Bác ấy dùng từ làm cho anh em khó hiểu ý.
Thời Đức Phật tại thế và đang trong quá trình tư ngộ thì Bà la môn đang ở đỉnh cao bắt đầu bế tắc, một học giả Hy Lạp sống ở Ấn Độ khi đó có đánh giá rằng các Sa môn Bà la môn ở Trung quốc có lối sống tuẫn thế. Có thể ý bác ấy là ý này. Tuẫn thế nghĩa là thoát ly đời phàm, cả đời tu hành ở trong tu viện hoặc ở các nơi hoang vắng tránh xa đời sống. Từ đấy về sau, các tông phái Mật tông Hồi giáo, Mật tông Phật giáo, Mật tông Cơ Đốc cũng theo lối tuẫn thế này.
Trong còm này, em phải chú thích thêm 2 khái niệm.
Trung quốc là khái niệm trong các kinh sách Bà la môn thời kỳ trước khi Phật xuất thế chỉ về vùng trung tâm lục địa Ấn độ nơi kinh tế và văn hóa phát triển thịnh vượng và là cứ địa ban đầu của Bà la môn giáo. Người Tàu và người mình sau cùng dùng lại khái niệm này.
Mật tông chỉ về một nhánh của các tôn giáo khai thác lý luận ở khía cạnh siêu hình theo hướng thần bí gắn với bùa bả phù chú khái tượng.
1/Em đồng ý
Các tôn giáo khác như HG. TCG. Ấn giáo cũng có nhưng vị chuyên tu. họ thường sống nơi biệt lập, cách xa thế tục tu tập nghiêm mât
Đức Phật sau khi ngộ được tứ thiền, cũng rời thầy vào rừng tu đạo, diệt dục ép xác khổ hạnh cách ly thế tục.
Nhưng đến khi thay đổi lối tu, ngài mới giác ngộ. đức Phật gọi đó là đường "Trung Đạo"
Không phủ nhận việc các hành giả trong quá trình tu tập nên lánh đời tập trung tu 1 thời gian, để cho dễ nhiếp tâm. nhưng không thể coi đó là tôn chỉ của Phật giáo được. vì còn nhiều người cư sỹ đâu có xuất gia, vẫn chứng thánh quả.
2/ Mật Tông hình thành là do quá trình lịch sử. hòa nhập vào quần chúng. chờ thời truyền bá. Do vậy các nghi thức của PG sẽ kết hợp với văn hóa bản địa để cùng phát triển tạo ra Mật giáo. Tuy là vậy nhưng Mật tông vẫn là Phật giáo chính thống. đươc truyền thừa sang cả 2 đường bắc truyền và nam truyền. có chăng là nghi thức nó nhiều hơn mà thôi. Mục tiêu rốt ráo vẫn là giải thoát.
Mật tông TT là một lối tu của các vị theo trường phái PG bắc truyền ( là bắc Ấn Độ chứ không phải là TQ, cho dù đâu tiên có sự truyền thừa từ Trung Quốc thời nhà Đường)
Mật tông có bùa phép là do người Tạng có văn hóa bản địa là đạo Bon thích bùa chú luyện phép. Do vậy cho dù có đủ sự truyền thừa từ Ấn , Trung sang với các pháp môn khác đèu không thành công , nhưng cuối cùng ngài Liên Hoa Sinh mới thành công.mà ngay nay ca có bộ Tử Thư Tây Tang nổi tiếng.
Sau khi ngaì Liên Hoa Sinh dến Tây Tạng, với học thuật cao thâm, đã đánh bại tất cả các trường phái Đạo Bon bản địa, với bùa phép... người Tạng suy tôn ông làm Thánh tổ truyền thừa đên ngày nay.
Cho dù hình thức bề ngoài có bùa, chú, nhưng đó là cách nhiếp tâm của hành giả trong tu tập.
Ngài Liên Hoa Sinh đã khéo vận dụng phương tiện để truyền thừa thành công Phật Pháp tại Tây Tạng
(Ở VN có sự kết hợp thấy rõ nhất theo cách này là Phật giáo thời Tỳ lưu Đa Lưu Chi. ở chùa Dâu với tứ Pháp và ngài Man Nương)