[Funland] Những vị tướng tài trong lịch sử Việt Nam.

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
chỉ có ý nghĩa tinh thần . chỉ có Tổng bí thư Lê Duẩn và Văn tiến Dũng là thực quyền.
Thế sao không cho lê duẩn chức này luôn cho ông giáp làm gì.
Ở trung đặng có thể nhường chức tổng bí thư nhưng ko bao giờ buông trưởng ban quân ủy trung ương nhé.
Tất cả các nước xhcn chỉ có tướng giáp là ngoại lệ khi không nắm tổng bí mà lại nắm quân ủy trung ương.
Tổng bí thư có thể bù nhìn nhưng trưởng ban quân ủy không bao giờ bù nhìn nhé
 

tiêu_kiếm

Xe tải
Biển số
OF-379949
Ngày cấp bằng
28/8/15
Số km
499
Động cơ
247,290 Mã lực
Tuổi
56
NHỮNG NỮ ĐỘI TRƯỞNG KHÉT TIẾNG NƯỚC NAM

Ngày 20/10, Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam được thành lập. Cái ngày này tự nhiên được biến thành ngày Phụ Nữ Việt Nam khoảng hơn 10 năm trở lại đây một cách rất huyền bí như ngày 8/3 được gán là ngày giỗ của Hai Bà Trưng do nhà hộ sinh Mê Linh khẳng định. Lịch sử Việt Nam rất âm tính, chính vì thế nữ giới mới là giai cấp đặt nền móng cho đất nước có "4000 năm' hào hùng này, từ việc đẻ 100 trứng đến giành nền độc lập đầu tiên và giành tấm HCV bóng đá nữ đầu tiên cấp độ SEA Games. Do đó, Cổ Thư Lâu xin trân trọng ghi ơn đức muôn đời của Phụ Nữ Việt Nam bằng bài viết này.

Bóng đá và lịch sử rất giống nhau. Mỗi trận cầu được coi như một trận chiến, mỗi cầu thủ thường được ví với các chiến binh. Và trong giải đấu Dựng Nước - Giữ Nước kéo dài hơn 2.000 năm qua, Việt Nam đã xuất hiện nữ cầu thủ hiệt kiệt, đá cho đội tuyển Giặc lên bờ xuống ruộng, phải ôm đầu máu rút chạy khỏi sân bóng Việt Nam. Những Nữ Đội Trưởng đó là ai?

Xuất thân từ lò bóng đá phủi Mê Linh - Phú Thọ, Hai Bà Trưng sớm bộc lộ tài năng chơi bóng kiệt xuất ngay từ nhỏ, đặc biệt là khả năng tư duy chiến thuật và lối chơi dựa vào đầu óc hơn thể lực của vị trí tiền vệ kiến tạo. Trưng Trắc, thậm chí còn trở thành WAG của Thi Sách, một ngôi sao sân cỏ sáng giá lúc bấy giờ, nhằm liên kết các lò bóng đá thành một mối, tính chuyện phát triển bền vững.

Năm 40 sau Công Nguyên, HLV Tô Định của ĐT Đông Hán cảm thấy lo ngại trước tài năng của ngôi sao đang lên Thi Sách, nên đã sai cầu thủ dưới trướng hạ độc thủ khiến Thi Sách bị tử vong trên sân bóng, sau khi dùng tiền chiêu mộ không thành công.

Quá căm hận trước hành động phi thể thao của Tô Định, Trưng Trắc và Trưng Nhị bèn mở Khởi Nghĩa League lần 1, kéo đội Giao Chỉ tiến ầm ầm về sân bóng Long Biên, đá cho ĐT Đông Hán thua tan tác như Arsenal gặp Bayern Munich. Đội tuyển Giao Chỉ của Hai Bà Trưng chỉ trong một thời gian ngắn đã đoạt 45 cúp cấp Thành và 4 chức vô địch cấp Quận (Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Nam Hải).

Thua sấp mặt, Tô Định bèn hoảng hốt dẫn ĐT Đông Hán lên xe bus chạy một mạch về Trung Quốc, không dám quay lại đá trận lượt về. Cầm trên tay chiếc cúp vô địch Khởi Nghĩa League lần 1, Hai Bà Trưng bèn xưng vương, uy danh vang khắp cõi, biến Mê Linh thành kinh đô bóng đá hùng mạnh.

HAI BÀ TRƯNG
Trưng Trắc - Trưng Nhị là cặp bài trùng cùng huyết thống đầu tiên trong lịch sử bóng đá, trước rất nhiều những cặp anh em nhà Charlton, anh em nhà De Boer hay bố con nhà Gudjohnsen… Theo sơ yếu lí lịch thì Trưng Trắc là chị, Trưng Nhị là em do đó cũng dễ hiểu tại sao băng Thủ quân thuộc về Trưng Trắc còn Trưng Nhị được coi là Đội phó của đội tuyển Giao Chỉ.

Đáng tiếc rằng, ngôi vương của Hai Bà Trưng cũng đoản thọ giống Leicester City. Chỉ 3 năm sau, ĐT Đông Hán với tân binh Mã Viện đã đòi được món nợ lượt đi. Nhưng thiên hùng ca, một đội bóng phủi đánh bại một đội bóng chuyên nghiệp vẫn được lưu truyền nghìn đời. Còn cầu thủ Đông Hán, hễ nghe đến tên Hai Bà Trưng là vãi một số thứ ngay lập tức.

LÊ CHÂN
Bộ óc tuyến giữa của ĐT Giao Chỉ chính là hai tiền vệ Trưng Trắc - Trưng Nhị, còn trên hàng công, không ai lừng danh bằng tiền đạo Lê Chân. Lê Chân sinh tại Đông Triều (Hải Dương, này là Quảng Ninh), song do ở đây phong trào bóng đá không phát triển nên bà đã chuyển nhà đến Hải Phòng cũng vì mến mộ danh tiếng của lò đào tạo bóng đá đất này.

Lê Chân sở hữu tốc độ chạy 9, sút 9, đánh đầu 9 nhưng chuyền thì hơi kém Xuân Trường một chút. Tuy nhiên, thế cũng đủ để Lê Chân trở thành một chân sút thượng hạng khiến mọi đối thủ phải kính nể. Ngoài ra, kỹ năng sử dụng trường kiếm của Lê Chân cũng rất tốt, không mấy ai dám vung gươm khoe tài trước mắt bà.

Khi nghe tin Hai Bà Trưng kêu gọi “lập team” đá giải Khởi Nghĩa League lần 1, Lê Chân liền xách giày đến đầu quân. Sau vài màn thử chân cẳng sơ sơ, Lê Chân đã chiếm được sự tin cậy của đội trưởng Trưng Trắc, được giao phó chức Chưởng quản binh quyền nội bộ, quản lý toàn bộ phòng thay đồ của đội Giao Chỉ.

Kể từ đó, dưới sự thống suất của Lê Chân, hàng công của đội Giao Chỉ biến thành cơn ác mộng của thủ môn đội Đông Hán. Thống kê Opta cho thấy, Lê Chân đặt dấu ấn trong 40/45 trận thắng của đội Giao Chỉ ở mùa giải mà Hai Bà Trưng xưng Vương. Lê Chân đích thực là chân sút xuất sắc nhất mọi thời đại mà lò Hải Phòng đã đào tạo ra.

Chỉ tiếc rằng, 3 năm sau, do để thua ĐT Đông Hán trong trận tái đấu, Lê Chân đã cùng Hai Bà Trưng xuống sông tắm mát cho nguôi ngoai nỗi căm hờn. Sau đó, tất cả đều không quay về nữa.

BÀ TRIỆU
Bà Triệu tên khai sinh là Triệu Thị Trinh, tên Facebook là Triệu Ẩu, tên Twitter là Triệu Trinh Nương, tên Instagram là Triệu Quốc Trinh. Bà xuất thân từ lò bóng đá thuộc quận Cửu Chân, về sau đổi thành Halida Thanh Hóa, rồi Xi Moong Công Thanh Thanh Hóa và hiện là FLC Thanh Hóa, và sớm trở thành một hiện tượng trên mạng xã hội thời đó.

Ngay từ nhỏ, Bà Triệu đã khiến cộng đồng mạng kính nể với những phát ngôn gây sốc. Khi đó, đội tuyển Đông Ngô của Tôn Quyền là 1 trong 3 đội bóng mạnh nhất giải Tam Quốc Chí League. Để tăng cường lực lượng và mở rộng tầm ảnh hưởng sang thị trường Giao Chỉ, Tôn Quyền đã sai CEO Tiết Kính Hàn sang hoạt động.

Cậy thế đội bóng lớn, đám cầu thủ Đông Ngô chẳng coi "phan hâm mộ" xứ Cửu Chân vào đâu. Thấy Bà Triệu có tài năng chơi bóng và nhan sắc phi thường, đặc biệt là vòng 1 cực kỳ nở nang, nên BHL đội Đông Ngô rất mê và muốn chiêu mộ.

Tuy nhiên, khi biết được ý định này, Bà Triệu đã đăng Status: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, xây dựng đội bóng, thi đấu chuyên nghiệp, đoạt Cúp vinh quang, chứ không chịu khom lưng làm WAG nhà người”. Chỉ 5 phút sau, hơn một ngàn tráng sỹ Thanh Hóa, đẳng cấp bét nhất cũng ngang Mai Tiến Thành, đã follow Bà Triệu, lập thành một đội bóng cực mạnh.

Đội bóng của Bà Triệu mặc áo vàng, quần vàng truyền thống bởi Bà Triệu mỗi khi ra sân thường mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi cực kỳ oai phong lẫm liệt. Một điểm chung giữa Bà Triệu và Hai Bà Trưng là đều chuộng sơ đồ chiến thuật hình con voi để đối phó với sơ đồ hình cây thông 4-3-2-1 của ĐT Đông Hán và Đông Ngô.

Ngay ở những trận đầu, đội hình hình con voi của Bà Triệu đã khiến ĐT Đông Ngô thất điên bát đảo, thua liểng xiểng, khiến nhà cửa, xe cộ, thậm chí quận lỵ Tư Phố, và phần lớn xứ Cửu Chân đều rơi vào tay đội bóng Bà Triệu. Đám cầu thủ Đông Ngô kinh hoàng mỗi khi giáp mặt với Nhụy Kiều Tướng Quân, tức Bà Triệu. Chúng truyền tai nhau câu :

Cầm giáo đâm hổ (ám chỉ Falcao, một tiền đạo khét tiếng) không thấy sợ
Đối mặt Nhụy Kiều (ám chỉ Bà Triệu) chắc chắn toi

ĐT Đông Ngô thua nhiều quá, gần như sắp bị tụt hạng. Đến lúc này, Tôn Quyền vội vàng áp dụng chiêu “trảm tướng đổi vận”, cử Lục Dận, cháu của cựu huyền thoại Lục Tốn sang làm HLV trưởng đội Đông Ngô. Lục Dận vốn là kẻ mưu hèn kế bẩn, biết thi đấu đằng thẳng không thể thắng được đội Bà Triệu bèn sai cầu thủ giở trò đê tiện là đang thi đấu thì tụt hết quần áo ra.

Luật lệ FIFA thời đó còn hoang dã, chưa có điều khoản phạt thẻ đỏ, thẻ vàng với hành vi cởi áo quần trong khi thi đấu. Thế nên, với tâm hồn ngây thơ của cô gái thanh xuân, nhìn thấy cảnh đối phương thoát y nồng nỗng, Bà Triệu ngượng ngùng, tâm thần xao động, dẫn đến bối rối chiến thuật và bị lội ngược dòng. Có thể nói, đội Bà Triệu đã thua trên thế thắng.

Nhưng dù sao, tiếng tăm của Bà Triệu cũng đã khiến đám Đông Ngô kinh hãi. Và danh tiếng của ĐT Đông Ngô cũng vì thế bị hạ thấp so với Bà Triệu. “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” là vì vậy.

ĐÔ ĐỐC BÙI THỊ XUÂN
Xuất thân từ lò bóng đá Bình Định lẫy lừng, Bùi Thị Xuân là một nữ cầu thủ xuất sắc vô cùng. Bùi Thị Xuân được sử sách bóng đá liệt vào nhóm Tây Sơn Ngũ Phụng Thư gồm 5 nữ cầu thủ hiệt kiệt, tài năng và đẳng cấp gấp nghìn lần (không gấp nghìn lần thì cũng gấp 10 lần) nhóm Ngũ Hổ Tướng của đội tuyển Thục do Lưu Bị làm HLV.

Bùi Thị Xuân không chỉ có dụng song kiếm như thần mà cũng có thể dứt điểm tốt bằng cả hai chân. Bà nhanh chóng trở thành thủ lĩnh của nhóm WAGs thuộc Tây Sơn FC nhờ võ nghệ cao cường, tinh thần đảm lược và mưu trí vô song. Chưa hết, bà cũng là hội trưởng hội chơi voi trên Facebook nhờ tài thuần phục voi rừng thành pet. Nghe đâu, tiền đạo Didier Drogba cũng do bà huấn luyện.

Trong trận thi đấu giao hữu Chào Xuân Kỷ Dậu (1789), đội hình tượng binh của Đô đốc Bùi Thị Xuân đã lập công lớn khi giúp HLV Quang Trung aka Nguyễn Huệ đánh bại đối thủ mạnh là Mãn Thanh của HLV Tôn Sĩ Nghị ngay tại sân Hàng Đẫy (Thăng Long). Ở trận này, thế trận của đội Mãn Thanh đã bị biến thành jambon, thịt xay dưới bước tiến nghìn cân của đội tượng binh.

Không nghi ngờ gì nữa, Đô đốc Bùi Thị Xuân chính là tiền đạo chơi hiệu quả nhất của đội hình nữ kiệt Việt Nam trong các trận giao hữu với ĐT Giặc.

Đội Hình Tiêu Biểu Việt Nữ: 3-4-3
Thủ Môn: Âu Cơ
Hậu Vệ: Ỷ Lan - Dương Vân Nga - Ngọc Hân
Tiền Vệ: Bà Ba Đề Thám - Trưng Trắc - Trưng Nhị - Lương Thị Minh Nguyệt
Tiền Đạo: Triệu Thị Trinh - Bùi Thị Xuân - Lê Chân

Dự bị: Út Tịch (tiền đạo), Lương Dung Nga (tiền đạo), Nguyễn Thị Định (tiền vệ tổ chức), Võ Thị Sáu (tiền vệ cánh), Lý Thị Năm (thủ môn, hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo), Bà bán nước bến phà Rừng (hậu vệ), Bà chúa Kho (hậu vệ), Huyền Trân (tiền vệ), An Tư (tiền vệ), Lý Chiêu Hoàng (hậu vệ), Ngọc Trinh (Cheerleader)

HLV: Phòng Thị Tóng

Nguồn : ăn cắp
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Thế sao không cho lê duẩn chức này luôn cho ông giáp làm gì.
Ở trung đặng có thể nhường chức tổng bí thư nhưng ko bao giờ buông trưởng ban quân ủy trung ương nhé.
Tất cả các nước xhcn chỉ có tướng giáp là ngoại lệ khi không nắm tổng bí mà lại nắm quân ủy trung ương.
Tổng bí thư có thể bù nhìn nhưng trưởng ban quân ủy không bao giờ bù nhìn nhé
Tất cả các chức vụ đều có thể là bù nhìn, quyền lực như thế nào là do ai nghe lệnh anh!
 

custardapple

Xe buýt
Biển số
OF-205653
Ngày cấp bằng
11/8/13
Số km
767
Động cơ
125,369 Mã lực
Em chọn tướng Giáp.
Thứ nhất, mình chỉ xếp hạng vị tướng đại diện cho thế hệ thôi, chứ không thể xét ông A nổi tiếng nhờ có những ông B, C, D,... Nên đại diện thế hệ Hồ Chí Minh phải là ông Giáp.
Thứ hai, việc xếp hạng phải tính đến việc người ta thắng đội nào. Như các cụ khác thường chỉ vô địch giải V-league hoặc giao hữu với Tàu, Thái, Cao Miên là những đội xếp hạng thấp trong BXH của FiFa; riêng các cụ Trần Hưng Đạo, Võ Nguyên Giáp là chiến với Mông Cổ và Pháp, Mỹ là những đội thuộc trình độ World Cup, tính về tầm quan trọng của cuộc chiến thì thời cụ Giáp là hơn hẳn cụ Hưng Đạo Vương.
Do vậy, về chiến công là cụ Giáp hiển hách hơn.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
tranh luận với mấy cụ k nổi nóng thì thành phật cmn luôn. cụ thứ 7 bỏ 5 p vào viện bảo tàng ct mà coi mấy cô hướng dẫn viên trong đó thuyết trình : chỉ huy chiến dịch tiền phương thì quyền quyết trên cơ sở báo cáo bộ ct . chính bộ ct phân tích tổng hợp đề ra lối đánh tác chiến bla bla ... vậy ko phải tổng bt là boss ( tướng) trùm cuối hả?
à cụ đừng nói là bên đảng là dân sự nhé. thời kỳ kháng chiến chống mỹ toàn bộ máy chính trị auto là lính hết đấy.
Tất cả các chiến dịch đều phải có sự nhất trí của trưởng ban quân ủy trung ương nhé.
Nguyên tắc chỉ có trưởng ban quân ủy trung ương mới có quyền điều động các tướng trong chiến dịch.
Tổng bí thư nhất trí với trưởng ban quân ủy và trưởng ban lệnh các tư lệnh thi hành.
Cho nên đừng kể vai trò của văn tiến dũng. Dũng không đc họp bộ chính trị không phải trưởng ban quân ủy thì chỉ có thể thi hành lệnh của hai ông kia
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
NHỮNG NỮ ĐỘI TRƯỞNG KHÉT TIẾNG NƯỚC NAM

Ngày 20/10, Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam được thành lập. Cái ngày này tự nhiên được biến thành ngày Phụ Nữ Việt Nam khoảng hơn 10 năm trở lại đây một cách rất huyền bí như ngày 8/3 được gán là ngày giỗ của Hai Bà Trưng do nhà hộ sinh Mê Linh khẳng định. Lịch sử Việt Nam rất âm tính, chính vì thế nữ giới mới là giai cấp đặt nền móng cho đất nước có "4000 năm' hào hùng này, từ việc đẻ 100 trứng đến giành nền độc lập đầu tiên và giành tấm HCV bóng đá nữ đầu tiên cấp độ SEA Games. Do đó, Cổ Thư Lâu xin trân trọng ghi ơn đức muôn đời của Phụ Nữ Việt Nam bằng bài viết này.

Bóng đá và lịch sử rất giống nhau. Mỗi trận cầu được coi như một trận chiến, mỗi cầu thủ thường được ví với các chiến binh. Và trong giải đấu Dựng Nước - Giữ Nước kéo dài hơn 2.000 năm qua, Việt Nam đã xuất hiện nữ cầu thủ hiệt kiệt, đá cho đội tuyển Giặc lên bờ xuống ruộng, phải ôm đầu máu rút chạy khỏi sân bóng Việt Nam. Những Nữ Đội Trưởng đó là ai?

Xuất thân từ lò bóng đá phủi Mê Linh - Phú Thọ, Hai Bà Trưng sớm bộc lộ tài năng chơi bóng kiệt xuất ngay từ nhỏ, đặc biệt là khả năng tư duy chiến thuật và lối chơi dựa vào đầu óc hơn thể lực của vị trí tiền vệ kiến tạo. Trưng Trắc, thậm chí còn trở thành WAG của Thi Sách, một ngôi sao sân cỏ sáng giá lúc bấy giờ, nhằm liên kết các lò bóng đá thành một mối, tính chuyện phát triển bền vững.

Năm 40 sau Công Nguyên, HLV Tô Định của ĐT Đông Hán cảm thấy lo ngại trước tài năng của ngôi sao đang lên Thi Sách, nên đã sai cầu thủ dưới trướng hạ độc thủ khiến Thi Sách bị tử vong trên sân bóng, sau khi dùng tiền chiêu mộ không thành công.

Quá căm hận trước hành động phi thể thao của Tô Định, Trưng Trắc và Trưng Nhị bèn mở Khởi Nghĩa League lần 1, kéo đội Giao Chỉ tiến ầm ầm về sân bóng Long Biên, đá cho ĐT Đông Hán thua tan tác như Arsenal gặp Bayern Munich. Đội tuyển Giao Chỉ của Hai Bà Trưng chỉ trong một thời gian ngắn đã đoạt 45 cúp cấp Thành và 4 chức vô địch cấp Quận (Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Nam Hải).

Thua sấp mặt, Tô Định bèn hoảng hốt dẫn ĐT Đông Hán lên xe bus chạy một mạch về Trung Quốc, không dám quay lại đá trận lượt về. Cầm trên tay chiếc cúp vô địch Khởi Nghĩa League lần 1, Hai Bà Trưng bèn xưng vương, uy danh vang khắp cõi, biến Mê Linh thành kinh đô bóng đá hùng mạnh.

HAI BÀ TRƯNG
Trưng Trắc - Trưng Nhị là cặp bài trùng cùng huyết thống đầu tiên trong lịch sử bóng đá, trước rất nhiều những cặp anh em nhà Charlton, anh em nhà De Boer hay bố con nhà Gudjohnsen… Theo sơ yếu lí lịch thì Trưng Trắc là chị, Trưng Nhị là em do đó cũng dễ hiểu tại sao băng Thủ quân thuộc về Trưng Trắc còn Trưng Nhị được coi là Đội phó của đội tuyển Giao Chỉ.

Đáng tiếc rằng, ngôi vương của Hai Bà Trưng cũng đoản thọ giống Leicester City. Chỉ 3 năm sau, ĐT Đông Hán với tân binh Mã Viện đã đòi được món nợ lượt đi. Nhưng thiên hùng ca, một đội bóng phủi đánh bại một đội bóng chuyên nghiệp vẫn được lưu truyền nghìn đời. Còn cầu thủ Đông Hán, hễ nghe đến tên Hai Bà Trưng là vãi một số thứ ngay lập tức.

LÊ CHÂN
Bộ óc tuyến giữa của ĐT Giao Chỉ chính là hai tiền vệ Trưng Trắc - Trưng Nhị, còn trên hàng công, không ai lừng danh bằng tiền đạo Lê Chân. Lê Chân sinh tại Đông Triều (Hải Dương, này là Quảng Ninh), song do ở đây phong trào bóng đá không phát triển nên bà đã chuyển nhà đến Hải Phòng cũng vì mến mộ danh tiếng của lò đào tạo bóng đá đất này.

Lê Chân sở hữu tốc độ chạy 9, sút 9, đánh đầu 9 nhưng chuyền thì hơi kém Xuân Trường một chút. Tuy nhiên, thế cũng đủ để Lê Chân trở thành một chân sút thượng hạng khiến mọi đối thủ phải kính nể. Ngoài ra, kỹ năng sử dụng trường kiếm của Lê Chân cũng rất tốt, không mấy ai dám vung gươm khoe tài trước mắt bà.

Khi nghe tin Hai Bà Trưng kêu gọi “lập team” đá giải Khởi Nghĩa League lần 1, Lê Chân liền xách giày đến đầu quân. Sau vài màn thử chân cẳng sơ sơ, Lê Chân đã chiếm được sự tin cậy của đội trưởng Trưng Trắc, được giao phó chức Chưởng quản binh quyền nội bộ, quản lý toàn bộ phòng thay đồ của đội Giao Chỉ.

Kể từ đó, dưới sự thống suất của Lê Chân, hàng công của đội Giao Chỉ biến thành cơn ác mộng của thủ môn đội Đông Hán. Thống kê Opta cho thấy, Lê Chân đặt dấu ấn trong 40/45 trận thắng của đội Giao Chỉ ở mùa giải mà Hai Bà Trưng xưng Vương. Lê Chân đích thực là chân sút xuất sắc nhất mọi thời đại mà lò Hải Phòng đã đào tạo ra.

Chỉ tiếc rằng, 3 năm sau, do để thua ĐT Đông Hán trong trận tái đấu, Lê Chân đã cùng Hai Bà Trưng xuống sông tắm mát cho nguôi ngoai nỗi căm hờn. Sau đó, tất cả đều không quay về nữa.

BÀ TRIỆU
Bà Triệu tên khai sinh là Triệu Thị Trinh, tên Facebook là Triệu Ẩu, tên Twitter là Triệu Trinh Nương, tên Instagram là Triệu Quốc Trinh. Bà xuất thân từ lò bóng đá thuộc quận Cửu Chân, về sau đổi thành Halida Thanh Hóa, rồi Xi Moong Công Thanh Thanh Hóa và hiện là FLC Thanh Hóa, và sớm trở thành một hiện tượng trên mạng xã hội thời đó.

Ngay từ nhỏ, Bà Triệu đã khiến cộng đồng mạng kính nể với những phát ngôn gây sốc. Khi đó, đội tuyển Đông Ngô của Tôn Quyền là 1 trong 3 đội bóng mạnh nhất giải Tam Quốc Chí League. Để tăng cường lực lượng và mở rộng tầm ảnh hưởng sang thị trường Giao Chỉ, Tôn Quyền đã sai CEO Tiết Kính Hàn sang hoạt động.

Cậy thế đội bóng lớn, đám cầu thủ Đông Ngô chẳng coi "phan hâm mộ" xứ Cửu Chân vào đâu. Thấy Bà Triệu có tài năng chơi bóng và nhan sắc phi thường, đặc biệt là vòng 1 cực kỳ nở nang, nên BHL đội Đông Ngô rất mê và muốn chiêu mộ.

Tuy nhiên, khi biết được ý định này, Bà Triệu đã đăng Status: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, xây dựng đội bóng, thi đấu chuyên nghiệp, đoạt Cúp vinh quang, chứ không chịu khom lưng làm WAG nhà người”. Chỉ 5 phút sau, hơn một ngàn tráng sỹ Thanh Hóa, đẳng cấp bét nhất cũng ngang Mai Tiến Thành, đã follow Bà Triệu, lập thành một đội bóng cực mạnh.

Đội bóng của Bà Triệu mặc áo vàng, quần vàng truyền thống bởi Bà Triệu mỗi khi ra sân thường mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi cực kỳ oai phong lẫm liệt. Một điểm chung giữa Bà Triệu và Hai Bà Trưng là đều chuộng sơ đồ chiến thuật hình con voi để đối phó với sơ đồ hình cây thông 4-3-2-1 của ĐT Đông Hán và Đông Ngô.

Ngay ở những trận đầu, đội hình hình con voi của Bà Triệu đã khiến ĐT Đông Ngô thất điên bát đảo, thua liểng xiểng, khiến nhà cửa, xe cộ, thậm chí quận lỵ Tư Phố, và phần lớn xứ Cửu Chân đều rơi vào tay đội bóng Bà Triệu. Đám cầu thủ Đông Ngô kinh hoàng mỗi khi giáp mặt với Nhụy Kiều Tướng Quân, tức Bà Triệu. Chúng truyền tai nhau câu :

Cầm giáo đâm hổ (ám chỉ Falcao, một tiền đạo khét tiếng) không thấy sợ
Đối mặt Nhụy Kiều (ám chỉ Bà Triệu) chắc chắn toi

ĐT Đông Ngô thua nhiều quá, gần như sắp bị tụt hạng. Đến lúc này, Tôn Quyền vội vàng áp dụng chiêu “trảm tướng đổi vận”, cử Lục Dận, cháu của cựu huyền thoại Lục Tốn sang làm HLV trưởng đội Đông Ngô. Lục Dận vốn là kẻ mưu hèn kế bẩn, biết thi đấu đằng thẳng không thể thắng được đội Bà Triệu bèn sai cầu thủ giở trò đê tiện là đang thi đấu thì tụt hết quần áo ra.

Luật lệ FIFA thời đó còn hoang dã, chưa có điều khoản phạt thẻ đỏ, thẻ vàng với hành vi cởi áo quần trong khi thi đấu. Thế nên, với tâm hồn ngây thơ của cô gái thanh xuân, nhìn thấy cảnh đối phương thoát y nồng nỗng, Bà Triệu ngượng ngùng, tâm thần xao động, dẫn đến bối rối chiến thuật và bị lội ngược dòng. Có thể nói, đội Bà Triệu đã thua trên thế thắng.

Nhưng dù sao, tiếng tăm của Bà Triệu cũng đã khiến đám Đông Ngô kinh hãi. Và danh tiếng của ĐT Đông Ngô cũng vì thế bị hạ thấp so với Bà Triệu. “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” là vì vậy.

ĐÔ ĐỐC BÙI THỊ XUÂN
Xuất thân từ lò bóng đá Bình Định lẫy lừng, Bùi Thị Xuân là một nữ cầu thủ xuất sắc vô cùng. Bùi Thị Xuân được sử sách bóng đá liệt vào nhóm Tây Sơn Ngũ Phụng Thư gồm 5 nữ cầu thủ hiệt kiệt, tài năng và đẳng cấp gấp nghìn lần (không gấp nghìn lần thì cũng gấp 10 lần) nhóm Ngũ Hổ Tướng của đội tuyển Thục do Lưu Bị làm HLV.

Bùi Thị Xuân không chỉ có dụng song kiếm như thần mà cũng có thể dứt điểm tốt bằng cả hai chân. Bà nhanh chóng trở thành thủ lĩnh của nhóm WAGs thuộc Tây Sơn FC nhờ võ nghệ cao cường, tinh thần đảm lược và mưu trí vô song. Chưa hết, bà cũng là hội trưởng hội chơi voi trên Facebook nhờ tài thuần phục voi rừng thành pet. Nghe đâu, tiền đạo Didier Drogba cũng do bà huấn luyện.

Trong trận thi đấu giao hữu Chào Xuân Kỷ Dậu (1789), đội hình tượng binh của Đô đốc Bùi Thị Xuân đã lập công lớn khi giúp HLV Quang Trung aka Nguyễn Huệ đánh bại đối thủ mạnh là Mãn Thanh của HLV Tôn Sĩ Nghị ngay tại sân Hàng Đẫy (Thăng Long). Ở trận này, thế trận của đội Mãn Thanh đã bị biến thành jambon, thịt xay dưới bước tiến nghìn cân của đội tượng binh.

Không nghi ngờ gì nữa, Đô đốc Bùi Thị Xuân chính là tiền đạo chơi hiệu quả nhất của đội hình nữ kiệt Việt Nam trong các trận giao hữu với ĐT Giặc.

Đội Hình Tiêu Biểu Việt Nữ: 3-4-3
Thủ Môn: Âu Cơ
Hậu Vệ: Ỷ Lan - Dương Vân Nga - Ngọc Hân
Tiền Vệ: Bà Ba Đề Thám - Trưng Trắc - Trưng Nhị - Lương Thị Minh Nguyệt
Tiền Đạo: Triệu Thị Trinh - Bùi Thị Xuân - Lê Chân

Dự bị: Út Tịch (tiền đạo), Lương Dung Nga (tiền đạo), Nguyễn Thị Định (tiền vệ tổ chức), Võ Thị Sáu (tiền vệ cánh), Lý Thị Năm (thủ môn, hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo), Bà bán nước bến phà Rừng (hậu vệ), Bà chúa Kho (hậu vệ), Huyền Trân (tiền vệ), An Tư (tiền vệ), Lý Chiêu Hoàng (hậu vệ), Ngọc Trinh (Cheerleader)

HLV: Phòng Thị Tóng

Nguồn : ăn cắp
Thiếu nguyễn thị anh người phụ nữ quyền lực nhất lịch sử việt nam
 

cunglatruong

Xe lăn
Biển số
OF-156372
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
10,043
Động cơ
406,814 Mã lực
Thế sao không cho lê duẩn chức này luôn cho ông giáp làm gì.
Ở trung đặng có thể nhường chức tổng bí thư nhưng ko bao giờ buông trưởng ban quân ủy trung ương nhé.
Tất cả các nước xhcn chỉ có tướng giáp là ngoại lệ khi không nắm tổng bí mà lại nắm quân ủy trung ương.
Tổng bí thư có thể bù nhìn nhưng trưởng ban quân ủy không bao giờ bù nhìn nhé
tranh luận sâu vào thì vô cùng lắm. lạng quạng lại lên phường. tóm lại vị tướng vị chỉ huy mang lại chiến thắng cuối cùng cho dân tộc mình là tbt Lê Duẩn . Riêng tướng Giáp chỉ là lãnh tụ mang ý nghĩa tinh thần , 1 vị tướng trong suốt sự nghiệp chỉ nhõn 1 chiến công điên biên phủ. còn lại thành tích lớn nhất là an phận thủ thường nhu nhược... 1 vị thống lĩnh 3 quân có tài thì chả về cái ban kế hoạch gì gì đó.....
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Tất cả các chức vụ đều có thể là bù nhìn, quyền lực như thế nào là do ai nghe lệnh anh!
Thôi đi cụ trưởng ban quân ủy chưa bao giờ bù nhìn.
Mà các tướng tư lệnh chỉ nghe lệnh tướng giáp mà thôi
 

tiêu_kiếm

Xe tải
Biển số
OF-379949
Ngày cấp bằng
28/8/15
Số km
499
Động cơ
247,290 Mã lực
Tuổi
56

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
tranh luận sâu vào thì vô cùng lắm. lạng quạng lại lên phường. tóm lại vị tướng vị chỉ huy mang lại chiến thắng cuối cùng cho dân tộc mình là tbt Lê Duẩn . Riêng tướng Giáp chỉ là lãnh tụ mang ý nghĩa tinh thần , 1 vị tướng trong suốt sự nghiệp chỉ nhõn 1 chiến công điên biên phủ. còn lại thành tích lớn nhất là an phận thủ thường nhu nhược... 1 vị thống lĩnh 3 quân có tài thì chả về cái ban kế hoạch gì gì đó.....
chuyện tướng gíap về ban kế hoạch là chuyện sau này. Ta đang nói về chống mỹ.
Tôi chỉ biết tướng giáp ra lệnh cho tướng tấn 3 ngày phải lấy xong đà nẳng. Tướng tấn ko dám cãi nửa câu
 

cunglatruong

Xe lăn
Biển số
OF-156372
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
10,043
Động cơ
406,814 Mã lực
Tất cả các chiến dịch đều phải có sự nhất trí của trưởng ban quân ủy trung ương nhé.
Nguyên tắc chỉ có trưởng ban quân ủy trung ương mới có quyền điều động các tướng trong chiến dịch.
Tổng bí thư nhất trí với trưởng ban quân ủy và trưởng ban lệnh các tư lệnh thi hành.
Cho nên đừng kể vai trò của văn tiến dũng. Dũng không đc họp bộ chính trị không phải trưởng ban quân ủy thì chỉ có thể thi hành lệnh của hai ông kia
thôi chốt lại như vày. cụ trưng cho e bằng chứng trong đại thắng mùa xuân 1975 quyết định nào quan trọng của tướng Giáp ảnh hưởng đến chiến dịch ko?
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
thôi chốt lại như vày. cụ trưng cho e bằng chứng trong đại thắng mùa xuân 1975 quyết định nào quan trọng của tướng Giáp ảnh hưởng đến chiến dịch ko?
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, Mỹ buộc phải rút quân về nước, tình hình chiến trường miền Nam bắt đầu diễn biến theo chiều hướng có lợi cho ta. Năm 1974, để nắm vững tình hình thực tế chiến trường và có quyết sách đúng đắn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Tư lệnh trưởng Đoàn 559 Đồng Sĩ Nguyên
chính ủy Đặng Tính đã vượt hàng trăm cây số đi thăm bộ đội Trường Sơn trên đường mòn Hồ Chí Minh và kiểm tra sự chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy dự kiến vào mùa xuân 1975.

Hội nghị Bộ chính trị ngày 31/3/1975 nhận định, thời cơ để Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã đến. "Từ giờ phút này trận quyết chiến cuối cùng của quân dân ta đã bắt đầu".


Đầu tháng 3/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đồng ý với đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược.

Đại tướng đã xin ý kiến của Bộ chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn chí mạng vào hệ thống phòng ngự của VNCH tại Buôn Mê Thuột. Sau thắng lợi vang dội tại Buôn Mê Thuột, Đại tướng đã nhân đà thắng lợi này trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày.

Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh và chỉ định Đại tướng Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn.
Chiến dịch Hồ Chí Minh tuy Đại tướng Võ Nguyên Giáp không trực tiếp chỉ huy như những chiến dịch quân sự lớn trước đây nhưng chính ông là người phác thảo kế hoạch và chọn hướng tấn công chiến lược. Việc chọn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược của Đại tướng được xem là một quyết định lịch sử.
 

cunglatruong

Xe lăn
Biển số
OF-156372
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
10,043
Động cơ
406,814 Mã lực
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, Mỹ buộc phải rút quân về nước, tình hình chiến trường miền Nam bắt đầu diễn biến theo chiều hướng có lợi cho ta. Năm 1974, để nắm vững tình hình thực tế chiến trường và có quyết sách đúng đắn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Tư lệnh trưởng Đoàn 559 Đồng Sĩ Nguyên
chính ủy Đặng Tính đã vượt hàng trăm cây số đi thăm bộ đội Trường Sơn trên đường mòn Hồ Chí Minh và kiểm tra sự chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy dự kiến vào mùa xuân 1975.

Hội nghị Bộ chính trị ngày 31/3/1975 nhận định, thời cơ để Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã đến. "Từ giờ phút này trận quyết chiến cuối cùng của quân dân ta đã bắt đầu".


Đầu tháng 3/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đồng ý với đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược.

Đại tướng đã xin ý kiến của Bộ chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn chí mạng vào hệ thống phòng ngự của VNCH tại Buôn Mê Thuột. Sau thắng lợi vang dội tại Buôn Mê Thuột, Đại tướng đã nhân đà thắng lợi này trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày.

Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh và chỉ định Đại tướng Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn.
Chiến dịch Hồ Chí Minh tuy Đại tướng Võ Nguyên Giáp không trực tiếp chỉ huy như những chiến dịch quân sự lớn trước đây nhưng chính ông là người phác thảo kế hoạch và chọn hướng tấn công chiến lược. Việc chọn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược của Đại tướng được xem là một quyết định lịch sử.
e mới đọc sơ qua là thấy vị trí tướng Giáp ở đâu rồi ( cái dòng đậm và đỏ í) chuyện nhỏ tí thế cũng phỉa xin ý kiến này kia thì càng củng cố cho e về tính cách giáo điều thận trọng của ông í rồi.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Từ cuối năm 1973, khi những dấu hiệu vi phạm Hiệp định Paris của quân đội Sài Gòn đã rõ ràng, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương cũng bắt đầu nghiên cứu đề án quân sự. Trong đó, vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất là chọn hướng tiến công chính ở đâu khi bắt đầu một kế hoạch quân sự mới.

Bộ Tổng tham mưu đưa ra mấy hướng để lựa chọn là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Quảng Đà, Trị Thiên. Các cuộc thảo luận còn tiếp tục trong nhiều ngày tháng nhưng cá nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp ủng hộ hướng đánh vào Tây Nguyên vì khu vực này tiện cho ta tiếp tế hậu cần mà địch lại phòng thủ sơ hở. Thêm nữa, Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương – là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng trong quân sự. Chiếm được Tây Nguyên sẽ cắt đôi thế phòng thủ hiện tại của quân đội Sài Gòn ở miền Nam.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nếu đánh Tây Nguyên sẽ động, địch sẽ ra sức đối phó ở Sài Gòn và đồng bằng Nam Bộ, sau này ta đánh sẽ khó khăn. Vì vậy nên chọn Nam Bộ là hướng chính, phía Tây Nguyên chỉ đánh Đức Lập để mở đường và đồng bằng Nam Bộ. Cuộc trao đổi vẫn chưa ngã ngũ.

Khoảng cuối năm 1974, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghỉ ở Đồ Sơn và trực tiếp làm kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam. Bản kế hoạch này đã sửa chữa đến lần thứ 6. Trong bản này, về hướng tiến công chủ yếu chỉ còn để lại 2 hướng là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Tháng 12/1974, đoàn cán bộ B2 và khu 5 ra Hà Nội họp với Bộ Tổng tham mưu. Trong vấn đề chọn hướng chiến lược, các đồng chí B2 muốn chọn Đông Nam Bộ làm hướng tiến công chiến lược. Tuy nhiên, ngay trong hướng Đông Nam Bộ, giữa Bộ Tổng tham mưu và đoàn cán bộ B2 cũng có sự khác biệt về địa điểm đột phá. Bộ Tổng muốn đánh Bù Đăng, Bù Na để có thêm đạn pháo chiến lợi phẩm đánh Đồng Xoài trong khi các đồng chí B2 muốn trước hết đánh Đồng Xoài vì nó là quận lỵ quan trọng của Phước Long. Cuối cùng kế hoạch tiến công chọn cả Bù Đăng, Bù Na, Đồng Xoài và cả Phước Long.

Trong hội nghị Bộ Chính trị mở rộng họp ngày 18/12/1974, trước những thông tin mới nhất của tình hình bố phòng Tây Nguyên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại nêu ý kiến: “Kế hoạch phải nêu rõ diệt địch ở Tây Nguyên, mở đầu bằng đánh Buôn Ma Thuột. Có thể sau khi ta tiêu diệt Buôn Ma Thuột, địch sẽ dao động, rối loạn, lúc đó ta phải chớp lấy thời cơ giải phóng Huế. Nếu lúc đó ta chậm chân, mỏi mệt, để mùa mưa đến thì lỡ mất thời cơ. Cho nên phải có kế hoạch bao vây chia cắt ngay từ bây giờ, không để cho địch co cụm chiến lược, rút về miền Đông Nam Bộ hay rút về phía đông dọc theo bờ biển Trung Bộ…. Chúng ta phải chủ động tạo ra thời cơ, chứ không thể bị động ngồi chờ. Khi thời cơ đến thì phải kiên quyết, kịp thời chớp lấy thời cơ”.
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi, toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch “rúng động” và tan rã cũng là lúc quân ta mở chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng. Mất Quảng Trị rồi Huế, lực lượng địch dồn về Đà Nẵng tới 100.000 tên với đủ các sắc lính và hô hào tử thủ.

Ngày 26/3 tại Tổng hành dinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp họp với tướng Lê Trọng Tấn, Tư lệnh mặt trận Quảng Đà vừa được chỉ định và một số tướng lĩnh khác để bàn kế hoạch tiến công Đà Nẵng. Tướng Tấn đã chuẩn bị sẵn một phương án tác chiến trong 5 ngày gồm các việc họp đảng ủy, tập kết bộ đội và tổ chức hiệp đồng chiến đấu.

Tuy nhiên, Đại tướng Tổng tư lệnh lại nghĩ khác. Địch kêu gào tử thủ trong khi nhuệ khí đã không còn, hệ thống phòng thủ sau khi mất Tây Nguyên đã không còn căn cứ nào để tử thủ. Tình hình có thể diễn biến đột ngột, khả năng địch tháo chạy vẫn tồn tại. Nếu đánh chuẩn bị đánh trong 5 ngày địch rút được thì sẽ hỏng việc lớn. Do vậy Đại tướng ra lệnh cho Cục Quân báo về nghiên cứu thời gian nhanh nhất địch có thể rút khỏi Đà Nẵng và hẹn sáng hôm sau trả lời.
Sáng hôm sau, Cục Quân báo trả lời địch có thể rút nhanh nhất trong 3 ngày. Đại tướng liền nêu ý kiến cần chuẩn bị phương án đánh trong 3 ngày nhưng tướng Tấn vẫn giữ ý kiến và trình bày là “Đánh như vậy không thể chuẩn bị kịp”.

Tướng Giáp viết trong hồi ký Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng: “Không thể đồng ý với đề nghị của anh Tấn chuẩn bị chiến đấu 5 ngày cũng như cách tính toán của anh Thanh, tôi phân tích ngắn, gọn, nêu rõ trong tình huống địch "tử thủ", ta có thể chuẩn bị 5 ngày, 7 ngày hoặc hơn nữa. Nhưng phải dự kiến tình hình đột biến, cần có kế hoạch đánh thật nhanh. Tôi chỉ thị làm kế hoạch đánh địch theo tình huống chúng rút trong 3 ngày”.

Anh Tấn vẫn giữ ý kiến, và trình bày: Đánh như vậy không thể chuẩn bị kịp. Tôi nói, giọng có phần gay gắt: “Tư lệnh mặt trận là anh nên tôi để anh ra lệnh. Nếu là người khác, thì tôi ra lệnh: Đánh Đà Nẵng theo phương án chuẩn bị 3 ngày. Nếu chuẩn bị 5 ngày, địch rút mất cả thì sao? Huế đã giải phóng rồi. Mặc dầu pháo binh và hải quân địch có thể bắn phá, cứ cho bộ đội hành quân theo đường số 1 tiến công thẳng vào Đà Nẵng. Từ phía nam cũng theo đường số 1 tiến công lên. Không họp đảng uỷ, chỉ trao đổi bằng điện”.

Sau đó tướng Tấn đã chấp hành nghiêm lệnh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chỉ trong 3 ngày đã đưa một quân đoàn đánh tan 100.000 quân địch, giải phóng Đà Nẵng.

Một vài mẩu chuyện không thể nói hết được những phẩm chất quân sự thiên tài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng nó cũng cho thấy, ở những thời điểm quan trọng của trận đánh, Đại tướng luôn có những quyết định sáng suốt tiên liệu sự việc chính xác đến không ngờ. Đó cũng là một trong những yếu tố để tên tuổi ông đi vào huyền thoại.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
e mới đọc sơ qua là thấy vị trí tướng Giáp ở đâu rồi ( cái dòng đậm và đỏ í) chuyện nhỏ tí thế cũng phỉa xin ý kiến này kia thì càng củng cố cho e về tính cách giáo điều thận trọng của ông í rồi.
Ông giáo điều thận trọng vì quyết định của ông ảnh hưởng đến tính mạng của hàng vạn bộ đội trên chiến trường.
Khác với cụ duẩn thích là chiến vì lính ra trận chứ cụ ấy và con cháu có ra trận đâu ai chết kệ mẹ nó.
Cụ duẩn của cụ trong chiến dịch hồ chí minh đã nêu ý tưởng là đánh buôn.mê thuột xong sẽ bọc đường 14 thốc xuống giải phóng sài gòn luôn. Chính cụ giáp phản đối thuyết phục cụ duẩn mở chiến dịch huế đà nẳng rồi mới đánh thần tốc xuống.
Lúc ấy mà nghe cụ duẩn thì ăn cám cả lũ
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Thái hậu Nguyễn Thị Anh không được LS ca ngợi như những nữ anh thư trên
Lịch sử cách mạng toàn đổi trắng thay đen ca ngợi người phe mình.
Bà anh có công rất lớn với sử việt
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
tranh luận với mấy cụ k nổi nóng thì thành phật cmn luôn. cụ thứ 7 bỏ 5 p vào viện bảo tàng ct mà coi mấy cô hướng dẫn viên trong đó thuyết trình : chỉ huy chiến dịch tiền phương thì quyền quyết trên cơ sở báo cáo bộ ct . chính bộ ct phân tích tổng hợp đề ra lối đánh tác chiến bla bla ... vậy ko phải tổng bt là boss ( tướng) trùm cuối hả?
à cụ đừng nói là bên đảng là dân sự nhé. thời kỳ kháng chiến chống mỹ toàn bộ máy chính trị auto là lính hết đấy.
Thế thì tài nhất là cụ Bác nhé, toàn có thơ chỉ lối nhé, cụ Ba chưa ra thơ nhỉ.
 

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
4,663
Động cơ
576,242 Mã lực
Thế sao không cho lê duẩn chức này luôn cho ông giáp làm gì.
Ở trung đặng có thể nhường chức tổng bí thư nhưng ko bao giờ buông trưởng ban quân ủy trung ương nhé.
Tất cả các nước xhcn chỉ có tướng giáp là ngoại lệ khi không nắm tổng bí mà lại nắm quân ủy trung ương.
Tổng bí thư có thể bù nhìn nhưng trưởng ban quân ủy không bao giờ bù nhìn nhé
cụ đúng
em thấy cụ lọ bên trung cuốc . tổng bí thư, chủ tịch, kiêm trưởng ban quân uỷ tw
em có thắc mắc là bên khưa , trong bẩy thành viên ban thường trực khống có cụ nào của quân đội hay ca cả
 

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
3,489
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn
Tất cả các chiến dịch đều phải có sự nhất trí của trưởng ban quân ủy trung ương nhé.
Nguyên tắc chỉ có trưởng ban quân ủy trung ương mới có quyền điều động các tướng trong chiến dịch.
Tổng bí thư nhất trí với trưởng ban quân ủy và trưởng ban lệnh các tư lệnh thi hành.
Cho nên đừng kể vai trò của văn tiến dũng. Dũng không đc họp bộ chính trị không phải trưởng ban quân ủy thì chỉ có thể thi hành lệnh của hai ông kia
"Bí thư Quân ủy TW" cụ ạ. Ko phải "Trưởng ban ...". Chức này sau năm 1978 thì Tổng bí thư kiêm nhiệm.

tranh luận sâu vào thì vô cùng lắm. lạng quạng lại lên phường. tóm lại vị tướng vị chỉ huy mang lại chiến thắng cuối cùng cho dân tộc mình là tbt Lê Duẩn . Riêng tướng Giáp chỉ là lãnh tụ mang ý nghĩa tinh thần , 1 vị tướng trong suốt sự nghiệp chỉ nhõn 1 chiến công điên biên phủ. còn lại thành tích lớn nhất là an phận thủ thường nhu nhược... 1 vị thống lĩnh 3 quân có tài thì chả về cái ban kế hoạch gì gì đó.....
Ơ, cụ ko đọc post của em, có nói ông Giáp 1 mình cân team tướng Pháp ở Bắc Bộ suốt 8 năm đấy, vừa chỉ huy chiến dịch, vừa xây dựng chiến lược.

Cụ đang nhầm lẫn rất nặng giữa vai trò chính trị và vai trò quân sự. Ông Giáp là người thảo ra chiến lược chiến tranh, trực tiếp điều hành chiến trường, phản ứng với sự thay đổi của nó. Còn Bộ Chính trị mà ông Duẩn đứng đầu là người thông qua các quyết định có tầm vĩ mô hơn nữa về các vấn đề chiến tranh (ko chỉ riêng quân sự mà còn liên quan công nghiệp, y tế, nông nghiệp, giao thông, ngoại giao ...)
Để so sánh, cụ cần hiểu, ông Tổng thống Mỹ quyết định tầm vĩ mô nhưng người xây dựng chiến lược chiến tranh thì lại là Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân và người điều hành là Tư lệnh các Quân chủng. Ông Giáp kiêm cả 2 nhiệm vụ này, thêm cả việc tổ chức bộ máy quân sự (ko phải bộ máy chiến tranh nhé vì bộ máy chiến tranh còn bao gồm các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông liên quan).
Xét về tầm tướng thì cụ phải xem bộ máy quân sự. Chứ nếu ko, chắc cụ Staline, cụ Roosevelt, cụ Churchill toàn tướng siêu đẳng cả à?

Cụ có thể tham khảo về nhiệm vụ, quyền hạn của Bí thư Quân ủy TW để hiểu rõ hơn. Chưa kể vai trò Tổng tư lệnh. Cụ phải hiểu Tổng tư lệnh là chức vụ thế nào đã! Hầu hết các nước Tổng tư lệnh là Nguyên thủ. Có nước mình thì khác thôi.

Bí thư Quân uỷ Trung ương là người đứng đầu Quân ủy Trung ương, chủ trì các hội nghị của Quân ủy Trung ương, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương; nghiên cứu, đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng [1]; kế hoạch phòng thủ đất nước; phương hướng và biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân; cơ chế lãnh đạo của đảng với Quân đội nhân dân; chỉ đạo, hướng dẫn các cấp uỷ trực thuộc Trung ương thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về quân sự, quốc phòng.

Bí thư Quân uỷ Trung ương thay mặt Quân ủy Trung ương trực tiếp chỉ đạo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh toàn diện, xây dựng các tổ chức đảng trong Quân đội trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị, chủ trì và kết luận đối với vấn đề lớn như chủ trương, chương trình, kế hoạch thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các biện pháp xây dựng quân đội, quyết định các vấn đề về công tác cán bộ trong quân đội...
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
tranh luận sâu vào thì vô cùng lắm. lạng quạng lại lên phường. tóm lại vị tướng vị chỉ huy mang lại chiến thắng cuối cùng cho dân tộc mình là tbt Lê Duẩn . Riêng tướng Giáp chỉ là lãnh tụ mang ý nghĩa tinh thần , 1 vị tướng trong suốt sự nghiệp chỉ nhõn 1 chiến công điên biên phủ. còn lại thành tích lớn nhất là an phận thủ thường nhu nhược... 1 vị thống lĩnh 3 quân có tài thì chả về cái ban kế hoạch gì gì đó.....
Chiến dịch cuối cùng tên ai cụ ơi ;))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top