- Mặc dù bài của cụ chủ đã lâu rồi, em vẫn có ý kiến như sau:
Cái van từ đường lạnh theo em biết nó đóng vai trò van 1 chiều từ đường lạnh thì chuẩn hơn.
-Khi ko dùng nước, bình bắt đầu đun thì nước không chảy ngược từ bình nóng lạnh ra đầu lạnh được, nên van giảm áp chẳng để làm gì cả.
- Còn ở đầu nóng thì lắp van giảm áp chẳng làm gì.
Van giảm áp chỉ lắp khi áp lực trong đường ống cấp đến đầu vào bình nóng lạnh quá lớn, cũng như các thiết bị, nếu cụ dùng két nước trong nhà hoặc trực tiếp từ đường ống chung của thành phố thì khó mà áp lực lớn được, vì thường áp chỉ đạt ko quá 1bar. mà áp lực làm việc của các thiết bị cho phép là 3-4bar, nên chẳng có vụ van giảm áp ở đây.
Mà nguyên nhân như cụ nào đã nói ấy, cái rơ le nhiệt nó bị hỏng, khi sôi đạt 100 thì phải tắt, rơ le hỏng nên nước cứ sôi, nở nhanh, các van nước trong nhà đều đóng, cái van 1 chiều ở nguồn lạnh bị khóa, nên có nhiều trường hợp:
- bung van kém bền nhất sau nguồn nóng
- ống mà lởm thì nổ ống
2 cái kia mà bền quá thì mới nổ bình.
Bên bảo hiểm bảo do ko lắp van giảm áp là bố láo.
Van giảm áp là van dùng để giảm áp lực, chứ ko có nhiệm vụ xả như bảo hiểm nói : 2. Có một cái van giảm áp ở phía dưới đường lạnh, khi áp suất cao nó sẽ xả qua cái van này,
ví dụ, áp lực từ đường ống vào nhà là 50 m chẳng hạn ( cái này chỉ có nhà chung cư cao tầng mới có) thì trước khi đấu nối vào nhà cần lắp van giảm áp để giảm về áp lực an toàn cho các thiết bị, thường là 30m.
Còn cái như cụ chủ nói thì là van xả, khi áp lực đạt ngưỡng thì nó tự xả, theo em biết thì nó lắp bên trong bình nóng lạnh luôn, ko phải thiết bị lắp ngoài, các bình đời mới các cụ sẽ thấy 3 ống, 1 ống vào, 1 ống ra nóng, và 1 còn lại là xả đấy ạ, nên ko thể ăn bớt cái van giảm áp được.
Thợ lắp hay ăn bớt cái van 1 chiều, cái này nếu ko có thì khi nước nóng, hay bị chảy ngược lại nguồn lạnh, làm giảm nhiệt độ của bình, và bình lại phải đun lại, tốn điện..