trở lại con đường mấy tháng trước, đến bịnh viện gần nhất. Ở đấy tôi nằm lại một tuần cho người ta cắt ruột dư. Trong những ngày đó, tôi càng nhận ra người ta chuẩn bị cho người đi tu Phật thật chu đáo. Cắt ruột dư xong, tôi trở về chùa. Ngày lên đường, vị sãi cả đưa cho một ít thuốc, một ít trái cây làm thức ăn rồi tất cả cùng quỳ xuống đọc kinh tiễn tôi lên đường. Trước khi đi, tôi được dặn kỹ đường đi cách sao cho khỏi lạc và cần phải làm gì khi đến nơi tiếp.

Trong những tháng ngày đi thăm thẳm trong rừng, tôi chỉ biết dùng nghị lực để chiến thắng hiểm nguy gian khổ để đi đến đích chứ chưa hình dung được đi tu đắc đạo, thành Phật rồi làm gì? Nhưng với ý chí và nghị lực tôi tin mình sẽ thành công.

- Về thú dữ tôi không gặp gấu, chỉ một lần gặp cọp. Bữa ấy tôi đang đi thì thấy bầy khỉ nháo nhác chuyền cành chạy trối chết. Tôi đoán chừng có cọp nên chuẩn bị đề phòng. Lát sau thì mùi hôi xốc lên và con cọp lớn bước tới. Trước khi vô rừng, tôi được dạy, nếu gặp thú dữ thì ngồi xuống tụng kinh, Phật sẽ độ. Tôi nghĩ ngồi tụng kinh hổng chắc ăn nên vội ngồi thụp xuống, lấy cái cây vẫn mang bên mình chõi ngược lên. Chúa sơn lâm dừng lại nhìn trừng mình, mình nhìn lại. Hai bên đang đấu trí nhau như vậy, mình lấy hết hơi sức bất ngờ thét lớn, vang như tiếng sấm. Cọp giật mình dông tuốt vô rừng.

Tôi Nhớ ba má ở Mốp Giăng, nhớ vợ con không biết sống ra sao. Từ ngày ra đi nào có tin tức gì đâu. Tôi cũng nhớ ông bà Ibrahim và Mary. Thương Mary muốn thắt ruột. Tôi không trách nàng. Lúc đầu nàng không thương mình cũng có lý của nàng bởi mình có ra gì đâu. Khi hiểu và thương tôi thì nàng thương hết lòng. Nhưng tới lúc đó mọi thứ đã rồi, không thể hồi được nữa. Càng thương họ, tôi càng muốn sống để về gặp lại. Mà tôi mang máng tin là sắp có con với Mary.

Công việc của tôi trong rừng chỉ là đi. Muốn mau tới đích, tôi tận dụng mọi thời gian, lần hồi rồi đi được ngay cả khi ngủ, việc kiếm thức ăn cũng ít mất thời gian hơn vì nhu cầu của cơ thể giảm đi, mà cũng làm quen với lá rừng, củ rừng nên không phải tìm kiếm mất công như trước nữa. Khi bị bịnh, tôi tự chữa bằng những vị thuốc mang theo hoặc ngắt những lá cây chung quanh. Có bận tôi bị hòn đá chuồi lăn trúng bàn chân trái, đau quá, ngất đi. Ðêm xuống tỉnh lại thấy bàn chân còn bị đá đè, tôi lấy cái cây luôn mang theo bên mình bẩy hòn đá rút chân ra rồi lấy thuốc trong bọc bôi, lấy lá rừng bọc lại. Hai bữa sau chân khỏi, lại đi tiếp...
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,900
Động cơ
493,448 Mã lực
Các cụ thông tuệ cho em hỏi với, tối qua vợ em mơ thấy đám ma trước cổng nhà, kèn trống inh ỏi thì đấy là tốt hay xấu ạ. Em gãy chân cách đây 2 tháng nên giờ thấy vợ mơ vậy đâm ra lo lắng bất an. Các cụ cho em lời khuyên nhé. Cảm ơn các cụ.
Mơ gặp đám ma lại lành cụ ơi, cứ yên tâm dưỡng thương đi ko vấn đề gì đâu, nếu có chi tiết hơn thì phang con đề tuổi người chết rồi hóng kq cho vui
 

holland

Xe điện
Biển số
OF-715554
Ngày cấp bằng
10/2/20
Số km
2,058
Động cơ
64,594 Mã lực
Các cụ thông tuệ cho em hỏi với, tối qua vợ em mơ thấy đám ma trước cổng nhà, kèn trống inh ỏi thì đấy là tốt hay xấu ạ. Em gãy chân cách đây 2 tháng nên giờ thấy vợ mơ vậy đâm ra lo lắng bất an. Các cụ cho em lời khuyên nhé. Cảm ơn các cụ.
Sinh dữ, tử lành. Cụ cứ yên tâm. Nếu còn áy náy thì mua ít hoa quả bánh trái về đặt lên bàn thờ thắp hương các cụ cầu xin điều an lành cho gia đình.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Các cụ thông tuệ cho em hỏi với, tối qua vợ em mơ thấy đám ma trước cổng nhà, kèn trống inh ỏi thì đấy là tốt hay xấu ạ. Em gãy chân cách đây 2 tháng nên giờ thấy vợ mơ vậy đâm ra lo lắng bất an. Các cụ cho em lời khuyên nhé. Cảm ơn các cụ.
Mơ thấy đám ma cũng có thể là bình thường hoặc chỉ cho mình người bị mất trong đám tang có nạn gì đó (như bệnh tật, tai nạn). Trước Em mơ cúng dám tang cho bà Chị mà bà chẳng sao! Cũng có bệnh đi viện vài bữa.
Nếu bất an thì cụ khấn Đức Quán Thế Âm Bồ tát và Cửu Huyền (gia tiên) phù hộ cho mình và GĐ bình an mk. Nếu đạo Công giáo thì khấn Đức Mẹ Maria và Cửu huyền phù hộ.
Tâm phải tĩnh thì sk càng tốt, tâm bất an càng nguy cơ. Cứ khấn như trên. Cò nếu có hạn do số phận cứ vui vẻ đón nhận như trả món nợ cũ trong qk, càng bình thản, vô tư nó càng nhẹ.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Ði mãi lâu, chừng khoảng nửa năm, mới tới cảnh chùa thứ hai. Tôi mừng như muốn reo lên. ? Mừng vì nhìn thấy con người, mừng vì được nghe tiếng người. Khi đi trong rừng, tôi chỉ lầm rầm đọc kinh, nói một mình, nghe cũng một mình. Giờ được nghe tiếng người, tôi hiểu mình không cô độc. Ðâu đâu trong rừng tối mênh mông vẫn có đồng loại đồng đạo của mình.

Thấy người thấy cảnh chùa là vui nhưng cũng không phải là chuyện nghỉ ngơi. Nhưng ở đây nhung nhúc những rắn nên mọi người phải học cách sống chung với rắn Chính tôi đã tận mắt thấy người ta nằm trong cảnh chùa nhung nhúc rắn, rắn bò vào cả áo cà sa người đi tu. Tôi lại được học những bài kinh mới do vị sãi cả truyền cho, lại ngồi thiền, lại tập Yôga. Ở đây, Các vị hoà thượng chỉ dạy cách đi trong rừng, những môn thuốc quý, cùng những biện pháp chống thú dữ, rắn độc. Họ dạy tôi cách dùng một loại lá rừng thoa khắp cơ thể, lúc đó rắn không cắn nữa. Lúc đầu cũng hoảng nhưng rồi thấy ai sao mình vậy, quen dần. Có bữa ngủ dậy thấy chú hổ mang cuộn tròn ngủ ngon lành trong áo cà sa. Thấy động, chú ác xà dương cái đầu ba cạnh bành mang nhìn rồi lặng lẽ bò đi.

Những gì học được khi ở ngôi chùa đầu tiên cộng với kinh nghiệm trên đường đi, lại được nâng lên một chút. Khi kiểm tra những bài kinh đã dạy, thấy tôi thuộc rồi, vị sãi cả hướng dẫn đường đi đến ngôi chùa tiếp. Sau đó cho tôi ít thuốc cùng trái cây, họ cầu kinh chúc phước tiễn lên đường.

Cứ thế, tôi đi qua nhiều cảnh chùa. Có ngôi chùa làm trong hang núi. Tận dụng cái hang, người ta đục đá làm thành bệ thờ, tu sửa những ngách hang thành tăng phòng. Kỳ công hơn là những ngôi chùa do con người tự tạo. Ở đây ngoài xã hội loài người, con người sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, hầu như không có chút gì của thế giới văn minh. Chỉ bằng bàn tay, họ xếp đá thành những bức tường, lấy cây làm cột, làm mái che mưa chắn gió. Các tăng sĩ sống lặng lẽ nhưng tự giác. Họ là những con người của thế giới thoát trần với những khuôn mặt ưu nhã, những vầng trán thanh cao không chút vẩn đục vì dục vọng.

Trong số họ có những người cũng đi tu Phật như mình nhưng không thể đi tiếp mà ở lại đây. Họ không ghen tỵ mà hết sức giúp những người đi xa hơn họ. Có những người vì muốn được ghi nhớ, muốn được người sau thờ nên kỳ công khoét núi làm thành cái am nhỏ rồi cũng lập ban thờ, nhang đèn thờ Phật. Khi người đó viên tịch, đồng đạo đem thiêu rồi đặt xá lỵ trong am. Những người đến sau thừa hưởng cái am nên thờ họ. Cùng nén nhang cúng Phật có nén nhang thắp cho vị bồ tát quá cố. Nhìn những cảnh ấy, nghe những câu chuyện ấy, tôi thật cảm động, thấy kính trọng họ. Không biết việc tu hành của họ có thành chánh quả không nhưng họ là những con người đáng trọng.

Đi qua mỗi cảnh chùa, phải học hàng chục bài kinh, phải thật thuộc mới được đi tiếp. Mỗi cảnh chùa, phải học hàng năm mới thuộc hết kinh. Tôi học thuộc kinh nhanh hơn người khác là vì tôi biết chữ. Khi người đi tu Phật thuộc các bài rồi phải ngồi thiền và phải đọc lại cho thật nhuần nhuyễn mới được tiễn đi tiếp. Ai chưa thuộc thì ở lại học tiếp.

Dù cực chẳng đã mới đi nhưng mình hiểu, Đi tu phật gian khổ hơn tu thường. Nếu đã đi tu Phật là phải tu cho đắc đạo. nếu không thành Phật thì ít nhất cũng là đền được ơn ông bà Ibrahim và cả Mary nữa. Tôi không có đường trở về. Tôi không sợ chết vì biết rằng người đi tu Phật Nếu vì gian khổ mà quay trở về, mà bỏ trốn không phải chỉ bị phỉ nhổ vào mặt mà có khi còn bị giết, vì bị cho là ma quỷ, thần phật không cho phép đi tu nên đuổi về. Cái chính là nếu bỏ trốn sẽ không còn mặt mũi nào nhìn mọi người nữa. Cho nên, những người đi tu phật đã tình nguyện đi là họ không quay về, không bỏ trốn, nếu họ chết trên đường đi cũng được coi là đắc đạo. Đó chính là những vị bồ tát tử vì đạo.

Chính việc không có đường lui càng khiến tôi thêm nghị lực đi đến cùng để được trở về với người thân. Nói thực lúc đó tôi chả biết là Phật rồi thì sẽ làm gì mà chỉ nghĩ đi cho tới nơi để được trở về với mọi người.

Suốt những năm đi trong rừng, quá nhiều hiểm nguy nhưng có lẽ thử thách gay go nhất với tôi là hai lần vượt sông. Mùa mưa, con sông cuồn cuộn chảy như thác, nước lao ầm ầm. Sông rộng chỉ khoảng nửa cây số nhưng việc vượt qua là quá sức người. Hàng tuần dừng lại bên bờ sông, vừa ngồi thiền vừa suy tính. Tôi thử cho cành cây xuống nước, dòng nước hung dữ cuốn mất tăm. Tôi thử đẩy cả một cây lớn xuống. Cây cũng bị cuốn đi nhưng trôi chậm hơn, ngụp lặn trong xoáy nước. Mừng thầm, tôi nghĩ là có cách rồi. Tôi lấy dây rừng kết lại thành một cái dây thiệt dài. Cột một đầu dây vô gốc cây trên bờ, mình ngồi lên cái cây lớn làm bè, chất đống dây lên đó rồi thả từ từ. Nước dữ quá, cuốn cây đi băng băng tưởng chết. Ðành bỏ cây, bám vô dây lội vào bờ.
Lần sau tìm cái cây lớn hơn, tôi lên cây, rị dây cho cây từ từ trôi qua phần sông bên kia. Thả riết cho tới khi cây cách bờ bên không bao xa. Nhưng nước vẫn xiết nên phải ngồi rình cả buổi tới một giây phút dòng nước có vẻ bớt hung hãn hơn, tôi nhảy đại xuống nước lội sang bờ bên. Lần sau có kinh nghiệm, tôi vượt sông nhanh hơn nhưng cũng thuộc về may mắn. Biết bao bất trắc có thể xảy ra : dây đứt hoặc bất thần có một cái cây lớn trôi ngang qua, cuốn luôn mình đi. Cũng thiệt phiêu lưu khi nhảy xuống nước, biết đâu lúc đang lội, dòng nước tưởng là yên ổn bỗng nổi hứng bất tử chảy mạnh nhấn chìm mình luôn...

- Tôi đi riết trong rừng không biết bao nhiêu năm nữa, có chừng ngót cả chục năm thì đến cảnh chùa thứ chín. Cũng như ở các chùa trước, vị sãi cả cùng chư tăng đón mình không vồ vập nhưng chân tình. Còn mình thì mừng hết lớn vì biết không lạc đường, lại được gặp người, được nói tiếng người.

Vị sãi cả dạy những bài kinh mới. Khi nghe tôi đọc lại, biết rằng tôi đã thuộc, vị đó bảo có thể lên đường đến cảnh chùa cuối cùng là Tây Phương. Vị đó nói, đường tới chùa sẽ gặp thử thách lớn nhất là phải đi qua cây cầu độc mộc bắc ngang một khe núi nước chảy xiết. Khi đi ngang qua không được mở mắt. Một buổi chiều, các vị bồ tát trong chùa tụng kinh chúc phước cho tôi, sau đó tôi lại tiếp bước vô rừng.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Ði miết, tôi thấy trời ngày một lạnh thêm, khí trời hình như cũng loãng hơn, phải thở nhiều hơn. Lúc này, bàn chân đã dạn dày, không còn ngán sỏi đá gai góc, cái bao tử cũng teo lại, hầu như không thấy đói nữa, một ngày chỉ ăn mấy trái cây, thậm chí nhấm mấy hạt mè cũng xong. Nhìn phương hướng, tôi biết mình đang đi lên phía Bắc. Gặp một khe núi sâu, nước chảy sôi sục, tôi men theo khe đi ngược dòng nước chảy để tìm lối sang bờ bên kia.

Ði mãi thì đúng như vị sãi cả ở ngôi chùa thứ chín nói, gặp một cái cây đổ vắt ngang khe, làm thành cây cầu độc mộc dài hun hút mà phía dưới nước chảy cuồn cuộn sôi sục gầm réo như thác đổ. Làm cách nào để qua cầu ? Tôi tự hỏi trong khi ngồi thiền vừa lần tràng hạt vừa tụng niệm. Tôi phân vân, tại sao vị sãi lại nói qua cầu không được mở mắt ? Cố nhiên vị bồ tát không nói giỡn, lại càng không lừa mình. Nhưng nhắm mắt làm sao qua cầu ? Tuy ngủ trong khi đi đường đã quen nhưng đó là trên đất. Làm sao có thể nhắm mắt khi qua cây cầu như vầy ? Suy nghĩ mãi, rồi nhìn dòng nước tôi chợt hiểu, vị sãi cả nói đúng : mở mắt nhìn dòng nước sẽ bị chóng mặt rớt xuống liền ! Hiểu ra vậy, tôi nghĩ : mở mắt nhìn dòng nước sẽ bị chóng mặt té. Nhưng nhắm mắt thì còn dễ té hơn vì làm sao mà bước đi ? Như vậy phải mở mắt mà không nhìn dòng nước và giữ sao cho không bị chóng mặt.

Nghĩ vậy, tôi bước lên gốc cây trên bờ vực, giữ nhịp tim đập chậm, đồng thời he hé mắt nhìn thẳng phía trước, tai quên tiếng nước gầm, tìm những chỗ sẽ đặt chân mà không nhìn xuống vực. Và tôi lần từng bước qua cầu. Sang tới bờ bên, tôi quỵ xuống, người xỉu đi.

Qua cầu, đi không bao lâu nữa theo hướng vị sãi cả ngôi chùa thứ chín kể thì tới chùa Tây Phương, ngôi chùa lớn nhất trong tất cả những cảnh chùa tôi đã đi qua.
Trong mười cảnh chùa tôi đi qua, chỉ có ba chùa nằm trong rừng, trong hang núi, cũng có cái lớn, các bệ thờ là những bệ đá được gọt đẽo tạo thành. Còn các cảnh chùa khác, đều do con người tạo nên, mỗi người góp vào một chút.

Chùa cũng khá đông người. Vị sãi cả vẻ người phương phi quắc thước rất già nhưng không biết là bao nhiêu tuổi, dường như biết trước là tôi sẽ đến nên đã chuẩn bị những thứ cần thiết. Khi tôi bước tới, một người dẫn tôi đi tắm bằng nước thơm, thay bộ cà sa mới vì áo của tôi đã rách bươm. Sau đó tôi lại tiếp tục ngồi thiền học kinh, học theo những câu kinh vị sãi cả truyền dạy. Ðến khi tôi đọc lại cho ông toàn bộ bản kinh ông đã dạy thì sãi cả nói : Học vậy là đủ, không còn kinh để dạy nữa.

Cần ôn lại những kinh đã học (không nhìn sách) trong những ngày qua. Tôi lại ngồi thiền, tự mình nhẩm đọc lại toàn bộ những bài kinh học được từ ngày vô chùa, mấy tháng trời cần mẫn ngày nào cũng như ngày nào. Một bữa tôi đang đọc như mọi ngày thì vị sãi cả đến nói: ông đã đắc đạo trở thành Phật rồi, không đọc nữa mà trở về giúp ích cho đời. tôi đã trở thành Phật sống!

Nghe vị sư nói thế, tôi nghĩ ngợi: giúp ích cho đời là sao? Chắc thời gian đi trong rừng sáu, bảy năm trời gian khổ và được học nhiều bài thuốc trị bệnh từ các loại lá rừng, nên bây giờ trở lại dùng chúng giúp ích cho đời chăng? Nếu như thế cũng chẳng uổng phí công hàng chục năm tôi đi trong rừng nhịn đói, khát, sống chung với rắn độc, thú rừng và tin mình không bị chúng cắn chết vì đã có một kho thuốc quí giữa rừng. Tôi rất vui.

Vị trụ trì chuẩn bị cho tôi trở về với đời bằng hai viên ngọc, bọc kỹ trong hai cái túi. Ông không hề giải thích gì, chỉ nói hai viên ngọc này giúp tôi thoát mọi tai ương. Tôi cảm động đeo hai viên ngọc vào cổ rồi tới quì trước mặt từng người đọc hết một bài kinh chúc phước để từ biệt rồi lặng lẽ ra đi. Các vị sư vẫn ngồi thiền và đọc kinh, không ai đứng lên tiễn tôi, lúc ấy trời vừa sẩm tối. Những năm tháng đi trong rừng, tôi đã tập được thói quen ngồi thiền đọc kinh và khi ngồi cũng ngủ được, đi đường cũng ngủ được, miễn sao tránh được không rơi xuống vực thì tôi cứ đi cả đêm lẫn ngày, mệt quá thì ngả lưng nghỉ ngơi.

Tôi mất mấy tháng đi đường rừng, mấy tháng men theo sườn núi mới tới những con đường xẻ xuôi xuống đồng bằng. Xóm làng ẩn hiện ở những phía rừng xa. Tôi không ghé lại, vì không cần thiết. Đói, đã có lá cây, trái rừng; khát, có nước suối như lúc tôi đi. Cứ đi mãi theo những tấm biển chỉ đường bằng chữ Phạn tôi học được ở các nhà chùa đã đi qua. Đi mãi như thế, một hôm tôi gặp một tốp người, ăn mặc như kiểu các dân tộc miền núi. Mặt mày vẽ xanh vẽ đỏ. Họ reo hò, xông tới vây quanh và lăm lăm lưỡi mác như sẵn sàng đâm vào tôi. Không biết ứng phó ra sao, tôi đành lần tràng hạt, ngồi xuống đọc kinh mặc cho họ muốn làm gì thì làm. Xế một buổi như vậy, họ bỏ đi. Tôi mệt lử và lăn ra ngủ. Khi tỉnh dậy, tôi thấy bên cạnh có sẵn một mâm trái cây, một bình rượu. Đó là những trái đào rất to và ngọt, rượu có mùi nhân sâm như khi ở chùa người đi tu vẫn làm để uống cho khỏe. Biết họ dành cho mình, tôi ăn no và còn để hết vào bọc đi đường ăn dần.

Tưởng thế là hết nguy nan. Lần khác còn gay go hơn. Một đám người có cả đàn bà đàn ông, xông vào trói tôi lại, đưa lên giàn hỏa, đặt tôi nằm trên đó trong khi họ đọc kinh và nổi lửa đốt. Lần này tôi sợ thật. Tôi nghĩ nếu viên tịch tại đây, tôi có trở thành bồ tát không? Nhưng lửa chỉ cháy nóng lưng rồi tắt. Một lát, họ khiêng tôi xuống và mở trói. Tôi lại ngồi xuống lần tràng hạt và đọc kinh. Tất cả họ quì xuống chung quanh tôi vừa lạy vừa xá và cũng đọc kinh theo tiếng của họ. Trời vừa nhá nhem, họ đội đến mấy mâm trái cây. Tôi ra hiệu chỉ nhận một mâm đủ dùng, còn lại phân phát cho tất cả mọi người. Họ cúi đầu xá tôi rồi ra về. Với thái độ của họ, tôi hiểu rằng họ thử thách để xem tôi có phải là chân tu hay không. Tôi liều mạng để qua khỏi, chứ không nghĩ phép nhiệm màu của hai hạt ngọc vị sư trụ trì ở chùa Tây Phương đã cứu tôi.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Tôi lầm lũi đi và vượt qua gian nguy như vậy mà không để ý là tiếng đồn về ông Phật sống được dân chúng lan truyền suốt dọc đường tôi đi. Cho nên, khi tôi đến Tân Cương, có những người dọc theo đường mang cờ phướng đi theo tôi, không phải họ rước tôi, mà chắc họ theo để được chút phước của ông “vua Phật”.

Ở Tân Cương được mấy ngày thì sứ quán vương quốc Anh đưa xe đến đón và đưa thẳng về Thượng Hải, lúc này là tô giới của Vương quốc Anh. Tôi không mấy lúng túng vì có chút ít tiếng Anh, nhờ học được lúc làm rể ở Phnôm-Pênh và Ấn Độ trong gia đình I-bra-him. Họ đón tôi thật trịnh trọng, đoàn xe ba chiếc, tôi ngồi chiếc giữa một mình. Vì xa gia đình người vợ Ấn Độ quá lâu (tròn trèm chục năm chứ ít sao) và hoàn toàn bặt tin tức. Nhưng khi đó tôi có suy nghĩ chắc nhờ uy tín của gia đình cha vợ mà họ đối đãi với tôi như vậy chăng? Tôi cũng không tìm hiểu mà cứ đi theo họ.

Đến Thượng Hải, họ cho thầy thuốc Ăng-lê đến khám bệnh cho tôi. Tôi cảm ơn họ và nói: “Những năm tôi đi tu đơn độc trong rừng, khi bệnh tật tôi tự chữa lấy bằng lá cây”. Tôi không ăn uống các thức họ mang tới, chỉ ăn trái cây và uống nước suối. Sứ quán vương quốc Anh cho mang mấy bộ áo cà sa vàng rực rỡ như loại áo cà sa của thầy Đường Tăng, và xin lại những vật dùng như giỏ, mũ và bộ áo cà sa bằng lá cây của tôi (mũ, giỏ cũng bằng lá cây) để đưa vào viện bảo tàng.

Tôi không nhận các bộ cà sa mới mà chỉ mặc một loại áo cà sa lá cây thôi. Khi tôi sắp rời gia đình đi tu Phật, vợ tôi có may cho tôi vài bộ cà sa. Tôi vừa mặc vừa tặng các bạn tu ở các cảnh chùa. Mấy chiếc áo đã rách hết trên đường đi, nên tôi phải tạo ra loại áo lá cây để mặc như tất cả các vị sư. Vì vậy, chiếc áo lá cây là vật kỷ niệm đặc biệt trong những năm tháng đi tu Phật của tôi. Loại áo cà sa này làm cũng giống như vải, phải chắp cho đủ bẩy mươi hai miếng. Ngoài việc mặc choàng che nắng che mưa, loại áo lá còn tác dụng chữa bệnh khi thời tiết thay đổi, tránh được khí độc nhiễm vào người (rừng thiêng, nước độc). Áo cà sa có 72 lá khác nhau. Mỗi một loại lá có công dụng khác nhau và che chở cho cơ thể một cách hữu hiệu. Mũ đội, túi mang bằng lá cũng thế.

Sau một tuần ở Thượng Hải, Đại sứ Vương quốc Anh đưa tôi qua Hồng Công, để tiếp tục đi Luân Đôn. Tôi không hiểu vì sao họ lại đưa tôi đi Luân Đôn. Nhưng tôi nghĩ có lẽ vì tôi là một “vị vua tinh thần” của đạo phật – một đạo có nhiều tín đồ không những ở Ấn Độ, mà còn trên cả thế giới.

Lúc đó, Ấn Độ còn thuộc địa của Vương quốc Anh, nên việc họ có ý đồ riêng gì trong việc “độc quyền” tôi cũng dễ hiểu thôi. Từ đây họ tôn tôi là “vua Phật”, “Phật sống”, chắc có lẽ họ cho rằng tôi đã diệt được dục vọng, không ăn uống gì những thứ của phàm trần, chỉ ăn hoa quả, uống nước lạnh mà vẫn sống được nhiều năm trong rừng. Khi họ đem đến những món ngon vật lạ, tôi cũng không dùng, khước từ cả những chiếc áo cà sa kiểu Đường Tăng. Suốt ngày đêm không nói năng gì với ai, chỉ ngồi thiền và đọc kinh. Theo họ, tôi đã thành Tiên, Phật rồi.

Khi đến Luân Đôn, tôi được đưa vào một ngôi chùa nhỏ, nhưng rất sang trọng. Tôi cũng không yêu cầu bất cứ điều gì và không tiếp xúc với ai. Suốt ngày đêm vẫn ngồi trước tam bảo lặng lẽ và bất động. Với người Tây, điều này càng lạ lùng. Các bà, ông Tây đổ xô tới chùa mỗi ngày một đông, họ đi lễ chùa thì ít mà đi xem “Phật sống” thì nhiều. Họ nói xí xô xí xào quanh tôi. Tôi vẫn ngồi bất động. Có vài người xin tôi ban phước, tôi từ chối vì mình là khách, hãy để việc đó cho vị sư trụ trì chùa này.

Gia đình bên vợ đã được tin tôi tu đắc đạo, được Đại sứ Vương quốc Anh đưa đi nhiều nơi và hiện đang ở Luân Đôn, nên cha vợ tôi, ông I-bra-him, gởi đơn cho Toàn quyền Ấn Độ xin cho tôi được về gần gia đình. Trong đơn nói rõ tôi đã có vợ có con. Lúc đó, gia đình vợ tôi vẫn kinh doanh lớn ở Phnôm-Pênh như khi tôi còn ở nhà. Đơn xin cho tôi về thẳng Campuchia. Lúc ấy, ông Nêru là một chính khách nổi tiếng và có uy tín của Ấn Độ. Ông đang phất cao ngọn cờ cùng nhân dân đòi độc lập cho đất nước Ấn Độ. Vợ tôi gọi ông là dượng rể (vợ tôi và cố Thủ tướng I-đi-ra Gan-đi là chị em bạn dì), có lẽ vì mối quan hệ này mà Toàn quyền Ấn Độ chấp thuận đơn của cha vợ tôi, để tôi được trở về Phnôm-Pênh sum họp gia đình.

Được tin tôi sẽ trở về Phnôm-Pênh, cha vợ tôi tiến hành cho xây dựng ngay một ngôi chùa riêng cho tôi trở về tu hành tại đó. Campuchia cũng là một đất nước theo đạo Phật, được mệnh danh là xứ sở Chùa Tháp nên khi nghe cha vợ tôi sẽ bỏ tiền ra xây chùa, thì đích thân nhà vua Campuchia đứng ra bảo trợ cho việc xây dựng này. Hoàng gia Campuchia cử người đứng ra trông coi việc xây cất theo đúng nghi lễ và kiểu dáng cảnh chùa theo mẫu chung của đất nước chùa tháp. Cha vợ tôi đóng góp một khoản tiền khá lớn, còn lại là Hoàng gia Campuchia và nhân dân cúng dường. Cảnh chùa trở nên nguy nga và đẹp không thua gì cảnh chùa Phnom ở Phnôm-Pênh. Nhân dân Campuchia tâm niệm: một đất nước theo đạo Phật, mà có ông “Phật sống” để thờ thì vinh dự lắm!

Khi tôi từ Luân Đôn trở về Phnôm-Pênh qua đường thủy ở bến Nhà Rồng, thì Hoàng gia Campuchia đã cho một đoàn xe đón tôi về thẳng chùa Prệp Pra, nằm phía dưới Phnôm-Pênh, đường về Châu Đốc. Bấy giờ khoảng tháng chạp năm 1941. Khi ở bến Nhà Rồng, tôi bắt đầu có một số thông tin về đất nước mình. Người ta đã kể về cuộc khởi nghĩa Nam kỳ bị thất bại, nhiều cán bộ bị bắt và giết dã man. Tôi nhớ đến anh hai Lưu Quang Nên của tôi bị giặc Pháp giết. Tôi nghĩ đến gia đình, làng xóm sau hơn chục năm tôi đi biệt, không biết ai còn ai mất. Nước mắt tôi chực trào ra. Nhưng giờ đây, tôi là người tu hành, người ta tôn tôi là “vua Phật”, “Phật sống”, đi đâu cũng được đón đưa như vậy, hơn nữa tôi đang mang quốc tịch Ấn Độ, có mối ràng buộc với một gia đình chính khách, thì việc trở về quê hương giữa lúc loạn ly này đâu phải dễ.
Tôi vào chùa, không thể tưởng tượng được người ta làm các thủ tục, nghi lễ đón tôi – một “vua Phật”, bằng thịt bằng xương hiện hữu trước mặt họ. Hương hoa, cây trái và cả một dòng người dài như vô tận. Tất cả họ qùi, chắp tay xá, vợ tôi và thằng con Xô-Chim của tôi lẫn trong dòng người đó. Thời gian gần hai năm trời vợ tôi đi lễ chùa như mọi người, sau đó, tôi mới được gặp vợ tôi.
Phong tục ở đây lạ lắm. Khi tôi được tôn là “vua Phật” thì người ta chọn những người con gái đẹp nhất đến xin được ngủ với tôi để lấy giống Phật. Họ cho tôi biết: Ba năm một lần, tuyển lấy ba cô gái đẹp đến chùa Prệp-pra của tôi để lấy giống Phật. Trong vòng sáu tháng, nếu cô nào có thai đẻ ra con trai thì đứa nhỏ đó được đi tu Phật. Nếu không có thai hoặc đẻ ra con gái là Trời Phật không nhận, những cô gái ấy trở lại sống cuộc đời dân dã, Khi tôi trụ trì chùa này, họ chỉ tuyển một lần, không biết các cô đó có sinh con không. Nhờ tục lệ này, vợ tôi mới được đến chùa ngủ với tôi mỗi lần hai ba đêm và tôi có thêm một đứa con trai tên Ta-Lép.

Một tục lệ khác cũng lạ, Khi tôi tắm, người ta đem vô số chai lọ đến để xin nước tắm Phật về làm thuốc chữa bệnh. Nước này đem về, họ vừa uống vừa thoa bóp. Tiền của dân cúng lễ chùa không biết để đâu cho hết. Ban quản lý chùa xây thêm một căn nhà, đặt năm két sắt. Dân đến lễ chùa cúng dường chật kín hết các két sắt, phải mang đi gởi nhà băng. Sau đó, số tiền này, tôi cho xây một bệnh viện gần chùa, thuốc men cho người bệnh miễn phí, các y tá, bác sĩ được trả lương bằng tiền nhà chùa do dân đóng góp. Mỗi người tới chữa bệnh, đều được nhà chùa cấp cho một tấm thẻ để qua bệnh viện chữa miễn phí.

Tôi trụ trì ngôi chùa Prệp-Pra gần 5 năm (từ năm 1941-1945). Sau đó, Khi cách mạng tháng Tám thành công, người Pháp biết tôi đã trở về Việt Nam theo kháng chiến, họ cho ném bom ngôi chùa và bệnh viện này thành bình địa. Thực dân Pháp còn ra tuyên bố xử vắng mặt tôi. Vì lúc ấy ông Sơn Ngọc Minh cùng những người cách mạng Campuchia nổi lên chống Pháp. Đạo quân của Sơn Ngọc Minh lấy tên là It-xa-ra. Người Pháp cho là ngôi chùa Prệp-pra là nơi để cho It-xa-ra đặt làm sào huyệt nên họ san bằng nó và xử tôi cùng với tội theo Việt Minh là thế....

Tôi quyết định bỏ cuộc sống hiện tại để trở về quê nhà. Tôi không nói với gia đình bên vợ. Vì nói với họ lúc này, sẽ rất khó khăn cho quyết định rời bỏ tu Phật của tôi để trở về quê hương đi theo kháng chiến. Tôi đành im lặng ra đi. Tôi ra Phnôm-Pênh gọi một chiếc xe hơi đưa tôi đến biên giới Việt Nam. Chiếc xe hơi hiệu Renault màu đen, loại xe này chỉ dành cho tầng lớp sang trọng, quý phái. Tôi chọn vì không ai để ý khi rời Phnôm-Pênh.
Khi đến biên giới Việt Nam, tôi bị giữ ngay địa phận Châu Đốc. Anh em đàng mình thấy tôi đi trên chiếc xe hơi sang trọng, lại mặc bộ áo cà sa lộng lẫy, người bệ vệ, phương phi, ai cũng nghi ngờ tôi là người thân Pháp. Bà con Châu Đốc vẫn lui tới Campuchia, có đi lễ chùa, họ đã nhận ra tôi. Thế là tin “Vua Phật” về Việt Nam được lan đi. Anh em nghi ngờ, nhưng không ai dám có ý kiến gì. Tất cả sự việc được xã báo cáo lên huyện, huyện báo cáo tỉnh, tỉnh chờ ý kiến cấp trên. Tôi đã xa xứ sở và chờ đợi ngày về bao nhiêu năm thì giờ đây tôi có chờ thêm đôi ngày có sao. Tôi nghĩ thế mà lòng trào dâng nỗi vui mừng.
Lúc ấy, cơ quan Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam bộ đang đóng tại Long Xuyên. Anh Ung Văn Khiêm phụ trách công an, cho mời tôi đến trụ sở.

Anh Ung Văn Khiêm mời tôi uống trà, rồi mời cơm có thịt cá và món đặc sản mắm Châu Đốc. Tôi đã quyết định trở về đời thường, nên không ngần ngại ăn bữa cơm thân tình này. .
Đầu tiên anh hỏi tôi: “Pháp đã trở lại đánh chiếm nước ta và Lào, Campuchia. Nhà chùa mạo hiểm trở lại đây làm gì?”. Tôi nói với anh tôi xa quê gần 15 năm rồi, tôi nhớ nhà lắm! anh Ung Văn Khiêm có vẻ cảm động. Anh hỏi tiếp quê quán.

Trầm ngâm một chút, anh Ung Văn Khiêm cho tôi biết thêm tin tức Pháp trở lại đánh chiếm nước ta. chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài. Anh khuyên tôi không nên trở về Rạch Giá nữa, mà nên trở lại Campuchia, ở nhà chùa tu hành vì anh biết tôi nổi tiếng là “Vua Phật”, được nhiều nơi biết.
– Không. Tôi đi làm chi nữa. Quê hương tôi ở đây, thì tôi ở lại đây thôi.
– Ở lại đây, anh sẽ phải đương đầu với giặc Pháp nguy hiểm và gian khổ vô cùng.
– Gian khổ chi bằng đi tu Phật ở tận Tây Phương. Còn nguy hiểm ư? Các anh và mọi người chịu đựng được thì tôi cũng chịu đựng được. Miễn sao ta đánh đuổi được bọn thực dân Pháp tàn bạo này, giành lại độc lập cho đất nước.
Khi từ Campuchia trở về, ngoài chiếc xe hơi hiệu Renault đang dùng, tôi còn tặng cho cách mạng một vali bạc mà tôi dự định mang về quê giúp đỡ gia đình. Bây giờ, tôi thấy cách mạng, đang cần, tôi xin tặng cho cách mạng. Tôi nói: “Xem đây là tấm lòng của tôi, một đóng góp nhỏ của tôi cho cách mạng. Tôi cũng sẽ vì cách mạng, vì kháng chiến mà sẵn sàng xả thân”.
Anh Ung Văn Khiêm hỏi tôi muốn ở cơ quan nào. Tôi nói:
– Cơ quan nào cũng là của cách mạng cả. Tôi đã tới đây thì ở lại đây cùng các anh.
Tôi thay bộ áo cà sa và từ ngày 26/9/1945, tôi đã mặc những bộ đồ bà ba đen như mọi người mặc. Chẳng bao lâu, Pháp chuẩn bị tái chiếm Châu Đốc. Tất cả các cơ quan dân chính của tỉnh được lệnh rút vào cứ, chỉ để lại lực lượng quân sự.

Trong khi đó, có một số bị tình nghi là *********, chưa điều tra rõ nên không thể đem họ theo , mà cũng chưa thể thả họ được, phải có giám thị để cai quản họ. Anh Ung Văn Khiêm tham khảo tôi có làm được việc này không? Tôi trả lời không ngần ngại:
– Cũng là việc của cách mạng. Nếu các anh thấy việc này hợp với tôi, thì tôi nhận.
Sau đó Tổ chức quyết định sáp nhập trại giam tôi đang phụ trách với trại tạm giam của quân sự, gọi là Đề lao binh, trực thuộc BTL quân khu. Tôi được giao nhiệm vụ Giám đốc Đề lao binh và được phong Đại đội trưởng.

(Trích Hồi ký Lưu Công Danh)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top