[Funland] Nỗ lực quay trở lại mặt trăng đầu tiên của Mỹ sau nửa thế kỷ đã thất bại

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,817
Động cơ
65,383 Mã lực
Tuổi
124
giấc mơ lên mặt trăng và sao hỏa của Mỹ bị gián đoạn liên tục

Elon Musk lên tiếng về nguyên nhân vụ nổ Starship
Chuyên mục : Không gian , Hiện trạng và triển vọng , Phát triển mới
844
1

0

Nguồn ảnh: SpaceX
SpaceX có kế hoạch thực hiện 150 vụ phóng vào vũ trụ trong năm nay, so với 96 vụ vào năm 2023, với khoảng chục vụ trong số đó là các chuyến bay Starship. Người đứng đầu công ty tin rằng ông đã tìm ra nguyên nhân vụ nổ của con tàu trong chuyến bay thử nghiệm cuối cùng, thứ ba và điều này cho phép chúng ta hy vọng vào sự thành công của những chuyến bay tiếp theo.
Trong một đoạn video khá dài được SpaceX đăng tải trên nền tảng X, Elon Musk đã tóm tắt ngắn gọn kết quả của năm ngoái, đồng thời cho biết ông thấy nguyên nhân gây ra vụ nổ cả hai tầng của Starship trong chuyến bay thứ hai, ngày 18 tháng 11 năm 2023. Nhớ lại : sau đó, gần ba phút sau khi cất cánh, chặng đầu tiên tách khỏi chặng thứ hai. Và đúng lúc giai đoạn đầu nổ máy, rồi nhẹ nhàng ngồi lên đuôi thì nó phát nổ. Giai đoạn thứ hai bay lên thêm vài phút và đến không gian (nó gần như đã leo được 150 km), nhưng sau đó nó bị mất liên lạc và nhóm nghiên cứu đã đến đó để tự kích nổ. Tên lửa, như giả định trước đó, đã tự nổ tung, các mảnh vỡ của nó bốc cháy trong bầu khí quyển.
Elon Musk đã không đề cập đến câu hỏi giai đoạn đầu tiên đã chết như thế nào - điều này có thể là do SpaceX chưa hiểu đầy đủ về vấn đề này. Nhưng ông giải thích điều gì đã xảy ra với giai đoạn thứ hai, giai đoạn này thực hiện đồng thời các chức năng của con tàu.
"Lý do nó không đạt tới quỹ đạo là vì chúng tôi đã thải oxy lỏng (từ giai đoạn thứ hai. - Ed.), và oxy lỏng cuối cùng đã dẫn đến cháy nổ. Chúng tôi muốn thiết lập lại nó, vì nếu có trọng tải , nó sẽ không bình thường (nó sẽ được sử dụng hết khi động cơ đang chạy. Trớ trêu thay, nếu con tàu có trọng tải thì nó sẽ đạt tới quỹ đạo", Musk nói.

Trong cùng bài phát biểu, Musk lặp lại rằng ông tin rằng có thể sử dụng con tàu mới cho các chuyến bay nhanh tầm xa trên Trái đất. Trên thực tế, người ta khá nghi ngờ rằng các chuyến bay cần vài tấn nhiên liệu cho mỗi hành khách sẽ được phép ở thế giới phương Tây hiện đại, với thái độ của họ đối với lượng khí thải carbon. Các khía cạnh kinh tế của việc kinh doanh như vậy cũng không rõ ràng / Youtube
Mặc dù lời giải thích nghe có vẻ hợp lý, nhưng điều đó có nghĩa là giai đoạn thứ hai có thể tự sụp đổ - do hỏa hoạn, sau đó là vụ nổ chứ không phải do đội phá dỡ.
Người đứng đầu công ty cho biết ông đánh giá lần phóng thứ 3 có khả năng thành công cao. Trong chuyến bay này, Starship sẽ lần đầu tiên chứng minh khả năng chuyển nhiên liệu trong điều kiện không trọng lực từ thùng đầu sang thùng chính (ở đuôi tàu). Ngoài ra, con tàu sẽ bật động cơ Raptor trong không gian để kiểm tra khả năng cơ động ở đó.
Nó cũng được lên kế hoạch thử nghiệm hoạt động của một thiết bị đặc biệt để phóng đồng thời một số lượng lớn vệ tinh lên quỹ đạo có điều khiển. Tại sân bay vũ trụ Starbase, nơi Starship được phóng, người ta dự kiến xây dựng tháp phóng thứ hai trong năm nay, cho phép phóng những con tàu như vậy với khoảng thời gian ngắn.
Điều này không có nghĩa là hiện tại đang thiếu một tòa tháp: vào năm 2024, chỉ có 10 lần phóng Starship được lên kế hoạch. Tuy nhiên, tòa tháp thứ hai cần thiết cho hai lần phóng Starship gần nhau, một trong số đó sẽ có thể tiếp nhiên liệu cho chiếc kia trên quỹ đạo. Đối với sứ mệnh mặt trăng trong tương lai, khi tàu vũ trụ SpaceX sẽ hạ cánh các phi hành gia trên một vệ tinh Trái đất, sẽ cần ít nhất chục chuyến bay để tiếp nhiên liệu cho con tàu. Chúng sẽ được thực hiện bởi một con tàu cùng loại nhưng có tải trọng "tàu chở dầu", chở khí metan và oxy lỏng để bơm trực tiếp lên quỹ đạo.
"Đó là một vấn đề lớn. Đây là một trong những công nghệ cơ bản cần thiết để xây dựng một thành phố trên sao Hỏa và căn cứ trên Mặt trăng", Musk nói thêm.
Là một mục tiêu đầy hứa hẹn của công ty, người đứng đầu SpaceX vạch ra việc tạo ra các phiên bản Starship mới có độ cao từ 140 mét trở lên (hiện tại tổng chiều cao của cả hai chặng chỉ là 121 mét). Tải trọng trong trường hợp này sẽ tăng từ 100 lên 200 tấn. Một lần nữa, con số tải trọng cao như vậy không liên quan đến nhu cầu hiện tại mà liên quan đến việc Elon Musk coi con tàu mới như một phương tiện để xâm chiếm sao Hỏa, đòi hỏi phải gửi hàng triệu tấn hàng hóa đến hành tinh thứ tư.

 

Jonhy

Xe buýt
Biển số
OF-307360
Ngày cấp bằng
11/2/14
Số km
864
Động cơ
300,809 Mã lực
Cãi nhau làm gì các cụ. Cứ để mấy cụ Me Mỹ nghĩ thế đi rồi sau này các cụ ấy sẽ tìm đường sang Mẽo để đi du lịch mặt trăng =))
 

songoku2204

Xe tải
Biển số
OF-825258
Ngày cấp bằng
17/1/23
Số km
329
Động cơ
4,663 Mã lực
Nơi ở
Bắc Kạn
Chẳng có Chủ đầu tư nào đi thuê người hay đơn vị không có chuyên môn để làm cả, vì vậy không thể nói NASA phó mặc cho đơn vị tư nhân. Ít nhất thì họ cũng phải thẩm tra thẩm định xem khả năng có thành công hay không
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,817
Động cơ
65,383 Mã lực
Tuổi
124
Chẳng có Chủ đầu tư nào đi thuê người hay đơn vị không có chuyên môn để làm cả, vì vậy không thể nói NASA phó mặc cho đơn vị tư nhân. Ít nhất thì họ cũng phải thẩm tra thẩm định xem khả năng có thành công hay không
cụ này nói chuẩn, trong khi các bạn fan mỹ luôn mồm chống chế NASA ko liên quan gì =)) dự án triệu đô mà các bạn fan mỹ làm như bó rau ngoài chợ
 

DIT

Xe điện
Biển số
OF-600754
Ngày cấp bằng
25/11/18
Số km
2,096
Động cơ
183,877 Mã lực
Tuổi
38
Người ta không làm không phải là vì không làm được, mà vì không có động lực để làm. Đưa người lên mặt trăng thời 1969 là một cuộc phô diễn công nghệ, cực kỳ tốn kém và nhiều rủi ro. Đến nay bất chấp những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa người lên mặt trăng vẫn tốn kém và đầy rủi ro.

Hạ cánh mềm trên mặt trăng như Astrobotic muốn làm là thách thức rất lớn về công nghệ. So sánh khập khiễng một chút, việc thu hồi lại tầng đẩy tên lửa có nhiều điểm giống với hạ cánh mềm trên mặt trăng, đến nay mới chỉ có SpaceX làm được. Mà việc thu hồi này làm ngay trên trái đất, có GPS xác định vị trí, có khí quyển hỗ trợ làm phanh và định hướng, có thể test thực tế nhiều lần cho đến khi thành công. Còn Astrobotic phải hạ cánh mềm trên bề mặt mặt trăng không bằng phẳng, không được khảo sát tận nơi địa điểm hạ cánh mà chỉ có ảnh chụp, không có GPS, không có khí quyển nên phanh và định hướng hoàn toàn phải dùng các động cơ gắn trên tàu, cách rất xa trái đất, tốc độ tiếp cận rất cao, và không được test thực tế lần nào.
Cụ nói vậy là chống chế thôi. Ko có động lực làm mà họ tạo dự án quay lại mặt trăng làm gì. Theo báo mỹ đưa người lên mặt trang tận 6 lần, tức là việc đó ko quá khó với họ . Thứ 2 là 6 lần đó lên liên tục trong vòng vài năm thì nói chi phí quá cao nên ko làm là vô lý .
Dựa vào 2 quan điểm trên cho thấy việc mỹ khó khăn khi trở lại mặt trang chỉ có 3 lý do sau:
1. May mắn: Nên ko tạo dc know-how để làm lại.
2. Người ngoài hành tinh hướng dẫn
3. Chưa lên lần nào
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,817
Động cơ
65,383 Mã lực
Tuổi
124
Cụ nói vậy là chống chế thôi. Ko có động lực làm mà họ tạo dự án quay lại mặt trăng làm gì. Theo báo mỹ đưa người lên mặt trang tận 6 lần, tức là việc đó ko quá khó với họ . Thứ 2 là 6 lần đó lên liên tục trong vòng vài năm thì nói chi phí quá cao nên ko làm là vô lý .
Dựa vào 2 quan điểm trên cho thấy việc mỹ khó khăn khi trở lại mặt trang chỉ có 3 lý do sau:
1. May mắn: Nên ko tạo dc know-how để làm lại.
2. Người ngoài hành tinh hướng dẫn
3. Chưa lên lần nào
đồng quan điểm với cụ

đồng chí Delta bị phản damage liên tục haha, riêng em thì tin vào phương án 1 và 3, em cũng dự với cụ DIT là đồng chí Delta kia sẽ chống chế, bây giờ lên bằng công nghệ mới, nên sẽ có trục trặc, rồi lên để định cư lâu dài blah blah, nói chung là phe Mỹ luôn thành công, ko có thất bại, thất bại là do tư nhân còn chính phủ Mỹ ko liên quan
 
Chỉnh sửa cuối:

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,741
Động cơ
221,729 Mã lực
Mình khâm phục cụ thật, cụ quá nhẫn nại khi giải thích cho những người không chịu hiểu. Cách đây vài năm cũng có thớt liên quan đến vũ trụ và mình nhận thấy rằng tranh luận về vũ trụ trên Otofun nếu gặp người có đọc, có tìm hiểu thì không sao nhưng đa phần là không đọc, không tìm hiểu nhưng chém như đúng rồi nên mình cũng không muốn bình luận. Đọc tiêu đề thớt cứ tưởng sẽ có nhiều bài viết hay nhưng câu chuyện như trên lại lặp lại.
Như vụ lần này, khéo khi nhiều người đang chém trong thớt còn không hiểu mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình Artemis. Ít nhất cũng phải đọc qua rồi mới bình luận chứ, Google đã tính phí đâu, đằng này toàn đưa các luận điểm về "moon hoax", chán chẳng buồn nói.
Mục tiêu của Chương trình Apollo chỉ là để đưa con người lên Mặt Trăng, chứng minh sự hiện diện, dấu chân của con người lần đầu tiên tại một vùng đất ngoài Trái Đất, còn mục tiêu của Chương trình Artemis không chỉ là đưa người quay trở lại Mặt Trăng mà còn là duy trì sự hiện diện lâu dài của con người trên Mặt Trăng, đồng thời tạo điều kiện cho các công ty tư nhân Hoa Kỳ tìm hiểu các lợi ích kinh tế trên Mặt Trăng. Chương trình cũng hướng đến đặt nền móng cho việc đưa con người đến Sao Hoả.
Mục tiêu khác nhau như thế thì đương nhiên cách thức thực hiện phải khác nhau, còn nếu bảo việc mang 1 cái điện thoại lên cũng giống như mang 1 sân bóng lên Mặt Trăng thì đúng là không cần phải tranh luận thêm làm gì!
Có một kinh nghiệm của tôi: Khi vấn đề liên quan đến Mẽo, Ngố và Khựa thì mình ko nên tham gia,kiểu gì cũng có đội đông đảo cố nhét mình vào một phe để tấn công!
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,741
Động cơ
221,729 Mã lực
Có ai tranh cãi nữa đâu ạ, có chủ thớt tấu hài độc thoại thôi...
Thớt của họ thì họ có quyền và chân lý sẽ thuộc về họ.
Mà các cụ rảnh thật, ngay hôm đầu khi thớt lên, đọc cách nêu vấn đề và ngôn ngữ sử dụng là tôi đã ko quay lại cho đến giờ vào xem tại sao nó sống lâu thế!
 

hanaka888

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-801927
Ngày cấp bằng
3/1/22
Số km
228
Động cơ
43,701 Mã lực
Tuổi
25
Cụ cứ đi thôi việc gì phải ước. Sang đấy làm cái lều ra đường ở rồi hàng tháng có trợ cấp mà không lo chết đói đâu. Em nghe mấy cụ Tây Nội Địa bảo vậy =))
Em chã, đời em chắc chỉ đi Mỹ Tho thôi. Giá kiếm được suất đu càng hay chui công te nơ thì em cũng liều mà hy sinh đời bố củng cố đời con, sang bển kiếm cái chân culi hay trồng cỏ rồi mơ có ngày cầm thẻ xanh
 

hanaka888

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-801927
Ngày cấp bằng
3/1/22
Số km
228
Động cơ
43,701 Mã lực
Tuổi
25
cụ này chuẩn, cụ kia ko thích thì có thể lượn, nhưng vẫn vào gân cổ lên cãi cố, rồi đến khi người ta phản biện lại bảo hài độc thoại
Cụ này chuẩn. Mỗi người một quan điểm không ai tự cho mình là chân lý cả. Như em đây rất yêu nước Mỹ, rất phục nước Mỹ và rất cuồng Mỹ. Còn ai đó chê bai nói xấu nước Mỹ thì tùy họ thoai he he
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,773 Mã lực
Các cụ cãi nhau về nhà nước và tư nhân làm em nghĩ đến khía cạnh nguồn vốn và sở hữu trí tuệ.
Chương trình Luna ngày xưa cho xe lăn robot Lunakhod chạy phà phà, khoan vè vè thuộc vốn công hữu của nhà nước Soviet, các bản vẽ thiết kế cũng vậy. Như vậy khi LX đổ, vốn Soviet không còn thì các bí quyết công nghệ, bản vẽ thiết kế, bản vẽ chi tiết sẽ bị phân tán, mất tính toàn vẹn và không thể chắp dựng lại được, nhất là với kiểu tư nhân bừa bãi bán không chừa cái gì thời Eltsin.
Từ đấy suy ra Mỹ cũng tương tự, Apollo thành công do là chương trình dùng vốn từ thuế dân Mỹ đóng toàn bộ, các công ty tư nhân phải đấu nhau để sử dụng vốn này và ra bản vẽ thiết kế. Sau khi tàu con thoi cháy, Nasa không còn được hưởng vốn từ thuế, phải gọi vốn từ các công ty tư nhân, do vậy hệ thống bản vẽ cũng mất tính toàn vẹn như Nga.
Thế là kết quả như nhau: Anh dùng robot thám hiểm hay dùng người đi lại loanh quanh khi mất vốn công hữu là nát, là không tái sử dụng được tri thức đã dùng thành công.
Càng thấy Lenin đúng, giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn. Không giữ chính quyền Soviet thì vốn từ thuế sẽ bị xà xẻo, phá nát bởi tư nhân và không thể phát triển khoa học được.
Trong khoa học không có chỗ cho bọn tư nhân, tư hữu hay xảo ngôn lừa tiền.
Liên hệ ngay vụ Covid vừa rồi, cái thằng tư nhân Việt Á phá cả quân y và mấy bộ, nhẽ ra thịt quách.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,773 Mã lực
Thêm một điều nữa, mất đi nền công nghệ Soviet là Mỹ mất đi tấm gương soi, nền tảng tham chiếu để phát triển công nghệ. Ví dụ nhỡn tiền, còn Xô thì nào F4, F14, F15, F16 đấu với Mig, Su các loại. Xô đổ một phát là làm F22, F35 là tịt ngóm, không phát triển tiếp được, hết ý tưởng.
Cũng tàu con thoi, Soviet sắp đổ còn làm cái Buran bay lên hạ xuống không cần người, Mỹ đến nay còn chưa làm được.
 

Đông Gioăng

Xe tăng
Biển số
OF-834575
Ngày cấp bằng
28/5/23
Số km
1,071
Động cơ
46,995 Mã lực
Báo viết hay thế nhỉ. À vẫn trong link bài báo cụ dẫn nhé, hehe

"Vào thời điểm Mỹ đổ bộ Mặt Trăng, tất cả các hệ thống trinh sát của Liên Xô đang theo dõi chuyến bay có người lái đầu tiên lên Mặt Trăng. Và thiết bị của chúng tôi đã ghi nhận được tín hiệu cũng như tất cả các thông tin liên lạc âm thanh và đoạn phim truyền hình về cuộc đổ bộ của Apollo 11 từ Mặt Trăng chứ không phải từ Hollywood." - Nhà du hành vũ trụ Georgy Grechko, một thành viên trong chương trình Mặt Trăng của Liên Xô, cho biết.
Mấy cụ này đọc hiểu có vấn đề lắm cụ ạ. Người Nga có bảo là, để fake clip còn tốn kém hơn cả 1 chuyến bay thật mà
 

Đông Gioăng

Xe tăng
Biển số
OF-834575
Ngày cấp bằng
28/5/23
Số km
1,071
Động cơ
46,995 Mã lực
người Nga nào bảo vậy cụ ?
"Dàn dựng một trò lừa bịp công phu như thế có khi còn khó thực hiện hơn sứ mệnh đổ bộ thực sự!", công trình sư người Liên Xô Konstantin Feoktistov viết trong cuốn sách "The Trajectory of Life" (tạm dịch: Quỹ đạo sống) của mình.
Trong trích dẫn của cụ luôn mà. Nếu ý cụ câu chữ thì khó hơn sẽ tốn kém hơn
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,817
Động cơ
65,383 Mã lực
Tuổi
124
"Dàn dựng một trò lừa bịp công phu như thế có khi còn khó thực hiện hơn sứ mệnh đổ bộ thực sự!", công trình sư người Liên Xô Konstantin Feoktistov viết trong cuốn sách "The Trajectory of Life" (tạm dịch: Quỹ đạo sống) của mình.
Trong trích dẫn của cụ luôn mà. Nếu ý cụ câu chữ thì khó hơn sẽ tốn kém hơn
còn người Nga hiện tại họ cũng tỏ ra nghi ngờ đấy sao cụ ko quote nốt bài
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
749
Động cơ
282,546 Mã lực
Cụ nói vậy là chống chế thôi. Ko có động lực làm mà họ tạo dự án quay lại mặt trăng làm gì. Theo báo mỹ đưa người lên mặt trang tận 6 lần, tức là việc đó ko quá khó với họ . Thứ 2 là 6 lần đó lên liên tục trong vòng vài năm thì nói chi phí quá cao nên ko làm là vô lý .
Dựa vào 2 quan điểm trên cho thấy việc mỹ khó khăn khi trở lại mặt trang chỉ có 3 lý do sau:
1. May mắn: Nên ko tạo dc know-how để làm lại.
2. Người ngoài hành tinh hướng dẫn
3. Chưa lên lần nào
Tôi viết đoạn đó để trả lời 1 cụ khác là tại sao Mỹ lên mặt trăng được rồi mà không tiếp tục lên nữa, và câu trả lời là họ không có động lực để làm việc đó. Vì Apollo là để chạy đua phô diễn công nghệ với Liên Xô, nên một khi đã lên được đầu tiên rồi thì lên 1 lần với lên 10 lần chả khác nhau nhiều. Mỹ lên tới 6 lần đã là quá nhiều. Càng kéo dài Apollo thì càng tốn kém, rủi ro mất tàu mất người càng cao, trong khi cái được ngày càng nhỏ. Ở đây đơn thuần là tính toán rủi ro và chi phí trên lợi ích đạt được. Chuyến đầu tiên bao giờ lợi ích cũng lớn nhất, càng là những chuyến sau thì lợi ích đạt thêm được càng nhỏ. Nhỏ đến mức họ cảm thấy không đáng nữa thì họ nghỉ thôi. Thử hỏi có cụ nào ở đây có thể nhớ được tên các phi hành gia Mỹ đã từng lên mặt trăng sau chuyến Apollo 11 không (mà không cần google)? Có khi người thứ 2 sau Neil Amstrong là ai cũng không nhớ nổi ấy chứ.

À, còn 1 câu hỏi nữa: tại sao bây giờ NASA lại muốn quay lại mặt trăng. Nói theo kiểu lời hay ý đẹp thì là để tạo cảm hứng khuyến khích nghiên cứu khoa học vân vân mây mây.... Nhưng thực ra đứng từ góc độ của NASA thì họ phải tạo ra một chương trình vũ trụ đủ lớn, đủ phức tạp, đủ dài nhưng cũng phải đủ thực tế để tạo công ăn việc làm cho cả 1 ngành công nghiệp vũ trụ hàng trăm ngàn người, hàng ngàn công ty lớn nhỏ, bao gồm cả công ăn việc làm cho chính NASA. Đứng từ góc độ quốc hội Mỹ (là nơi cấp tiền cho NASA) thì họ cũng cần lý do để chi tiền "nuôi" ngần đấy con người và doanh nghiệp ở các địa phương mà các nghị sỹ Mỹ đại diện, đồng thời duy trì mức độ cạnh tranh về công nghệ cho nước Mỹ. Công nghiệp vũ trụ là công nghiệp mũi nhọn và có tính lan tỏa cao, lôi kéo sự phát triển của các ngành công nghiệp trình độ cao khác, lại khuyến khích khoa học cơ bản phát triển, chưa kể rất nhiều thứ có thể được áp dụng cả trong quân sự. Nó cũng là thứ PR rất tốt cho nước Mỹ: ở một diễn đàn for fun ở vùng trũng khoa học thế giới cũng có người chém gió về NASA về Astrobotic là Mỹ PR thành công rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
749
Động cơ
282,546 Mã lực
Các cụ cãi nhau về nhà nước và tư nhân làm em nghĩ đến khía cạnh nguồn vốn và sở hữu trí tuệ.
Chương trình Luna ngày xưa cho xe lăn robot Lunakhod chạy phà phà, khoan vè vè thuộc vốn công hữu của nhà nước Soviet, các bản vẽ thiết kế cũng vậy. Như vậy khi LX đổ, vốn Soviet không còn thì các bí quyết công nghệ, bản vẽ thiết kế, bản vẽ chi tiết sẽ bị phân tán, mất tính toàn vẹn và không thể chắp dựng lại được, nhất là với kiểu tư nhân bừa bãi bán không chừa cái gì thời Eltsin.
Từ đấy suy ra Mỹ cũng tương tự, Apollo thành công do là chương trình dùng vốn từ thuế dân Mỹ đóng toàn bộ, các công ty tư nhân phải đấu nhau để sử dụng vốn này và ra bản vẽ thiết kế. Sau khi tàu con thoi cháy, Nasa không còn được hưởng vốn từ thuế, phải gọi vốn từ các công ty tư nhân, do vậy hệ thống bản vẽ cũng mất tính toàn vẹn như Nga.
Thế là kết quả như nhau: Anh dùng robot thám hiểm hay dùng người đi lại loanh quanh khi mất vốn công hữu là nát, là không tái sử dụng được tri thức đã dùng thành công.
Càng thấy Lenin đúng, giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn. Không giữ chính quyền Soviet thì vốn từ thuế sẽ bị xà xẻo, phá nát bởi tư nhân và không thể phát triển khoa học được.
Trong khoa học không có chỗ cho bọn tư nhân, tư hữu hay xảo ngôn lừa tiền.
Cụ nói linh tinh, chả có căn cứ gì.

Screenshot 2024-01-18 at 23.29.59.png


Ngân sách năm 2022 của NASA là hơn 29 tỷ đô, trong đó 93% là ngân sách quốc hội Mỹ cấp, còn lại 7% là các nguồn thu khác của NASA từ các hợp đồng cung cấp dịch vụ cho các bên, bao gồm các cơ quan chính phủ Mỹ khác và một số đơn vị tư nhân.
 

aitymo

Xe điện
Biển số
OF-12347
Ngày cấp bằng
30/12/07
Số km
2,161
Động cơ
535,055 Mã lực
Thấy tư nhân phóng tàu mà các cụ chê NASA là không công bằng nhé ...
Telsa mà không có NASA hậu thuẩn thì còn lâu ạ ..
muốn phóng cũng phải được duyệt của Nasa đó các cụ ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top