Cái này cá nhân em thì thời thời Hùng Vương, căn cứ theo sử Trung Quốc, dân ta đã có chữ Viết, mà theo Thái thú TQ tâu là " như đàn nòng nọc đang bơi".
Thời Hùng Vương, các cụ Lạc Tướng cũng mặc quần áo đàng hoàng, chứ không phải cởi trần đóng khố như ta vẫn cho lên phim hay tranh vẽ, vì sử TQ mô tả các cụ đeo ấn Thao đồng xanh, đeo ấn thì phải mặc áo và có dây buộc ngang lưng.
Gần đây, Trung Quốc mới công bố tấm thẻ An Dương Hành Bảo 安陽行寶 , họ cho biết thẻ được tìm thấy ở thành phố Quảng Châu. Thẻ ngọc có hình dạng gần chữ nhật, bốn góc thẻ khắc bốn chữ 安陽行寶, khổ chữ to hơn khổ chữ phía trong mặt thẻ gồm 124 chữ lối cổ trựu, đại khái nói về các Can Chi . Xung quanh trang trí khắc đường vằn sóng lượn. Do bị chôn lâu ngày dưới đất nên màu vàng hơi hung hung đỏ. Mặt trái thẻ trang trí đường cong hình móc câu. Nét chạm trên thẻ ngọc An Dương thô. các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng:
- Ngọc bảo An Dương này là của An Dương cổ đại Việt Nam. An Dương hành bảo có lỗ đeo, đây là loại ngọc phiến người xưa đeo làm vật báu hộ thân, trừ tà để được an lành.
Thẻ ngọc này đào được ở phía đông nam và cách thành phố Quảng Châu 18 km, ở trên hạ lưu sông Việt Giang do một nông dân khi cuốc đất đào được ở sườn núi năm 1932. Những thẻ ngọc đào được ở Quảng Châu khoảng 200 thẻ, trong đó có thẻ ngọc khắc chữ An Dương. Khi Nam Việt đánh bại Âu Lạc, các báu vật của Âu Lạc là chiến lợi phẩm nên mới đào được ở Quảng Châu.
Tiếc là các nhà khảo cổ hay Sử học Vn chả ai ngâm cứu hay dịch thuật gì. Phía TQ cũng chỉ nói đến vậy.