[Funland] Nợ & quốc gia - như nào, tại sao, bao giờ.

howardroark

Xe tải
Biển số
OF-438630
Ngày cấp bằng
20/7/16
Số km
352
Động cơ
214,530 Mã lực
Kỳ 1:

Mỗi lần đề tài nợ quốc gia được đưa ra là dân mình lại chia thành 2 phe khá rõ rệt: phe thứ nhất đinh ninh là bỏ mẹ rồi nước ta sắp vỡ nợ con cháu tha hồ mà è cổ ra trả nợ cho ông cha ăn hút; còn phe thứ hai thì chửi chúng mày ngu chả hiểu gì về những lý thuyết kinh khủng khiếp như nợ trên GDP, nợ đầu người, nợ thế chả là cái đinh gì so với Nhật Mẽo, nước ta tương lai chói ngời dưới sự chỉ đạo kiên cường sáng suốt của các tủ lạnh.

Vầng, báo cáo các cụ, theo nhận định vô cùng khiêm tốn của em thì cả 2 phe đều sai. Muốn biết nợ công nước ta có nguy hay không thì ta phải hiểu bản chất của nợ quốc gia, mà muốn hiểu bản chất của nợ quốc gia thì ta phải đi ngược lịch sử loài người tầm vài trăm đến vài ngàn năm để hiểu nguyên ủy của nợ, trông thế mà không đơn giản đâu các cụ ạ.

Thế nên em mới lập thớt, vẽ vài đường cơ bản để cho các cụ có chỗ tham khảo, bàn luận, chém gió lúc trà dư tửu hậu.

Lịch sử loài người, homo sapiens, có tầm 70 ngàn năm, nhưng trong suốt từng đấy thế kỷ, nếu các cụ vẽ đồ thị phát triển kinh tế thì sẽ chỉ có một đường chạy ngang 99.9% thời gian, tức là hầu như chẳng có phát triển gì, nhưng chỉ trong 500 năm gần đây thì cái đường phát triển đó phi lên thẳng đứng. Tại sao? Cách mạng công nghiệp, khoa học công nghệ, máy tính máy tót vân vân chỉ là chất phụ gia, còn tác nhân chủ yếu là con người đã khám phá ra sự kỳ diệu của nợ và tín dụng. Mặc dù khái niệm “tiền” ra đời cả ngàn năm, nhưng chỉ vài trăm năm gần đây người ta mới bắt đầu biết đến và sử dụng nợ / tín dụng một cách rộng rãi, nếu ví khoa học như thuốc súng thì nợ / tín dụng chính là ngòi nổ đẩy sự phát triển của thế giới vọt lên.

Giả sử một ngày đẹp trời, em ngồi trong toa lét đọc tạp chí xe hơi nước ngoài, bỗng một ánh sáng lóe lên, em vỗ đùi đánh bốp rồi bảo, ô hay, thị trường 90 triệu dân ta sớm muộn gì cũng từ 2 bánh lên 4 bánh, tại sao mình không làm xe hơi cho người Việt. Rồi em hăm hở phi ra ngoài, tính cách làm giàu, nhưng em mới nhớ ra là em đếch có tiền, đếch có tiền thì em không thể mở nhà máy, nếu không có nhà máy thì em không thể sản xuất ô tô, mà không thể sản xuất ô tô thì em lại đếch có tiền, mà đếch có tiền thì em không thể mở nhà máy, nếu không có nhà máy…

Nghe ngu phỏng các cụ? Nhưng mà nhân loại đã bị vướng vào cái vòng luẩn quẩn đó vài ngàn năm, và vì thế mà kinh tế thế giới không thể nào ngóc đầu lên được. Chỉ cho đến gần đây, con người mới chế tạo ra một thứ hàng hóa có khả năng phá vỡ cái vòng đó: chính là nợ / tín dụng.

(còn tiếp)
 

tungkt

Xe buýt
Biển số
OF-534480
Ngày cấp bằng
28/9/17
Số km
613
Động cơ
172,215 Mã lực
Tuổi
46
Kỳ 1:

Mỗi lần đề tài nợ quốc gia được đưa ra là dân mình lại chia thành 2 phe khá rõ rệt: phe thứ nhất đinh ninh là bỏ mẹ rồi nước ta sắp vỡ nợ con cháu tha hồ mà è cổ ra trả nợ cho ông cha ăn hút; còn phe thứ hai thì chửi chúng mày ngu chả hiểu gì về những lý thuyết kinh khủng khiếp như nợ trên GDP, nợ đầu người, nợ thế chả là cái đinh gì so với Nhật Mẽo, nước ta tương lai chói ngời dưới sự chỉ đạo kiên cường sáng suốt của các tủ lạnh.

Vầng, báo cáo các cụ, theo nhận định vô cùng khiêm tốn của em thì cả 2 phe đều sai. Muốn biết nợ công nước ta có nguy hay không thì ta phải hiểu bản chất của nợ quốc gia, mà muốn hiểu bản chất của nợ quốc gia thì ta phải đi ngược lịch sử loài người tầm vài trăm đến vài ngàn năm để hiểu nguyên ủy của nợ, trông thế mà không đơn giản đâu các cụ ạ.

Thế nên em mới lập thớt, vẽ vài đường cơ bản để cho các cụ có chỗ tham khảo, bàn luận, chém gió lúc trà dư tửu hậu.

Lịch sử loài người, homo sapiens, có tầm 70 ngàn năm, nhưng trong suốt từng đấy thế kỷ, nếu các cụ vẽ đồ thị phát triển kinh tế thì sẽ chỉ có một đường chạy ngang 99.9% thời gian, tức là hầu như chẳng có phát triển gì, nhưng chỉ trong 500 năm gần đây thì cái đường phát triển đó phi lên thẳng đứng. Tại sao? Cách mạng công nghiệp, khoa học công nghệ, máy tính máy tót vân vân chỉ là chất phụ gia, còn tác nhân chủ yếu là con người đã khám phá ra sự kỳ diệu của nợ và tín dụng. Mặc dù khái niệm “tiền” ra đời cả ngàn năm, nhưng chỉ vài trăm năm gần đây người ta mới bắt đầu biết đến và sử dụng nợ / tín dụng một cách rộng rãi, nếu ví khoa học như thuốc súng thì nợ / tín dụng chính là ngòi nổ đẩy sự phát triển của thế giới vọt lên.

Giả sử một ngày đẹp trời, em ngồi trong toa lét đọc tạp chí xe hơi nước ngoài, bỗng một ánh sáng lóe lên, em vỗ đùi đánh bốp rồi bảo, ô hay, thị trường 90 triệu dân ta sớm muộn gì cũng từ 2 bánh lên 4 bánh, tại sao mình không làm xe hơi cho người Việt. Rồi em hăm hở phi ra ngoài, tính cách làm giàu, nhưng em mới nhớ ra là em đếch có tiền, đếch có tiền thì em không thể mở nhà máy, nếu không có nhà máy thì em không thể sản xuất ô tô, mà không thể sản xuất ô tô thì em lại đếch có tiền, mà đếch có tiền thì em không thể mở nhà máy, nếu không có nhà máy…

Nghe ngu phỏng các cụ? Nhưng mà nhân loại đã bị vướng vào cái vòng luẩn quẩn đó vài ngàn năm, và vì thế mà kinh tế thế giới không thể nào ngóc đầu lên được. Chỉ cho đến gần đây, con người mới chế tạo ra một thứ hàng hóa có khả năng phá vỡ cái vòng đó: chính là nợ / tín dụng.

(còn tiếp)
Lan man dài quá cụ ơi đi thẳng vấn đề bằng những con số thực tại đi vòng qua lịch sử làm gì
 

Pvsc

Xe trâu
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
31,312
Động cơ
548,766 Mã lực
Em vào thớt chơi chứ chả muốn nói về chuyện này :D
 

Quan_woodman

Xe container
Biển số
OF-174028
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
6,309
Động cơ
381,398 Mã lực
Em đặt ghế hóng chuyên cmn da tài chính giảng giải MBA Nợ!
 

Taihoatu

Xe lăn
Biển số
OF-41027
Ngày cấp bằng
19/7/09
Số km
13,927
Động cơ
596,850 Mã lực
Em chẳng liên quan, Chú Phỉnh vay thì Chú Phỉnh đi mà giả. còn nguồn lấy ở đâu thì do tài của Chú Phỉnh
 

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
15,251
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
Em hóng xem ta đang buồn hay vui.
 

Quan_woodman

Xe container
Biển số
OF-174028
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
6,309
Động cơ
381,398 Mã lực

howardroark

Xe tải
Biển số
OF-438630
Ngày cấp bằng
20/7/16
Số km
352
Động cơ
214,530 Mã lực
Nếu chỉ nói về nợ quốc gia Việt Nam hiện tại thì quá đơn giản, và sẽ là nhìn vào hiện tượng mà bỏ quên đi bản chất. Các cụ muốn hiểu chúng ta đang ở đâu, thì phải có cái nhìn toàn cảnh, phải hiểu được nguyên uỷ của nợ.

Đương nhiên, em sẽ đề cập đến nợ Việt Nam, nhưng nó chỉ là cái icing on the cake thôi.

Kỳ 2:

Ngày nay, nền kinh tế và tài chính thế giới đã phát triển đến mức vô cùng tinh vi phức tạp, mọi thứ đều ở trên máy tính, các cụ nói chuyện với mấy đứa đầu to mắt cận học kinh tế thì sau 10 phút chúng nó sẽ lôi đủ 10 ông rậm râu hói trán ra với 10 thứ lý thuyết bùng nhùng mà bản thân chúng nó cũng chả hiểu mẹ gì. Thế nhưng, ẩn đằng sau mấy cái tưởng chừng vô cùng kỳ vĩ đó lại là những nguyên lý (principles) cực kỳ đơn giản. Đương nhiên, mấy lão chuyên gia sẽ không bao giờ nói cho các cụ nghe điều này, vì nếu không thì chúng nó ra đường hết, phỏng ạ?

Để diễn tả mấy cái nguyên lý này, thì em quay trở lại ví dụ ngồi toa lét mơ xe hơi ở kỳ trước. Trong một nền kinh tế không có vay nợ và tín dụng, thì dù em thiết kế được 20 mẫu xe hơi đẹp vãi đái, em cũng chịu không làm gì được. Nhưng nếu có vay nợ, thì em liền đi ra chi nhánh Oceanbank đầu phố, thủ thỉ tâm tình với em thu ngân, gặp được sếp của em ý, trình bày 20 mẫu xe hơi đẹp vãi đái và em cầm về 1 triệu đô tiền vay ngân hàng để đi mở nhà máy. Giả sử 1 triệu đô này chính là tiền của một cụ tên X trúng xổ số và cho vào Oceanbank.

Thế thì cái giao dịch nó đã diễn ra thế này: 1 triệu cụ X --> ngân hàng --> em.

Lượng tiền mặt thực sự thì chỉ là 1 triệu mà cụ X bỏ vào lúc đầu, nhưng sau giao dịch thì cụ X có 1 triệu tài sản cho vào ngân hàng, ngân hàng thì có 1 triệu tài sản (cho em vay) và 1 triệu tiền nợ cụ X, còn em thì có 1 triệu nợ ngân hàng và 1 triệu tài sản là giá trị của cái nhà máy xe hơi (tưởng tượng).

Nhưng nó không dừng ở đây, vì em có biết mẹ gì về xe cộ đâu, nên em phải đi thuê một cụ Y đi xây cái nhà máy cho em. Cụ Y cầm 1 triệu đi xây, sau khi tỉa tót ít vật liệu xây dựng chỗ này chỗ kia rồi ăn hút chán chê thì tầm 1 tháng sau bảo em, không xong rồi anh ạ, cái nhà máy này phải 2 triệu mới xong. Em không biết làm thế nào, cực chẳng đã, lại ra ngân hàng vay nóng thêm 1 triệu. Ngân hàng thì tin là em sẽ làm nên chuyện lớn với xe hơi nên lại rộng rãi cho em vay thêm 1 triệu nữa. Em đưa 1 triệu đó cho cụ Y bảo mày làm ăn cẩn thận cho anh.

Kết quả là giờ em có cái nhà máy giá trị 2 triệu + nợ ngân hàng 2 triệu, cụ Y có 2 triệu tiền em đưa đi ăn hút, ngân hàng thì có tài sản là 2 triệu cho em vay.

Tất cả chỉ từ cái 1 triệu tiền trúng xổ số ban đầu của cụ X.

Nhưng mà nó vẫn không dừng ở đó, vì quy chế cho phép ngân hàng OB được cho vay kiểu này khoảng 10 lần. Tức là cụ Y có thể tiếp tục ăn hút thêm 8 lần nữa, và em thì è cổ đi ra ngân hàng xin vay đủ 8 lần.

Sau cùng, em sẽ có một cái nhà máy trên giấy giá trị 10 triệu, cụ Y cầm 10 triệu tiền em đưa tiếp tục ăn hút, ngân hàng có tài sản 10 triệu cho em vay.

Và tất cả, vẫn chỉ là 1 triệu tiền mặt trúng xổ số của cụ X ban đầu.

Kỳ diệu phỏng các cụ? Đúng là như vậy. Nếu không có nợ và tín dụng, thì cả em, cụ Y và cả ngân hàng chỉ ngồi chơi xơi nước, vô công rồi nghề. Nhưng vì có nợ, nên giờ em từ vô sản trở thành là triệu phú và là ông chủ nhà máy xe hơi, cụ Y cũng là triệu phú, còn sếp ngân hàng thì quá sướng vì giao dịch mạnh mẽ, ăn tiền hoa hồng phè phỡn.

Nghe thì như lừa đảo đa câp, nhưng nếu như vậy thì tất cả nền kinh tế, tài chính thế giới cũng chỉ là một mô hình lừa đảo đa cấp khổng lồ mà thôi.

Nợ / tín dụng tồn tại được chính là nhờ lòng tin và hy vọng của con người vào một tương lai tươi sáng. Nợ tạo ra tăng trưởng kinh tế, và tăng trưởng kinh tế thì lại càng củng cố lòng tin của con người vào tương lai, và vì thế lại càng làm tăng nợ. Tất cả những chuyện này không xảy ra trong một đêm mà trải qua hàng trăm năm phát triển, hoàn thiện
 
Chỉnh sửa cuối:

Gangnam

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-171717
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
55,394
Động cơ
1,121,494 Mã lực
Tuổi
46
Em chẳng liên quan, Chú Phỉnh vay thì Chú Phỉnh đi mà giả. còn nguồn lấy ở đâu thì do tài của Chú Phỉnh
Nhất trí với comment này của cụ. Thần dân vẫn mãi là thần dân :D
 

Xikar

Xe tăng
Biển số
OF-441793
Ngày cấp bằng
1/8/16
Số km
1,574
Động cơ
228,142 Mã lực
Chú Phỉnh vay nhưng Chú Phỉnh cầm cái, tiền trả nợ cứ gõ đầu dân mà tính thuế thôi.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,746
Động cơ
757,362 Mã lực
Nếu chỉ nói về nợ quốc gia Việt Nam hiện tại thì quá đơn giản, và sẽ là nhìn vào hiện tượng mà bỏ quên đi bản chất. Các cụ muốn hiểu chúng ta đang ở đâu, thì phải có cái nhìn toàn cảnh, phải hiểu được nguyên uỷ của nợ.

Đương nhiên, em sẽ đề cập đến nợ Việt Nam, nhưng nó chỉ là cái icing on the cake thôi.

Kỳ 2:

Ngày nay, nền kinh tế và tài chính thế giới đã phát triển đến mức vô cùng tinh vi phức tạp, mọi thứ đều ở trên máy tính, các cụ nói chuyện với mấy đứa đầu to mắt cận học kinh tế thì sau 10 phút chúng nó sẽ lôi đủ 10 ông rậm râu hói trán ra với 10 thứ lý thuyết bùng nhùng mà bản thân chúng nó cũng chả hiểu mẹ gì. Thế nhưng, ẩn đằng sau mấy cái tưởng chừng vô cùng kỳ vĩ đó lại là những nguyên lý (principles) cực kỳ đơn giản. Đương nhiên, mấy lão chuyên gia sẽ không bao giờ nói cho các cụ nghe điều này, vì nếu không thì chúng nó ra đường hết, phỏng ạ?

Để diễn tả mấy cái nguyên lý này, thì em quay trở lại ví dụ ngồi toa lét mơ xe hơi ở kỳ trước. Trong một nền kinh tế không có vay nợ và tín dụng, thì dù em thiết kế được 20 mẫu xe hơi đẹp vãi đái, em cũng chịu không làm gì được. Nhưng nếu có vay nợ, thì em liền đi ra chi nhánh Oceanbank đầu phố, thủ thỉ tâm tình với em thu ngân, gặp được sếp của em ý, trình bày 20 mẫu xe hơi đẹp vãi đái và em cầm về 1 triệu đô tiền vay ngân hàng để đi mở nhà máy. Giả sử 1 triệu đô này chính là tiền của một cụ tên X trúng xổ số và cho vào Oceanbank.

Thế thì cái giao dịch nó đã diễn ra thế này: 1 triệu cụ X --> ngân hàng --> em.

Lượng tiền mặt thực sự thì chỉ là 1 triệu mà cụ X bỏ vào lúc đầu, nhưng sau giao dịch thì cụ X có 1 triệu tài sản cho vào ngân hàng, ngân hàng thì có 1 triệu tài sản (cho em vay) và 1 triệu tiền nợ cụ X, còn em thì có 1 triệu nợ ngân hàng và 1 triệu tài sản là giá trị của cái nhà máy xe hơi (tưởng tượng).

Nhưng nó không dừng ở đây, vì em có biết mẹ gì về xe cộ đâu, nên em phải đi thuê một cụ Y đi xây cái nhà máy cho em. Cụ Y cầm 1 triệu đi xây, sau khi tỉa tót ít vật liệu xây dựng chỗ này chỗ kia rồi ăn hút chán chê thì tầm 1 tháng sau bảo em, không xong rồi anh ạ, cái nhà máy này phải 2 triệu mới xong. Em không biết làm thế nào, cực chẳng đã, lại ra ngân hàng vay nóng thêm 1 triệu. Ngân hàng thì tin là em sẽ làm nên chuyện lớn với xe hơi nên lại rộng rãi cho em vay thêm 1 triệu nữa. Em đưa 1 triệu đó cho cụ Y bảo mày làm ăn cẩn thận cho anh.

Kết quả là giờ em có cái nhà máy giá trị 2 triệu + nợ ngân hàng 2 triệu, cụ Y có 2 triệu tiền mặt em đưa đi ăn hút, ngân hàng thì có tài sản là 2 triệu cho em vay.

Tất cả chỉ từ cái 1 triệu tiền trúng xổ số ban đầu của cụ X.

Nhưng mà nó vẫn không dừng ở đó, vì quy chế cho phép ngân hàng OB được cho vay kiểu này khoảng 10 lần. Tức là cụ Y có thể tiếp tục ăn hút thêm 8 lần nữa, và em thì è cổ đi ra ngân hàng xin vay đủ 8 lần.

Sau cùng, em sẽ có một cái nhà máy trên giấy giá trị 10 triệu, cụ Y cầm 10 triệu tiền mặt em đưa tiếp tục ăn hút, ngân hàng có tài sản 10 triệu cho em vay.

Và tất cả, vẫn chỉ là 1 triệu tiền mặt trúng xổ số của cụ X ban đầu.

Kỳ diệu phỏng các cụ? Đúng là như vậy. Nếu không có nợ và tín dụng, thì cả em, cụ Y và cả ngân hàng chỉ ngồi chơi xơi nước, vô công rồi nghề. Nhưng vì có nợ, nên giờ em từ vô sản trở thành là triệu phú và là ông chủ nhà máy xe hơi, cụ Y cũng là triệu phú, còn sếp ngân hàng thì quá sướng vì giao dịch mạnh mẽ, ăn tiền hoa hồng phè phỡn.

Nghe thì như lừa đảo đa câp, nhưng nếu như vậy thì tất cả nền kinh tế, tài chính thế giới cũng chỉ là một mô hình lừa đảo đa cấp khổng lồ mà thôi.

Nợ / tín dụng tồn tại được chính là nhờ lòng tin và hy vọng của con người vào một tương lai tươi sáng. Nợ tạo ra tăng trưởng kinh tế, và tăng trưởng kinh tế thì lại càng củng cố lòng tin của con người vào tương lai, và vì thế lại càng làm tăng nợ. Tất cả những chuyện này không xảy ra trong một đêm mà trải qua hàng trăm năm phát triển, hoàn thiện
nói sai bét
 

Xikar

Xe tăng
Biển số
OF-441793
Ngày cấp bằng
1/8/16
Số km
1,574
Động cơ
228,142 Mã lực
Nhiều cụ cứ nghĩ là tao vay đâu mà tao trả ơ kìa, các cụ ko vay nhưng xăng xe, điện nước, trường học, bệnh viện,... đều bị áp thuế ngay từ đầu vào, đơn giá đấy là đã bao gồm cả thuế, các cụ cứ mua bất cứ 1 thứ gì coi như là góp 1 phần tiền trả Chú Phỉnh rồi.
 

howardroark

Xe tải
Biển số
OF-438630
Ngày cấp bằng
20/7/16
Số km
352
Động cơ
214,530 Mã lực
Kỳ 3:

Phần lớn những gì thế giới hiện đại quen gọi là “tiền” hiện nay thực chất đều là nợ / tín dụng. Nợ công của Mỹ, chưa tính các thể loại nợ cá nhân, doanh nghiệp v…v là khoảng $20 ngàn tỷ, trong khi đó số lượng tiền mặt lưu hành chỉ có khoảng hơn $3 ngàn tỷ, như vậy tức là nước Mỹ “hứa” với chủ nợ một khoản nhiều gấp 6-7 lần số lượng tiền thực có. Giả sử một thằng trong túi có mỗi 1 đồng mà nó đi vay cụ 6 đồng thì đương nhiên là cụ đá đít đuổi đi phỏng ạ, nhưng thực tế là ai cũng rất sung sướng được cho Mỹ vay tiền, ít nhất là tính đến thời điểm hiện tại.

Sự phát triển như vũ bão của Châu Âu và Mỹ cả trăm năm trước, và sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong 2 chục năm gần đây, đều có vai trò to lớn của nợ và tín dụng. Cũng không khác gì em ngồi toa lét mơ làm ô tô, một chính phủ nước nghèo mà muốn xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế v…v chỉ có một con đường nhanh và đơn giản nhất là đi vay. Khả năng vay được bao nhiêu phụ thuộc vào khả năng chém gió của thằng đi vay và lòng tin của người cho vay vào sự phát triển của nước này về sau.

Trung Quốc từ một chú lùn giờ trở thành cường quốc, cũng đồng hành với việc mức vay nợ tăng phi mã: hiện nay, tổng nợ / GDP trong nền kinh tế TQ, tính cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp, là khoảng gần 300% GDP. Các cụ sẽ hỏỉ, thế sao nó chưa vỡ nợ?

upload-2017-10-6-16-8-23.png


Nhưng đương nhiên là nó không vỡ nợ, kinh tế Trung Quốc vẫn phát triển đều đều, và chính phủ TQ vẫn vay nợ đều đều, tại sao? Ấy là vì Trung Quốc nói riêng, và các nước đang phát triển nói chung, đều đang đi qua một giai đoạn gọi là Chu Kỳ Nợ Dài Hạn (Long-term debt cycle), thường kéo dài từ 50 đến 70 năm. Trong chu kỳ này, mức tăng trưởng của vay nợ + chi tiêu trong nền kinh tế cao hơn mức tăng trưởng của tiền mặt và thu nhập. Vì chi tiêu tăng nhanh hơn thu nhập nên sẽ dẫn đến nợ tăng nhanh, nhưng chi tiêu tăng thì cũng sẽ kéo theo thu nhập tăng, tức là tài sản cũng tăng. Khi tài sản tăng thì khả năng đi vay nợ cũng tăng (cụ có 1 tỏi thì sẽ vay được nhiều hơn thằng chỉ có 1 củ, đơn giản phỏng ạ?), khi vay nợ tăng thì sẽ dẫn đến sức mua và chi tiêu cũng tăng v…v

Cái vòng tròn kỳ diệu này có tác dụng cấp số nhân đối với tăng trưởng kinh tế, chính vì thế mà cụ thấy hiện tượng phát triển thần kỳ của Trung Quốc mà ai cũng biết.

Tất nhiên, cái gì cũng có giới hạn, phỏng ạ? Nếu cứ vay rồi lại tăng trưởng dễ thế thì thằng nào cũng tăng nhanh và thằng nào cũng làm được. Thế giới hạn của nó là gì? Khi nào là điềm dừng?
 

G810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-117955
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
7,715
Động cơ
440,270 Mã lực
Đờ mẹ, có cái nhà *** dám cắm mà đòi bàn về nợ, nợ cái lờ. Đớp là giỏi.
 

Xikar

Xe tăng
Biển số
OF-441793
Ngày cấp bằng
1/8/16
Số km
1,574
Động cơ
228,142 Mã lực
Viết tiếp đi cụ
 

hayloxa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-319287
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
12,065
Động cơ
375,010 Mã lực
Được đấy, em hóng.
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,041
Động cơ
323,265 Mã lực
Sai cơ bản.
Muốn cho vay thì ngân hàng phải đi vay mới có.
Nó có 1 cho vay 10 là vì nó đi vay thêm 9 ở đâu đó.
Ở mình thì nó in ra , ở bển thì ko.
 

howardroark

Xe tải
Biển số
OF-438630
Ngày cấp bằng
20/7/16
Số km
352
Động cơ
214,530 Mã lực
Sai cơ bản.
Muốn cho vay thì ngân hàng phải đi vay mới có.
Nó có 1 cho vay 10 là vì nó đi vay thêm 9 ở đâu đó.
Ở mình thì nó in ra , ở bển thì ko.
Cụ thắc mắc kiểu a bê xê hai con dê qua cầu thế này thì em cũng không biết phải bắt đầu từ đâu. Cụ chịu khó đi đọc thêm về tỷ lệ vốn an toàn (Capital Adequacy Ratio - CAR) của ngân hàng, và đọc thêm một chút về nghiệp vụ + lịch sử ngân hàng, rồi mình bàn tiếp.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top