Chuyện này xảy ra tại nhà em, tiếc là chưa chụp hình để các cụ xem được ạ:
Hôm chủ nhật, em bật bình nước nóng lên khoảng 20 phút định để tắm cho F1, đang ngồi chơi thì thấy một tiếng nổ lớn, em giật mình tưởng nổ bình ga nhưng chạy xuống bếp thì không thấy gì, qua nhà tắm thì thấy tiếng nước chảy ào ào tràn đầy trong sàn nhà, khói bốc nghi ngút...
Nhìn lên thì hóa ra là cái bình nóng lạnh Picenza nổ tung cả mặt điều khiển, việc đầu tiên em làm ngay lập tức là cắt cầu dao điện cả nhà, sau đó khóa nước và gọi thẳng đến số điện thoại cửa hàng bán bình cho em (em mới lắp có 6 tháng, bình này bảo hành đến 7 năm). Trung tâm bảo hành của Picenza cho người đến tháo ngay ra kiểm tra và nêu luôn lý do là cái bình nhà em lúc cửa hàng bán lắp đặt cho em thiếu mất cái van giảm áp và không được bảo hành....:102::102:
Thôi thế là em cũng may, chỉ mất tiền mà không ảnh hưởng đến người, lúc ấy mà có người trong gia đình ở đó thì kiểu gì cũng bị điện giật hoặc bị bỏng, em xin kể ra để các cụ về kiểm tra lại bình nhà mình, nếu thấy một trong các triệu chứng sau thì khẩn trương gọi thợ chuyên môn kiểm tra ngay để tránh hậu quả cho bản thân và gia đình nhé:
1. Bình nóng lạnh bị rò một vài giọt nước ở khe (chứng tỏ không kín và nó sẽ nổ bung tại vị trí khe đó khi bị đun nóng)
2. Có một cái van giảm áp ở phía dưới đường lạnh, khi áp suất cao nó sẽ xả qua cái van này, bọn cửa hàng lắp đặt hay ăn bớt cái van này vì kiếm được vài chục nghìn. Các cụ kiểm tra bình nhà mình ngay xem đã có chưa, nếu chưa có thì mua và lắp lại ngay.
3. Khi bắt đầu mở vòi nước để tắm thấy nước ở vòi sen phụt ra rất mạnh (do có một số không khí ở trong ống mà không có đường xả air trong đường cấp)
4. Chỉ nên tắm khi đã cắt cầu dao điện hoặc công tắc ở bình nóng lạnh phòng khi bị rò điện, cái này cụ nào đi công tác nhiều ở khách sạn hay không để ý vì khách sạn hay để bình nóng lạnh cả ngày để có nước ấm cho khách dẫn đến sôi cả nước hoặc cạn cả nước trong bình làm cháy gioăng dẫn đến dò điện, nếu đấu cái attomat chống giật không tốt sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Rất mong các cụ lưu ý vì an toàn của bản thân và gia đình (b)
+ Cái van đó là van 1 chiều thôi chứ...nếu cứ quá áp nó xả nước ra thì nước chẩy suốt ngày à???? Về nguyên lý, phần nước nóng, nhiệt độ cao hơn sẽ bốc lên trên. Vậy nên cái van đó có chức năng không cho nước đi ngược ra chiều lạnh thôi. Để minh chứng cho điều này. Cụ vặn cái van đó vào, bơm đầy nước. em đố cụ dựng đứng bình lên (như tư thế treo trên tường) mà nước ra được hết đấy. vì đường cấp nước lạnh ở thấp, nhưng có van 1 chiều, nước k chảy ra đc. Đường ra nước nóng trên đỉnh bình, nước ko tới để ra đc. Nếu tháo van 1 chiều ra là nước chảy ra hết ngay.
Nếu nhà chung cư cao tầng thì cả hệ thống đã có van giảm áp rồi...nếu không thì đầu tiên là cái máy giặt với mấy cái vòi nước nhà cụ toạch hết từ đời (đặc biệt là van nạp máy giặt, chỉ chịu được 1 áp lực nước nhất định).... Bọn bất nhân nó lòe cụ thôi ạ...vụ này phải cho lên báo cho chết cha chúng nó đê.
+ Việc nổ bình thì có nhiều nguyên nhân nên em không giám chắc. cũng có thể do bình đó nứt rồi. Về căn bản là sẽ ko có nước chẩy ra còn có chẩy ra là đã đc bảo hành. Mà có thể lỗi dùng là do cụ chứ ko hẳn là lỗi bình vì cụ bảo khi mới dùng nó phụt phi phì. có thể cụ cắm khi nước chưa đầy, đầu đốt quá nóng, làm quá nhiệt không đều thành bình chứa gây nứt....rồi đến hôm đó nó die
- Về thiết kế, họng lấy nước (ra nước nóng) thiết kế ở trên đỉnh bình khi bình được đặt đúng tư thế để đảm bảo kh bơm nước vào bình sẽ không có khí trong đó,hoặc chí ít, nước cũng ngập đầu đốt. Nên mới lắp bình xong thì phải vặn vòi nước cho đến khi đường ra nước chẩy đều, ko còn hiện tượng phì hơi mới đc đóng điện. có viết rất rõ trong sách hướng dẫn.
+ Khi bình vỡ hoặc khi quá tải thì cái cục trắng trắng ở gần phích cắm, là thiết bị an toàn sẽ ngưng cấp điện vào bình. còn có dò điện là dò ở phần tiếp xúc chứ đầu đốt thì chỉ có nóng chứ ko dò điện ạ. Thế nên em dự lúc bình vỡ cái cục kia đã ngắt điện rồi.
+ Khi tắm cần cắt điện thì nó...hơi xưa. dù không thừa nhưng mà việc này hầu như không cần thiết vì : bình có rơle nhiệt, sẽ ngắt đầu đốt ở khoảng nhiệt mình cài đặt (về lý thuyết max là 100 vì nhiệt sôi của nước chỉ có thế) có đốt thêm cũng tốn điện và nguy hiểm chứ chả để làm gì (cũng có thể hỏng rơle nó đốt mãi gây áp suất, nổ bình) Và đã có thiết kế, nên việc nóng quá cháy joăng là không có nếu máy hoạt động ổn định. Đầu đốt không thể dò điện...vì nếu dò điện thì 100% thằng tắm bình nóng lạnh ko tắt điện đều chết. ngoài ra còn 1 cục an toàn đi theo bình + attomat nên được 2 lần bảo vệ nữa.
Nhìn chung, Bình nóng lạnh đơn giản và an toàn.