NHỮNG NỮ ĐỘI TRƯỞNG KHÉT TIẾNG NƯỚC NAM
Ngày 20/10, Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam được thành lập. Cái ngày này tự nhiên được biến thành ngày Phụ Nữ Việt Nam khoảng hơn 10 năm trở lại đây một cách rất huyền bí như ngày 8/3 được gán là ngày giỗ của Hai Bà Trưng do nhà hộ sinh Mê Linh khẳng định. Lịch sử Việt Nam rất âm tính, chính vì thế nữ giới mới là giai cấp đặt nền móng cho đất nước có "4000 năm' hào hùng này, từ việc đẻ 100 trứng đến giành nền độc lập đầu tiên và giành tấm HCV bóng đá nữ đầu tiên cấp độ SEA Games. Do đó, Cổ Thư Lâu xin trân trọng ghi ơn đức muôn đời của Phụ Nữ Việt Nam bằng bài viết này.
Bóng đá và lịch sử rất giống nhau. Mỗi trận cầu được coi như một trận chiến, mỗi cầu thủ thường được ví với các chiến binh. Và trong giải đấu Dựng Nước - Giữ Nước kéo dài hơn 2.000 năm qua, Việt Nam đã xuất hiện nữ cầu thủ hiệt kiệt, đá cho đội tuyển Giặc lên bờ xuống ruộng, phải ôm đầu máu rút chạy khỏi sân bóng Việt Nam. Những Nữ Đội Trưởng đó là ai?
Xuất thân từ lò bóng đá phủi Mê Linh - Phú Thọ, Hai Bà Trưng sớm bộc lộ tài năng chơi bóng kiệt xuất ngay từ nhỏ, đặc biệt là khả năng tư duy chiến thuật và lối chơi dựa vào đầu óc hơn thể lực của vị trí tiền vệ kiến tạo. Trưng Trắc, thậm chí còn trở thành WAG của Thi Sách, một ngôi sao sân cỏ sáng giá lúc bấy giờ, nhằm liên kết các lò bóng đá thành một mối, tính chuyện phát triển bền vững.
Năm 40 sau Công Nguyên, HLV Tô Định của ĐT Đông Hán cảm thấy lo ngại trước tài năng của ngôi sao đang lên Thi Sách, nên đã sai cầu thủ dưới trướng hạ độc thủ khiến Thi Sách bị tử vong trên sân bóng, sau khi dùng tiền chiêu mộ không thành công.
Quá căm hận trước hành động phi thể thao của Tô Định, Trưng Trắc và Trưng Nhị bèn mở Khởi Nghĩa League lần 1, kéo đội Giao Chỉ tiến ầm ầm về sân bóng Long Biên, đá cho ĐT Đông Hán thua tan tác như Arsenal gặp Bayern Munich. Đội tuyển Giao Chỉ của Hai Bà Trưng chỉ trong một thời gian ngắn đã đoạt 45 cúp cấp Thành và 4 chức vô địch cấp Quận (Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Nam Hải).
Thua sấp mặt, Tô Định bèn hoảng hốt dẫn ĐT Đông Hán lên xe bus chạy một mạch về Trung Quốc, không dám quay lại đá trận lượt về. Cầm trên tay chiếc cúp vô địch Khởi Nghĩa League lần 1, Hai Bà Trưng bèn xưng vương, uy danh vang khắp cõi, biến Mê Linh thành kinh đô bóng đá hùng mạnh.
HAI BÀ TRƯNG
Trưng Trắc - Trưng Nhị là cặp bài trùng cùng huyết thống đầu tiên trong lịch sử bóng đá, trước rất nhiều những cặp anh em nhà Charlton, anh em nhà De Boer hay bố con nhà Gudjohnsen… Theo sơ yếu lí lịch thì Trưng Trắc là chị, Trưng Nhị là em do đó cũng dễ hiểu tại sao băng Thủ quân thuộc về Trưng Trắc còn Trưng Nhị được coi là Đội phó của đội tuyển Giao Chỉ.
Đáng tiếc rằng, ngôi vương của Hai Bà Trưng cũng đoản thọ giống Leicester City. Chỉ 3 năm sau, ĐT Đông Hán với tân binh Mã Viện đã đòi được món nợ lượt đi. Nhưng thiên hùng ca, một đội bóng phủi đánh bại một đội bóng chuyên nghiệp vẫn được lưu truyền nghìn đời. Còn cầu thủ Đông Hán, hễ nghe đến tên Hai Bà Trưng là vãi một số thứ ngay lập tức.
LÊ CHÂN
Bộ óc tuyến giữa của ĐT Giao Chỉ chính là hai tiền vệ Trưng Trắc - Trưng Nhị, còn trên hàng công, không ai lừng danh bằng tiền đạo Lê Chân. Lê Chân sinh tại Đông Triều (Hải Dương, này là Quảng Ninh), song do ở đây phong trào bóng đá không phát triển nên bà đã chuyển nhà đến Hải Phòng cũng vì mến mộ danh tiếng của lò đào tạo bóng đá đất này.
Lê Chân sở hữu tốc độ chạy 9, sút 9, đánh đầu 9 nhưng chuyền thì hơi kém Xuân Trường một chút. Tuy nhiên, thế cũng đủ để Lê Chân trở thành một chân sút thượng hạng khiến mọi đối thủ phải kính nể. Ngoài ra, kỹ năng sử dụng trường kiếm của Lê Chân cũng rất tốt, không mấy ai dám vung gươm khoe tài trước mắt bà.
Khi nghe tin Hai Bà Trưng kêu gọi “lập team” đá giải Khởi Nghĩa League lần 1, Lê Chân liền xách giày đến đầu quân. Sau vài màn thử chân cẳng sơ sơ, Lê Chân đã chiếm được sự tin cậy của đội trưởng Trưng Trắc, được giao phó chức Chưởng quản binh quyền nội bộ, quản lý toàn bộ phòng thay đồ của đội Giao Chỉ.
Kể từ đó, dưới sự thống suất của Lê Chân, hàng công của đội Giao Chỉ biến thành cơn ác mộng của thủ môn đội Đông Hán. Thống kê Opta cho thấy, Lê Chân đặt dấu ấn trong 40/45 trận thắng của đội Giao Chỉ ở mùa giải mà Hai Bà Trưng xưng Vương. Lê Chân đích thực là chân sút xuất sắc nhất mọi thời đại mà lò Hải Phòng đã đào tạo ra.
Chỉ tiếc rằng, 3 năm sau, do để thua ĐT Đông Hán trong trận tái đấu, Lê Chân đã cùng Hai Bà Trưng xuống sông tắm mát cho nguôi ngoai nỗi căm hờn. Sau đó, tất cả đều không quay về nữa.
BÀ TRIỆU
Bà Triệu tên khai sinh là Triệu Thị Trinh, tên Facebook là Triệu Ẩu, tên Twitter là Triệu Trinh Nương, tên Instagram là Triệu Quốc Trinh. Bà xuất thân từ lò bóng đá thuộc quận Cửu Chân, về sau đổi thành Halida Thanh Hóa, rồi Xi Moong Công Thanh Thanh Hóa và hiện là FLC Thanh Hóa, và sớm trở thành một hiện tượng trên mạng xã hội thời đó.
Ngay từ nhỏ, Bà Triệu đã khiến cộng đồng mạng kính nể với những phát ngôn gây sốc. Khi đó, đội tuyển Đông Ngô của Tôn Quyền là 1 trong 3 đội bóng mạnh nhất giải Tam Quốc Chí League. Để tăng cường lực lượng và mở rộng tầm ảnh hưởng sang thị trường Giao Chỉ, Tôn Quyền đã sai CEO Tiết Kính Hàn sang hoạt động.
Cậy thế đội bóng lớn, đám cầu thủ Đông Ngô chẳng coi "phan hâm mộ" xứ Cửu Chân vào đâu. Thấy Bà Triệu có tài năng chơi bóng và nhan sắc phi thường, đặc biệt là vòng 1 cực kỳ nở nang, nên BHL đội Đông Ngô rất mê và muốn chiêu mộ.
Tuy nhiên, khi biết được ý định này, Bà Triệu đã đăng Status: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, xây dựng đội bóng, thi đấu chuyên nghiệp, đoạt Cúp vinh quang, chứ không chịu khom lưng làm WAG nhà người”. Chỉ 5 phút sau, hơn một ngàn tráng sỹ Thanh Hóa, đẳng cấp bét nhất cũng ngang Mai Tiến Thành, đã follow Bà Triệu, lập thành một đội bóng cực mạnh.
Đội bóng của Bà Triệu mặc áo vàng, quần vàng truyền thống bởi Bà Triệu mỗi khi ra sân thường mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi cực kỳ oai phong lẫm liệt. Một điểm chung giữa Bà Triệu và Hai Bà Trưng là đều chuộng sơ đồ chiến thuật hình con voi để đối phó với sơ đồ hình cây thông 4-3-2-1 của ĐT Đông Hán và Đông Ngô.
Ngay ở những trận đầu, đội hình hình con voi của Bà Triệu đã khiến ĐT Đông Ngô thất điên bát đảo, thua liểng xiểng, khiến nhà cửa, xe cộ, thậm chí quận lỵ Tư Phố, và phần lớn xứ Cửu Chân đều rơi vào tay đội bóng Bà Triệu. Đám cầu thủ Đông Ngô kinh hoàng mỗi khi giáp mặt với Nhụy Kiều Tướng Quân, tức Bà Triệu. Chúng truyền tai nhau câu :
Cầm giáo đâm hổ (ám chỉ Falcao, một tiền đạo khét tiếng) không thấy sợ
Đối mặt Nhụy Kiều (ám chỉ Bà Triệu) chắc chắn toi
ĐT Đông Ngô thua nhiều quá, gần như sắp bị tụt hạng. Đến lúc này, Tôn Quyền vội vàng áp dụng chiêu “trảm tướng đổi vận”, cử Lục Dận, cháu của cựu huyền thoại Lục Tốn sang làm HLV trưởng đội Đông Ngô. Lục Dận vốn là kẻ mưu hèn kế bẩn, biết thi đấu đằng thẳng không thể thắng được đội Bà Triệu bèn sai cầu thủ giở trò đê tiện là đang thi đấu thì tụt hết quần áo ra.
Luật lệ FIFA thời đó còn hoang dã, chưa có điều khoản phạt thẻ đỏ, thẻ vàng với hành vi cởi áo quần trong khi thi đấu. Thế nên, với tâm hồn ngây thơ của cô gái thanh xuân, nhìn thấy cảnh đối phương thoát y nồng nỗng, Bà Triệu ngượng ngùng, tâm thần xao động, dẫn đến bối rối chiến thuật và bị lội ngược dòng. Có thể nói, đội Bà Triệu đã thua trên thế thắng.
Nhưng dù sao, tiếng tăm của Bà Triệu cũng đã khiến đám Đông Ngô kinh hãi. Và danh tiếng của ĐT Đông Ngô cũng vì thế bị hạ thấp so với Bà Triệu. “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” là vì vậy.
ĐÔ ĐỐC BÙI THỊ XUÂN
Xuất thân từ lò bóng đá Bình Định lẫy lừng, Bùi Thị Xuân là một nữ cầu thủ xuất sắc vô cùng. Bùi Thị Xuân được sử sách bóng đá liệt vào nhóm Tây Sơn Ngũ Phụng Thư gồm 5 nữ cầu thủ hiệt kiệt, tài năng và đẳng cấp gấp nghìn lần (không gấp nghìn lần thì cũng gấp 10 lần) nhóm Ngũ Hổ Tướng của đội tuyển Thục do Lưu Bị làm HLV.
Bùi Thị Xuân không chỉ có dụng song kiếm như thần mà cũng có thể dứt điểm tốt bằng cả hai chân. Bà nhanh chóng trở thành thủ lĩnh của nhóm WAGs thuộc Tây Sơn FC nhờ võ nghệ cao cường, tinh thần đảm lược và mưu trí vô song. Chưa hết, bà cũng là hội trưởng hội chơi voi trên Facebook nhờ tài thuần phục voi rừng thành pet. Nghe đâu, tiền đạo Didier Drogba cũng do bà huấn luyện.
Trong trận thi đấu giao hữu Chào Xuân Kỷ Dậu (1789), đội hình tượng binh của Đô đốc Bùi Thị Xuân đã lập công lớn khi giúp HLV Quang Trung aka Nguyễn Huệ đánh bại đối thủ mạnh là Mãn Thanh của HLV Tôn Sĩ Nghị ngay tại sân Hàng Đẫy (Thăng Long). Ở trận này, thế trận của đội Mãn Thanh đã bị biến thành jambon, thịt xay dưới bước tiến nghìn cân của đội tượng binh.
Không nghi ngờ gì nữa, Đô đốc Bùi Thị Xuân chính là tiền đạo chơi hiệu quả nhất của đội hình nữ kiệt Việt Nam trong các trận giao hữu với ĐT Giặc.
Đội Hình Tiêu Biểu Việt Nữ: 3-4-3
Thủ Môn: Âu Cơ
Hậu Vệ: Ỷ Lan - Dương Vân Nga - Ngọc Hân
Tiền Vệ: Bà Ba Đề Thám - Trưng Trắc - Trưng Nhị - Lương Thị Minh Nguyệt
Tiền Đạo: Triệu Thị Trinh - Bùi Thị Xuân - Lê Chân
Dự bị: Út Tịch (tiền đạo), Lương Dung Nga (tiền đạo), Nguyễn Thị Định (tiền vệ tổ chức), Võ Thị Sáu (tiền vệ cánh), Lý Thị Năm (thủ môn, hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo), Bà bán nước bến phà Rừng (hậu vệ), Bà chúa Kho (hậu vệ), Huyền Trân (tiền vệ), An Tư (tiền vệ), Lý Chiêu Hoàng (hậu vệ), Ngọc Trinh (Cheerleader)
HLV: Phòng Thị Tóng
Nguồn : ăn cắp