Em không thê hiểu nổi ngân sách dùng vào việc gì, chi như thế nào mà nợ Chính Phủ tăng, nhưng tăng thấp hơn năm 2015 trở về trước...
Toàn thấy thu, các loại thuế tăng, dã man nhất là thuế môi trường xăng dầu, giá xăng tăng vô tội vạ... Các công trình hạ tầng giao thông lớn toàn BT, BOT, dân bị đóng thếu lần 2 trên mọi cung đường liên tỉnh (gần như là vậy)... Phần phá triển hạ tầng đô thị gần như là các doanh nghiệp phát triển, cái này nhà nước còn được thu thêm. Ngành giáo dục hầu hết các khoản thu chi nhà trường giờ toàn tự cân đối thu thẳng vào cha mẹ học sinh ko theo một quy định cụ thể nào cả (loạn cào cào)... Vậy ngân sách chi những việc gì? Tượng đài? Bảo tàng? Quân sự? Nuôi một hệ thống Hành là chính?, đi công tác học tập nước ngoài có mấy người mà vài tỉ? Kỉ niệm Thanh Hóa gì đó mất rất nhiều tỉ?
Cá nhân em thấy: NN nếu muốn thu chi hiệu quả thì nên rà soát lại dòng tiền ngân sách được triển khai xem có hiệu quả hay ko? hay là ném 10 đồng thì chỉ có 3 đồng ném vào dự án còn 7 đồng thất thoát... còn chưa nói là dự án thường tố gấp 2 lần giá trị thực; Cái nữa là đánh giá, kiểm tra các dự án mà địa phương trình xin triển khai bằng vốn ngân sách, các dự án dùng vốn ngân sách khác xem có thực sự cần thiết phải triển khai ko? hay rất nhiều dự án vẽ ra để xin ngân sách vv... Những cái này mới là lãng phí và cực kì tốn kém, chứ ko phải các ông cứ tìm cách tăng các khoản thu vào dân dã man như thuế môi trường đánh vào xăng, rồi giá xăng dầu tăng loạn xạ, hay dùng XỎ số vịt lót, hay giao các hạ tầng BOT tràn làn thiếu kiểm soát chặn khắp nơi làm hạn chế phát triển đất nước hút máu dân hàng ngày...
Trích:
"
Liên quan tới nợ công, ông Huệ thừa nhận, "nợ công tăng cao hơn GDP là chính xác", nhưng nhìn lại ba năm qua, Chính phủ đã nỗ lực để giảm mức tăng. Từ năm 2015 trở về trước,
GDP bình quân tăng 6% nhưng nợ công tăng gấp 3 lần, mức 18%. Hiện nợ công vẫn tăng nhưng chỉ còn tăng khoảng 8% so với tăng GDP là 6,7%.
Về thu ngân sách, các đại biểu Quốc hội ghi nhận nỗ lực của Chính phủ khi tốc độ tăng thu ngân sách vượt tăng trưởng kinh tế. Nhưng theo ông Hoàng Quang Hàm, cơ cấu khoản thu chưa bền vững khi ba năm đều vượt thu nhờ đất, xổ số, tài nguyên còn ba khoản thu quan trọng từ doanh nghiệp Nhà nước, FDI và cổ phần hoá thì đều hụt. "Chúng ta thu đáp ứng nhu cầu chi nhưng nguồn thu không cân đối một cách bền vững”, ông Hàm nêu. Tỷ lệ thu ngân sách Trung ương cũng đang bị giảm so với giai đoạn trước. Điều này sẽ khiến khó làm những công trình quan trọng quốc gia.
Với nội dung này, Phó thủ tướng ************** thừa nhận, thu ngân sách ba khu vực "động lực tăng trưởng" không đạt trong 3 năm qua "do việc đặt ra dự toán quá cao". Tuy nhiên, dự kiến cả năm thu ngân sách sẽ vượt 5% dự toán, thay vì chỉ 3% như chỉ tiêu ban đầu.
Nhìn vào dự toán thu năm nay, 16 tỉnh, thành phố có ngân sách điều tiết về trung ương đều được giao tăng thu 18%. Riêng TP HCM và Hà Nội được trung ương giao thu cao hơn 24%, cao hơn nhiều mức tăng trưởng kinh tế.
Sang năm 2019, lãnh đạo Chính phủ nói, sẽ không giao cao như vậy nữa, bình quân 16 tỉnh thì chỉ giao thu ngân sách tăng trung bình 12%. Ngoài ra, Chính phủ sẽ trình tiếp với Quốc hội bố trí 5.600 tỷ đồng để bù hụt thu ngân sách trung ương và cấp 2.800 tỷ đồng để bù thiếu hụt cân đối ngân sách cho địa phương."
Em thấy đạo diễn Phạm Đông Hồng dựng bộ phim Chôn Nhời phản ánh quá đúng thực trạng toàn bộ quan chức đất nước ta trong giai đoạn hiện nay