[Funland] Nợ & quốc gia - như nào, tại sao, bao giờ.

nốt ruồi gót ah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-314208
Ngày cấp bằng
1/4/14
Số km
927
Động cơ
304,821 Mã lực
Nơi ở
HO CHI MINH
"Nghĩ đà bưng kín miệng bình,

"Nào ai có khảo mà mình lại xưng ?

"Những là e ấp dùng dằng,

“Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi."
 

HINCUTIN

Xe tải
Biển số
OF-365189
Ngày cấp bằng
2/5/15
Số km
495
Động cơ
259,939 Mã lực
thực tế là thuế phí đang tăng chóng mặt rồi
đến cái vô lý như BOT sai vị trí mà còn ko dẹp đc thì quá nát

có 1 bài phân tích rất hay :

1 góc nhìn về đời sống nhân dân VN trong khoảng từ năm 2007 - 2015, thời kỳ được coi là tăng trưởng mạnh mẽ và thu hút nhiều vốn đầu tư cũng như chưa phải trả nợ công nhiều o:-)
Xin mời mọi người nghía qua bảng Excel dưới đây (dữ liệu được lấy từ World Bank):



Từ năm 2007 - 2015, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng gấp 2.252 lần, trong khi đó thì lương tăng xấp xỉ 3.5 lần như trong hình dưới đây:



Vậy là đời sống thực của dân VN được cải thiện 1.554 lần sau khi tính trượt giá o:-)

TUY NHIÊN, có phải ai cũng giàu lên như vậy?!! Hãy nhìn vào 2 đường link bên dưới:

2017: https://news.zing.vn/khoi-tai-san-cua-50-nguoi-giau-nhat-san-chung-khoan-viet-nam-post787216.html

2008: https://vnexpress.net/customize/chung-khoan/top/2008/top100/

Tổng tài sản của 50 người giàu nhất hiện tại là 210,245 tỷ đồng, trong khi năm 2008 là 16,308 tỷ đồng, vậy là: 210,245 / 16,308 = 12.892 lần o:-)

Sau khi chia cho trượt giá: 12.892 / 2.252 = 5.7247 lần

Tài sản của 50 người giàu nhất VN hiện tại là bằng tầm 9.25 tỷ USD, nghĩa là bằng 4.57% GDP của cả nước (GDP VN 2016 là 202.6 tỷ USD), năm 2008, tài sản của 50 người giàu nhất VN xấp xỉ 1 tỷ USD, trong khi GDP là 99.13 tỷ USD, nghĩa là năm 2008 thì 50 người giàu nhất VN chỉ có tài sản bằng 1.01% GDP của cả nước!!!! o:-)

Trong cùng thời gian đó, dân số VN tăng từ 85.12 triệu lên 95.54 triệu người, tăng 12.24% dân số, thế nhưng tài sản của 50 người giàu nhất lại tăng hơn 4.5 lần khi so với năm 2008 (tính theo GDP của cả nước)?!!

Tốc độ giàu lên của họ phải nhân thêm với cả tốc độ tăng trưởng dân số mới chính xác, vì thế, thực ra họ đã giàu lên:

4.57 * 1.1224 = 5.1294 lần (khá tương đồng với con số bên trên khi tính theo CPI)

Khi quay ngược bài toán ban đầu là trung bình người VN có đời sống thực tăng 1.554 lần, vậy thì với khối tài sản chiếm 4.57% GDP cả nước, vậy thì toàn bộ phần còn lại của VN (chiếm 95.43% GDP cả nước) đã thực sự giàu lên bao nhiêu lần? Rất đơn giản:

(5.1294*0.0457 + ?*0.9543) = 1.554 lần

(1.554 - (5.1294 * 0.0457)) / 0.9543 = 1.38 lần



Vậy là 50 người giàu nhất giàu lên 5.1294 lần, trong khi (95.54 triệu trừ 50 người) còn lại giàu lên gấp 1.38 lần!!! o:-)

Và con số này chưa tính đến các bác lãnh đạo + con cháu các bác + tầng lớp kinh doanh (trừ 50 người giàu nhất ra), số này xêm xêm cũng phải đến hàng triệu :haha: Mà đám này có giàu lên 1.38 lần ko thôi ko? Tất nhiên là ko rồi, phải tăng 3-4 lần là ít, thế nên đám còn lại ko thuộc tầng lớp này (xêm xêm 93 triệu thằng), không nghèo đi đã là may!!!


Phân tích trên đây cũng giúp các thím thấy rõ rằng đa số người VN không giàu lên chút nào (so với thế giới), ngoại trừ đám thượng tầng ra thì dân ta năm 2017 so với thế giới cũng chỉ ngang dân ta năm 2007 mà thôi (ấy là nói lạc quan đấy nhé)

Thế mà mấy anh DLV cứ gân cổ lên cãi nước ta giàu mạnh lên nhiều lắm, siêu xe với chả biệt thự đầy ra, thật ra chỉ có đám 1.5% giàu lên thấy rõ nên phô trương ra thôi còn phải đến 98.5% dân số còn lại đời sống không tăng lên chút nào so với thế giới?!! o:-)

Thời kỳ dân số trẻ, cả nước làm cho 1 nhóm nhỏ ăn no nê, sau này dân số già thì thằng nào nuôi đám 98.5% kia đây, ai vào trả lời nào o:-)
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,126
Động cơ
258,070 Mã lực
Em đăng lại công thức ở còm #252 về mối liên hệ giữa năng suất lao động, lao động với GDP cho dễ nhìn:



Công thức cho thấy GDP phụ thuộc vào năng suất lao động và số người lao động tạo ra GDP. Nếu nhóm phụ thuộc là người già, trẻ em... và nhất là người lao động thất nghiệp tăng thì GDP sẽ giảm

Tăng năng suất mới chính là yếu tố giúp tăng GDP ổn định, bền vững trong tương lai
 

mmxhung

Xe điện
Biển số
OF-357522
Ngày cấp bằng
10/3/15
Số km
4,991
Động cơ
302,667 Mã lực
Thực ra các cụ trên này không hiểu được bài viết của cụ chủ vì đơn giản họ không hiểu khái niệm "tiền" trong nền kinh tế hiện đại. Họ mới chỉ hiểu rằng "tiền" theo nghĩa cổ điển phải là những tờ bằng giấy hoặc polymer do Nhà nước nào đó in ấn và phát hành. Nhưng họ không hiểu rằng "tiền" hiện đại là những cái chúng ta không nhìn thấy, không sờ thấy được, nhưng vẫn có thể nhận biết được, vâng "tiền" hiện đại chính là "số dư trên tài khoản ngân hàng".
Ví dụ: Em đang có một tờ Polymer mệnh giá 500.000 đồng trong ví, nhưng tài khoản ngân hàng của em đang có số dư 5.150.000 đồng do mới được lĩnh lương. Nếu hiểu đơn giản theo nghĩa cổ điển "tiền" là tờ Polymer thì em chỉ có 500.000 đồng, nhưng nếu hiểu "tiền" theo nghĩa hiện đại thì em đang có 5.650.000 đồng (500.000 đồng tiền polymer và 5.150.000 đồng số dư trên tài khoản ngân hàng). Tối nay, em vào siêu thị mua sắm hết 2.000.000 đồng thì chỉ cần đưa thẻ cho nhân viên thu ngân quẹt phát là xong.
 

ToRung

Xe buýt
Biển số
OF-37644
Ngày cấp bằng
9/6/09
Số km
710
Động cơ
475,450 Mã lực
thực tế là thuế phí đang tăng chóng mặt rồi
đến cái vô lý như BOT sai vị trí mà còn ko dẹp đc thì quá nát
Lạm phát như cụ thống kê nhảy loạn xạ khiếp thật, 2008-2011 lên 23-18%. Lạm phát cũng là "đánh thuế" người mua đem cho người bán (giá bán tăng), nhưng khổ nỗi nhiều người bán nước ngoài (nhập siêu, trừ FDI); còn người bán trong nước thì phải chịu lãi suất ngân hàng quá cao nên không xơ múi gì, dễ sập tiệm, sập luôn cả NH. Lạm phát rất dã man.

BOT thực ra cũng là "thuế" để làm hạ tầng, chỉ có thêm chức năng lấy người nghèo đem cho người giàu :) nhưng cũng là bình thường vì có thế mới tập trung tư bổn.

Mãi lộ của xxx cũng là "thuế" :P
 

showroom

Xe buýt
Biển số
OF-68828
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
596
Động cơ
434,343 Mã lực
Thực ra các cụ trên này không hiểu được bài viết của cụ chủ vì đơn giản họ không hiểu khái niệm "tiền" trong nền kinh tế hiện đại. Họ mới chỉ hiểu rằng "tiền" theo nghĩa cổ điển phải là những tờ bằng giấy hoặc polymer do Nhà nước nào đó in ấn và phát hành. Nhưng họ không hiểu rằng "tiền" hiện đại là những cái chúng ta không nhìn thấy, không sờ thấy được, nhưng vẫn có thể nhận biết được, vâng "tiền" hiện đại chính là "số dư trên tài khoản ngân hàng".
Ví dụ: Em đang có một tờ Polymer mệnh giá 500.000 đồng trong ví, nhưng tài khoản ngân hàng của em đang có số dư 5.150.000 đồng do mới được lĩnh lương. Nếu hiểu đơn giản theo nghĩa cổ điển "tiền" là tờ Polymer thì em chỉ có 500.000 đồng, nhưng nếu hiểu "tiền" theo nghĩa hiện đại thì em đang có 5.650.000 đồng (500.000 đồng tiền polymer và 5.150.000 đồng số dư trên tài khoản ngân hàng). Tối nay, em vào siêu thị mua sắm hết 2.000.000 đồng thì chỉ cần đưa thẻ cho nhân viên thu ngân quẹt phát là xong.
Nếu hiểu như cụ là đương nhiên, nhưng chủ thớt hiểu ngô nghê theo cách khác cơ cụ. Mọi người đã phản biện ở trên rồi. Nhất là đối với các nước phát triển thì lượng tiền mặt cần in ra để lưu thông là rất ít vì đa số là thành toán qua séc và thẻ.
 
Chỉnh sửa cuối:

ToRung

Xe buýt
Biển số
OF-37644
Ngày cấp bằng
9/6/09
Số km
710
Động cơ
475,450 Mã lực
Hôm qua thấy bác thủ phát biểu hăng hái lắm, cái gì cũng vượt và đạt, vâng năm nào cũng đi lên cả. Hôm nay em thấy cụ Phớt này nói khá thẳng thắn về thực trạng nền KT.

http://m.dantri.com.vn/su-kien/tong-kiem-toan-ban-het-von-nha-nuoc-nhiem-ky-sau-lay-gi-ma-tieu-20171024215607603.htm
Cụ Tổng kiểm toán nói khó hiểu, không hiểu trái phiếu Chính phủ phát hành 148 nghìn tỷ đồng nhưng giải ngân có 7% sao phát hành nhiều thế? có phải vì tung tiền ra mua $ tăng dự trữ từ 39 lên 45 tỷ nên phải bán trái phiếu hút tiền vào chống lạm phát? Thế hóa ra Ông Tổng kiểm toán muốn thả tiền trong dân để lạm phát tăng vọt bong bóng bất động sản à?

Câu thứ 2 cụ Tổng kiểm toán nói: "sau này bán hết vốn nhà nước thì nhiệm kỳ sau lấy gì mà chi tiêu". Không hiểu ý cụ là "vốn nhà nước" là vốn nào? và tại sao nhiệm kỳ sau lấy gì chi tiêu. Quan trọng là cái "vốn nhà nước" ấy nó có quay vòng tạo ra thu nhập (tiền đẻ ra tiền) không, chứ cụ Tổng kiểm toán cứ ôm khư khư cái "vốn chết" (non-performing) thì làm sao tạo ra tiền cho "kỳ sau chi tiêu"?

Nhiều cụ quan chức nói rất khó hiểu.
 

howardroark

Xe tải
Biển số
OF-438630
Ngày cấp bằng
20/7/16
Số km
352
Động cơ
214,530 Mã lực
Mấy hôm vừa rồi, đại hội Đ lần thứ 19 ở Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận thế giới và của em các cụ. Động thái của bác Tập ở kỳ ĐH này được theo dõi sát sao, hiển nhiên là những bước đi tiếp theo của TQ trong vòng 10 năm sắp tới sẽ có ảnh hướng lớn đến kinh tế và chính trị thế giới.

Có một vài điểm đáng chú ý.

Thứ nhất, ĐH lần này là một chiến thắng giòn dã của bác Tập trong việc ghi dấu ấn vào lịch sử TQ, củng cố quyền lực của bác Tập lên mức cực cao, không hề thua Mao và Đặng năm xưa. Thành công lớn nhất của bác là không hề có một gương mặt thừa kế nào được đưa ra, có lẽ bác đã tham dự một khóa học về việc chọn nhân sự ở nước ta, thấm nhuần tư tưởng tre già măng mọc tốt thôi, miễn là đừng mọc chỗ ngồi của tao. Tình hình này, ít nhất bác Tập cũng còn ngồi ở vị trí đó thêm tầm 15 năm nữa.

Thứ hai, bác Tập đã đưa được cái gọi là “tư tưởng” của mình vào trong hiến pháp. Ngoài việc đây là một bước đi mang tính biểu tượng cao thì nó cho thấy rằng bác Tập rất quyết tâm thực hiện cái tầm nhìn chiến lược của mình (sai đúng chưa bàn) trong thời gian tại vị. Đây là một tầm nhìn dài hơi tầm 30 – 40 năm, chủ trương là khôi phục giấc mơ Trung Hoa, đưa TQ quay trở lại vị trí siêu cường đã từng có trong lịch sử. Nếu các cụ tinh ý thì sẽ thấy đây thực ra chỉ là thuận theo vòng quay của bánh xe lịch sử, khá tương đồng với những gì em đã post từ trước về chuyện phải có một tầm nhìn vài trăm năm đối với dòng chảy của thế giới.

Thứ ba, bác Tập đưa được 2 tâm phúc vào Bộ Chính Trị của Trung Quốc. Người thứ nhất là bạn tâm giao đã cùng trải qua vinh nhục hàng mấy thập kỷ Lật Chiến Thư, người thứ hai là Triệu Lập Tề. Lật sẽ sớm trở thành Chủ Tịch Quốc Hội của TQ và đóng vai trò chính trong quá trình chỉnh sửa luật và hiến pháp của Trung Quốc, còn Triệu sẽ phụ trách chống tham nhũng.

Chưa thể nói được những thay đổi này là tốt hay xấu, nhưng có thể thấy một kỷ nguyên mới trong chính trị TQ đã bắt đầu, quyền lực sẽ được/bị tập trung hơn.

Tuy nhiên, một động thái rất đáng chú ý của thị trường tài chính thế giới đối với TQ là đường lãi suất trái phiếu chính phủ bị đảo ngược ở mức cao nhất trong nhiều năm. Đường lãi suất này đảo ngược là khi lãi suất vay dài hạn (10 năm) thấp hơn lãi suất vay ngắn hạn (5 năm), tức là niềm tin của nhà đầu tư vào tương lai thấp hơn ở hiện tại. Thông thường, việc này xảy ra trước khi có khủng hoảng kinh tế.

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top