Em nghĩ vấn đề ko phải ở chỗ "chiều lòng khách hàng" hay "tăng doanh số" , bản chất đây vấn đề này cũng ko phải là vấn đề.
Ngày trước công nghệ trong sản xuất giày chưa hoặc chưa cần phát triển, họ làm giày đều bằng da, không cứ là giày thể thao hay những loại giày khác, vì đó là nguyên liệu phổ thông nhất, dễ tiếp cận nhất rồi.
Dần dần, trong lĩnh vực thể thao, các yêu cầu về thành tích, năng suất ngày một cao, trình độ vận động viên tự bản thân mỗi người cũng đều muốn phá bỏ giới hạn của chính mình, v.v... Lí do: tính cạnh tranh, lợi nhuận, thể trạng con người ngày một đi lên, v.v...
Khi đó, các hãng đồ thể thao gặp bài toán như vậy, nên họ đưa ra lời giải bằng việc thay thế chất liệu upper, chất liệu sole, cải tiến trong thiết kế, v.v... Tính chất cơ bản vẫn là phục vụ dân thể thao chuyên nghiệp, 1 đôi giày đôi khi chỉ dùng trong 1 trận thi đấu rồi vứt bỏ là chuyện bình thường. Do đó, em thấy ko liên quan gì đến việc "chiều lòng khách hàng" mà ở đây là khách hàng phổ thông, họ đáp ứng nhu cầu của vận động viên là chính. Còn tất nhiên, nhờ những yếu tố khác, sản phẩm tiếp cận với đông đảo người dùng.
Bản thân em mua đồ thể thao, không bao giờ quan niệm rằng nó phải bền bỉ cỡ 4-5 năm, trong khi mình sử dụng nó theo chiều hướng "làm hư hại" hơn là "giữ gìn" .