Nếu chỉ nói về nợ quốc gia Việt Nam hiện tại thì quá đơn giản, và sẽ là nhìn vào hiện tượng mà bỏ quên đi bản chất. Các cụ muốn hiểu chúng ta đang ở đâu, thì phải có cái nhìn toàn cảnh, phải hiểu được nguyên uỷ của nợ.
Đương nhiên, em sẽ đề cập đến nợ Việt Nam, nhưng nó chỉ là cái icing on the cake thôi.
Kỳ 2:
Ngày nay, nền kinh tế và tài chính thế giới đã phát triển đến mức vô cùng tinh vi phức tạp, mọi thứ đều ở trên máy tính, các cụ nói chuyện với mấy đứa đầu to mắt cận học kinh tế thì sau 10 phút chúng nó sẽ lôi đủ 10 ông rậm râu hói trán ra với 10 thứ lý thuyết bùng nhùng mà bản thân chúng nó cũng chả hiểu mẹ gì. Thế nhưng, ẩn đằng sau mấy cái tưởng chừng vô cùng kỳ vĩ đó lại là những nguyên lý (principles) cực kỳ đơn giản. Đương nhiên, mấy lão chuyên gia sẽ không bao giờ nói cho các cụ nghe điều này, vì nếu không thì chúng nó ra đường hết, phỏng ạ?
Để diễn tả mấy cái nguyên lý này, thì em quay trở lại ví dụ ngồi toa lét mơ xe hơi ở kỳ trước. Trong một nền kinh tế không có vay nợ và tín dụng, thì dù em thiết kế được 20 mẫu xe hơi đẹp vãi đái, em cũng chịu không làm gì được. Nhưng nếu có vay nợ, thì em liền đi ra chi nhánh Oceanbank đầu phố, thủ thỉ tâm tình với em thu ngân, gặp được sếp của em ý, trình bày 20 mẫu xe hơi đẹp vãi đái và em cầm về 1 triệu đô tiền vay ngân hàng để đi mở nhà máy. Giả sử 1 triệu đô này chính là tiền của một cụ tên X trúng xổ số và cho vào Oceanbank.
Thế thì cái giao dịch nó đã diễn ra thế này: 1 triệu cụ X --> ngân hàng --> em.
Lượng tiền mặt thực sự thì chỉ là 1 triệu mà cụ X bỏ vào lúc đầu, nhưng sau giao dịch thì cụ X có 1 triệu tài sản cho vào ngân hàng, ngân hàng thì có 1 triệu tài sản (cho em vay) và 1 triệu tiền nợ cụ X, còn em thì có 1 triệu nợ ngân hàng và 1 triệu tài sản là giá trị của cái nhà máy xe hơi (tưởng tượng).
Nhưng nó không dừng ở đây, vì em có biết mẹ gì về xe cộ đâu, nên em phải đi thuê một cụ Y đi xây cái nhà máy cho em. Cụ Y cầm 1 triệu đi xây, sau khi tỉa tót ít vật liệu xây dựng chỗ này chỗ kia rồi ăn hút chán chê thì tầm 1 tháng sau bảo em, không xong rồi anh ạ, cái nhà máy này phải 2 triệu mới xong. Em không biết làm thế nào, cực chẳng đã, lại ra ngân hàng vay nóng thêm 1 triệu. Ngân hàng thì tin là em sẽ làm nên chuyện lớn với xe hơi nên lại rộng rãi cho em vay thêm 1 triệu nữa. Em đưa 1 triệu đó cho cụ Y bảo mày làm ăn cẩn thận cho anh.
Kết quả là giờ em có cái nhà máy giá trị 2 triệu + nợ ngân hàng 2 triệu, cụ Y có 2 triệu tiền em đưa đi ăn hút, ngân hàng thì có tài sản là 2 triệu cho em vay.
Tất cả chỉ từ cái 1 triệu tiền trúng xổ số ban đầu của cụ X.
Nhưng mà nó vẫn không dừng ở đó, vì quy chế cho phép ngân hàng OB được cho vay kiểu này khoảng 10 lần. Tức là cụ Y có thể tiếp tục ăn hút thêm 8 lần nữa, và em thì è cổ đi ra ngân hàng xin vay đủ 8 lần.
Sau cùng, em sẽ có một cái nhà máy trên giấy giá trị 10 triệu, cụ Y cầm 10 triệu tiền em đưa tiếp tục ăn hút, ngân hàng có tài sản 10 triệu cho em vay.
Và tất cả, vẫn chỉ là 1 triệu tiền mặt trúng xổ số của cụ X ban đầu.
Kỳ diệu phỏng các cụ? Đúng là như vậy. Nếu không có nợ và tín dụng, thì cả em, cụ Y và cả ngân hàng chỉ ngồi chơi xơi nước, vô công rồi nghề. Nhưng vì có nợ, nên giờ em từ vô sản trở thành là triệu phú và là ông chủ nhà máy xe hơi, cụ Y cũng là triệu phú, còn sếp ngân hàng thì quá sướng vì giao dịch mạnh mẽ, ăn tiền hoa hồng phè phỡn.
Nghe thì như lừa đảo đa câp, nhưng nếu như vậy thì tất cả nền kinh tế, tài chính thế giới cũng chỉ là một mô hình lừa đảo đa cấp khổng lồ mà thôi.
Nợ / tín dụng tồn tại được chính là nhờ lòng tin và hy vọng của con người vào một tương lai tươi sáng. Nợ tạo ra tăng trưởng kinh tế, và tăng trưởng kinh tế thì lại càng củng cố lòng tin của con người vào tương lai, và vì thế lại càng làm tăng nợ. Tất cả những chuyện này không xảy ra trong một đêm mà trải qua hàng trăm năm phát triển, hoàn thiện