- Biển số
- OF-438630
- Ngày cấp bằng
- 20/7/16
- Số km
- 352
- Động cơ
- 214,530 Mã lực
Kỳ 1:
Mỗi lần đề tài nợ quốc gia được đưa ra là dân mình lại chia thành 2 phe khá rõ rệt: phe thứ nhất đinh ninh là bỏ mẹ rồi nước ta sắp vỡ nợ con cháu tha hồ mà è cổ ra trả nợ cho ông cha ăn hút; còn phe thứ hai thì chửi chúng mày ngu chả hiểu gì về những lý thuyết kinh khủng khiếp như nợ trên GDP, nợ đầu người, nợ thế chả là cái đinh gì so với Nhật Mẽo, nước ta tương lai chói ngời dưới sự chỉ đạo kiên cường sáng suốt của các tủ lạnh.
Vầng, báo cáo các cụ, theo nhận định vô cùng khiêm tốn của em thì cả 2 phe đều sai. Muốn biết nợ công nước ta có nguy hay không thì ta phải hiểu bản chất của nợ quốc gia, mà muốn hiểu bản chất của nợ quốc gia thì ta phải đi ngược lịch sử loài người tầm vài trăm đến vài ngàn năm để hiểu nguyên ủy của nợ, trông thế mà không đơn giản đâu các cụ ạ.
Thế nên em mới lập thớt, vẽ vài đường cơ bản để cho các cụ có chỗ tham khảo, bàn luận, chém gió lúc trà dư tửu hậu.
Lịch sử loài người, homo sapiens, có tầm 70 ngàn năm, nhưng trong suốt từng đấy thế kỷ, nếu các cụ vẽ đồ thị phát triển kinh tế thì sẽ chỉ có một đường chạy ngang 99.9% thời gian, tức là hầu như chẳng có phát triển gì, nhưng chỉ trong 500 năm gần đây thì cái đường phát triển đó phi lên thẳng đứng. Tại sao? Cách mạng công nghiệp, khoa học công nghệ, máy tính máy tót vân vân chỉ là chất phụ gia, còn tác nhân chủ yếu là con người đã khám phá ra sự kỳ diệu của nợ và tín dụng. Mặc dù khái niệm “tiền” ra đời cả ngàn năm, nhưng chỉ vài trăm năm gần đây người ta mới bắt đầu biết đến và sử dụng nợ / tín dụng một cách rộng rãi, nếu ví khoa học như thuốc súng thì nợ / tín dụng chính là ngòi nổ đẩy sự phát triển của thế giới vọt lên.
Giả sử một ngày đẹp trời, em ngồi trong toa lét đọc tạp chí xe hơi nước ngoài, bỗng một ánh sáng lóe lên, em vỗ đùi đánh bốp rồi bảo, ô hay, thị trường 90 triệu dân ta sớm muộn gì cũng từ 2 bánh lên 4 bánh, tại sao mình không làm xe hơi cho người Việt. Rồi em hăm hở phi ra ngoài, tính cách làm giàu, nhưng em mới nhớ ra là em đếch có tiền, đếch có tiền thì em không thể mở nhà máy, nếu không có nhà máy thì em không thể sản xuất ô tô, mà không thể sản xuất ô tô thì em lại đếch có tiền, mà đếch có tiền thì em không thể mở nhà máy, nếu không có nhà máy…
Nghe ngu phỏng các cụ? Nhưng mà nhân loại đã bị vướng vào cái vòng luẩn quẩn đó vài ngàn năm, và vì thế mà kinh tế thế giới không thể nào ngóc đầu lên được. Chỉ cho đến gần đây, con người mới chế tạo ra một thứ hàng hóa có khả năng phá vỡ cái vòng đó: chính là nợ / tín dụng.
(còn tiếp)
Mỗi lần đề tài nợ quốc gia được đưa ra là dân mình lại chia thành 2 phe khá rõ rệt: phe thứ nhất đinh ninh là bỏ mẹ rồi nước ta sắp vỡ nợ con cháu tha hồ mà è cổ ra trả nợ cho ông cha ăn hút; còn phe thứ hai thì chửi chúng mày ngu chả hiểu gì về những lý thuyết kinh khủng khiếp như nợ trên GDP, nợ đầu người, nợ thế chả là cái đinh gì so với Nhật Mẽo, nước ta tương lai chói ngời dưới sự chỉ đạo kiên cường sáng suốt của các tủ lạnh.
Vầng, báo cáo các cụ, theo nhận định vô cùng khiêm tốn của em thì cả 2 phe đều sai. Muốn biết nợ công nước ta có nguy hay không thì ta phải hiểu bản chất của nợ quốc gia, mà muốn hiểu bản chất của nợ quốc gia thì ta phải đi ngược lịch sử loài người tầm vài trăm đến vài ngàn năm để hiểu nguyên ủy của nợ, trông thế mà không đơn giản đâu các cụ ạ.
Thế nên em mới lập thớt, vẽ vài đường cơ bản để cho các cụ có chỗ tham khảo, bàn luận, chém gió lúc trà dư tửu hậu.
Lịch sử loài người, homo sapiens, có tầm 70 ngàn năm, nhưng trong suốt từng đấy thế kỷ, nếu các cụ vẽ đồ thị phát triển kinh tế thì sẽ chỉ có một đường chạy ngang 99.9% thời gian, tức là hầu như chẳng có phát triển gì, nhưng chỉ trong 500 năm gần đây thì cái đường phát triển đó phi lên thẳng đứng. Tại sao? Cách mạng công nghiệp, khoa học công nghệ, máy tính máy tót vân vân chỉ là chất phụ gia, còn tác nhân chủ yếu là con người đã khám phá ra sự kỳ diệu của nợ và tín dụng. Mặc dù khái niệm “tiền” ra đời cả ngàn năm, nhưng chỉ vài trăm năm gần đây người ta mới bắt đầu biết đến và sử dụng nợ / tín dụng một cách rộng rãi, nếu ví khoa học như thuốc súng thì nợ / tín dụng chính là ngòi nổ đẩy sự phát triển của thế giới vọt lên.
Giả sử một ngày đẹp trời, em ngồi trong toa lét đọc tạp chí xe hơi nước ngoài, bỗng một ánh sáng lóe lên, em vỗ đùi đánh bốp rồi bảo, ô hay, thị trường 90 triệu dân ta sớm muộn gì cũng từ 2 bánh lên 4 bánh, tại sao mình không làm xe hơi cho người Việt. Rồi em hăm hở phi ra ngoài, tính cách làm giàu, nhưng em mới nhớ ra là em đếch có tiền, đếch có tiền thì em không thể mở nhà máy, nếu không có nhà máy thì em không thể sản xuất ô tô, mà không thể sản xuất ô tô thì em lại đếch có tiền, mà đếch có tiền thì em không thể mở nhà máy, nếu không có nhà máy…
Nghe ngu phỏng các cụ? Nhưng mà nhân loại đã bị vướng vào cái vòng luẩn quẩn đó vài ngàn năm, và vì thế mà kinh tế thế giới không thể nào ngóc đầu lên được. Chỉ cho đến gần đây, con người mới chế tạo ra một thứ hàng hóa có khả năng phá vỡ cái vòng đó: chính là nợ / tín dụng.
(còn tiếp)