[CCCĐ] Nơi ấy là Trường Sa

19B-revival

Xe tải
Biển số
OF-154053
Ngày cấp bằng
25/8/12
Số km
335
Động cơ
357,370 Mã lực
e xin phép cụ cho e dánh dấu ạ, cám ơn cụ đã truyền tải những vất vả của các đồng chí canh giữ vùng biển tổ quốc cho bọn e biết. e ko bỏ xót tý nào từ bài của cụ và cụ Lầm, nhưng chỉ ko thích khhi mọi người còm men vào nhiều quá làm đang đọc lại phải chạy bỏ. cám ơn cụ thật nhiều
 

chienbinhbeo05

Xe đạp
Biển số
OF-297891
Ngày cấp bằng
8/11/13
Số km
16
Động cơ
310,130 Mã lực
cảm ơn bài phóng sự hay, cảm ơn những người lính trường sa:D
 

starex

Xe tăng
Biển số
OF-48914
Ngày cấp bằng
17/10/09
Số km
1,831
Động cơ
472,245 Mã lực
Nơi ở
nay đây mai đó
Cảm ơn cụ chủ vì bài viết chân thực, thế hệ trẻ như chúng em cần phải được học và được biết nhiều về những điều như thế này. Khi cụ viết về sự hi sinh của những người lính trẻ thực sự ..... :(
Những người lính đảo và biên giới luôn luôn là những người chịu nhiều gian khổ và mất mát. Chúc các chiên sĩ luôn khỏe, kiên cường. Chúc cụ chủ sức khỏe và có thêm nhiều thông tin quý giá. Em đọc mà không dừng lại được, đến đoạn cụ bảo không viết tiếp em thấy buồn và tiếc quá. May mắn cụ nghĩ lại.
 

sasya

Xe hơi
Biển số
OF-198495
Ngày cấp bằng
15/6/13
Số km
167
Động cơ
326,172 Mã lực
Bão sắp vào biển Đông rồi, thương và lo cho những người lính canh đảo quá :(
 

VNM

Xe điện
Biển số
OF-190749
Ngày cấp bằng
21/4/13
Số km
2,800
Động cơ
354,359 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cảnh đẹp quá! Tks cụ chủ!
 

Chidokato

Xe tải
Biển số
OF-187757
Ngày cấp bằng
1/4/13
Số km
419
Động cơ
336,260 Mã lực
Lâu lâu em kéo thớt này lên chờ tin bác 3G
 

vmcgf

Xe tăng
Biển số
OF-56345
Ngày cấp bằng
2/2/10
Số km
1,315
Động cơ
460,220 Mã lực
Trông cụ chủ già đi và tóc thưa hơn, bạc hơn nha !
 

Dr.Teng

Xe buýt
Biển số
OF-40567
Ngày cấp bằng
14/7/09
Số km
857
Động cơ
474,388 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xúc động quá, nới ấy Trường Sa. Vững bước các đồng chí nhé. Cảm ơn bác chủ nhiều.
 

shnahk

Xe tải
Biển số
OF-150364
Ngày cấp bằng
25/7/12
Số km
297
Động cơ
359,702 Mã lực
E có 1 ước ao.e có 1 khát khao.có dịp nhất định phải ra trường sa !
 

BonBonTT

Xe container
Biển số
OF-26450
Ngày cấp bằng
26/12/08
Số km
6,080
Động cơ
534,467 Mã lực
Đọc bài của cụ mà cảm động quá, đúng là lính đảo thời nào cũng thiếu thốn, đỡ đc về vật chất nhưng tình cảm thì lúc nào cũng thiếu. Cảm ơn cụ 3G cho những người ở đất liền biết thế nào là cuộc sống của lính đảo những con người canh giữ vùng biển của Tổ quốc!
 

Cứu Hỏa

Xe hơi
Biển số
OF-89429
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
145
Động cơ
407,614 Mã lực
CHUYỆN TIẾP TẾ NƯỚC NGỌT VÀ LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM CHO BÀ CON NGƯ DÂN

Ngày X giờ Y tại điểm Z, tàu chúng cháu nhận được tín hiệu xin trợ giúp của 1 tàu đánh bắt xa bờ Quảng Ngãi.

Ngay lập tức, Thủ trưởng Đoàn Công tác ra lệnh tiếp ứng và khi tiếp cận mới biết: Tàu cá này chuyên câu mực, đã xa đất liền gần 2 tháng, đang hết nước ngọt và lương thực - thực phẩm. Bộ đội tàu triển khai chuyển vòi nước ngọt, bơm đầy các can trên 2 chiếc mủng nhỏ, từ tàu cá chèo sang. Ngoài số lương thực - thực phẩm của tàu, một số cá nhân trong Đoàn công tác cũng tặng 1 số đồ ăn - uống sinh hoạt cá nhân cho gần 50 thủy thủ - ngư dân câu mực trên tàu.

Thuyền trưởng và chủ tàu bảo: "Rất nhiều lần, được bộ đội Hải quân trên đảo, trên tàu giúp đỡ như vầy!" và định gỡ 1 dây mực khô tặng tàu. Tuy nhiên Thủ trưởng Quân chủng kiên quyết: "Giúp đỡ nhân dân là trách nhiệm của bộ đội, không được lấy, để bà con mang về đất liền bán kiếm tiền gỡ công đi biển"...


Các bác cứ bơm nước thoải mái. Tặng thêm các bác thùng bia 333, uống cho mát


Cứ lấy thêm can đựng nước nữa đi


Các bác ngư dân tranh thủ lúc bơm nước, lên thăm tàu Hải quân


Mấy chị em phụ nữ, chỉ có nước ngọt và... bim bim, cũng gom hết tặng các bác ngư dân.
Hình ảnh này làm em nhớ lại chuyến đi của em năm 2012 cũng tiếp nước cho ngư dân lúc gần đảo An Bang, lúc đó chỉ tiếp mỗi nước, thuốc chữa bệnh với bánh và mấy quả bí thôi chứ hết bia rồi.
 

Kenket

Xe điện
Biển số
OF-1955
Ngày cấp bằng
15/10/06
Số km
4,129
Động cơ
612,056 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè lê la
Mấy hôm vừa rồi siêu bão Haiyan qua Trường Sa, ko biết tình hình ngoài đó thế nào !
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,703
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Các lão đọc tạm bài viết trong chuyến thay thu quân tháng 1/2014 vừa qua nhế:

Lát đá giữa biển trời

29/12/2013 09:00
Ngoi lên ngụp xuống suốt 2 ngày đêm vượt sóng gió cấp 7 - cấp 8, cuối cùng trước mũi tàu HQ-571 cũng hiện ra bãi san hô ngờm ngợp sóng trắng. Thiếu tá, thuyền trưởng Phạm Xuân Hải bảo: “Đảo chìm Đá Lát - điểm đầu chúng ta đến!”...


Bia chủ quyền Đá Lát - Ảnh: Mai Thanh Hải
Đảo Đá Lát cách đảo Trường Sa (Trường Sa Lớn) 14 hải lý về phía tây và cách Cam Ranh 248 hải lý. Nhìn trên bản đồ, đây là đảo gần đất liền nhất trong toàn quần đảo Trường Sa.
Đảo Đá Lát là bãi san hô khép kín, phía trong có một hồ. Khi nước thủy triều lên, bãi Đá Lát nằm chìm trong nước biển, nhưng khi thủy triều xuống, những bãi nhỏ - đá mồ côi nhô lên khỏi mặt nước rất nguy hiểm và chỉ có những tay lái xuồng CQ thiện nghệ của đảo, xuồng chuyển tải của tàu mới dám đi lại.
Đặc biệt, đảo Đá Lát là nơi có nhiều xác tàu đắm nằm trên các bãi cát, nên từ xa bằng mắt thường và ra đa, rất dễ dàng nhận ra đảo, bởi các chấm đen buồng lái - tháp tàu lô nhô xung quanh.
Tết đến từ vị lá dong
Vào với Đá Lát, dịp các đoàn Dân chính **** nườm nượp ra thăm trong mùa “tháng ba bà già đi biển”, khách khứa ngồi trên xuồng chuyển tải, lạch tạch chạy từ ngoài biển vào đảo, hết thảy đều ồ à reo mừng thích thú khi nhìn đáy nước thấy lửng lơ rong biển, tinh khôi cát trắng và san hô rực rỡ các màu.
Nhưng mùa biển động gần tết này, vào được với Đá Lát là chuyện không hề đơn giản. Loay hoay, thận trọng cả tiếng đồng hồ, tàu HQ-571 mới tìm được vị trí neo thích hợp.
Mãi đến 14 giờ, một số cán bộ Quân chủng, Vùng 4 Hải quân, Lữ đoàn 146 và 6 phóng viên báo chí có kinh nghiệm đi biển, được lựa chọn kỹ càng mới được lên xuồng vào Đá Lát, đồng thời với hoạt động thay - đổi quân, vận chuyển hàng tết, lương thực - thực phẩm cho đảo.
Sóng cao đến 2 m lừng lững theo nhau ập vào mũi xuồng, khiến xuồng tung ngược lên chừng 15 - 20 độ, ai nấy mặt cắt không còn hạt máu nhưng vẫn ngồi im phăng phắc, theo khẩu lệnh của người lái: “Động đậy là chết hết!”. Chỉ khi đi qua mép xanh vào bãi san hô, xuồng chạy cân bằng trong vùng sóng nhỏ, tiếng thở phào mới nhất loạt òa ra từ những gương mặt ướt lướt thướt, chân tay tím ngắt vì ngâm lạnh và vì níu chặt vào chân ghế - thành xuồng.
Cập đảo, nhất loạt bộ đội lội xuống nước, răng đánh cầm cập, môi tím ngắt giữ xuồng.
Ở cái đảo chìm bé tí như mắt muỗi giữa bung biêng trời nước này, phải kể đến 3 đặc trưng: diện tích nhỏ nhất, sách vở nhiều nhất và bãi san hô nhiều “cá mú, nghêu sò ốc hến” nhất.
Lạ! Chả ở điểm đảo chìm nào sách vở nhiều như ở Đá Lát: Tủ sách đóng bằng gỗ thùng đạn ngoài hiên, sát cầu thang hẹp lên xuống; sách xếp đầy tràn phòng, che hết cả những khung tròn - bầu dục - vuông in logo la liệt, biểu tượng của các thể loại quà tặng từ tỉnh thành - bộ ngành mang ra tặng đảo, cứ như thể cái điểm đảo bằng mắt muỗi này là bảo tàng, nơi trưng bày hiện vật; sách xếp tầng trong phòng ngủ, dưới chân giường cá nhân chả đủ một người nằm nghiêng...


Vườn rau xơ xác - Ảnh: Mai Thanh Hải
Thượng úy Vũ Đức Quỳnh, Chỉ huy trưởng của đảo năm nay phải ở lại trực tết, đôn đáo tiếp đoàn, bàn giao, tiễn người cũ, đón người mới nhưng vẫn không quên dẫn mình ra thăm mấy vườn rau bịt bùng kín mít bằng cả vải ni lông lẫn vỏ thùng đựng thịt hộp, hoa quả hộp và chỉ: “Tết năm nay, chắc không có rau xanh rồi, anh ạ!”. Nhìn vườn rau trơ khấc thùng đất, có chăng còn lại cũng chỉ lưa thưa mấy cọng già, mới thấm thía nỗi sung sướng của anh em, khi tàu chuyển vào cả xuồng, đầy những rau củ quả tươi, vác lá dong và nhất là chú lợn chừng 50 kg, để anh em đảo và hải đăng có một cái tết đầy đủ.
Cậu chiến sĩ tên Nam Hải, đợt này được thay quân về tết, tuy bị í ới gọi ra tàu, vẫn cố nán vác bó lá dong vào bếp cất kỹ, cười rất tươi: “Đây mới thực là tết chú à!” và hấp tấp kể: “Lá dong luộc lên, buộc quanh cột tre, đến ngày gói bánh chưng vẫn giữ được màu xanh và mùi thơm như thường, thích lắm!”.
Nghêu sò ốc hến
Ở Đá Lát, gì thì gì cũng phải nhắc đến chuyện “cá mú, nghêu sò ốc hến”.
Cũng bởi xa xôi, tách biệt lại nằm trên bãi san hô rộng ngút ngát, mỗi khi thủy triều xuống, cả bãi san hô và đá san hô lộ ra, nhô hết lên mặt nước nên các thể loại tôm cá, ốc sò ngu ngơ líu ríu không theo kịp con nước ra biển, cứ tênh hênh nằm ngửa nằm nghiêng nhìn giời và chờ... bộ đội rảnh rỗi, ra bắt cải thiện.
Đừng nghĩ là bộ đội thèm ăn hải sản.
Sống ở biển, giữa bãi san hộ được ví như “vựa hải sản tươi sống”, nhìn hải sản là chán (nhưng vẫn phải cắn răng mà nuốt, bởi nếu không lấy gì mà... ăn), việc đi nhặt ốc chủ yếu để phục vụ khách ra... xin vỏ.
Với Đá Lát, chuyện bị xin là thường, nên cứ ai cất tiếng xin, là lộn ngược ba lô gói cẩn thận tặng khách từng vỏ ốc biển to nhỏ.
Cho hết rồi, lại áy náy sợ đoàn khác đến, xin mà không có để kỷ niệm, nên cứ cuối ngày, giờ được nghỉ đấy nhưng vẫn quần đùi - giày vải, lội xuống biển, chịu san hô cứa vào người sắc như dao cạo, bắt nhặt từng con ốc, mẩu san hô mang về nâng niu đánh rửa, ngâm treo chờ khách ra để biếu tặng - ngẩn ngơ.
Mặn từng lát đá
Ở Đá Lát, đảo nhỏ hơn cả các đảo chìm khác (do xây từ nhà xưa, dạng Nhà lâu bền thế hệ cũ), nên căn bếp bên cửa trái cũng bé tí, cửa hỏng chốt nép sau ụ súng 12 li 7.


Kỷ vật của những người lính về đất liền: Thuyền buồm làm bằng vỏ hộp thịt - Ảnh: Mai Thanh Hải
Khom người chui vào bếp, một nồi quân dụng vẫn đang lâm râm sôi trên bếp dầu nhỏ lửa khẽ khàng.
Mở vung, khoai tây hầm với bì heo đang lục sục sôi. Cậu chiến sĩ trẻ măng quệt mồ hôi: “Biết tàu ra, chúng cháu nấu nốt mấy củ khoai và ít bì - thịt heo, ăn dè từ tháng trước. Vừa nãy, các anh trên tàu có gửi mấy bao rau củ, thỏa sức... uống nước luộc rau trưa nay!”.
Mân mê túi hạt giống rau trên tay, chiến sĩ ra đa tên Hùng bảo: “Lẽ ra là phải trồng rau khay rồi đấy. Nhưng dịp này, phải huấn luyện căng thẳng, lại tập trung củng cố đảo trước mùa mưa bão, nên không có thời gian!” và nhấp nhổm: “Yên tâm, mấy hôm nữa anh em sẽ tập trung trồng rau và chăm rau. Đừng lo ngoài này bộ đội thiếu rau tươi, ít nhất thì cũng quen với măng hộp - giá đỗ rồi!”...
Nghe anh em nói an ủi thế thôi, chứ mình đã tìm hiểu và biết:
Mùa này biển bắt đầu động, khay rau mầm kê cẩn thận trên giàn giáo mép đảo, để sẵn con dao “thu hoạch”, tận dụng đến từng sợi rễ và khía đều đặn trên mép khay, chia bữa - chia ngày.
Trong vườn rau, những khay xếp thành vườn, để khách đất liền ra ngắm yên tâm, chứ có khi khách chưa ra tới tàu, bộ đội đã lụi hụi bê vào nhà cất che cẩn thận và rau tươi chỉ được chi dùng khi ai đó ốm đau...
Nhiều khách đất liền ra Đá Lát, sau khi đã hỏi han đủ chuyện dưới biển trên trời thường quay sang vặn vẹo: “Sao lại gọi là Đá Lát”.
Bộ đội vốn thật thà, không biết đành cười: “Cháu không biết!” khiến khách quay ra đoán già đoán non: “Chắc đá ở đây có đá, có lát như thể vân gỗ, làm sập gụ - tủ chè?”...
Ít ai biết: Ở điểm đảo chìm nhỏ nhoi nhất quần đảo, từ con ốc kỷ niệm, ngụm nước khát lòng, rễ rau giòn dịu, thành lô cốt dày vững chãi cho đến vụn san hô sắc như dao cạo... hết thảy đều đẫm mồ hôi và có khi là máu của những người lính phòng thủ đảo, những thế hệ công binh cần mẫn đêm ngày.
Mồ hôi đổ xuống từng viên đá, vụn san hô và bạc trắng, mặn chát từng lát đá ở đảo, nên đảo mới được gọi là Đá Lát yêu thương...
Mai Thanh Hải
(Gửi về từ khu vực đảo Đá Lát - Trường Sa, trong hành trình của tàu công tác HQ-571)
 
Chỉnh sửa cuối:

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,703
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Đây nữa ợ, viết ngay trên tàu và gửi về bờ:

Trường Sa mùa biển động: Cờ Tổ quốc trên biển Đông

30/12/2013 15:15
(TNO) Trước khi nhổ neo làm nhiệm vụ ngoài biển, các tàu Hải quân VN đều nhận thêm cơ số cờ Tổ quốc để đảm bảo màu đỏ sao vàng liên tục hiện diện trên nóc đài chỉ huy, khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

>> Giữa mùa biển động: Nơi ấy là Trường Sa
>> Trường Sa giữa mùa biển động: Vẫn sáng một góc trời

Từ đảo chìm Đá Tây, trong hành trình công tác của tàu HQ-571…
Vào mùa biển động cuối năm, cơ số cờ cấp phát cho các tàu làm nhiệm vụ tăng lên gấp đôi, bởi sóng to gió lớn thường làm rách, hư hỏng cờ Tổ quốc và nhiệm vụ thay cờ cũng thường xuyên hơn.
Ý chí giữa biển trời
Vài tiếng trước khi tàu xuất phát, cả ba tàu (HQ-571, HQ-936, HQ-996) của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Quân cảng Cam Ranh đều đồng loạt thay mới cờ Tổ quốc. Tất cả được buộc chắc chắn bằng 2 đầu dây thép nhỏ, kẹp trên đầu dây treo cờ.
Thượng úy Nguyễn Ngọc Viễn, Phó thuyền trưởng Quân sự tàu HQ-571 (Hải đội 411, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân), nói với tôi: “Chuyến thay thu quân và chuyển hàng Tết rất dài ngày nên phải chuẩn bị hàng chục lá cờ, rách là phải thay ngay!”.
Cứ nghĩ: “Phòng xa thế thôi, chứ đâu đến nỗi thay cờ như… thay áo?”, nhưng quả thực ngay khi tàu ra khỏi vịnh Cam Ranh, sóng gió biển Đông cấp 4 nâng dần đến cấp 5, rồi cấp 7, cấp 8 khiến cả con tàu phải ngụp lặn giữa những cơn sóng dài, cao cả chục mét.
Ngồi trên buồng chỉ huy cao ngất, thấy rõ độ nghiêng đảo liên tục phải trái của con tàu, có khi đến 30 độ trước sóng. Sóng đi kèm với gió, gió biển nâng cấp, rít ù ù qua khe cửa, làm hệ thống dây thừng nilon to bằng chân cái treo cờ tín hiệu cũng lồng lộn uốn cong. Ngồi đấy và vẫn nghe phần phật tiếng cờ bay trên nóc đài chỉ huy.
Bốn ngày lăn lóc giữa sóng cồn gió cả, tiếng phần phật của cờ đã không còn đanh gọn.
Thuyền phó Nguyễn Ngọc Viễn lo lắng: “Cờ trên nóc đã rách, nhưng gió cấp 9 thế này, không thể trèo nổi lên cột thay cờ, rất nguy hiểm!” và chắc chắn: “Ngày mai vào đến lòng hồ đảo chìm Đá Tây tránh sóng gió nâng cấp, phải khẩn trương thay cờ ngay. Không được để cờ rách trên vùng biển Trường Sa!”.

Lá cờ đã tướp táp, đường may phía ngoài bị bung, xước từng xơ vải và ngôi
sao vàng 5 cánh, tuy bị dứt ra khỏi nền đỏ cờ, nhưng vẫn trung trinh bám đầu cánh…
Trong ảnh là cảnh kéo cờ cũ xuống để thay cờ mới


Tôi, cũng đứng nghiêm cùng Thiện nhìn lên lá cờ bay phần phật mùi vải mới, kiêu hùng nở bung trên nền trời ban trưa, tự dưng nắng bừng xanh thẳm.
Nhìn bên cạnh, những người lính đủ tuổi trẻ già của Lữ đoàn 146 làm nhiệm vụ phục vụ Hậu cần cho Đoàn Công tác, dù quần cộc - áo ba lỗ đang dọn dẹp, cũng dừng tay, đứng nghiêm trang, dưới cái bóng đổ dài của người lính trẻ chưa đủ tuổi 20 lần đầu đi biển.

Tôi gượng níu lan can, dò từng bước giữa nghiêng ngả gió, như muốn giằng tay ném xuống biển, đi về phía sau tàu nhìn lên nóc đài chỉ huy: Lá cờ đã tướp táp, đường may phía ngoài bị bung, xước từng xơ vải và ngôi sao vàng 5 cánh, tuy bị dứt ra khỏi nền đỏ cờ, nhưng vẫn trung trinh bám đầu cánh…
Tự dưng tôi thấy nghẹn nơi ngực: Nơi địa đầu sóng gió, dù tướp táp gian nan, nhưng lá cờ vẫn bền gan chống chọi và kiên trung bay phần phật, như ý chí của dân tộc, của những người lính biển giữ Trường Sa…
Treo cờ Tổ quốc ở Trường Sa
Ngô Minh Thiện (19 tuổi, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM), là chiến sĩ Thông tin-Tín hiệu trên tàu HQ-571.
Tháng 2.1013, đang là sinh viên khoa Sư phạm Anh, Trường ĐH Kỹ thuật TP.HCM, Thiện xin nghỉ học, xung phong thực hiện nghĩa vụ quân sự tại địa phương và được điều về huấn luyện tân binh tại Trung tâm Huấn luyện 456, Vùng 4 Hải quân, chuyên ngành Thông tin-Tín hiệu.
Đến ngày 20.11.2013, Thiện được điều về tàu HQ-571.
Một tuần trước khi thực hiện đợt công tác thay thu quân - chuyển hàng Tết ngoài Trường Sa, mẹ Thiện là chị Võ Thị Út (41 tuổi, đang làm tạp vụ ở Thủ Đức), lật đật đi xe đò, lỉnh kỉnh mang đồ ăn thức uống, ra tận Cam Ranh thăm cậu con trai bởi lo lần đầu đi biển, con không quen sẽ mệt. Ở với con 1 ngày đêm, chị lại tất tưởi ra xe đò về lại nơi làm việc, còm cõi từng đồng lương tạp vụ nuôi cậu con trai thứ hai đang học lớp 8.
Tàu nhổ neo rời bến, ra khỏi vịnh Cam Ranh là chống chọi với các cấp sóng gió tăng dần khiến không chỉ các chiến sĩ mới nhập ngũ lần đầu tiên ra làm nhiệm vụ tại Trường Sa, mà ngay sĩ quan - quân nhân chuyên nghiệp đã có “thâm niên” cả chục năm đi đảo - ở đảo cũng nằm bẹp, suốt 3 - 4 ngày liền. Nhà bếp nấu cháo đưa tận phòng, nhưng rồi cũng lại… mang về, hoặc người ăn nhưng… cá biển hưởng.
Thiện cũng vậy! Vật vã vì say sóng, nằm bẹp ra sàn tàu, nôn mật xanh mật vàng và trong tâm thức cậu con trai mới rời ghế nhà trường lần đầu tiên đi xa, vẫn chỉ có mẹ. Thế nên, khi say quá, cậu còn nấc gọi “Mẹ ơi!”, khiến cán bộ chiến sĩ trên tàu thay nhau cắt cử chăm sóc, động viên suốt 3 - 4 ngày liền.


...Kéo cờ mới lên


Nghiêm trang kéo cờ
Ấy thế nhưng, khi tàu vào neo tại vùng hồ đảo chìm Đá Tây tránh trú sóng gió, bớt chao đảo - dập dềnh - sang lắc là Thiện gượng dậy, lần vách ngăn xuống bếp giúp Tổ phục vụ, rồi làm các công việc khác. Nghe đồng đội có kinh nghiệm động viên “Đi lại nhiều cho quen, dần sẽ dạn dày”, Thiện càng ham làm và tất tưởi hết tầng dưới lên tầng trên đôn đốc, dọn dẹp vệ sinh hoặc đơn giản là giúp các anh chia việc.
Nghe Thuyền phó Nguyễn Ngọc Viễn nhắc việc thay cờ Tổ quốc, ngay khi dừng lại Đá Tây, Thiện thoăn thoắt thay quân phục, lên buồng chỉ huy nhận cờ, một mực: “Việc của ngành Thông tin, xin để dành cho em!” và đề đạt: “Đời con người, có phải ai cũng được treo cờ Tổ quốc ở Trường Sa?”.


Chào cờ
Thiện đút lá cờ mới vào ngực áo yếm Hải quân, lần lan can trèo lên nóc đài chỉ huy và đứng nghiêm dưới chân cột, giơ tay ngang vành mũ chào lá cờ bạc màu, tướp táp trên đỉnh, xong mới gỡ dây kéo xuống.
Nhưng lấn bấn mãi không xong, bởi ròng rọc bên trong kẹt cứng do nước biển, cờ lại quấn mấy vòng vào dây cờ số 2 bên cạnh. Bặm môi vài giây, cậu bỏ mũ dải buộc vào lan can, chui vào ống lồng trèo lên tận đỉnh cột, vươn tay gỡ từng vòng cờ quấn vào dây do gió bão, xong mới vội vã leo xuống, gỡ cờ.
Giữa lồng lộng gió, phải khó khăn lắm và mất gần nửa tiếng đồng hồ, việc gỡ cờ cũ, lồng cờ mới vào dây thừng, buộc chặt 2 đầu bằng dây thép nhỏ mới hoàn thành. Và... Thiện đứng thẳng người, mắt nhìn cờ, nghiêm trang kéo chầm chậm lá cờ Tổ quốc đỏ thắm vàng tươi sao 5 cánh, lên đỉnh cột cờ thiêng.
Khi đã buộc dây cờ chắc chắn, Thiện lại đứng nghiêm chào cờ, xong mới gượng nhẹ làm động tác gấp cờ.
Tôi - cũng đứng nghiêm cùng Thiện nhìn lên lá cờ bay phần phật mùi vải mới, kiêu hùng nở bung trên nền trời ban trưa, tự dưng nắng bừng xanh thẳm.
Nhìn bên cạnh, những người lính đủ tuổi trẻ già của Lữ đoàn 146 làm nhiệm vụ phục vụ Hậu cần cho Đoàn Công tác, dù quần cộc - áo ba lỗ đang dọn dẹp, cũng dừng tay, đứng nghiêm trang, dưới cái bóng đổ dài của người lính trẻ chưa đủ tuổi 20 lần đầu đi biển.
Với tôi, sự gần gũi ở Thiện đã trở thành kính trọng, khi chứng kiến em nghiêm cẩn thay cờ. Sự kính trọng không phải dành cho người lớn tuổi, mà là con đường em đã chọn, dù vất vả gian nan, nhưng thực sự “được làm người có ích” - như em từng tâm sự.
Và tôi tin điều ấy là sự thật, giống như tin vào màu cờ thắm sáng bừng trong mắt em long lanh, buổi trưa trên biển Trường Sa.
Tổ quốc - mùa Xuân trường tồn ở những người trẻ như thế, ngay địa đầu biên đảo Trường Sa.
Mai Thanh Hải
 

hoangminh3B

Xe tăng
Biển số
OF-81189
Ngày cấp bằng
26/12/10
Số km
1,763
Động cơ
429,699 Mã lực
Xúc động và tự hào quá cụ MTH ợ. Cám ơn cụ rất nhiều
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top