Giải thích thêm cho cụ nào sinh sau năm 1972, và điểm sử toàn 1 với 2 dù cô giáo cho quay cóp thả mái, đã thế lại chăm bú bia hơn đọc sách lịch sử
Do đặc trưng nguyên lý bổ nhào ném bom của cường kích thế hệ cũ và lưới lửa phòng không của Hà Nội dày đặc các cao độ và bố trí xung quanh như thiên la địa võng nên cầu Long Biên bị oanh tạc rất nhiều lần mà không hề hấn gì. Chỉ sau khi loại
bom từ trường thông minh xuất hiện thì ngay phát đầu cầu LB đã tan mấy nhịp cầu phía bắc.
B52 là máy bay ném bom chiến lược, không dùng để đánh cầu, đường. Chứ nếu nó rải 1 vệt dọc sông Hồng mà mỗi vệt dài 2 km thì chắc cầu LB cũng khó trụ vững. Vụ Khâm Thiên có lẽ do chú phi công hoảng loạn giật cò, chứ loại máy bay này chỉ triệt hạ các kho bãi, tập kết quân, khí tài chủ lực. Khoảng hơn chục địa điểm trong số 70 điểm cần đánh phá trên toàn miền Bắc.
Về máy bay cường kích, tại cầu Long Biên và cầu Hàm Rồng. Máy bay MỸ thường tiếp cận mục tiêu theo 2 hướng từ Thái Lan qua Lào rồi rẽ phải vào mục tiêu. 1 hướng từ hạm đội 7 bay theo vịnh Bắc Bộ rồi rẽ trái. Khá máy móc nên các trận địa của ta cứ góc tà, phương vị đó mà đón sẵn. 2 trận địa này hóa vàng số lượng máy bay Mỹ nhiều nhất trong số hàng nghìn máy bay các loại bị hạ