[Funland] Những vũ khí, khí tài, phương tiện quân sự có hình thù kỳ lạ

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Chiếc xe Welbike từng rất hữu dụng cho các điệp viên trong thời chiến tranh thế giới thứ hai. Ảnh: Blog.naver
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Chướng ngại vật di động
Đây là sản phẩm của các ý tưởng trong chiến tranh vệ quốc của Liên Xô hồi Thế chiến I. Lá chắn thép gắn trên bánh xe có các lỗ châu mai đảm bảo an toàn cho 5 người bắn vào kẻ thù, nhưng để lăn cỗ máy nặng nề này trên chiến trường thì thật là khó khăn. Hơn nữa vỏ thép của chiếc xe này lại có vẻ chưa đủ vững chắc.
Chướng ngại vật di động là sản phẩm của các ý tưởng trong chiến tranh vệ quốc của Liên Xô hồi Thế chiến I Tăng tự tạo YPA
Những người “chế tác” ra sản phẩm này là quân nổi dậy mùa đông năm 1943. Thực ra, đó là sự kết hợp của thân một chiếc T-26 đã vỡ với một tháp pháo với khung gầm máy kéo STZ -5. Nếu như chiếc tăng này có thể bắn đi nữa sau đó làm thế nào để nó không bị lật nhào với tỉ lệ kỳ quặc như vậy?
Chiếc tăng tự tạo có tỷ lệ đặc biệt
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Tăng bằng gỗ dán của Nhật Bản
Xe tăng là một loại vũ khí quan trọng và đương nhiên đối phương cũng hiểu được điều này, do đó bằng tất các nỗ lực họ cố phá hủy những chiếc xe tăng của bạn cho đến khi ý nghĩ về chúng đó không còn trong đầu họ nữa. Vì vậy, bằng cách nào đó cố gắng gìn giữ “những chiếc xe tăng” cho kẻ thù bắn phá. Người Nhật đã làm rất tốt việc này khi sử dụng những mô hình xe tăng bằng gỗ dán như là một cái bia để thu hút hỏa lực đối phương.
Người Nhật đã sử dụng hiệu quả những chiếc xe tăng bằng gỗ dán để nghi binh Xe tăng bơm hơi Sherman
Mô hình xe tăng bằng gỗ dán nghi binh được dùng trong trường hợp khẩn cấp, còn quân Mỹ đã lừa quân Đức trong trận chiến tại Pháp vào năm 1944, khi ứng dụng công nghệ cao, tạo ra các xe tăng bằng phao bơm hơi, trong khi các xe tăng của họ lặng lẽ đánh vu hồi từ phía sau quân Đức.
Mỹ đã lừa quân Đức trong trận chiến tại Pháp vào năm 1944 bằng các xe tăng bơm hơi
Tăng lốp xe đạp Reichswehr
Vào cuối những năm 20 của thế kỷ trước theo yêu cầu của Hiệp ước Versailles, Đức không có quyền có xe tăng trong lực lượng vũ trang. Vì vậy, để đào tạo pháo thủ, họ đã sử dụng mô hình xe tăng bằng gỗ ép có lắp bánh xe đạp được những người lính đẩy đi. Sau đó các mô hình này được lắp trên xe ô tô nhỏ.

Tăng lốp xe đạp Reichswehr của Đức hồi những năm 1920 Tăng bơm hơi Centurion
Đây lại là một xe tăng bơm hơi nhưng lần này là do người Anh sử dụng thời kỳ hậu chiến. Như bạn thấy, mô hình có thể dễ dàng được 7 người mang đi ngụy trang. Chiếc xe giả làm từ cao su bọc kim loại, do đó, kẻ thù có thể dễ dàng tin đó là một chiếc xe thiết giáp bằng sắt thật.
Đây lại là một xe tăng bơm hơi do người Anh sử dụng
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Tăng Straw bằng rơm
Và đây là một xe tăng giả của Đức đã làm quân Anh bối rối trong Thế chiến thứ nhất. Vật liệu tạo nên chiếc xe này không có nên người ta đã sử dụng rơm ở cánh đồng gần đó để làm xe tăng. Để tăng độ tin cậy, trên thành xe tăng giả đã được vẽ hình thập ác thật to.
Xe tăng giả của Đức đã làm quân Anh bối rối trong Thế chiến thứ nhất Tăng diễn tập của lính thủy đánh bộ Mỹ
Mô hình lớn này được lắp trên khung gầm máy kéo hoàn toàn vô hại và chỉ dùng để miêu tả hình ảnh xe tăng tại một trại huấn luyện của quân đội Mỹ tại Great Lakes. Không có nghi ngờ gì nữa, sau khi đã làm quen với “con quái vật” này, xe tăng thật sẽ không còn làm binh lính Mỹ phải sợ hãi nữa.
Sau khi đã làm quen với “con quái vật” này, xe tăng thật sẽ không còn làm binh lính Mỹ phải sợ hãi nữa Kettenkrad HK-101 NSU
Xe Kettenkrad HK-101 NSU được bắt đầu sản xuất từ năm 1940 cho đến năm 1944. Đó là một chiếc xe dạng xe máy với bánh xích và được trang bị tháp pháo. Loại xe này được sử dụng cho các mục đích khác nhau từ kéo pháo hạng nhẹ, chở súng cối cho đến lắp đặt đường dây thông tin liên lạc.
Xe Kettenkrad HK-101 NSU được bắt đầu sản xuất từ năm 1940 cho đến năm 1944
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Xe máy thiết giáp của Đức Type R (PZ-R)
Thực tế đây là mô hình xe tăng Đức A7V trong Thế chiến thứ nhất. Nhưng nó có vẻ rất ấn tượng với ụ pháo và hai súng máy.
Xe máy thiết giáp của Đức Type R (PZ-R) Xe tăng lắp lưới dò mìn
Xe chiến đấu bọc thép này do các công ty Đức Krupp, Daimler-Benz và Alkett " chế tạo vào mùa đông năm 1941-1942. Nó được lắp thêm các con lăn với lưới thép có thể quét, phá hủy mìn dưới đất mà không gây nguy hại cho bản thân và mở đường cho xe tăng.
Xe chiến đấu bọc thép này do các công ty Đức Krupp, Daimler-Benz và Alkett chế tạo Sherman Lu-lu
Lưới chống mìn thực nghiệm cho xe tăng Sherman là một máy dò cảm ứng tự hành, gồm ba con lăn bằng gỗ với các cuộn cảm ứng báo mìn. Hai chiếc được lắp phía trước và một phía sau xe tăng.
Tăng phá mìn Sherman Lu-lu
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Con này em tìm thấy trong chiến tranh thế giới II, em chưa tên nó là gì.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Máy bay ném bom Silbervogel

Silbervogel, hay còn gọi là “Chim bạc”, là loại máy bay ném bom phản lực, được thử nghiệm ở các hầm gió nhân tạo, nhưng chưa bao giờ đi vào sản xuất. Tuy nhiên, đây được xem là nguyên mẫu của các phương tiện vũ trụ như tàu con thoi hiện đại.




Các nhà khoa học cho rằng, “Chim bạc” có thể mang một quả bom 4 tấn bay qua Đại Tây Dương tới châu Mỹ. Về nguyên lý hoạt động, sau khi đạt vận tốc 1.931 km/giờ với sự “giúp đỡ” của động cơ phản lực, “Chim bạc” sẽ lấy lại độ cao tiến tới tầng bình lưu. Các kỹ thuật viên của Đức tính toán rằng “Chim bạc” có thể đi được một quãng đường không tưởng, từ 20.000 km tới 25.000 km.

Tuy nhiên, dự án này đã vượt xa khả năng và nguồn lực của Đức Quốc xã, và Silbervogel chỉ tồn tại như một mô hình thử nghiệm.

Tàu ngầm Midget-X

Midget-X là một trong số các tàu ngầm được Hải quân Hoàng gia Anh chế tạo trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Chiếc tàu dài khoảng 15,5 m, đường kính tối đa 1,68 m và độ choán nước là 27 tấn khi nổi và 30 tấn nước khi lặn. Tàu chạy bằng động cơ diesel 42 mã lực, vận tốc trên mặt nước là 12km/h và vận tốc dưới nước là 10 km/h. Thủy thủ đoàn gồm 4 người (chỉ huy, hoa tiêu, thợ máy và thợ lặn).




Phương pháp tác chiến của tàu ngầm X là tìm cách tiếp cận mục tiêu bằng một trong hai cách: nó có thể được một chiếc tàu ngầm “mẹ” (tàu ngầm cỡ lớn) kéo theo và nằm lơ lửng bên dưới tàu địch hoặc được phóng ra từ một chiếc tàu ngầm khác và tự lái đến mục tiêu. Hai quả thủy lôi nặng hơn 1.600 kg được gắn vào hai bên tàu bằng một cái chốt. Chúng được giải phóng bằng máy quay tay khi tàu ngầm ở ngay bên dưới thân tàu địch và có ngòi nổ chậm để tàu ngầm có thời gian thoát ra khỏi khu vực nổ.

Ưu điểm của loại tàu này là nhỏ, gọn, tính cơ động cao, có thể bí mật thâm nhập vào cảng biển của đối phương, tiêu diệt các tàu chiến nổi trên mặt nước hoặc dùng để trinh sát, do thám và tiếp tế. Một ưu điểm khác nữa của tàu Midget - X là có thể hướng dẫn các tàu đổ bộ một cách khá chính xác. Nhưng nó chỉ có duy nhất một cửa ra vào và đây chính là rắc rối trong những trường hợp khẩn cấp.

Anh đã chế tạo 6 chiếc tàu ngầm loại này dùng để chống lại các tàu chiến Bismarck của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy nhiên, Hải quân Anh đã bị mất 2 chiếc do tai nạn, một chiếc bị hỏng do vấn đề kỹ thuật, một chiếc bị hỏa lực của quân Đức đánh chìm. Dù vậy, hai chiếc còn lại cũng đủ gây thiệt hại đáng kể đối với tàu chiến Bismarck.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Cụ nào đã dùng khẩu này cho em hỏi, nó vướng cai băng đạn như vậy thì xạ thủ ngắm thế nào nhể ?
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Súng KALI Các nhà khoa học nguyên tử của Ấn Độ đã chế tạo thành công một loại vũ khí được cho là “ngôi sao của các cuộc chiến tranh”, hay còn gọi là KALI, mà các chùm tia của nó có thể làm tê liệt hệ thống điều khiển tên lửa và máy bay chiến đấu của đối phương. Vũ khí này bắn ra chùm tia vi sóng có năng lượng lên tới hàng tỷ héc/giây nên có thể “tiêu diệt một cách êm ái” máy bay và tên lửa của đối phương bằng cách làm tê liệt hệ thống điện tử và chíp máy tính trong hệ thống điều khiển.

Súng KALI


Theo các nhà khoa học trên, ''sát thủ êm ái” với chùm tia vi sóng có lợi thế hơn các vũ khí laser vì có tính ứng dụng thực tế cao hơn và chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, vũ khí này gây nhiều quan ngại về mặt đạo đức. Ngoài việc tiêu diệt các hệ thống vũ khí của đối phương bằng trường điện từ, vũ khí này còn gây nhiều nguy hiểm đối với con người, đặc biệt về mặt tâm sinh lý.
Mặc dù thuật ngữ vũ khí xung điện từ mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng khái niệm về nó đã có từ rất lâu, bắt nguồn từ các nghiên cứu về vũ khí hạt nhân của Mỹ trong những năm 1950. Từ năm 1958, khi tiến hành thử nghiệm bom khinh khí (bom H), các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một vụ nổ thử trên biển Thái Bình Dương đã gây cháy nổ các đèn chiếu sáng tại một hòn đảo ở Hawaii cách nơi tiến hành vụ nổ hàng trăm km. Vụ nổ cũng đã làm gián đoạn họat động của các thiết bị phát sóng radio ở tận châu Úc. Các nhà khoa học bắt đầu coi đây là một khả năng có thể khai thác trong lĩnh vực quân sự. Mỹ là quốc gia đi tiên phong trong việc nghiên cứu bom xung điện từ.
Ấn Độ có kế hoạch chế tạo KALI từ năm 1985, nhưng mãi đến năm 1989 nó mới bắt đầu được triển khai. Dù mới được thử nghiệm nhưng vũ khí xung điện từ năng lượng cao đã cho thấy mức độ hủy diệt ghê gớm. Sóng xung điện từ được truyền đi với vận tốc ánh sáng sẽ dễ dàng làm đoản mạch và “nướng chín” các chíp điện tử cũng chư các mạch điện bên trong máy tính hay các thiết bị thông tin liên lạc. Các hệ thống điện tử vốn là “tai mắt” của các hệ thống vũ khí hiện đại. Khi các hệ thống này bị vô hiệu hóa, sức chiến đấu của vũ khí sẽ bị vô hiệu hóa. Các loại vũ khí không dùng điện như súng máy hay pháo phòng không có thể vẫn hoạt động nhưng hiệu quả chiến đấu sẽ bị suy giảm do các hệ thống chỉ thị mục tiêu không hoạt động.
Các nhà khoa học Ấn Độ cho biết, súng KALI sẽ lần đầu tiên cho phép nước này củng cố hệ thống điện tử được sử dụng trong các vệ tinh và tên lửa chống lại các xung điện chết người do vũ khí hạt nhân tạo ra.


 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Súng xung điện từ KALI
Ngoài E-bom, Ấn Độ cũng đang âm thầm phát triển loại súng bắn xung điện từ KALI.
Súng KALI có thể được trang bị trên rất nhiều phương tiện vũ khí khác nhau từ xe tăng, xe bọc thép hay có thể trang bị cho cả máy bay chiến đấu.
Bên cạnh khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, trên biển. Súng KALI hoàn toàn có thể được dùng cho nhiệm vụ phòng thủ tên lửa và chống máy bay của kẻ thù.
Theo các chuyên gia vũ khí, các xung điện từ có năng lượng cực mạnh được bắn ra bởi súng KALI sẽ làm tê liệt hệ thống điều khiển tên lửa cũng như của máy bay kẻ thù.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Cảm ơn cụ Man và cụ gấu đã giải ngố cho em.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Máy bay ném bom General Dynamics A-12 Avenger II


General Dynamics A-12 Avenger II được coi là máy bay nóm bom tàng hình dùng để thay cho máy bay tấn công A-6 Intruder. Quá trình sản xuất máy bay gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến yêu cầu về vật liệu compozit để chế tạo máy bay và hệ thống radar. Khi đó, giá của một chiếc máy bay này lên đến 160 triệu USD. Vì chi phí của dự án quá cao nên buộc phải ngừng lại.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top