Chịu cụ rồi.Thiếu ít nhất là một số 0 rồi bác ơi, lạm phát giờ tối thiểu 20%/1 năm
Chịu cụ rồi.Thiếu ít nhất là một số 0 rồi bác ơi, lạm phát giờ tối thiểu 20%/1 năm
In tiền dễ mà cụ, trong thị trường độc quyền (không hoàn hảo) vận hành không đúng quy luật thị trường chẳng có cơ chế giám sát nào đủ tin cậy để ngăn chuyện này xảy ra, đặt vấn đề từ cách đây 5 năm rồi, em nghi là diễn trò chứ in thêm chả ai biết vì hoàn cảnh năm nay khác, các nhân vật chủ chốt đã ở vị thế mới... được quyền quyết:- Không biết vô tình hay cố ý khi đề cập đến nghiệp vụ đi vay tái chiết khấu, tái cấp vốn giữa các bank với NH trung ương, một nghiệp vụ cực kỳ cơ bản, tác giả lại bỏ qua thực tế là các bank muốn vay được cũng phải cầm cố tài sản chứ không phải chỉ nói mồm. Trong trường hợp vay bằng tín chấp (vay tái cấp vốn) thì cũng chỉ giới hạn tùy hoàn cảnh và năng lực của bank chứ không phải muốn vay bao nhiêu cũng được. Có nghĩa là lượng vay từ NHTW là có giới hạn chứ không phải thích bao nhiêu là có bấy nhiêu
- Đoạn sau đề cập đến cơ chế "số nhân" tạo ra tiền trong hệ thống tài chính. Tốc độ xoay vòng của các khoản tín dụng sẽ là "số nhân" nhân lên tổng số tiền cung ứng ra nền kinh tế, và nó được tạo ra nhờ hệ thống bank.
Đây chính là lập luận cơ bản của các lý thuyết gia trường phái thuyết âm mưu tố cáo tội ác in tiền vô tội vạ của hệ thống ngân hàng đây.
Nhưng chỉ cần nhìn kỹ một tí ta sẽ thấy nó có lỗ hổng to tướng : vòng quay của tiền bao gồm trong nó cả bank lẫn các thực thể khác trong nền kinh tế, và khi xét trên phạm vi rộng thì nó là sự quay vòng của cả nền kinh tế. Nói cách khác vòng quay tiền, cái nhân tổng số cung tiền , là do toàn bộ cả nền kinh tế tạo ra, tất cả cùng nhau in tiền. Một mình bank thì không tự làm được. Thế thì cái thuyết bank tự in tiền vô giới hạn là không chính xác. Nó không thể đẩy vòng quay lên nếu các thực thể khác không cùng tham gia.
Khi chúng ta lên án tội lỗi của in tiền vô tội vạ của hệ thống bank thì bản chất cũng giống như cánh chị em thường tố cáo cánh đàn ông là một lũ lợn ham nhục dục, nhưng xin lỗi các anh ham nhục dục với ai đây nếu các chị khong nhiệt tình tham gia, tất nhiên trừ vài trường hợp hiếm hoi mà các anh tự đem lại hạnh phúc cho nhau (xét trên tổng thể nhé)
- Ngay cả trong cái lý thuyết bank tự in tiền đó thì cái giả thuyết "muôn in bao nhiêu thì in" nó cũng không chính xác. Số vòng quay sẽ bị giới hạn dựa trên tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Không phải anh hút vào 10 đồng thì cho vay được cả 10 đâu, và chắc chắn càng không có chuyện thần thoại hút vào 1 đồng mà cho vay đến 10 đồng như chủ thớt tán tụng.
Thôi em dừng ở đây. Càng ngày càng đi sâu quá mức vào cơ chế hoạt động của hệ thống tài chính thế này sẽ làm người đọc nhức đầu lắm. Cái chính là em muốn chỉ ra vài chỗ sai có tính cơ bản của chủ thớt để tránh cho mọi người hiểu sai vấn đề là được rồi. Còn muốn hiểu đúng thì có lẽ phải nghiên cứu nhiều, chém vài dòng chả nói được gì
Hi, em muốn xem cái chênh lệch giữa GDP và GNP ấy mà.Cái khái niệm GNP rất nhà quê. Cụ xem làm dề. GDP mới xịn
Rồi sau đấy sẽ ra sao hả cụ. Ko đủ lương trả cho bộ máy, công nhân hết việc làm rồi ntn nữa ạ?Giờ thì tăng sắc thuế thôi cụ nếu dân vẫn còn chịu được. Còn đến ngưỡng ko chịu được nữa thì bum, một sáng thức dậy thấy 50 nghìn mua được cốc trà đá.
Siết được chi thường xuyên, quản lý tốt tài sản công là giải pháp tốt nhất, nhưng với những cách làm như hiện nay thì còn lâu mới thay đổi được.
Đến mức độ đó thì còn hỏi được ai nữa hở cụ, chỉ còn hỏi được mỗi Trời thôi...Rồi sau đấy sẽ ra sao hả cụ. Ko đủ lương trả cho bộ máy, công nhân hết việc làm rồi ntn nữa ạ?
Thế nên em cũng đang chờ cụ chủ thớt vào để rõ ý tứ về cái tương lai, rồi các cụ khác đóng góp thêm...Vâng cụ, giả sử biết trc được phần nào để chuẩn bị sẽ tốt hơn. Các cụ đại gia có hậu phương khắp nơi rồi nên cũng ko lo lắm.
Cụ an tâm đi đường lối lãnh đạo của Đ sáng ngời lắm. Cùng lắm thì ta lại trở về hơn 30 năm trước thôi, được cái trồng được lúa nên vẫn sống nhăn răng, không đến nỗi như 45.Rồi sau đấy sẽ ra sao hả cụ. Ko đủ lương trả cho bộ máy, công nhân hết việc làm rồi ntn nữa ạ?
Cụ chưa đúng ở chỗ. X đưa cho Y phải có lý do: nếu là trả công hoặc mua hàng thì tức là đã phát sinh giá trị hàng hóa nên nếu Y gửi vào ngân hàng thì nó + thêm 1 triệu là đúng theo quy luật bảo toàn.Cái sai của cụ goodbyept cũng là cái sai của rất nhiều người, kể cả người làm trong ngành tài chính và trong sách giáo khoa kinh tế. Cái sai này có nguồn gốc từ kiến thức về hệ thống tiền tệ dựa trên tiêu chuẩn vàng (gold standard) mấy chục năm trước, nhưng đến bây giờ thì đã hoàn toàn lạc hậu và sai biệt so với thực tế của hoạt động ngân hàng và khái niệm về tiền thời nay.
Cái sai của cụ dựa trên 2 ngộ nhận cơ bản: (1) ngân hàng chỉ có vai trò trung gian, và chỉ có thể cho vay nếu như có người gửi tiền vào; (2) tiền không thể được "tạo ra" từ không gì cả, và ngân hàng trung ương quản lý lượng tiền trong nền kinh tế.
2 ngộ nhận này, nghe qua thì rất có lý bởi vì chúng phù hợp với trực giác và logic của phần lớn đám đông, nhưng trên thực tế, hoạt động của ngân hàng trong thị trường tài chính hiện đại gần như đi ngược lại với cách hiểu này.
Thứ nhất, các anh đầu mượt trong ngân hàng không ai ngồi chờ cụ X trúng 1 triệu tiền xổ số bỏ vào rồi mới cầm tiền đó đi cho em vay. Ngược lại, chính ngân hàng quyết định trước sẽ cho vay bao nhiêu dựa trên triển vọng lợi nhuận của hoạt động này, và quyết định cho vay này sẽ tạo nên số lượng "tiền gửi" trong ngân hàng.
Cụ thể, khi em ra ngân hàng vay 10 triệu, thì cái mà cụ gọi là kế toán kép - double entry trong sổ sách của họ sẽ như thế này: tài sản của ngân hàng tăng lên 10 triệu (từ khoản cho em vay), nhưng nợ của ngân hàng cũng tăng đồng thời lên 10 triệu (vì đó là tiền của em cho vào tài khoản của em ở ngân hàng). Đây chính là cái mà bọn giãy chết gọi là "create money from thin air", tức là in ra tiền từ không khí.
Để em đưa tranh ảnh ra cho các cụ dễ hình dung - hình ở dưới cho thấy sự thay đổi về cán cân tài chính của ngân hàng và người đi vay sau khi hoạt động vay nợ diễn ra. Các cụ có thể thấy, việc cho vay không bị hạn chế bởi lượng tiền mặt ngân hàng phải có trong két sắt (currency) hoặc lượng phải gửi ở ngân hàng trung ương (reserve). Có thể sau khi cho vay nhiều quá, rủi ro đến một mức nào đó, thì bản thân ngân hàng muốn hoặc bị bắt buộc phải tăng 2 lượng này lên, nhưng đó không phải là điều kiện đầu tiên để quyết định việc cho vay hay không.
Mô hình ngân hàng - tiền mà em vừa mô tả ở trên đây, nghe qua thì có vẻ khó chấp nhận với các cụ vẫn tin vào định luật bảo toàn tiền - không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi, nhưng đây là thực tế những gì đang diễn ra, các cụ có tin hay không thì các cụ cũng đang hàng ngày ăn hút bằng nó rồi.
Để hiểu tại sao hệ thống này nghe ảo thế mà nó vẫn tồn tại, chúng ta quay lại ví dụ em ngồi toa lét mơ xe hơi ở kỳ trước, nhưng để cho đơn giản, bây giờ giả sử cả nền kinh tế chỉ có Oceanbank là 1 ngân hàng thương mại duy nhất.
Mọi việc vẫn diễn ra như vậy, cụ X bỏ 1 triệu tiền trúng xổ số vào, em ra vay 1 triệu, rồi em đưa 1 triệu đó cho cụ Y.
Bây giờ cụ Y cầm 1 triệu của em thì cụ Y có 2 lựa chọn: (1) bỏ tiền vào ngân hàng; (2) ăn hút.
Trường hợp (1) thì hiển nhiên là tiền lại quay trở lại Oceanbank; còn trường hợp (2), cụ Y ăn hút bao nhiêu thì cái tiền ăn hút của cụ ý chạy lòng vòng trong xã hội rồi cuối cùng phần lớn cũng lại quay về ngân hàng thôi, vì chả mấy ai để tiền trong nhà.
Thế nên, kết quả cuối cùng của cả 2 trường hợp sẽ là không khác biệt, 1 triệu đó của cụ Y cuối cùng cũng chạy về ngân hàng, nghĩa là ngân hàng sẽ có thêm 1 triệu tiền gửi (từ túi cụ Y hay từ túi em Z làm massage nào đó), và lúc này ngân hàng sẽ có 2 triệu tiền gửi (1 triệu cụ X + 1 triệu cụ Y).
Vì ngân hàng có 2 triệu tiền gửi rồi, nên em đến vay thêm 1 triệu nữa cũng chẳng có vấn đề gì, và việc này cứ lặp đi lặp lại như vậy.
Bây giờ quay lại cái giả thiết tạm ban đầu là nền kinh tế chỉ có 1 ngân hàng - đối với người quản lý ở tầm vĩ mô, thì 100 ngân hàng trong nền kinh tế không khác gì 1 ngân hàng lớn, tức là tiền gửi vào Oceanbank hay ACB hay XYZ thì cũng thế. Thế nào trong 100 thằng chả có vài thằng làm láo và sập, đó là quy luật tất nhiên, nhưng cái họ quan tâm là dòng tiền chạy như thế nào và sự ổn định của toàn hệ thống.
Đến đây, nếu cụ nào tinh ý thì sẽ lập tức nảy sinh thắc mắc: thế tiền trong nền kinh tế hóa ra toàn là ngân hàng múa máy trên sổ sách thôi sao?
Câu hỏi này là có lý, và nó chạm đến một vấn đề cao hơn của tài chính và mang tính triết học một tí: tiền là gì?
Đây là một đề tài cực hay, em xin hầu các cụ một dịp khác, giờ em đi ăn cơm.
Dễ hiểu như chơi bóng đá, cứ chuyền bóng cho nhau... mỗi lần sút vào gôn rồi nhặt ra tung vào sân là tính thêm 1 trái, trên sân vẫn chỉ có 1 quả bóng thực nhưng nhìn trên bảng tỷ số ta sẽ có rất nhiều bóng... ảoCái sai của cụ goodbyept cũng là cái sai của rất nhiều người, kể cả người làm trong ngành tài chính và trong sách giáo khoa kinh tế. Cái sai này có nguồn gốc từ kiến thức về hệ thống tiền tệ dựa trên tiêu chuẩn vàng (gold standard) mấy chục năm trước, nhưng đến bây giờ thì đã hoàn toàn lạc hậu và sai biệt so với thực tế của hoạt động ngân hàng và khái niệm về tiền thời nay.
Cái sai của cụ dựa trên 2 ngộ nhận cơ bản: (1) ngân hàng chỉ có vai trò trung gian, và chỉ có thể cho vay nếu như có người gửi tiền vào; (2) tiền không thể được "tạo ra" từ không gì cả, và ngân hàng trung ương quản lý lượng tiền trong nền kinh tế.
2 ngộ nhận này, nghe qua thì rất có lý bởi vì chúng phù hợp với trực giác và logic của phần lớn đám đông, nhưng trên thực tế, hoạt động của ngân hàng trong thị trường tài chính hiện đại gần như đi ngược lại với cách hiểu này.
Thứ nhất, các anh đầu mượt trong ngân hàng không ai ngồi chờ cụ X trúng 1 triệu tiền xổ số bỏ vào rồi mới cầm tiền đó đi cho em vay. Ngược lại, chính ngân hàng quyết định trước sẽ cho vay bao nhiêu dựa trên triển vọng lợi nhuận của hoạt động này, và quyết định cho vay này sẽ tạo nên số lượng "tiền gửi" trong ngân hàng.
Cụ thể, khi em ra ngân hàng vay 10 triệu, thì cái mà cụ gọi là kế toán kép - double entry trong sổ sách của họ sẽ như thế này: tài sản của ngân hàng tăng lên 10 triệu (từ khoản cho em vay), nhưng nợ của ngân hàng cũng tăng đồng thời lên 10 triệu (vì đó là tiền của em cho vào tài khoản của em ở ngân hàng). Đây chính là cái mà bọn giãy chết gọi là "create money from thin air", tức là in ra tiền từ không khí.
Để em đưa tranh ảnh ra cho các cụ dễ hình dung - hình ở dưới cho thấy sự thay đổi về cán cân tài chính của ngân hàng và người đi vay sau khi hoạt động vay nợ diễn ra. Các cụ có thể thấy, việc cho vay không bị hạn chế bởi lượng tiền mặt ngân hàng phải có trong két sắt (currency) hoặc lượng phải gửi ở ngân hàng trung ương (reserve). Có thể sau khi cho vay nhiều quá, rủi ro đến một mức nào đó, thì bản thân ngân hàng muốn hoặc bị bắt buộc phải tăng 2 lượng này lên, nhưng đó không phải là điều kiện đầu tiên để quyết định việc cho vay hay không.
Mô hình ngân hàng - tiền mà em vừa mô tả ở trên đây, nghe qua thì có vẻ khó chấp nhận với các cụ vẫn tin vào định luật bảo toàn tiền - không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi, nhưng đây là thực tế những gì đang diễn ra, các cụ có tin hay không thì các cụ cũng đang hàng ngày ăn hút bằng nó rồi.
Để hiểu tại sao hệ thống này nghe ảo thế mà nó vẫn tồn tại, chúng ta quay lại ví dụ em ngồi toa lét mơ xe hơi ở kỳ trước, nhưng để cho đơn giản, bây giờ giả sử cả nền kinh tế chỉ có Oceanbank là 1 ngân hàng thương mại duy nhất.
Mọi việc vẫn diễn ra như vậy, cụ X bỏ 1 triệu tiền trúng xổ số vào, em ra vay 1 triệu, rồi em đưa 1 triệu đó cho cụ Y.
Bây giờ cụ Y cầm 1 triệu của em thì cụ Y có 2 lựa chọn: (1) bỏ tiền vào ngân hàng; (2) ăn hút.
Trường hợp (1) thì hiển nhiên là tiền lại quay trở lại Oceanbank; còn trường hợp (2), cụ Y ăn hút bao nhiêu thì cái tiền ăn hút của cụ ý chạy lòng vòng trong xã hội rồi cuối cùng phần lớn cũng lại quay về ngân hàng thôi, vì chả mấy ai để tiền trong nhà.
Thế nên, kết quả cuối cùng của cả 2 trường hợp sẽ là không khác biệt, 1 triệu đó của cụ Y cuối cùng cũng chạy về ngân hàng, nghĩa là ngân hàng sẽ có thêm 1 triệu tiền gửi (từ túi cụ Y hay từ túi em Z làm massage nào đó), và lúc này ngân hàng sẽ có 2 triệu tiền gửi (1 triệu cụ X + 1 triệu cụ Y).
Vì ngân hàng có 2 triệu tiền gửi rồi, nên em đến vay thêm 1 triệu nữa cũng chẳng có vấn đề gì, và việc này cứ lặp đi lặp lại như vậy.
Bây giờ quay lại cái giả thiết tạm ban đầu là nền kinh tế chỉ có 1 ngân hàng - đối với người quản lý ở tầm vĩ mô, thì 100 ngân hàng trong nền kinh tế không khác gì 1 ngân hàng lớn, tức là tiền gửi vào Oceanbank hay ACB hay XYZ thì cũng thế. Thế nào trong 100 thằng chả có vài thằng làm láo và sập, đó là quy luật tất nhiên, nhưng cái họ quan tâm là dòng tiền chạy như thế nào và sự ổn định của toàn hệ thống.
Đến đây, nếu cụ nào tinh ý thì sẽ lập tức nảy sinh thắc mắc: thế tiền trong nền kinh tế hóa ra toàn là ngân hàng múa máy trên sổ sách thôi sao?
Câu hỏi này là có lý, và nó chạm đến một vấn đề cao hơn của tài chính và mang tính triết học một tí: tiền là gì?
Đây là một đề tài cực hay, em xin hầu các cụ một dịp khác, giờ em đi ăn cơm.
Cụ có chuẩn bị trước cho chuyện này ko ạ?Cụ an tâm đi đường lối lãnh đạo của Đ sáng ngời lắm. Cùng lắm thì ta lại trở về hơn 30 năm trước thôi, được cái trồng được lúa nên vẫn sống nhăn răng, không đến nỗi như 45.
Em làm gì có nhà ở Mỹ và tiền ở ngân hàng Thụy sỹ như các tủ lạnh mà chuẩn bị ạ.Cụ có chuẩn bị trước cho chuyện này ko ạ?
Bọn em dân đen, Gần như ko có tý kiến thức gì về tài chính, bọn em không lo thiếu 100 triệu để xây cầu nếu nó mang lại lợi ích mỗi năm vài trăm triệu đô cho bọn em (vàng bọn em còn cả đống).Như cụ thớt nói có một ý rất đúng, và ý này cực quan trọng, đó là nền kinh tế nào muốn phát triển được cũng phải vay nợ. Bản thân khoản nợ không xấu, nhưng ta phải quản lý được nó. Chẳng hạn bây giờ ta biết đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu một cây cầu mà nếu có cái cầu này sẽ đem lại lợi ích 1 tỷ đô la mỗi năm, nhưng ta lại không có 100 triệu đô la tiền để xây cầu. Lợi ích rành rành trước mặt nhưng chỉ vì thiếu một khoản tiền không đáng kể mà đành nhìn cơ hội trôi qua. Vay - nợ nó có ý nghĩa này, nó đem lại một sức mạnh bên ngoài cho nền kinh tế, một sự mượn lực rất quan trọng.
Đôi khi có 1 số khoản nhân đạo của chính phủ giãy chết rót cho để đổi lấy một vài thoả thuận. Như kiểu cụ Cố Hồng bảo chị Dậu: Yên tao cho tiền ấy mà.Em lông rân đặc sệt nên hiểu luôn cụ ạ.
À mà sao mấy thằng kia lại cho đứa chỉ vay để ăn hả cụ ? Hay mấy thằng rửng mỡ kia nhòm thấy nhà vay có dì ngon ngon có thể xực được ?
Diễn giải cho dễ hiểu thế này được không.
Cụ chủ thớt nói rằng khi có 1 triệu gửi vào trong ngân hàng, vậy ngân hàng có thể cho một ai đó (anh A) vay 10 triệu (giả thiết đây là khách hàng đầu tiên và duy nhất gửi tiền vào ngân hàng đó). Chúng ta tạm lấy 2 con số này để làm ví dụ. Tất nhiên không phải là ôm 10 triệu tiền mặt ra khỏi ngân hàng (vì ngân hàng cũng chỉ đang có 1 triệu tiền mặt) mà ngân hàng sẽ ghi vào tài khoản của anh A một khoản tiền là 10 triệu.
Vậy ngân hàng có khả năng cho vay vượt quá số tiền mình đang "có" không?
Về mặt kỹ thuật thì không có vấn đề gì, vì tất cả chỉ là những con số được chuyển qua chuyển lại chứ không có bao tải tiền nào được mang đi. Nhưng luật có cho phép một ngân hàng cho vay quá số tiền mình đang có không?