[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,231
Động cơ
3,838,094 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em chắc chắn là Điện Biện Phủ 1954 và chiến dịch Hồ Chi Minh 1975 luôn nằm trong top đầu! 🇻🇳 🌻

1619055317410.png
1619055371309.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
TRẬN OKINAWA Trận đánh có số thương vong cao nhất trong chiến tranh Thái Bình Dương

Thất bại trong trận Okinawa ngày 22/6/1945 đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của đế quốc Nhật Bản và kết thúc cuộc chiến ác liệt nhất trong lịch sử nhân loại.

1619054513019.png


Theo Military History, sau khi Đức quốc xã suy yếu, co cụm về gần Berlin, phe đồng minh dồn sức mạnh sang mặt trận Thái Bình Dương nhằm đánh bại đế quốc Nhật Bản. Các sĩ quan chỉ huy Mỹ nhận thấy, đảo Okinawa là vị trí có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Okinawa là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Ryukyu, dài gần 100km nhưng chỉ rộng từ 2 đến 4km, diện tích 2.255km2 . Với chiều rộng, chiều dài như vậy, đảo Okinawa rất lý tưởng cho việc thành lập sân bay. Bên cạnh đó, mực nước xung quanh đảo cũng rất sâu, thuận lợi để xây dựng các bến cảng phục vụ cho mục đích quân sự. Và đặc biệt, tại đây đồng minh có thể tập kết lực lượng để tiến công vào lục địa Nhật Bản. Phía Tokyo cũng nhận thấy vai trò quan trọng của hòn đảo này, nên ra sức củng cố lực lượng và tổ chức bố trí lực lượng phòng thủ. Tại đây, Nhật Bản bố trí lực lượng phòng thủ gồm 130.000 quân, trong đó có 9.000 binh lính hải quân, số còn lại thuộc Quân đoàn 32. Bên cạnh đó, rất nhiều dân quân và lực lượng bán vũ trang khác trên đảo cũng tham gia. Đồng thời, Nhật Bản còn điều động những tàu chiến mạnh nhất trong đó có siêu tàu chiến Yamato đến bảo vệ đảo. Đặc biệt, Không quân Nhật Bản đã huy động hoảng 1.500 máy bay làm nhiệm vụ cảm tử “kamikaze”, cùng hàng nghìn máy bay của hải quân và không quân cùng tham gia. Với quyết tâm chiếm Okinawa, phe đồng minh huy động một lực lượng khổng lồ gồm 183.000 quân, sau tăng lên 250.000 thuộc Quân đoàn 10 do tướng Simon B. Buckner chỉ huy; 450 tàu chiến các loại, bao gồm 17 tàu sân bay, hàng trăm tàu đổ bộ cùng 1.000 máy bay chiến đấu.
Diễn biến trận đánh

b29.jpg

Cuộc chiến bắt đầu đến với Okinawa được tính vào ngày 29/9/1944 khi các máy bay B29 của Mỹ thực hiện các cuộc ném bom vào sân bay trên đảo và máy bay trinh sát của Mỹ thực hiện thu thập thông tin. Ngày 24/3/1945, pháo binh của 5 tàu chiến và 11 tàu khu trục đã bắn phá Okinawa. Một tuần lễ sau, các toán người nhái đã bí mật bơi vào bãi biển Hagushi, tháo gỡ các chướng ngại và phá hủy các thủy lôi. Từ ngày 25/3/1945 cho đến ngày đổ bộ, quân đồng minh sử dụng 9 tàu chiến, 10 tàu tuần dương và 32 tàu khu trục với 177 khẩu pháo bắn phá dữ dội vào Okinawa. Đã có khoảng 70.000 quả đạn pháo các loại được trút xuống hòn đảo này. Ngoài ra còn 3.100 cuộc không kích vào bãi biển và các vị trí phòng thủ sâu bên trong. Quân Nhật trước những hành động đó vẫn tỏ ra im lặng để tiết kiệm đạn và cũng để người Mỹ không phát hiện được các vị trí phòng thủ của họ. Ngày 31/3/1945 là ngày bắn phá dữ đội nhất, với 27.226 quả đạn pháo đã được trút xuống hòn đảo. Tuy người Nhật mất nhiều máy bay trong các cuộc bắn phá, nhưng các cuộc bắn phá này của đồng minh không ảnh hưởng nhiều đến hệ thống phòng thủ của người Nhật trên đảo. Sáng sớm ngày 01/4/1945, Sư đoàn hải quân đánh bộ 24, với sự yểm trợ hỏa lực của các tàu chiến và máy bay, bắt đầu đổ quân lên bãi biển Hagushi phía Bắc Okinawa. Lực lượng tình báo Mỹ đã có tính toán sai lầm về quân số Nhật trên đảo. Họ ước tính khoảng 67.000 binh lính nhưng thực tế hơn 130.000.
Trung tướng Mitsuru Ushijima, chỉ huy quân đội Nhật ở Okinawa lệnh cho binh lính tử thủ. Trên đảo có hàng nghìn lô cốt cùng rất nhiều ụ pháo hướng ra biển pháo kích dữ dội vào các xuồng đổ bộ. Bên cạnh đó, lực lượng máy bay tiến công mạnh vào hạm đội tàu chiến ngoài khơi của quân đồng minh. Ở phía Nam Okinawa, Sư đoàn bộ binh 96 và 7 vấp phải sự kháng cự ác liệt của quân Nhật khiến lực lượng đổ bộ không thể tiếp cận bờ biển. Tuy nhiên, cuối tháng 4/1945, phe đồng minh với sức mạnh áp đảo đã vượt qua phòng tuyến Machinato. Ngày 04/5/1945, Quân đoàn 32 của Nhật tổ chức phản công quy mô lớn với ý định đánh vòng ra phía sau lưng lực lượng đồng minh. Tướng Ushijima đã huy động pháo binh bắn khoảng 13.000 đạn hỗ trợ cho đợt phản công. Tuy nhiên, lực lượng pháo binh Quân đội Mỹ bắn trả hiệu quả, phá hủy hàng chục khẩu pháo của Nhật. Chiến dịch của quân Nhật phá sản và chịu nhiều tổn thất. Đến giữa tháng 6/1945, Quân đoàn 32 bị thiệt hại nặng, phải co cụm về phía Đông Nam Okinawa. Ngày 18/6/1945, Tướng Bunker thiệt mạng trong đợt pháo kích của Nhật Bản khi đang chỉ huy trận chiến. Ngày 21/6/1945 lực lượng của Quân đội Nhật Bản chỉ còn kháng cự yếu ớt. Và ngày 22/6/1945 Tướng Ushijima tự sát trong hầm chỉ huy, cùng ngày đại tá Hiromichi Yahara đầu hàng phe đồng minh. Trận chiến lớn nhất mặt trận Thái Bình Dương kết thúc sau 82 ngày giao tranh ác liệt.
ok1.jpg

Khu vực đổ bộ và tập kết kỹ thuật của quân đội Mỹ

Tổn thất nặng nề cho đôi bên
Trận đánh kéo dài gần 3 tháng và thắng lợi cuối cùng đã thuộc về người Mỹ.
Cả hai phía Nhật và Mỹ đều phải chịu những tổn thất nặng nề. Phía Mỹ và đồng minh chịu thương vong hơn 75.000 người, trong đó riêng hải quân đánh bộ có 2.938 người thiệt mạng hoặc mất tích, 16.017 người bị thương. Lục quân có 4.675 người thiệt mạng hoặc mất tích, bị thương 18.099 người. Trong các cuộc tiến công của máy bay Thần phong vào các hạm đội ngoài khơi, quân đồng minh cũng có 4.907 người thiệt mạng và 4.824 người bị thương. Ngoài ra quân Mỹ còn mất 225 xe tăng, 763 máy bay và 36 tàu bị chìm. Hạm đội Anh (TF 57) có 4 tàu bị hư hại nặng, 98 máy bay bị phá hủy với 62 người thiệt mạng và 82 người bị thương.

ok2.jpg

ok3.jpg


Trong khi đó phía Nhật Bản mất hơn 100.000 quân bao gồm quân lính và dân quân Okinawa. Hơn 7.400 người Nhật đã bị bắt làm tù binh. Gần 20.000 lính Nhật ẩn núp trong các hang động và chỉ chịu đầu hàng sau khi chiến tranh kết thúc. Đây cũng là trận đánh đầu tiên trong chiến tranh Thái Bình Dương mà số người Nhật bị bắt làm tù binh lên đến con số hàng nghìn. Nguyên nhân là do phần lớn tù binh Nhật là dân bản địa Okinawa và chỉ bị bắt buộc vào quân đội thời gian ngắn trước trận đánh nên đã không phải chịu ảnh hưởng của tư tưởng không đầu hàng của quân phiệt Nhật.

ok5.jpg


ok4.jpg


Quân Nhật còn mất 27 xe tăng, 16 tàu chiến trong đó có siêu tàu chiến Yamato. Tổn thất của Không quân Nhật có nhiều nguồn với số lượng khác biệt khá lớn, Totallyhistory ước tính 4.000 chiếc, Wikipedia thống kê khoảng 7.800 máy bay còn trang Military History đưa ra con số 2.800 máy bay các loại. Hơn 122.000 dân đảo Okinawa chết do đau ốm, do ảnh hưởng chiến tranh và do tự sát. Có tới 90% số công trình xây dựng trên đảo bị tàn phá hoàn toàn. Có thể nói qua những số liệu thống kê trên, trận Okinawa là một chương đẫm máu của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Chưa đầy 2 tháng sau khi thất thủ tại Okinawa cùng với việc Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, đế quốc Nhật tuyên bố đầu hàng phe đồng minh. Cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại chính thức kết thúc.

ok6.jpg

Siêu chiến hạm Yamato

ok7.jpg

Siêu chiến hạm Yamato bị đánh đắm
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,447
Động cơ
468,605 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Em đề cử trận Ngọc Hồi - Đống Đa.
Trận Điện Biên Phủ trên không 1972 ( chắc chả có nước nào làm được nữa )
Thêm trận VN lùa Khơ Me đỏ chạy té khói năm 1979 nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIẾN DỊCH TÌNH BÁO ISRAEL đoạt tiêm kích MiG-21 Liên Xô

Quân đội Israel luôn coi trọng việc hiểu rõ các loại vũ khí mà đối phương đang sử dụng, đặt ưu tiên rất cao cho việc nắm rõ những điểm mạnh, yếu của chúng để xây dựng các phương án đánh trả. Vì vậy, họ đã lên kế hoạch đoạt tiêm kích MiG-21 của Liên Xô.

mig21-1.jpg

Mig 21 trong KQ Ai Cập

Nhiều nỗ lực không thành công Tiêm kích thế hệ 3 MiG-21 do Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich (Liên Xô) chế tạo năm 1955. Nó được đánh giá là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất vào những năm 1950-1960. Từ năm 1961 đến 1963 Liên Xô quyết định giúp đỡ người Arab giành ưu thế trên không trong các cuộc không chiến với Israel và MiG-21 đã có trong biên chế của Không quân Syria, Ai Cập và Iraq. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bất cứ chiếc MiG-21 nào đưa sang Arab được Liên Xô giám sát rất nghiêm ngặt, những phi công được chọn lái phải là những người tốt nhất, tin cậy nhất. Thực hiện kế hoach đoạt tiêm kích thế hệ 3 MiG21, nhiều phương án hành động đã được xem xét và cuối cùng, người Israel quyết định dùng chiêu mua chuộc. Ban đầu, ý đồ đoạt máy bay nhằm vào các phi công Ai Cập. Cục Tình báo hải ngoại Israel MOSSAD (MSS) đã tìm rất nhiều cách để thuyết phục các phi công Ai Cập phản bội đất nước, lái máy bay trốn sang Israel.
Nỗ lực đầu tiên của MSS - “sứ giả” Israel là Jean Leon Thomas đã tiếp cận Đại úy Aid Hana (có tài liệu dẫn là Juan Carlos - một người theo đạo Cơ đốc (Kitô giáo)) thuộc lực lượng Không quân Ai Cập, đề xuất số tiền là 100.000 USD để phi công này đưa chiếc MiG sang Israel hoặc Cyprus, nhưng đã thất bại. Nguyên nhân là, những phi công xuất sắc nhất mới được chọn bay MiG-21 và họ luôn coi đó là một vinh dự lớn. Vì vậy, viên đại úy đã báo âm mưu đánh cắp máy bay cho nhà chức trách Ai Cập. Kết quả, Thomas bị bắt giữ cùng với 5 người liên đới và bị kết án tử hình vào tháng 12/1962. Sau sự kiện này, người Israel nhận ra, cần phải nghiên cứu kỹ danh tính của viên phi công nào dự định mua chuộc và họ có được rất nhiều thông tin về các phi công Arab.

Chiến dịch “Penicillin”
Tháng 1/1965, Tư lệnh Không quân Israel - Tướng Ezer Weizman, người sau này trở thành tổng thống Israel - tìm gặp Giám đốc MSS - tướng Meir Amit, yêu cầu MSS xem xét đánh cắp máy bay MiG-21. Cả MSS và Cục tình báo quân sự Israel tìm cách mua chuộc các phi công lái MiG21 của Ai Cập, Syria và Iraq với giá 1 triệu USD. Chiến dịch đoạt máy bay MiG-21 - chiến dịch “Penicillin” (còn có tên gọi “Kim cương”, “Operation Diamond”, hay “Chim xanh”) ra đời với chủ trương mua chuộc một phi công không theo đạo Hồi. Một người Iraq gốc Do Thái có tên Joseph Maksur (theo các nguồn khác - Joseph Shamash) là người giúp việc trong gia đình theo đạo Kitô hữu, đã bất ngờ liên lạc với Đại sứ quán Israel ở Paris thông qua một bên thứ ba để tiến cử Munir Redfa, 32 tuổi - một trong những phi công lái MiG-21 giỏi nhất của Không quân Iraq với đề nghị 500 nghìn bảng Anh (hơn 1 triệu USD) và viên phi công còn yêu cầu đưa toàn bộ gia đình của mình ra khỏi Iraq. Từng được sang Liên Xô huấn luyện lái MiG-21, Redfa là một trong 5 phi công duy nhất được chính quyền mới tín nhiệm, hoạt động trong đơn vị không quân duy nhất của Iraq khi đó là Phi đội 11. Và khi tái cơ cấu lại Quân đội Iraq, Redfa được chỉ định là Phó chỉ huy Phi đội 11. Giám đốc MSS Amit cho rằng, cơ hội để có được chiếc MiG-21 quan trọng hơn mất nửa triệu bảng và Amit cùng với tổng tham mưu trưởng quân đội đưa vấn đề ra cuộc họp nội các. Các bộ trưởng đã đồng ý với ý tưởng của MSS. Kế hoạch hành động được giao cho Michael Sharon - người đứng đầu phòng nghiệp vụ của MSS. Năm nhóm hoạt động đã được thành lập để hỗ trợ và phối hợp hành động. Và MSS sắp xếp một chuyến đi bí mật của Redfa tới châu Âu và từ Rome đến Israel để trực tiếp thảo luận chi tiết kế hoạch đào thoát.

Kế hoạch hoàn hảo
Giám đốc MSS Meir Amit đã tới Washington và thông báo với lãnh đạo CIA rằng, Israel đang có cơ hội kiếm được một chiếc MiG21. Người Mỹ ngay lập tức đồng ý ủng hộ Israel. Một số điệp viên cũng được cử đi theo các phái bộ ngoại giao đến Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Người Israel biết rằng các chuyên gia quân sự của Liên Xô chỉ cho nạp nửa cơ số xăng trong các chuyến bay huấn luyện để tránh việc đánh cắp máy bay, vì vậy, có thể sẽ cần phải tiếp nhiên liệu cho máy bay trên đường bay .

1619265054531.png


Redfa nhận thức được rằng anh ta không chỉ đang làm theo yêu cầu của Israel, mà đó còn là yêu cầu của Mỹ, vì vậy sau cuộc gặp gỡ, Redfa đã nói rằng anh ta đã sẵn sàng và yêu cầu được đưa vào danh sách di tản của gia đình không chỉ có vợ, con và cháu mà toàn bộ gia tộc, trong đó có ông bà, cô dì, chú bác, các cháu, và hai người hầu cũ. Người Israel cũng đã chấp nhận điều kiện này. Kế hoạch di chuyển người thân của Redfa được bắt đầu. Đầu tiên, người chú được đưa đến Thụy Sĩ “để điều trị” và 250.000 bảng Anh đã được chuyển đến tài khoản ngân hàng của ông. Ông này đã gửi một tấm bưu thiếp về Iraq, trong đó sử dụng mật mã, báo cho người nhà biết rằng người Israel đã hoàn thành tất cả những gì họ đã hứa. Sau đó, một người bạn của gia đình Redfa là bác sĩ nhi khoa, đã cấp một giấy chứng nhận con trai cả của Redfa bị ốm nặng và cần điều trị y tế khẩn cấp ở London. Giấy phép để cậu con trai này đến London cũng được cấp mà không gặp vấn đề gì. Vợ Redfa đưa cậu con cả đi London chữa bệnh và mang theo đứa con thứ hai đang còn nhỏ và họ đã có mặt ở Israel với những cái tên mới và bắt đầu chờ đợi Redfa. Để đón tất cả các thành viên còn lại của gia đình Redfa, nhóm người Israel thuê hai chiếc xe ở Baghdad chở họ đến chân đồi Kurdistan theo thỏa thuận với thủ lĩnh người Kurd. Trong đêm tối, một đội du kích người Kurd đã dùng những con la chở mọi người đến nơi máy bay trực thăng đã chờ sẵn đón họ về thành phố Ahvaz của Iran. Vài ngày sau, họ nhận được giấy tờ tùy thân với những cái tên mới, tất cả các thành viên nhà Redfa đã biến mất khỏi tầm với của chính quyền cũng như mạng lưới tình báo của Iraq.

Không thiếu “mỹ nhân kế”
Khi các thành viên Không quân Iraq tham gia khóa huấn luyện đến Mỹ, tất cả họ đều được đặt trong tầm ngắm của các nữ điệp viên MSS. Nhiều người bị công khai mua chuộc và nếu không bằng lòng hợp tác đều bị trừ khử, trù dập. Sau vụ việc này, Không quân Iraq quyết định rút toàn bộ sĩ quan đang tham gia huấn luyện tại Mỹ về nước. 3 người trong số họ có Munir Redfa đã trở về Iraq cùng với những “bóng hồng”. Chỉ 3 ngày sau khi toàn bộ gia đình của Redfa được đưa ra khỏi Iraq an toàn, Redfa cất cánh với chiếc MiG-21 để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện từ căn cứ không quân Tammouz phía tây Baghdad, sau đó bay qua Jordan tới Israel.
mig21-2.jpg

Người phụ nữ xinh đẹp - cô “du khách Mỹ” người Israel, sinh ra ở Mỹ và có hộ chiếu Mỹ - người được MSS tung đi hoạt động tiếp cận Redfa đã hoàn thành nhiệm vụ. Và gần như đồng thời, khi chuyến bay đào tẩu của Munir Redfa thành công, cô bạn gái “người Mỹ” kia cũng rời khỏi Iraq.

Hồi kết của chiến dịch
Theo lịch huấn luyện, sáng sớm ngày 15/8/1966 (theo các nguồn khác, ngày 16/8), tại căn cứ quân sự Mosul nằm ở phía Bắc Iraq, có một chuyến bay huấn luyện của Trung tá Munir Redfa trên máy bay MiG-21. Cố tình vi phạm quy tắc của các chuyên gia Liên Xô, Redfa ra lệnh cho các nhân viên kỹ thuật nạp đầy bình nhiên liệu. 7 giờ 30 sáng, đúng giờ quy định, chiếc máy bay do Redfa điều khiển đã cất cánh, ngoặt về phía biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, và bay về hướng đó. Các chuyên gia Liên Xô không kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra, và đã quá muộn. Israel cử một phi đội Mirage đón và hộ tống Redfa về căn cứ không quân nằm sâu bên trong sa mạc Negev.

1619265289706.png


mig21-3.jpg


Cựu phi công mig 21 Iraq - Redfa
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Đại thắng mùa xuân 1975

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là bản anh hùng ca bất hủ của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - một trong những chiến công lớn có tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại trong thế kỷ XX.

Từ giữa năm 1974, so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam có lợi cho cách mạng, thời cơ đã xuất hiện. Bộ Chính trị họp các hội nghị vào tháng 10/1974 và tháng 01/1975 bàn “Kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975, 1976)”. Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Chúng ta phải cố gắng cao nhất để thắng gọn trong năm 1975. Điều đó là một khả năng hiện thực”. Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, với nỗ lực và quyết tâm cao, quân và dân ta đã tiến hành liên tục các chiến dịch: Tây Nguyên; Trị Thiên - Huế, chiến dịch Đà Nẵng; và chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 04/3 đến ngày 24/3/1975)
Bộ Tổng Tư lệnh quyết định chọn Tây Nguyên để mở đầu trận quyết chiến chiến lược. Vì Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong tổng thể thế bố trí chiến lược của địch. Trong chiến dịch Tây Nguyên, ta chọn Buôn Ma Thuột là trận then chốt mở đầu - đây là mắt xích quan trọng trong thế trận của địch tại Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột bị tiêu diệt, có khả năng tạo ra sự chuyển biến về chiến dịch và sự rung động về chiến lược. Ngày 04/3/1975, chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu. Các lực lượng của ta thực hiện đúng kế hoạch nghi binh, làm cho định lung túng, mất phương hướng. Do vây, lúc 2 giờ 03 phút ngày 10/3, quân ta tiến công Buôn Ma Thuột địch hoàn toàn bất ngờ, không kịp trở tay. Đúng 11 giờ ngày 11/3, quân ta làm chủ hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột, hoàn thành thắng lợi trận đánh then chốt mở đầu chiến dịch Tây Nguyên. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch Trị Thiên - Huế. chiến dịch Đà Nẵng và mở ra bước ngoặt quyết định cho thời kỳ toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

k19.jpg
k20.jpg


Chiến dịch Trị Thiên - Huế, (từ ngày 21/3 đến ngày 26/3/1975), chiến dịch Đà Nẵng (từ ngày 26/3 đến ngày 29/3/1975)
Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên đã đưa cuộc kháng chiến bước sang một giai đoạn mới, từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược. Mục tiêu tiếp sau là chiến dịch tiến công Trị Thiên - Huế và chiến dịch Đà Nẵng. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương hạ quyết tâm: “Tiêu diệt Quân đoàn 1 ngụy, không cho chúng rút về Sài Gòn, để cùng với thắng lợi của Tây Nguyên tạo nên chuyển biến lớn về so sánh lực lượng chiến lược có lợi cho ta, tạo điều kiện giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam”.
Thực hiện quyết tâm trên, ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch Trị Thiên - Huế, chiến dịch Đà Nẵng với mật danh “Mặt trận 475”. Chiến trường được phân thành hai khu vực: Trị Thiên-Huế và Quảng Nam-Đà Nẵng, trong đó mục tiêu chủ yếu là Huế-Đà Nẵng. Ngày 21/3/1975, chiến dịch Trị Thiên - Huế bắt đầu, từ các hướng Bắc, Tây, Nam, quân ta đồng loạt tiến công quân địch. Thế trận của địch ở Thừa Thiên-Huế bị vỡ, chúng tháo chạy ra biển theo cửa Thuận An và Tư Hiền. Pháo binh ta bắn chặn, khống chế chặt cửa Thuận An; Bộ đội Đặc công thả mìn không cho tàu địch vào đón quân rút chạy.

k21.jpg
k22.jpg


Ngày 25/3, quân ta tiến công địch ở khu cảng Tân Mỹ-Thuận An, tiêu diệt và làm tan rã hầu hết quân địch dồn về đây. Cùng ngày các mũi tiến công khác của quân chủ lực đã cùng lực lượng vũ trang địa phương tiến vào thành phố, kết hợp với quần chúng nổi dậy, giải phóng cố đô Huế. Trưa ngày 26/3, cờ cách mạng đã tung bay trên cột cờ trước Ngọ Môn. Thắng lợi vang dội này là một đòn chí mạng giáng vào kế hoạch phòng ngự co cụm chiến lược mới của địch ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung. Từ ngày 26/3 đến ngày 29/3/1975, chiến dịch tiến công Đà Nẵng của quân ta diễn ra hết sức khẩn trương, nhanh chóng. Ngày 28 và ngày 29/3, ta tiến công căn cứ quân sự liên hợp lớn của địch ở Đà Nẵng. Cuộc tổng công kích đã diễn ra trên các hướng Bắc, Tây Nam, Nam và Đông Nam Đà Nẵng. Đến 15 giờ ngày 29/3, trận tiến công và nổi dậy giải phóng Đà Nẵng đã kết thúc toàn thắng. Chiến dịch tiến công Trị Thiên - Huế, chiến dịch Đà Nẵng giành thắng lợi nhanh chóng, có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng, làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh, tạo ra những điều kiện rất cơ bản, góp phần giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam.

k24.jpg
k23.jpg


Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ ngày 09/4 đến ngày 30/4/1975)
Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp nhận định: "Thời cơ chiến lược tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã hoàn toàn chín muồi”. Bộ Chính trị quyết định tập trung lực lượng chỉ đạo giành thắng lợi trong trận quyết chiến lịch sử này. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Ngày 30/4/1975, quân ta thống nhất hiệp đồng các cánh, các hướng tổng công kích vào nội thành, chiếm lĩnh các mục tiêu chiến lược. 10 giờ ngày 30/4/1975, Trung đoàn bộ binh 66, cùng Lữ đoàn tăng 203, Sư đoàn 304/Quân đoàn 2 tiến công thọc sâu, đập tan toàn bộ lực lượng phòng ngự của quân ngụy vượt qua cầu Sài Gòn. 10 giờ 45 phút, cán bộ, chiến sĩ ta bắt toàn bộ nội các ngụy quyền Sài Gòn, buộc Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng cách mạng vô điều kiện. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, ta kéo cờ chiến thắng trên nóc Dinh Độc Lập Trên đà chiến thắng, từ ngày 30/4/1975, đồng bào và chiến sĩ các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, lần lượt giải phóng các tỉnh còn lại. Ngày 01/5/1975, toàn bộ lãnh thổ trên đất liền miền Nam Việt Nam đã hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh, là đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc rất oanh liệt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh là thắng lợi vĩ đại nhất, trọn vẹn nhất, kết thúc 30 năm chiến tranh lâu dài, gian khổ chống ngoại xâm của dân tộc ta, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước.
k25.jpg
k26.jpg
k27.jpg
k28.jpg
k30.jpg
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chiến dịch Mỹ đánh cắp MiG-15 mới nhất của Liên Xô

Do lơ là mất cảnh giác, mẫu máy bay chiến đấu MiG-15 mới nhất của Liên Xô vừa mới đưa vào trang bị đã bị lọt vào tay Mỹ.
mig15.jpg
mig15-3.jpg


Lý do máy bay chiến đấu MiG-15 có mặt tại Triều Tiên Dựa vào kinh nghiệm chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, Văn phòng thiết kế A.Mikoyan và M.Gurevich (Liên Xô) đã phát triển mẫu máy bay chiến đấu mới - MiG-15 (vào năm 1946-1947). Đây là loại máy bay chiến đấu tiên tiến - cánh hình mũi tên và sử dụng động cơ đối xứng ở đuôi. Máy bay được chính thức đưa vào hoạt động năm 1949. MiG-15 là một trong những loại máy bay từng được sản xuất với số lượng nhiều nhất, khoảng 13.130 chiếc, và nếu tính cả việc cung cấp giấy phép cho các nước khác sản xuất thì con số MiG-15 lên tới khoảng 17.300 chiếc. MiG15 được trang bị 2 pháo 23mm với cơ số 80 viên đạn mỗi pháo, đạn nặng 175gram; 1 pháo 37mm cơ số 40 viên đạn, đạn nặng 735 gram. Những vũ khí đó đã giúp tăng sức mạnh cho MiG-15 trong vai trò đánh chặn máy bay ném bom hạng nặng đối phương. Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào tháng 6/1950 và trở thành điểm nóng đầu tiên trong thời Chiến tranh Lạnh, nơi cả Mỹ và Liên Xô thử nghiệm các mẫu vũ khí mới nhất. Không quân cả hai phía tích cực tham gia vào cuộc xung đột Triều Tiên. Theo đó, Liên Xô đã cung cấp cho Không quân Triều Tiên mẫu máy bay chiến đấu mới MiG-15. Những chiếc MiG - 15 này được điều khiển bởi cả phi công Liên Xô và Triều Tiên. Nhà nghiên cứu Alexei Shutemov cho biết, máy bay MiG15 đã ngăn chặn hiệu quả các cuộc tiến công của máy bay ném bom chiến lược B-29 và máy bay ném bom chiến thuật F-80 và F-84 của Mỹ. Trong cuộc xung đột cho thấy, sự kém hiệu quả của máy bay và vũ khí phòng thủ Mỹ trước máy bay chiến đấu phản lực của Liên Xô. Nhận thấy những chiếc máy bay này của Liên Xô có ưu thế vượt trội trong chiến đấu, Bộ Tư lệnh NATO đã quyết định bằng mọi giá phải có được chiếc MiG15 phục vụ cho mục đích nghiên cứu, và người Mỹ đã thử vận may bằng cách mua chuộc các phi công.

Chiến dịch dùng tiền mua chuộc
Theo tính toán của người Mỹ, không phải tất cả các phi công Liên Xô và Triều Tiên đều là những người tuyệt đối trung thành và theo đuổi lý tưởng cộng sản, vì vậy, vẫn có thể bị mua chuộc. Do đó, ý tưởng về chiến dịch “Moolah” (trong tiếng Nga là “Tiền”) đã hình thành. Quân đội Mỹ đã in truyền đơn bằng tiếng Nga và tiếng Triều Tiên gửi các phi công đối phương, nếu họ bay đào tẩu thì sẽ được hậu thưởng. Các sĩ quan tâm lý chiến Mỹ đã sử dụng các “khái niệm” và nó được in đậm trên truyền đơn để mời chào phi công Liên Xô, Triều Tiên, như: “Tự do”, “Lòng can đảm”, và khuyến khích họ “Bắt đầu một cuộc sống mới”. “Đây là cơ hội của bạn! Hãy thoát khỏi ách cộng sản! Hãy bay trên máy bay phản lực đến với thế giới tự do! Tự do và phần thưởng đang chờ đợi bạn ở phía trước”; và yêu cầu không cần cung cấp tên thật của họ. Dòng chữ nhỏ hơn thông tin rằng, Tướng Mark Clark - Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang tại Viễn Đông - đảm bảo cho những người đào thoát “nơi ẩn náu, sự bảo vệ, chăm sóc và sự bảo đảm về nhân phẩm”. Ở phần cuối của tờ rơi, hé lộ số tiền thưởng cho việc đưa được máy bay đến thế giới tự do “hạ cánh trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu đầy đủ” là 50 nghìn USD.
1619691791608.png

Mig15-UB

Tuy số số tiền không quá lớn, nhưng sự hấp dẫn ở đây là họ sẽ chuyển đến Mỹ, được sắp xếp một nơi cư trú mới cũng như ổn định cuộc sống, nên có sức lôi cuốn nhất định. Không một phi công Liên Xô nào bị “tuyên truyền tư sản” mua chuộc. Nhưng người Triều Tiên - những người không sống lâu dưới chính quyền cộng sản và chưa thấm nhuần đủ lý tưởng cộng sản, lại là một “mắt xích yếu”. Ngày 21/9/1953, No Gym Suk - phi công trẻ nhất của Không quân Triều Tiên lúc bấy giờ - đã trộm chiếc MiG-15 và hạ cánh xuống sân bay Gimpo ở Nam Triều Tiên. Với chiếc MiG-15, người Mỹ đã trả cho viên phi công này 100 nghìn USD, mặc dù kẻ đào tẩu tuyên bố rằng, y không chạy trốn khỏi miền Bắc vì lòng tham Vấn đề mà anh ta đào tẩu là mẹ anh ta đang ở miền Nam Triều Tiên, và viên phi công trẻ này muốn đoàn tụ với mẹ. Ngoài ra, No Gym Suk nói rằng y không còn muốn sống ở miền Bắc. Đặc biệt, ấn tượng tiêu cực về các đồng minh Liên Xô đối với anh ta: Bộ binh Liên Xô trong những bộ quần áo thể dục, quá rộng, không sạch sẽ; và điều quan trọng là họ đã nhanh chóng phát hiện lập trường chống cộng của y. “Họ lạc hậu, ít học, độc ác, không quen vệ sinh, là những người nông dân hoang dã, cặn bã từ tận cùng của thời kỳ đồ đá Xô Viết”, No Suk viết trong cuốn sách “На МиГ-15 к свободе” (tạm dịch là “Đến với tự do trên chiếc MiG-15”). Phi công người Triều Tiên này sau đó đã sang Mỹ - và y đã đổi tên là Kenneth Rowe và lập nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật hàng không. Sau sự cố xảy ra, người Nga đã ngừng cung cấp cho Triều Tiên các máy bay chiến đấu MiG-17 mới nhất, vì sợ chúng cũng có thể rơi vào tay đối phương. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chiến tranh Triều Tiên cũng đã kết thúc.
mig15-2.jpg


Mig15 do phi công BTT đào tẩu tại căn cứ không quân Mỹ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
MIG ALLEY cuộc không chiến đẫm máu nhất trong chiến tranh Triều Tiên

Trong trận không chiến được cho là lớn nhất mọi thời đại, vào ngày 23/10/1951, 200 máy bay chiến đấu của Mỹ và đồng minh đã đụng độ với lực lượng MiG của Liên Xô, với số lượng không bằng một nửa. Tuy nhiên, đội MiG đã gần như tiến hành một cuộc “tắm máu” trên không với máy bay phương Tây.

1619779894636.png

Sự thật bị che giấu
Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) là cuộc chiến duy nhất mà hầu hết các trận không chiến đều diễn ra giữa các phi công Liên Xô và Mỹ, chứ không phải giữa chính các phi công hai miền Triều Tiên. Cuộc xung đột cũng đánh dấu những tuyên bố phi lý của Quân đội Mỹ. Trong những tài liệu từng được công bố vào thập niên 1960, người Mỹ khẳng định tỉ lệ máy bay bị bắn rơi giữa Mỹ và Liên Xô trong trận chiến MiG Alley là 1:14. Trong hai thập kỷ sau đó, tỉ lệ này dần dần giảm xuống còn 1:10, nhưng chưa bao giờ xuống dưới 1:8. Khi người Nga giải mật kho tài liệu lưu trữ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, và qua các nhân chứng trực tiếp tham gia cuộc chiến, thì tuyên bố của Không quân Mỹ không còn đứng vững. Trong cuốn sách có tựa “Trận không chiến trên bầu trời tiền tuyến phương Đông và Triều Tiên”, cựu phi công Nga Sergei Kramarenko cho rằng, “tỉ lệ tổn thất của không quân hai phía là 1:1”. Tỉ lệ mới này được các sử gia quân sự phương Tây chấp nhận, nhưng vẫn chưa gần với sự thật. Trên thực tế, cuộc không chiến MiG Alley là một cuộc “tắm máu” với không quân phương Tây. Đó là một câu chuyện đã được giấu bởi nhiều lý do, khi niềm kiêu hãnh và thanh danh đã khiến phương Tây không thể thừa nhận chiến thắng với cách biệt quá lớn của Liên Xô.

Khi Không quân Liên Xô bí mật can dự vào Triều Tiên
Ban đầu nhà lãnh đạo Xôviết Joseph Stalin không có ý định tham chiến tại Triều Tiên vì Thế chiến Hai mới kết thúc. Do đó, khi chiến tranh mới bắt đầu, Trung Quốc là lực lượng chính hỗ trợ Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Nhưng khi các nước phương Tây núp dưới danh nghĩa Liên hợp quốc - đe dọa kiểm soát toàn bộ bán đảo, mà năng lực của phi công Trung Quốc thì có hạn, Stalin đã quyết định đưa không quân của mình tham chiến. Để giữ bí mật về sự can dự, Stalin áp đặt một số hạn chế với các phi công Liên Xô: (1) Phi công sẽ bay với logo của Không quân Trung Quốc hoặc Không quân nhân dân Bắc Triều Tiên; (2) Chỉ được sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc hoặc Triều Tiên để liên lạc khi đang bay; (3) Không được phép tiếp cận kinh tuyến 38 (biên giới giữa hai miền Triều Tiên) hoặc đường bờ biển, để tránh bị đối phương bắt giữ, đồng nghĩa các phi công Liên Xô bị cấm rượt đuổi máy bay địch. Nhưng bất chấp những hạn chế đó, Không quân Liên Xô vẫn thể hiện sự vượt trội. Trong 32 tháng lực lượng Nga can dự ở Triều Tiên, họ đã bắn rơi 1.250 máy bay địch, trong đó, các phi công tiêu diệt tới 1.097 chiếc. Về phần mình, Không quân Xôviết chỉ tổn thất tổng cộng 319 chiếc MiG và Lavochkin La-11.

la11.jpg
la11-2.jpg


La-11

mig15-4.jpg
mig15-5.jpg


Mig 15

Ngày Thứ Ba đen tối
MiG Alley trở thành chiến trường cho hàng loạt cuộc không chiến và cũng là nơi diễn ra các cuộc chiến trên không quy mô lớn đầu tiên của máy bay phản lực, giữa một bên là MiG-15 Liên Xô và một bên là F-86 Sabres của Mỹ.

f86.jpg
f86-2.jpg

F86

f84.jpg
f84-2.jpg

F84


f80.jpg
f80-2.jpg

F80

gv.jpg
gv2.jpg


Gloster Meteor IV

Thời điểm bước ngoặt của chiến tranh xảy ra vào tháng 10/1951. Máy bay trinh sát Mỹ phát hiện hoạt động xây dựng tại 18 sân bay của Triều Tiên. Sân bay lớn nhất trong số này là ở Naamsi, sở hữu các đường băng bê tông, có thể cho phép máy bay phản lực cất, hạn cánh. Ngày 23/10/1951 - Ngày Thứ Ba đen tối - không quân phương Tây triển khai 200 máy bay phản lực (gồm các loại F-86 Sabres, F-84, F-80 và Gloster Meteor IV - máy bay phản lực của Anh) và trên 20 máy bay ném bom Superfortress B-29. Sứ mệnh của phi đội này là cắt đứt tuyến đường hậu cần cho lực lượng Triều Tiên và Trung Quốc; đồng thời, phá hủy các căn cứ không quân ở Naamsi và Taechon của Triều Tiên.
Để đối phó với mối đe dọa này, Không quân Liên Xô sử dụng 2 sư đoàn: Sư đoàn 303 gồm 58 chiếc MiG-15 dàn quân theo hình bậc thang, có nhiệm vụ tiến công các nhóm chính của đội hình máy bay địch; Sư đoàn 324 gồm 26 chiếc MiG-15 tạo thành đội bay hình bậc thang thứ hai, có nhiệm vụ yểm trợ và bọc hậu.


b29.jpg
b29-2.jpg


Superfortress B-29

Rượt thẳng “cá lớn”
Theo chiến thuật đã xác định, các máy bay Liên Xô “bỏ qua” những máy bay hộ tống và tập trung cho “nhóm cá lớn” - B-29. Giống như những chú cá mập đang xoay vòng, rồi hớp lấy con mồi, phi đội MiG xé toạc đội hình B-29 của Mỹ. Một số phi công Nga bắt đầu tiến công máy bay ném bom Mỹ từ bên dưới theo phương thẳng đứng, và chứng kiến những chiếc B-29 nổ tung ngay trước mắt. Phía Liên Xô tuyên bố, đã tiêu diệt 10 chiếc B-29 và 4 chiếc F-84 hộ tống, trong khi họ chỉ mất đúng một chiếc MiG. Nhưng phía Mỹ chỉ thừa nhận có 3 chiếc B-29 bị bắn rơi, 5 chiếc khác và 1 chiếc F-84 bị hư hỏng nặng. Sau này, Tư lệnh Không quân Nga Lev Shchukin hồi tưởng về “Ngày Thứ Ba đen tối”: “Họ định đe dọa chúng tôi. Có lẽ họ nghĩ chúng tôi sẽ hoảng sợ vì bị áp đảo bởi số lượng và sẽ bỏ chạy, nhưng thay vào đó, chúng tôi đã đối đầu”. Cựu phi công Mỹ Earl McGill, người thoát chết trong MiG Alley, từng thừa nhận: “Tính theo tỉ lệ thì “Ngày Thứ Ba đen tối” đánh dấu tổn thất lớn nhất của Mỹ trong bất cứ sứ mạng ném bom lớn nào, ở bất cứ cuộc chiến tranh nào mà nước Mỹ can dự. Và trận MiG Alley có lẽ là trận không chiến vĩ đại nhất mọi thời đại”.

Ảnh hưởng tới danh tiếng Mỹ
Trận không chiến “Ngày Thứ Ba đen tối” đã mãi mãi thay đổi cách thức mà Không quân Mỹ tiến hành một cuộc dội bom đường không chiến lược. B-29 sau đó không giám bay ban ngày qua MiG Alley nữa. Nhưng quan trọng hơn, sự dũng cảm và kỹ năng của phi công Liên Xô trong sứ mạng can dự vào Triều Tiên có thể đã ngăn chặn một cuộc đại chiến thế giới thứ 3. Ông Kramarenko giải thích: “B-29 là máy bay ném bom chiến lược, hay nói cách khách, là một “tàu chở bom hạt nhân”. Trong một cuộc Thế chiến thứ ba - mà chúng ta đã từng đứng bên bờ vực - những chiếc máy bay này sẽ thực hiện tiến công các thành phố của Liên Xô với bom hạt nhân. Nay thì hóa ra những chiếc máy bay khổng lồ này trở nên vô dụng trước máy bay phản lực Liên Xô, vốn kém hơn về trang bị”. Rõ ràng không một chiếc B-29 nào đã có cơ hội bay được hơn 100km để vào không phận do Liên Xô đang kiểm soát mà trở về an toàn. “Có thể tự tin nói rằng, các phi công Liên Xô chiến đấu tại Triều Tiên đã gây ra tổn thất lớn với lực lượng ném bom của kẻ thù, dập tắt nguy cơ đại chiến thế giới thứ 3 - một cuộc chiến tranh hạt nhân - trong suốt một thời gian dài”, cựu binh Mig Alley, Kramarenko nói. Ít ngày sau “Thứ Ba đen tối”, viên phi công McGill ngồi lên ghế phụ của một chiếc B-29 trên đường băng căn cứ không quân Okinawa (Nhật Bản), chờ lệnh cất cánh trong sứ mạng đưa chiếc máy bay ném bom này vào sâu trong MiG Alley. Nhưng thay vì trò chuyện như thường lệ, phi hành đoàn ngồi lặng yên, nghĩ tới việc phải quay trở lại nơi “thần chết” đang chờ, và đúng lúc đó thì họ nhận lệnh hủy bỏ sứ mạng. McGill giải thích về cảm giác hôm đó: “Vài phút chờ đợi “án tử” dạy tôi ý nghĩa của sợ hãi, điều mà tôi chưa từng trải qua kể từ đó, kể cả bây giờ, khi cuộc đời không còn dài nữa”.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
“CUỘC KHÔNG KÍCH SINAI” CHIẾN DỊCH “MẪU MỰC” CỦA ISRAEL TRONG CUỘC CHIẾN TRANH 6 NGÀY

Ngày 5/6/1967, Israel đã tiến hành một cuộc phản công “chớp nhoáng” đập tan cuộc đánh úp bất ngờ của liên quân các nước Arab. Chỉ trong vòng 6 ngày, Israel đã “nghiền nát” Không quân Arab, làm thay đổi hoàn toàn tiến trình của cuộc chiến.
Theo Hãng tin AP, có 776 lính Israel, khoảng 11.500 lính Ai Cập, 6.094 lính Jordan và 1.000 lính Syria chết trận. Hàng nghìn người khác bị bắt làm tù binh.

“Nghiền nát” Không quân Arab trước sự ngỡ ngàng của thế giới
Chiến dịch “Tiêu điểm” (Operation Focus, Moked), còn được gọi là “Cuộc không kích Sinai” là cuộc không kích phủ đầu, cấp tập ngày 5/6/1967 của Không quân Israel (IAF) mở đầu cuộc Chiến tranh 6 ngày “nghiền nát” Không quân Ai Cập, tiến công trả đũa Syria, Jordan và Iraq. Với 3 đợt không kích chính ào ạt và một số đợt nhỏ, Israel đã hoàn toàn chiếm ưu thế trên không trước Ai Cập tại cao nguyên Golan, Bờ Tây và toàn bộ sa mạc Sinai, hỗ trợ rất hiệu quả cho lực lượng mặt đất tác chiến. Với lực lượng kết hợp, Ai Cập, Jordan và Syria có khoảng 328.000 quân, 2.300 xe tăng, 1.800 xe bọc thép, 2.200 tổ hợp phòng không (bao gồm cả các khẩu đội SAM) và gần 700 máy bay. Ai Cập có lực lượng không quân lớn và hiện đại nhất trong số các quốc gia Arab, với khoảng 450 máy bay chiến đấu, trong đó có nhiều máy bay MiG-21 hiện đại nhất lúc đó, do Liên Xô sản xuất. Không quân Israel có 196 máy bay chiến đấu, phần lớn là máy bay do Pháp sản xuất đã được nâng cấp, như: Máy bay ném bom hạng nhẹ Sud Aviation, máy bay tiêm kích - ném bom Dassault Ouragon, máy bay tiêm kích Dassault Super Mystere và 76 máy bay chiến đấu tiên tiến Dassault Mirage IIICJ.


mb aicap1.jpg

MiG-21

mb aicap2.jpg

Sud Aviation

mb aicap3.jpg

Dassault Ouragon


mb aicap4.jpg

Dassault Super Mystere


mb aicap5.jpg

Dassault Mirage IIICJ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hệ thống phòng không của Ai Cập rất yếu và không có sân bay nào được trang bị bongke bọc thép để bảo vệ máy bay. Không quân Ai Cập chủ quan, đậu máy bay sát nhau dọc theo đường băng, không ngụy trang. Cuộc không kích thành công mỹ mãn - hơn 300 máy bay Ai Cập bị phá hủy (gồm máy bay Tu-16, Il-28, Su-7, MiG-21, MiG-19, MiG-17 và máy bay vận tải), hơn 100 phi công Ai Cập tử nạn. Phía Israel mất 19 máy bay, phần lớn do lỗi kỹ thuật, tai nạn..., nhưng cuộc không kích mang lại cho Israel ưu thế áp đảo trên không cho đến hết cuộc chiến. Ngay chiều hôm đó, IAF chuyển sang đánh các sân bay thứ yếu ở Ai Cập và bắt đầu tiến công Jordan, Syria và Iraq, tiêu diệt hầu hết không quân các nước này. Không quân Jordan bị xóa sổ, mất hơn 20 máy bay chiến đấu Hunter, 6 máy bay vận tải và 2 máy bay trực thăng. Không quân Syria mất 32 MiG-21, 23 MiG-15 và MiG 17, 2 Il-28. Iraq cũng bị phá hủy 12 máy bay các loại. Một máy bay ném bom Tu-16 của Iraq bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không Israel khi định ném bom Tel Aviv.
Israel cho biết, trong Chiến tranh 6 ngày, Không quân Israel với gần 200 máy bay chiến đấu, xuất kích 352 lần, đã giành ưu thế trước liên minh với khoảng 600 máy bay chiến đấu. Không quân Israel đã phá hủy 452 máy bay đối phương, bao gồm 79 trong không chiến, trong khi mất 46 chiếc; 24 phi công Israel và hàng trăm phi công Arab đã thiệt mạng. Khi Israel tuyên bố phá hủy số máy bay Arab, lúc đầu báo chí phương Tây cho rằng Israel đã “phóng đại”. Tuy nhiên, thực tế là Không quân Ai Cập, Jordan, và các quốc gia Arab khác hầu như vắng bóng trong những ngày tiếp theo của cuộc chiến, điều đó chứng tỏ con số tổn thất là xác thực. Khi kết thúc cuộc chiến, Israel giành được quyền kiểm soát Đông Jerusalem, dải Gaza, bán đảo Sinai, Bờ Tây, và cao nguyên Golan. Kết quả của cuộc chiến đã ảnh hưởng đến địa thế chính trị của khu vực này cho đến ngày nay.

mb aicap6.jpg

Tu 16

mb aicap7.jpg

IL28

mb aicap8.jpg

Su7

mb aicap1.jpg

Mig21

mb aicap9.jpg

Mig19

mb aicap10.jpg

Mig17

mb aicap11.jpg

Hunter
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Một kế hoạch chi tiết tỷ mỷ và một chiến thuật hoàn hảo
Kế hoạch của IAF được vạch ra rất rõ ràng, tỷ mỷ, chi tiết. Mục tiêu hàng đầu của Operation Focus là tiêu diệt các máy bay ném bom Tu-16, Il-28 và các máy bay chiến đấu MiG-21. Mục tiêu thứ yếu bao gồm phá hủy các sân bay (để ngăn người Ai Cập phái máy bay chiến đấu đánh chặn máy bay của Israel) và tiêu diệt các hệ thống phòng không của đối phương giúp họ tiếp tục tiến công với ít rủi ro hơn từ hỏa lực mặt đất.
Trong thực tế, máy bay của IAF bay rất thấp (dưới 18m) và tốc độ cao để tránh hệ thống phòng không Ai Cập. Tên lửa đất đối không SA-2 của Ai Cập là một vũ khí hiện đại, nhưng chỉ hiệu quả trên 1.200m. Không quân Israel đã phát hiện được những “khoảng trống” radar của Ai Cập và bố trí cho các máy bay của họ lách qua những “khoảng trống” này. Thay vì vào lúc bình minh, IAF đã chọn thời điểm không kích vào lúc 8 giờ 45 phút giờ Ai Cập, mà theo tính toán, khi đó các máy bay MiG sơ hở nhất, nhiều phi công và sĩ quan Không quân Ai Cập ăn sáng và những người khác đang bị tắc giao thông do giờ cao điểm.

sam2.jpg

Bệ phóng và đạn tên lửa Sam2 (S75)

sam 2-1.jpg

Trận địa tiểu đoàn hỏa lực Sam2

Trước khi vào chiến dịch, Không quân Israel đã xây dựng một số mô hình mô phỏng căn cứ Không quân Ai Cập trên sa mạc, để phi công tập trận. Cùng với đó, các nhân viên mặt đất được huấn luyện để có thể tái nạp vũ khí và nhiên liệu cho máy bay một cách nhanh chóng, cho phép máy bay xuất kích nhiều lần mỗi ngày. Chỉ có 196 máy bay chiến đấu, nhưng IAF có 3 phi công cho mỗi máy bay, đảm bảo các phi công được nghỉ ngơi sẵn sàng thay thế đồng đội mệt mỏi hoặc bị thương. Không quân Israel có tỷ lệ máy bay sẵn sàng chiến đấu 90%, trong khi con số này đối với Ai Cập chỉ 30%. Vào lúc 7 giờ 10 phút ngày 5/6, giờ Israel, 16 máy bay huấn luyện Magister Fouga sử dụng bảng hiệu tuần tra giống hệt máy bay chiến đấu Mirage, như hoạt động bình thường hàng ngày đối với các nước Arab xung quanh, cất cánh. Chỉ 5 phút sau, chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên trong số 183 chiếc (tương đương 95% tổng số máy bay của IAF) bắt đầu cất cánh tham gia cuộc không kích Ai Cập; 12 máy bay chiến đấu khác ở nhà trực chiến phòng không. Khi máy bay Israel cất cánh, chúng hợp thành các nhóm gồm 4 máy bay và bay về hướng Địa Trung Hải trước khi nhằm hướng Ai Cập. Một đài radar của Jordan phát hiện được các phi đội Israel đã gửi tin mã hóa cảnh báo cho Ai Cập. Tuy nhiên, do vừa đổi mật mã ngày hôm trước, Ai Cập đã không thể giải mã được bức điện. Phía Ai Cập cũng tự làm khó mình bằng cách “tắt” toàn bộ hệ thống phòng không của họ vì sợ lực lượng nổi dậy Ai Cập có thể bắn hạ máy bay chở Nguyên soái Amer và Tướng Sidqi Mahmoud, đang trên trên đường đi công tác.
Trước khi đến mục tiêu là 10 sân bay độc lập đã được định trước của đợt tập kích đầu tiên, các đội hình máy bay chiến đấu IAF đột ngột leo lên độ cao 2.700m và triển khai các cuộc tiến công. Các phi công Israel áp dụng cùng lúc nhiều chiến thuật: Ném bom và dùng hỏa lực tiêu diệt các máy bay đang đậu trên đường băng; ném bom phá hủy đường băng để máy bay Ai Cập không thể cất cánh. Dù bị áp đảo về số lượng, IAF đã tiêu diệt gần như hoàn toàn lực lượng Không quân Arab nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa lập kế hoạch tỷ mỷ, tiến công bất ngờ, có chiến thuật tốt và huấn luyện chu đáo. Họ cũng rất thành công trong việc vô hiệu hóa 18 sân bay, cản trở các hoạt động của Không quân Ai Cập trong suốt cuộc chiến, kiểm soát gần như hoàn toàn bầu trời và có thể hỗ trợ các đơn vị mặt đất. Trong khi đó, liên quân Arab (nhất là Quân đội Ai Cập) thể hiện một tinh thần chiến đấu bạc nhược, binh sỹ vô kỷ luật, các chỉ huy chủ quan và mắc hàng loạt sai lầm. Kết quả là quân Arab thất bại nhanh chóng, dù có ưu thế về quân số và trang bị.
Là một trong những chiến dịch tiến công đường không thành công nhất, Chiến dịch Moked đã thay đổi tiến trình của cuộc chiến năm 1967 và lịch sử, đồng thời cũng được coi là “Tiêu chuẩn Vàng” của một chiến dịch không kích phủ đầu. “Chiến dịch Tiêu điểm” cho thấy, các cơ sở không quân cố định dễ bị tiến công như thế nào trước các cuộc không kích vào thời điểm đó. Điều này khiến không quân nhiều quốc gia rút ra bài học xương máu, phát triển và cải thiện các biện pháp phòng thủ, như xây dựng các hầm trú ẩn máy bay cứng để bảo vệ máy bay trên mặt đất, thiết lập các dải đường cao tốc sẵn sàng thay thế cho các đường băng cất/hạ cánh…, cũng như các biện pháp phòng không bảo vệ sân bay.

aicap5.jpg

Tiêm kích IAF

aicap6.jpg

Máy bay ném bom IAF hỗ trợ lục quân


aicap1.jpg


aicap2.jpg


aicap3.jpg


aicap4.jpg


Máy bay không quân Ai cập bị phá hủy ngay tại sân bay
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIẾN DỊCH CIA “ĐÁNH CẮP” TRỰC THĂNG TIẾN CÔNG MI-25 “HIND-D" CỦA LIÊN XÔ

Mỹ và các nước phương Tây rất “thèm muốn” được khám phá một chiếc Mi-25 “Hind-D", chiếc trực thăng tiến công do Liên Xô chế tạo đã “làm mưa làm gió” trên chiến trường Afghanistan và nhiều cuộc xung đột ở châu Phi.


ya3.jpg

1621002233472.png


Khi bạn muốn làm điều gì đó nhân danh lợi ích Mỹ mà không muốn để ai đó phải “dính chàm”, bạn chỉ cần viện đến hoạt động của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA). Và nếu bạn muốn xâm nhập rồi thoát ra bằng đường không mà không gặp rắc rối gì, thì chắc chắn nên nhờ tới Trung đoàn Tác chiến Không quân đặc biệt (SOAR) 160 của Lục quân Mỹ, vốn nổi danh với cái tên “Night Stalkers” (Thợ săn đêm). Có trường hợp, khi kết hợp cả hai thì thành công hầu như được đảm bảo. Chiến dịch Mount Hope III (gắn kết hy vọng 3) là một câu chuyện như vậy xảy ra tại Cộng hòa Chad. Trong những năm 1987 và 1988, mặc dù Liên Xô sắp sụp đổ, nhưng Chiến tranh Lạnh khi đó vẫn khá “nóng”. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan thách thức lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev phá bỏ bức tường Berlin, vụ bê bối Iran - Contra vẫn còn mới mẻ trong ký ức của mọi người, Liên Xô đã rút quân khỏi Afghanistan và các cuộc chiến tranh ủy nhiệm lẻ tẻ nổ ra trên khắp châu Phi. Một cuộc xung đột như vậy đã xảy ra giữa Chad và Libya vào năm 1987, và từ năm 1986, Libya đã bị Mỹ ném bom.

Trực thăng tiến công hạng nặng “vô đối”
Trong cuộc xung đột Libya - Chad, một trực thăng tiến công Mi-25 “Hind-D” - do Liên Xô sản xuất (phiên bản xuất khẩu của Mi-24) - đã bị bỏ lại trong cuộc rút lui "vội vã" của Quân đội Libya khỏi Ouadi Doum, cùng cả “kho báu” gồm nhiều phương tiện và thiết bị quân sự khác. Mi-25 “Hind-D” vốn là mối quan tâm lớn của Mỹ, bởi đây là trực thăng tiến công “nặng nhất” trên thế giới vào thời điểm đó. Nó cũng sở hữu những năng lực mà các phi công của Mỹ chỉ có thể mơ ước. Ngoài khả năng vận chuyển các đơn vị đặc nhiệm tới chiến trường (tối đa 8 binh lính với đầy đủ vũ khí, trang bị), Mi-25 còn có thể yểm trợ cho không quân hoặc độc lập tác chiến.
Trong khi đó, Mỹ lại chủ yếu sử dụng các trực thăng như UH-1 Huey để vận chuyển và di tản binh lính khỏi chiến trường và thường chúng được vũ trang khá khiêm tốn so với Mi-25, với các súng máy gắn ngoài cửa. Chính vì vậy, Mỹ và phương Tây rất “thèm muốn” được khám phá một chiếc Mi-25 “Hind-D”. Khao khát này càng cấp bách hơn khi Ethiopia đã đưa Mi-25 vào tham chiến thành công. Mi-25 sau đó cũng nhanh chóng xuất hiện ở Afghanistan trong chiến dịch can dự quân sự của Liên Xô tại đây. Thực tế đó càng hối thúc giới chức tình báo phương Tây phải có một cái nhìn cận cảnh, chi tiết hơn về Mi-25 cũng như khung sườn vũ trang hạng nặng của máy bay này, nhất là với mục đích xác định xem liệu Mỹ có cần phải thiết kế lại hay phát triển một phiên bản tương tự để đối trọng. Với mong muốn đó, CIA sẵn sàng thực hiện những “cuộc đi đêm” để đạt được mục đích. Họ tìm đến người Chad, những người rất “vui vẻ” đàm phán với đối tác Mỹ giàu có và dễ dàng cho phép CIA “đánh cắp” chiếc Mi-25. Nhưng một nhiệm vụ như vậy sẽ không đơn giản, vì các lực lượng Libya vẫn đang hoạt động gần đó và vụ "đánh cắp" chiếc Mi-25 chắc chắn sẽ được phơi bày cho cả thế giới, có thể dẫn đến đổ máu và khủng hoảng ngoại giao. Trọng trách đó được giao cho các phi công của SOAR 160.

Cuộc tập dượt đánh cắp
Để thực hành vụ đánh cắp một chiếc trực thăng nặng khoảng 8 tấn, đơn vị đặc nhiệm SOAR 160 đã phải sử dụng trực thăng CH-47 Chinook để tập luyện tại vùng sa mạc New Mexico, với điều kiện địa hình, khí hậu khá tương đồng với Chad. Để có thể vận chuyển chiếc Mi-25 nặng nề, trực thăng CH-47 Chinook đã được cải tiến bằng cách gia cố thêm các móc cẩu và hiệu chỉnh lại động cơ. Hoạt động chuẩn bị chủ yếu diễn ra trong môi trường ban đêm và ánh sáng yếu. Đầu tiên, 6 thùng phi chứa nước cỡ lớn với khối lượng tương đương chiếc Mi-25 được móc vào bên dưới trực thăng Chinook. Các phi công Night Stalkers sau đó lái chiếc Chinook bay tới một căn cứ hậu cần tiền phương (FSB) giả định. Tiếp đến là thực hành mang theo một khung sườn tương tự chiếc Mi-25 về kích cỡ, khối lượng. Cả 2 lần Night Stalkers hoàn thành cuộc tập dượt vượt cả mong đợi của các quan chức giám sát đến từ CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ.
1621002073258.png


Chiến dịch thành công
Ngày 21/5/1987, chiến dịch Mount Hope III bắt đầu. Night Stalkers đưa 2 trực thăng Chinook lên máy bay vận tải hạng nặng C-5 Galaxy, đầu tiên bay đến Đức rồi sau đó tới sân bay Ndjamena ở miền Nam Cộng hòa Chad. Trong khi đó, Lục quân Mỹ đã triển khai một đơn vị trinh sát làm nhiệm vụ sục sạo và rà soát các địa điểm xung quanh từ 2 tuần trước đó. Chính phủ Pháp cũng cử tới đây một đơn vị chiến đấu mặt đất và một nhóm máy bay chiến đấu Mirage F.1 có nhiệm vụ hỗ trợ cho tất cả các máy bay tham gia. Sau khi tới Ndjamena vào ngày 10/6/1987, các phi công của Night Stalkers cùng phối hợp chuyển các trực thăng Chinook ra khỏi chiếc máy bay vận tải Galaxy. Ngày 11/6/1987, nhóm tác chiến bắt đầu triển khai sứ mạng theo kế hoạch. Night Stalkers bay khoảng hơn 800km vào ban đêm và phải “hốt gọn” chiếc Mi-25 ngay trước khi trời sáng. Đội 1 (mật danh là Chalk 1) bay trước tới Ouadi Doum để cảnh giới cho đội 2 (Chalk 2) đến sau và làm công tác chuẩn bị “đánh cắp” chiếc Mi-25. Sau khi xâm nhập vào Ouadi Doum, đội Chalk 1 bắt đầu rà soát khu vực và nhanh chóng tiếp cận chiếc Mi-25, trong khi Chalk 2 bay ngay phía trên, thả dây xuống để cho nhóm bên dưới chằng buộc chiếc Mi25. Sau khi yểm trợ cho Chalk 2 rút lui an toàn trở lại Ndjamena, Chalk 1 cũng lập tức rời hiện trường. Trong khi đó, đóng quân ở cách địa điểm diễn ra vụ việc chỉ vài kilômét nhưng Quân đội Libya đã hoàn toàn không hay biết điều gì đang xảy ra. Đến căn cứ tiền phương, các phi công Chinook ăn mừng chiến dịch lớn thành công đầu tiên của họ. Chiếc Hind-D được đưa lên một máy bay vận tải C-5, nằm yên đó trong vòng 36 giờ, trước khi đáp xuống lãnh thổ Mỹ.
ya4.jpg

1621002357261.png
1621002394700.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cuộc chiến Nga - Gru-di-a

Cộng hoà Gru-di-a

Cộng hoà Gru-di-a thuộc Tây-Trung châu Á. Diện tích: 69.700 km2. Dân số: 4.646.003 người (2007). Thủ đô: Tbi-li-xi (Tbilisi): 1.103.500 người (2002). Các thành phố chính: Ku-tai-si: 215.700 người; Ru-sta-vi: 138.200 người (2002). Ngôn ngữ: Tiếng Gru-di-a: 69%, tiếng Ác-mê-ni: 9%, tiếng Nga: 7%, tiếng A-dê-ri: 5%, tiếng Ô-sê-ti-an: 3%. Dân tộc: Người Gru-di-a: 70,1%, người Ác-mê-ni-a: 8,1%, người Nga: 6,3%, người A-zê-ri: 5,7%, người Ô-xe-ti-a: 3%, người Áp-kha-di-a: 1,8%, các dân tộc khác: 5%. Tôn giáo: Thiên Chúa giáo chính thống Gru-di-a. Dãy núi Cáp-ca-dơ là biên giới tự nhiên phía Bắc của Gru-di-a, trong đó có đỉnh cao nhất là Sơ-kha-ra, cao 5.068m. Phía Nam của Gru-di-a là dãy núi tiểu Cáp-ca-dơ thấp hơn. Trung tâm của Gru-di-a là miền đất thấp Côn-khi-đa. Theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ một viện (từ năm 1995). Gồm 2 nước cộng hòa tự trị là Sô-khu-mi và Bát-u-mi; Có 9 thành phố là 9 đơn vị hành chính. Hiến pháp ban hành ngày 17 .10.1995. Cơ quan lập pháp (Quốc hội) gồm 235 thành viên, nhiệm kỳ 4 năm, và Tổng thống, nhiệm kỳ 5 năm (có quyền tái cử thêm một nhiệm kỳ). Tổng thống chỉ định các thành viên của Hội đồng bộ trưởng.

Ngày quốc khánh: Ngày 26 tháng 5 năm 1991. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 30 tháng 6 năm 1992. Tham gia các tổ chức: CIS, EBRD, ECE, FAO, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, ... Quân đội chính quy 20.000 người.

Lịch sử: Gru-di-a là một vùng văn minh cổ. Tại đây đã tìm thấy các công cụ kim loại chế tạo từ năm 8000 trước Công nguyên. Vào khoảng 1000 năm trước Công nguyên, các quốc gia của Gru-di-a là Côn-chít và I-bê-ri-a đã phồn vinh. Năm 65 trước Công nguyên, quốc gia Côn-chít rơi vào tay Hy lạp và sau đó bị quốc gia Pôn-tút ở vùng Đông-Bắc Á và La Mã cai trị. Thiên Chúa giáo được đưa vào Gru-di-a khoảng năm 380 sau Công nguyên. Từ thế kỷ IV đến thế kỷ VII, Gru-di-a bị đế quốc Bi-dăng-tin, Đế quốc Ba Tư, và sau đó là Đế quốc A-rập chinh phục. Vào thế kỷ VIII, dòng họ Ba-gơ-rát đã lập nên một số vương quốc Gru-di-a. Vua Ba-gơ-rat III (975-1014) đã thống nhất Gru-di-a. Sau đó, người kế vị ông, Nữ hoàng Ta-ma-ra (1184-1213) đã lập ra một đế quốc bao gồm hầu hết vùng Cáp-ca-dơ. Tuy nhiên, quốc gia thống nhất này đã bị phá vỡ khi có các cuộc xâm lăng của Mông Cổ (từ 1222) và do các mâu thuẫn trong hoàng tộc.

Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, Gru-di-a bị Thổ Nhĩ Kỳ (đế quốc Ốt-tô-man) và Ba Tư tranh chấp, tàn phá. Gru-di-a tái thống nhất và độc lập vào năm 1762, nhưng để chống lại Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư, Gru-di-a phải nhờ đến sự bảo vệ của Đế quốc Nga (1763). Năm 1801, Đế quốc Nga phế truất vua Ba-gơ-rát và dần dần thôn tính Gru-di-a. Sau cách mạng tháng Mười Nga, Men-sê-vích nắm quyền, Gru-di-a liên minh với Đức và tuyên bố trở thành nước cộng hòa. Năm 1918, Anh, Đức và Thổ đưa quân vào. Từ năm 1918 đến 1920, Anh chiếm Gru-di-a, nhưng lại ủng hộ nước Nga Sa Hoàng cũ nên không được dân chúng ủng hộ. Năm 1921, Quân đội Liên Xô tiến vào Gru-di-a. Cũng trong năm đó Gru-di-a trở thành một phần của nước Cộng hòa xô viết ngoại Cáp ca-dơ và năm 1936, trở thành một nước cộng hòa của Liên Xô.

Sau cuộc chính biến không thành của các đảng viên cộng sản phái cứng rắn ở Mát-xcơ-va (tháng Chín năm 1991), Gru-di-a tuyên bố độc lập. Tiếp theo, Gru-di-a rơi vào một cuộc nội chiến khốc liệt giữa các phe phái cho tới 1993, và xung đột với Ap-kha-dia từ 1992-1994. Gru-di-a không trở thành thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) khi cộng đồng này được thành lập năm 1991. Hội đồng Nhà nước lâm thời do ông Ét-uất Sê-vác-nát-de, cựu Bộ trưởng Ngoại giao của Liên Xô cũ, đứng đầu đã được thành lập, tháng Ba năm 1992, thay thế Ủy ban Quân sự. Năm 1993, Gru-di-a gia nhập Cộng đồng các Quốc gia độc lập (SNG).

Năm 1999, Gru-di-a tiến hành tổng tuyển cử, Et-uất Sê-vác-nat-de được bầu lại là Tổng thống nhiệm kỳ hai. Theo thỏa thuận giữa Nga và Gru-di-a, quân đội Nga đã dần rút hết lực lượng ra khỏi lãnh thổ Gru-di-a. Gru-di-a là đối tác chính thức của Hội đồng châu Âu, tích cực hợp tác với NATO, chính sách đối ngoại thân Mỹ và phương Tây, thúc đẩy quan hệ chặt chẽ với các nước Hồi giáo trong vùng. Hiện nay, các phe đối lập vẫn chống đối mạnh mẽ; chính E. Se-vác-nat-de đã bị ám sát hụt hai lần.

Kinh tế: GDP: 6.398 triệu đô-la (2005). GDP tính theo đầu người: 1.429,20 đô-la (2005). Tiền tệ: Đồng rúp Gru-di-a (Rup). Công nghiệp chiếm 23%, nông nghiệp: 32% và dịch vụ: 45% GDP. Mặc dù thiếu đất canh tác, song nông nghiệp của Gru-di-a vẫn sản xuất nhiều sản phẩm phong phú gồm: chè, cam quít, thuốc lá, ngũ cốc, nho, rau quả và gia cầm. Tài nguyên thiên nhiên của Gru-di-a gồm: than đá, quặng măng-gan. Gru-di-a có nguồn thuỷ điện dồi dào. Các ngành công nghiệp chính là chế tạo máy xây dựng, chế biến thức ăn cho gia súc và hóa chất. Gru-di-a là một trong những nước có khu vực kinh tế tự nhân phát triển nhất của Liên Xô cũ, nhưng nền kinh tế bị thiệt hại nặng trong cuộc nội chiến 1991-1992. Từ 1996, kinh tế phục hồi và bắt dầu phát triển. Năm 1999, GDP tăng 1,2%, công nghiệp tăng 5,7%. Xuất khẩu đạt 330 triệu USD, nhập khẩu đạt 840 triệu USD; nợ nước ngoài: 1,8 tỷ USD. Sản xuất điện năng đạt 6,96 tỷ kwh, tiêu thụ 6,1 tỷ kwh.

Văn hoá: Số người biết đọc, biết viết đạt 99%, nam: 100%, nữ: 98%. Giáo dục khá phát triển, trẻ em học từ lên 6 tuổi đến 17 tuổi. Sau đó có thể đi làm hoặc học tiếp. Nhiều tộc người có trường học riêng, học cả thổ ngữ và tiếng Gru-di-a. Có 21 trường đại học và cao đẳng, trên 100 trường tư và bán công. Bác sĩ đông, có trình độ cao, song thiếu thiết bị y tế, người dân thiếu tiền chi trả cho các dịch vụ y tế.

Khí hậu: Vùng bờ biển và vùng trung tâm của Gru-di-a có khí hậu ẩm Địa Trung Hải. Các vùng khác có khí hậu khô hơn, nhưng nhiệt độ thay đổi nhiều theo độ cao và khu vực.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Lịch sử cuộc xung đột Gru-di-a - Nam Ô-xê-ti-a
Ngày 26/3/1989, thủ lĩnh phong trào "Mặt trận nhân dân" (thành lập 1989) tuyên bố ủng hộ yêu cầu của nhân dân Nam Ô-xê-ti-a được độc lập với Gru-di-a (thể theo lời kêu gọi ngày 18/3/1989 có chữ ký của 35.000 người).

Ngày 26/5/1989, năm kỷ niệm tuyên bố độc lập của Gru-di-a (năm 1918), lần đầu tiên xảy ra các cuộc đụng độ giữa các lực lượng vũ trang của Gru-di-a ủng hộ thủ lĩnh của những người theo chủ nghĩa dân tộc Gru-di-a với người Ô-xê-ti-a. Tháng 8/1989, Xô-viết tối cao Gru-di-a tuyên bố tiếng Gru-di-a là ngôn ngữ chính thức ở cộng hoà này. Tháng 9/1989, "Mặt trận nhân dân" và một nhóm công nhân Ô-xê-ti-a yêu cầu Hội đồng bộ trưởng, Xô-viết tối cao Liên Xô và lãnh đạo *** Liên Xô coi tuyên bố của Xô-viết tối cao Gru-di-a là phản dân chủ và phản hiến pháp; yêu cầu Uỷ ban Trung ương *** Liên Xô tổ chức cuộc họp để xem xét vấn đề thống nhất Nam và Bắc Ô-xê-ti-a. Cũng trong tháng 9/1989, các lực lượng vũ trang Nam Ô-xê-ti-a tuyên bố tiếng Ô-xê-ti-a là ngôn ngữ chính thức của khu vực này.

Ngày 10/10/1989, Hội đồng đại biểu nhân dân tỉnh tự trị Nam Ô-xê-ti-a tuyên bố thành lập CHXHCN Xô-viết tự trị Nam Ô-xê-ti-a thuộc thành phần CHXHCN Xô-viết Gru-di-a. Tháng 11/1989, Xô-viết tối cao Gru-di-a tuyên bố, yêu cầu của Nam Ô-xê-ti-a là phi pháp và khẳng định, theo luật pháp của nước cộng hoà thì chính phủ có quyền phủ quyết bất kỳ quy định pháp luật nào của Liên Xô đi ngược lại lợi ích của Gru-di-a.

Ngày 23/11/1989, thủ lĩnh những người theo chủ nghĩa dân tộc của Gru-di-a cùng hàng nghìn người kéo về thủ phủ Tơ-hin-van. Người Ô-xê-ti-a khống chế đường ô tô và gây ra xô sát, làm nhiều người bị thương. Từ đây, bùng nổ cuộc chiến tranh lần thứ nhất giữa Gru-di-a và Ô-xê-ti-a (từ tháng 11/1989 đến tháng 1/1990).

Tháng 3/1990, đại diện Nam và Bắc Ô-xê-ti-a tham gia Hội nghị các dân tộc ở Cáp-ca. Ngày 9/3/1990, Xô-viết tối cao CHXHCN Xô-viết Gru-di-a thông qua đạo luật về chủ quyền lãnh thổ của nước cộng hoà này, huỷ bỏ Hiệp ước thành lập nhà nước Xô-viết năm 1922. Từ tháng 4 đến tháng 6-1990, Hội nghị bất thường lần thứ 8 của Xô Viết tối cao CHXHCN Xô-viết Gru-di-a và Hội nghị bất thường lần thứ 14 của Xô-viết tối cao nước cộng hoà này quyết định tất cả những văn bản pháp lý được thông qua sau khi Gru-di-a gia nhập Liên Xô vào năm 1921 là không còn có giá trị pháp luật, kể cả Đạo luật của Liên Xô quy định quyền hạn giữa Liên Xô và các chủ thể Liên bang và Đạo luật của Liên Xô về việc tách khỏi nhà nước Liên Xô. Từ tháng 6 đến tháng 8/1990, Hội nghị lần thứ 13 và 14 Xô-viết đại biểu nhân dân Nam Ô-xê-ti-a nhiệm kỳ XX thông qua Nghị quyết về hiệu lực của Hiến pháp Liên Xô và các Đạo luật của Liên Xô trên lãnh thổ của CHXHCN Xô-viết tự trị Nam Ô-xê-ti-a.

Ngày 2/9/1990, kết thúc cuộc bầu cử vào Quốc hội Gru-di-a, trong đó Đảng Độc lập dân tộc Gru-di-a giành được 71% số phiếu và thủ lĩnh của đảng này trở thành Chủ tịch Quốc hội.

Ngày 20/9/1990, Hội nghị lần thứ 15 Hội đồng khu vực tự trị Nam Ô-xê-ti-a khoá XX thông qua tuyên bố về chủ quyền và thành lập Cộng hoà Xô-viết dân chủ Nam Ô-xê-ti-a, đề nghị Mát-xcơ-va công nhận chủ quyền của nước cộng hoà này thuộc thành phần Liên Xô. Quyết định của Hội nghị lần thứ 15 Hội đồng đại biểu nhân dân Nam Ô-xê-ti-a khoá XX, ngày 20/9/1990, xác định tỉnh tự trị Nam Ô-xê-ti-a là Cộng hoà Xô-viết dân chủ Nam Ô-xê-ti-a. Hội đồng Xô-viết của cộng hoà này đề nghị Xô-viết tối cao Liên Xô kết nạp cộng hoà này vào thành phần của Liên Xô với tư cách là một chủ thể độc lập của Liên bang. Ngày 21/9/1990, Xô-viết tối cao Gru-di-a ra tuyên bố quyết định của Xô-viết tối cao Nam Ô-xê-ti-a là phi pháp.

Ngày 28/9/1990 diễn ra cuộc bầu cử Xô-viết tối cao mới của Gru-di-a, trong đó chiến thắng thuộc về Đảng “Bàn tròn” với 54% số phiếu ủng hộ; ************* chiếm 29%. Cuộc bầu cử vào Xô-viết tối cao Gru-di-a bị tẩy chay ở Nam Ô-xê-ti-a.

Ngày 28/10/1990, Giáo chủ Gru-di-a ra tuyên bố rằng việc giết hại bất kỳ một người Gru-di-a đều bị coi là "kẻ thù của nhân dân Gru-di-a", ám chỉ yêu cầu chấm dứt sự chém giết nội bộ ở Gru-di-a. Tuy nhiên, các khu vực ngoại vi của Gru-di-a như Nam Ô-xê-ti-a coi tuyên bố đó là sự áp đặt phân biệt đối xử giữa người Gru-di-a và người không thuộc dân tộc Gru-di-a.

Ngày 9/12/1990, diễn ra cuộc bầu cử vào Xô-viết tối cao Nam Ô-xê-ti-a. Chủ tịch Xô-viết tối cao được bầu là người có sáng kiến đưa ra tuyên bố hồi tháng 9/1990 về chủ quyền của Cộng hoà Nam Ô-xê-ti-a. Ngày 11/12/1990, Xô-viết tối cao Gru-di-a bãi bỏ kết quả bầu cử ở Nam Ô-xê-ti-a, bãi bỏ quyền tự trị của Nam Ô-xê-ti-a và tuyên bố lãnh thổ ở Ô-xê-ti-a là một đơn vị hành chính của Gru-di-a, gọi là vùng Tơ-hin-van.

Ngày 11/12/1990, diễn ra cuộc đụng độ giữa người Gru-di-a và người Ô-xê-ti-a trên một đường phố trung tâm ở Tơ-hin-van, làm 3 người chết và 2 người bị thương. Gru-di-a tuyên bố tình trạng thiết quân luật ở Tơ-hin-van và vùng Giáp-xcơ. Ngày 16/12/1990, Hội đồng tối cao Nam Ô-xê-ti-a phê chuẩn quyết định về nền độc lập của Nam Ô-xê-ti-a thuộc thành phần lãnh thổ Liên Xô.

Tháng 1/1991, Xô-viết tối cao Gru-di-a thông qua đạo luật xây dựng lực lượng cận vệ quốc gia. Ngày 5 và 6/1/1991, Gru-di-a đưa cảnh sát và lực lượng cận vệ quốc gia vào Nam Ô-xê-ti-a. Từ tháng 1/1991 đến tháng 7/1992, cuộc chiến tranh lần thứ hai giữa Nam Ô-xê-ti-a và Gru-di-a bùng nổ. Ngày 7/1/1991, bắt đầu chiến sự ác liệt. Tổng thống Liên Xô M.Goóc-ba-chốp ra lệnh thảo luận về tuyên bố độc lập của Nam Ô-xê-ti-a và phản ứng của Quốc hội Gru-di-a đối với tuyên bố này, đồng thời ra lệnh cho quân đội Gru-di-a rút quân khỏi khu vực nhưng Quốc hội Gru-di-a không chấp nhận. Ngày 25/1/1991, diễn ra sự ký kết thoả thuận ngừng bắn tạm thời giữa các bên, nhưng sau đó chiến sự lại tiếp diễn. Ngày 28/1/1991, các đội quân tự vệ của Ô-xê-ti-a đẩy lui các lực lượng của Gru-di-a ra khỏi Tơ-hin-van. Ngày 29/1/1991, thủ lĩnh Nam Ô-xê-ti-a được mời đến đàm phán ở thủ đô Gru-di-a, nhưng khi tới nơi thì bị phía Gru-di-a bắt giữ. Ngày 1/2/1991, Liên đoàn các nhà năng lượng độc lập của Gru-di-a chấm dứt cung cấp năng lượng điện cho Tơ-hin-van.

Tháng 2/1991, quân đội Gru-di-a khống chế tuyến đường giao thông tiếp tế lương thực cho Tơ-hin-van. Trong khi đó, lực lượng Ô-xê-ti-a phong toả các khu làng mạc của người Gru-di-a ở ngoại ô Tơ-hin-van. Tháng 3/1991, Nga và Gru-di-a ký biên bản thành lập Uỷ ban đại diện các bộ của Nga và Gru-di-a về tình trạng khẩn cấp để giải quyết tình hình trong khu vực, giải giáp vũ trang đối với các lực lượng phi pháp và giải quyết vấn đề người tị nạn.

Ngày 23/3/1991, Hội nghị đại biểu Xô-viết Nam Ô-xê-ti-a quyết định thành lập Uỷ ban bình thường hoá tình hình ở Nam Ô-xê-ti-a để thực hiện các điều khoản pháp lý phù hợp với Chỉ thị của Tổng thống Liên Xô Goóc-ba-chốp ngày 7/1/1991. Ngày 31/3/1991, ở Gru-di-a tiến hành trưng cầu ý dân về việc xác lập chủ quyền quốc gia với sự tham gia của 90,79% cử tri, trong đó có tới 99,08% bỏ phiếu tái lập chủ quyền. Còn ở CHXHCNXô-viết Áp-kha-di-a, cuộc trưng cầu ý dân có sự tham gia của 61,27% cử tri, trong đó có 97,73% đồng ý xác nhận chủ quyền của Áp-kha-di-a. Ở Nam Ô-xê-ti-a không thực hiện trưng cầu ý dân.

Ngày 9/4/1991, Xô-viết tối cao Gru-di-a tuyên bố xác lập chủ quyền quốc gia của Cộng hoà Gru-di-a. Ngày 4/5/1991, Hội nghị đại biểu Xô-viết của Gru-di-a nhất trí bãi bỏ nhà nước Cộng hoà dân chủ Nam Ô-xê-ti-a tự phong và quay trở lại quy chế tỉnh tự trị. Quyết định này bị Xô-viết tối cao Nam Ô-xê-ti-a bác bỏ.

Ngày 4/5/1991, Hội nghị Xô-viết đại biểu nhân dân Nam Ô-xê-ti-a tuyên bố thành lập Cộng hoà Nam Ô-xê-ti-a thuộc thành phần Liên bang Nga. Quyết định này bị Quốc hội Gru-di-a bác bỏ. Ngày 4 và 5/10/1991, các cuộc đụng độ vũ trang giữa những người ủng hộ và chống đối Tổng thống Gru-di-a diễn ra ở Tbi-li-xi. Xô-viết tối cao Gru-di-a quyết định bãi miễn các đại biểu quốc hội là đảng viên cộng sản gồm 60 người trong tổng số 229 đại biểu của Xô-viết tối cao. Tháng 12/1991, các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ Nga rời khỏi Tơ-hin-van và để lại trang bị cho các lực lượng ở Ô-xê-ti-a.

Tháng 12/1992, Xô-viết tối cao Gru-di-a phục hồi Hiến pháp cộng hoà dân chủ Gru-di-a năm 1921. Pháo binh Gru-di-a bắt đầu pháo kích thủ phủ Tơ-hin-van. Ngày 8/3/1992, Se-vác-nát-de trở về Tbi-li-xi và được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhà nước Gru-di-a. Tháng 4/1992, một đơn vị quân đội Nga ở Nam Ô-xê-ti-a không tuyên bố lý do đã vượt qua khu vực Tơ-hin-van và xâm nhập vào lãnh thổ Gru-di-a theo thoả thuận giữa Tổng thống Nga B.En-xin và Se-vác-nát-de. Ngày 29/5/1992, Xô-viết tối cao Nam Ô-xê-ti-a phê chuẩn Đạo luật về quyền độc lập quốc gia.

Tháng 6/1992, Liên bang Nga đề nghị ký kết Hiệp ước hoà bình ba bên giữa Nga, Gru-di-a và Ô-xê-ti-a với sự tham gia của Xô-viết tối cao Nam Ô-xê-ti-a. Ngày 20/6/1992, Tổng thống Gru-di-a, ông Se-vác-nát-de, cáo buộc quân đội Nga chiến đấu đứng về phía chế độ ly khai ở Nam Ô-xê-ti-a. Ngày 24/6/1992, Tổng thống Se-vác-nát-de và En-xin đạt được thoả thuận ngừng bắn trên nguyên tắc và thành lập Uỷ ban giám sát. Hiệp định về các nguyên tắc dàn xếp cuộc xung đột giữa Gru-di-a và Nam Ô-xê-ti-a đã được ký kết với thoả thuận 4 bên là Nga, Gru-di-a, Bắc Ô-xê-ti-a và Nam Ô-xê-ti-a. Ngày 13/7/1992, hoạt động chiến sự ở Tơ-hin-van chấm dứt. Lực lượng vũ trang của Nga và Gru-di-a đến Nam Ô-xê-ti-a, thành lập lực lượng gìn giữ hoà bình hỗn hợp giữa Nga, Gru-di-a và Ô-xê-ti-a.

Ngày 31/7/1992, Gru-di-a được kết nạp vào LHQ. Ngày 14/8/1992, chiến tranh nổ ra ở Áp-kha-di-a. Ngày 31/8/1992, thông qua thoả thuận về biên giới của Cộng hoà Nam Ô-xê-ti-a và đến này 3/9/1992, đạt được thoả thuận ngừng bắn đầu tiên giữa Gru-di-a và Áp-kha-di-a. Ngày 11/10/1992, diễn ra cuộc bầu cử quốc hội mới ở Gru-di-a nhưng người Nam Ô-xê-ti-a không tổ chức bầu cử.

Ngày 2/2/1993, thông qua kế hoạch liên kết kinh tế xã hội và văn hoá giữa Bắc và Nam Ô-xê-ti-a. Ngày 6/3/1993, Xô-viết tối cao Bắc Ô-xê-ti-a công nhận Cộng hoà Nam Ô-xê-ti-a. Từ ngày 27/6 đến ngày 15/9/1993, thoả thuận ngừng bắn lần thứ 2 giữa Gru-di-a và Áp-kha-di-a. Ngày 14/9/1993, Nga và Gru-di-a đạt được thoả thuận khôi phục kinh tế ở Nam Ô-xê-ti-a.

Ngày 27/9/1993, thủ phủ của Áp-kha-di-a được giải phóng khỏi quân đội Gru-di-a. Tháng 10/1993, Tổng thống Gru-di-a, ông Se-vác-nát-de, ký Hiệp ước Gru-di-a gia nhập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Ngày 2/11/1993, Xô-viết tối cao Nam Ô-xê-ti-a phê chuẩn Hiến pháp cộng hoà Nam Ô-xê-ti-a. Ngày 1/12/1993, Thoả ước Giơ-ne-vơ do đại diện của Gru-di-a và Áp-kha-di-a ký kết, trong đó các bên cam kết không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực chống lại nhau trong thời kỳ diễn ra các cuộc đàm phán nhằm đạt được giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc xung đột.

Ngày 16/1/1994, diễn ra cuộc bầu cử tổng thống ở Bắc Ô-xê-ti-a, bầu Ga-la-dốp làm Tổng thống. Ngày 3/2/1994, Tổng thống Nga En-xin và Tổng thống Gru-di-a Se-vác-nát-de ký Hiệp ước về hữu nghị, láng giềng thân thiện và hợp tác giữa Nga và Gru-di-a. Quốc hội Gru-di-a phê chuẩn Hiệp ước này vào tháng 12/1995. Ngày 1/3/1994, Hiệp ước về việc Gru-di-a gia nhập Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG được Quốc hội Gru-di-a phê chuẩn. Ngày 4/4/1994, các cuộc đàm phán giữa Gru-di-a và Áp-kha-di-a diễn ra ở Mát-xcơ-va, đưa ra tuyên bố chung về các biện pháp nhằm diàn xếp chính trị cuộc xung đột ở Áp-kha-di-a và ký Thoả thuận về người tị nạn và trình tự đưa họ trở về chốn cũ.

Ngày 15/4/1994, Hội đồng an ninh tập thể SNG ra Tuyên bố về việc thực hiện chiến dịch gìn giữ hoà bình ở Áp-kha-di-a. Ngày 14/5/1994, ký kết Hiệp ước Mát-xcơ-va về việc dàn xếp cuộc xung đột ở Áp-kha-di-a và đưa người tị nạn trở về Áp-kha-di-a.

Ngày 5/5/1995, phê chuẩn Quốc ca Cộng hoà Nam Ô-xê-ti-a. Ngày 26/5/1995, Hội đồng nguyên thủ các quốc gia SNG thông qua Tuyên bố về sự cần thiết phải giải quyết quy chế của Áp-kha-di-a trong lãnh thổ Gru-di-a như là một nhà nước liên bang thống nhất, trao quyền cho Áp-kha-di-a như là một trong những thành viên của Liên bang. Tháng 9/1995, Tổng thống Se-vác-nát-de đồng ý cho Nga xây dựng 4 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Gru-di-a với thời hạn 25 năm. Đến năm 1998, thoả thuận này được sửa đổi và yêu cầu Nga rút khỏi căn cứ quân sự đó vào năm 2001-2002.

Ngày 30/10/1995, diễn ra cuộc gặp đầu tiên giữa Gru-di-a và Ô-xê-ti-a với sự tham gia của đại diện từ phía Nga, Bắc Ô-xê-ti-a, Uỷ ban hợp tác và an ninh Châu Âu ở Tơ-hin-van. Các bên đạt được thoả thuận về việc huỷ bỏ quyết định của Xô-viết tối cao Gru-di-a không cho phép Nam Ô-xê-ti-a có quyền tự trị và không được tách ra khỏi thành phần Gru-di-a. Bắt đầu quá trình đàm phán giữa Nam Ô-xê-ti-a và Gru-di-a.

Ngày 27/8/1996, diễn ra cuộc gặp chính thức đầu tiên ở Vla-đi-cáp-ca của đại diện Quốc hội Nam Ô-xê-ti-a và Tổng thống Gru-di-a. Kết thúc cuộc gặp, Tổng thống Gru-di-a tuyên bố, trong tương lai không lại trừ khả năng trao trả quyền tự trị cho Nam Ô-xê-ti-a có quốc hội và các cơ quan quản lý riêng. Tuyên bố chung khẳng định, các bên sẽ tiếp tục các quá trình đàm phán nhằm giải quyết toàn diện cuộc xung đột giữa Gru-di-a và Nam Ô-xê-ti-a. Ngày 9/11/1996, Hiệp ước giữa Chính phủ Cộng hoà Bắc Ô-xê-ti-a và Chính phủ Cộng hoà Nam Ô-xê-ti-a về sự hợp tác kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và văn hoá được ký kết ở Tơ-hin-van. Ngày 10/11/1996, diễn ra cuộc bầu cử thổng thống ở Cộng hoà Nam Ô-xê-ti-a.

Ngày 4/3/1997, bắt đầu các cuộc đàm phán toàn diện về giải pháp hoà bình dàn xếp xung đột giữa Cộng hoà Nam Ô-xê-ti-a và Gru-di-a.

Ngày 22/12/2000, ký kết Hiệp ước giữa Nga và Gru-di-a về việc cùng phối hợp hành động nhằm phục hồi nền kinh tế trong khu vực xung đột giữa Gru-di-a và Nam Ô-xê-ti-a, đồng thời hồi hương người tị nạn.

Tháng 9/2001, các lực lượng vũ trang Gru-di-a xâm nhập vào lãnh thổ Áp-kha-di-a. Ngày 8/9/2001, tại làng Côn-do của Áp-kha-di-a, 1 máy bay trực thăng Mi-8 chở các quan sát viên quân sự của LHQ bị bắn rơi, làm chết 3 phi công, 5 quan sát viên và người phiên dịch. Ngày 10/9/2001, các máy bay không mang phiên hiệu nhận dạng đã ném bom các làng của Áp-kha-di-a. Phía Áp-kha-di-a đổ lỗi cho Gru-di-a, còn Tổng thống Se-vác-nát-de đổ lỗi cho Nga. Tháng 10/2001, trong cuộc gặp với Tổng thống Se-vác-nát-de, Tổng thống Nga V.Pu-tin tuyên bố, Nga sẽ đưa quân ra khỏi Áp-kha-di-a một ngày sau khi chính phủ Gru-di-a yêu cầu.

Ngày 31/1/2002, Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết, theo đó trước ngày 15/2/2002, phía Gru-di-a phải đưa ra quyết định cuối cùng về việc kéo dài thời hạn hoạt động của các lực lượng gìn giữ hoà bình của Nga đóng trong khu vực xung đột giữa Gru-di-a và Áp-kha-di-a, trong trường hợp ngược lại, quan sát viên quân sự của LHQ sẽ rời khỏi Áp-kha-di-a và phía Gru-di-a cần phải rút quân khỏi làng Côn-do của Áp-kha-di-a do họ điều động đến đây hồi tháng 10/2001. Ngày 1/2/2002, Hội đồng an ninh quốc gia của Gru-di-a thảo luận Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về tình hình trong khu vực xung đột giữa Gru-di-a và Áp-kha-di-a, thông qua quyết định đề nghị Hội đồng nguyên thủ các quốc gia trong SNG kéo dài thời hạn hoạt động của các lực lượng gìn giữ hoà bình của Nga ở Áp-kha-di-a đến ngày 31/7/2002.

Ngày 3/1/2004, ứng cử viên tổng thống Gru-di-a, ông Xa-ca-xvi-li, không thoả thuận với nhà cầm quyền ở Tơ-hin-van mà vẫn tới thăm một làng của người Gru-di-a ở Nam Ô-xê-ti-a và tuyên bố rằng năm 2004 là năm cuối cùng Nam Ô-xê-ti-a và Áp-kha-di-a không tham gia bầu cử ở Gru-di-a. Ngày 4/1/2004, ông Xa-ca-xvi-li được bầu làm Tổng thống Gru-di-a. Tháng 5/2004, mượn cớ "chống buôn lậu", Gru-di-a đưa lực lượng của Bộ Nội vụ và đặc nhiệm vào lãnh thổ Nam Ô-xê-ti-a. Xung đột xảy ra giữa Gru-di-a và Nam Ô-xê-ti-a. Ngày 20/8/2004, các lực lượng của Gru-di-a buộc phải rời khỏi khu vực xung đột.

Tháng 3/2005, Quốc hội Gru-di-a thông qua Nghị quyết, theo đó các lực lượng quân sự của Nga cần phải rời khỏi Gru-di-a trước ngày 1/1/2006.

Tháng 2/2006, Tổng thống Nam Ô-xê-ti-a cáo buộc Gru-di-a chuẩn bị chiến dịch đặc biệt nhằm tiêu diệt lãnh đạo của Nam Ô-xê-ti-a, trong đó có Tổng thống Nam Ô-xê-ti-a. Tháng 3/2006, Tổng thống Nam Ô-xê-ti-a đề nghị Toà án hiến pháp Liên bang Nga kết nạp Cộng hoà Nam Ô-xê-ti-a chưa được công nhận vào Liên bang Nga. Ngày 31/3/2006, ký kết thoả Thuận giữa Nga và Gru-di-a về việc Nga rút khỏi các căn cứ quân sự ở Gru-di-a trước khi kết thúc năm 2006. Ngày 14/6/2006, nguyên thủ các cộng hoà tự trị Nam Ô-xê-ti-a, Áp-kha-di-a và Pri-đnhe-xtrô-vi-a tuyên bố về sự hợp tác và dự định thành lập lực lượng gìn giữ hoà bình phối hợp trong trường hợp các lực lượng gìn giữ hoà bình của Nga rút khỏi khu vực xung đột, đồng thời khẳng định ý muốn phát triển quan hệ với Nga. Mùa thu năm 2006, phía Áp-kha-di-a cáo buộc Gru-di-a tăng cường các căn cứ quân sự ở phía Bắc Áp-kha-di-a và cam kết sẽ viện trợ quân sự cho Nam Ô-xê-ti-a trong trường hợp bị Gru-di-a tiến công.

Ngày 8/1/2008, Chính phủ Gru-di-a tuyên bố, Tổng thống Sa-ca-xvi-li được tái cử trong các cuộc bầu cử tổng thống, đồng thời tổ chức trưng cầu ý dân về việc Gru-di-a gia nhập NATO. Sáng sớm ngày 8/8/2008, bắt đầu cuộc chiến tranh lần thứ ba giữa Gru-di-a và Nam Ô-xê-ti-a.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Lịch sử Ô-xê-ti-a

Ô-xê-ti-a là vùng đất nằm ở phía Nam dãy Cáp-ca-dơ, trên khu vực biên giới giữa Nga và Gru-di-a. Theo các tư liệu lịch sử, người Ô-xê-ti-a là cháu chắt của những tộc người Alan, Sarmat và Skif cổ, cư trú ở phía Nam sông Đông của Nga. Vùng lãnh thổ này đã từng có thời phát triển hùng mạnh và rực rỡ, nhưng vào cuối thế kỷ XIII, nơi đây bị quân Mông Cổ đánh chiếm và thôn tính. Người Ô-xê-ti-a di cư dọc theo dãy Cap-ca-dơ và hình thành nên các vùng lãnh thổ Bắc và Nam Ô-xê-ti-a. Đến năm 1774, trước sự lớn mạnh của nước Nga, Ô-xê-ti-a đã sáp nhập vào nước Nga Sa hoàng. Năm 1922, Liên bang Xô Viết ra đời. Liên bang Nga và Gru-di-a đều trở thành những nước cộng hoà thuộc Liên bang Xô Viết. Đến năm 1924, Bắc Ô-xê-ti-a trở thành khu tự trị của Cộng hoà Liên bang Nga và Nam Ô-xê-ti-a trở thành khu tự trị của Gru-di-a. Tuy có sự phân chia về địa lý và hành chính như vậy nhưng ở cả hai khu vực Nam và Bắc Ô-xê-ti-a chỉ có một dân tộc với cùng một ngôn ngữ, một nền văn hóa. Và người dân cũng không hề cảm thấy bất tiện với sự phân chia này vì họ đều sống trong một gia đình thống nhất là Liên bang CHXHCN Xô Viết.
Sau khi Liên Xô tan rã (1991), những người dân tộc chủ nghĩa lên nắm chính quyền ở Gru-di-a đã đưa ra chính sách đuổi người Ô-xê-ti-a ra khỏi lãnh thổ của họ với khẩu hiệu "Đất Gru-di-a thuộc về người Gru-di-a", gây ra cuộc xung đột đẫm máu trên lãnh thổ Nam Ô-xê-ti-a vào năm 1991-1992. Chính cuộc xung đột này đã đẩy người dân Nam Ô-xê-ti-a đi đến quyết định tách khỏi Gru-di-a, thành lập nước Cộng hoà Nam Ô-xê-ti-a, và củng cố quyết tâm của họ trong việc khôi phục sự thật lịch sử là thống nhất lãnh thổ với những người anh em ruột thịt Bắc Ô-xê-ti-a trong thành phần của nước Nga. Năm 2004, ban lãnh đạo Nam Ô-xê-ti-a đã gửi đơn đề nghị Đuma quốc gia Nga chấp nhận Nam Ô-xê-ti-a sáp nhập vào Nga.

Bắc Ô-xê-ti-a, với diện tích gần 8.000 km2 thuộc LB Nga, năm 1924, Bắc Ô-xê-ti-a trở thành khu tự trị của nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ, hiện nay là Liên bang Nga. Dân số sống ở Bắc Ô-xê-ti-a đa số là người Nga đã được Chính phủ Liên bang Nga cấp hộ chiếu Nga.

Nam Ô-xê-ti-a là tên của một vùng đất có lịch sử lâu đời ở ngoại Cáp-ca-dơ còn được gọi theo các tên khác như “Vùng núi Ô-xê-ti-a”, “Dải núi Nam Ô-xê-ti-a”, lần đầu tiên được giới quân sự Nga và sau đó là giới hành chính của Đế chế Nga sử dụng vào đầu thế kỷ XIX. Thuật ngữ này có tính bao quát và ám chỉ các khu vực đồi núi phức tạp kéo dài trên suốt phía Nam các tỉnh Các-tli, Ra-chi và I-me-re-ti mà ở đó có đa số dân cư người Ô-xê-ti-a sinh sống. Sự thay đổi ý nghĩa tên gọi “Nam Ô-xê-ti-a” thành một khu vực hành chính-lãnh thổ có biên giới rõ ràng bắt đầu từ năm 1922, kể từ khi thành lập tỉnh tự trị Nam Ô-xê-ti-a thuộc CHXHCN Xô-viết Gru-di-a. Trong thời gian gần đây, chính quyền Gru-di-a tuyên bố phục hồi lại tính tự trị của khu vực này và thay tên gọi “Nam Ô-xê-ti-a” bằng một tên gọi khác là “Vùng T-khin-va-li” trong các văn kiện chính thức ban hành tại nước này. Người Gru-di-a còn gọi khu vực này bằng một cái tên khác là "Xa-ma-cháp-lô" - xuất xứ từ họ của một công tước người Gru-di-a đã từng một thời đứng đầu quyền quản lý lãnh thổ khu vực tự trị này. Tên gọi "Xa-ma-cháp-lô" tuy không được người dân Ô-xê-ti-a chấp nhận nhưng vẫn được sử dụng trong các phương tiện thông tin đại chúng ở Gru-di-a.

Thời Liên Xô cũ, Nam Ô-xê-ti-a là một tỉnh tự trị thuộc CHXHCN Xô-viết Gru-di-a. Cộng hoà Nam Ô-xê-ti-a là quốc gia tự xưng chưa được cộng đồng quốc tế công nhận. Theo Hiến pháp Gru-di-a, Cộng hoà Nam Ô-xê-ti-a thuộc thành phần Gru-di-a, dưới hình thức là một khu vực tự trị. Cộng đồng thế giới coi Nam Ô-xê-ti-a với thủ phủ ở T-khin-va-li là vùng xung đột sắc tộc. Từ năm 1995, Tổ chức hợp tác và an ninh châu Âu trong “Chiến lược giải quyết hoà bình cuộc xung đột giữa Gru-di-a và Ô-xê-ti-a" xác định Nam Ô-xê-ti-a là một khu vực toàn vẹn lãnh thổ có tầm quan trọng đặc biệt. Trong chiến lược này, nêu rõ: “Cùng với việc công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Gru-di-a, Tổ chức hợp tác và an ninh châu Âu cũng công nhận toàn vẹn lãnh thổ của Nam Ô-xê-ti-a nằm trong ranh giới khu vực tự trị Nam Ô-xê-ti-a trước đây”.
Theo kết quả điều tra dân số của Liên Xô năm 1989, dân số ở Nam Ô-xê-ti-a vào khoảng 98.527 người, hiện nay khoảng 72.000 người (số dân ở thủ phủ Tờ-khi-va-li vào khoảng 39.800 người trong đó chiếm đa số là người Nga). Thành phần dân tộc Nam Ô-xê-ti-a bao gồm người gốc Ô-xê-ti-a, người Gru-di-a và một số sắc tộc khác, trong đó các vùng có người Ô-xê-ti-a và người Gru-di-a sinh sống thường xen kẽ nhau theo kiểu cài răng lược. Nhiều gia đình Ô-xê-ti-a rời bỏ khu vực này do xảy ra cuộc xung đột vũ trang vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX và chạy tị nạn sang lãnh thổ Nga, chủ yếu là vùng Bắc Ô-xê-ti-a. Sau cuộc xung đột đầu thập kỷ 1990 với sự trung gian hoà giải của Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), Gru-di-a và Nam Ô-xê-ti-a đã ký một thỏa thuận ngừng bắn, theo đó Nam Ô-xê-ti-a được tự trị kể từ năm 1992; Nga, Gru-di-a và Bắc Ô-xê-ti-a, mỗi nước sẽ có 500 binh sĩ gìn giữ hoà bình ở Nam Ô-xê-ti-a để giám sát việc thực thi thoả thuận ngừng bắn này.
Từ đó đến nay, Nam Ô-xê-ti-a vẫn luôn là điểm nóng ở khu vực Cap-ca-dơ. Tuy nền độc lập của Nam Ô-xê-ti-a chưa được bất cứ quốc gia nào trên thế giới, kể cả Nga công nhận, nhưng đã có tới hơn 90% dân số Nam Ô-xê-ti-a được nhập quốc tịch Nga. Còn Gru-di-a thì vẫn luôn khẳng định Nam Ô-xê-ti-a là phần lãnh thổ của mình.

Sau cuộc “Cách mạng hoa hồng” năm 2003, chính sách hướng Tây của Tổng thống Gru-di-a Sa-ca-xvi-li làm cho tình hình nơi đây càng thêm căng thẳng. Các mâu thuẫn cũng không còn giới hạn trong quan hệ Gru-di-a - Nam Ô-xê-ti-a, mà đã trở thành mâu thuẫn giữa Gru-di-a với Nga.
Về mặt hành chính - lãnh thổ, Nam Ô-xê-ti-a với diện tích 3.400 km2 thuộc Gru-di-a được phân chia thành 4 khu là Đao-xki, Giao-xki, T-khin-va-li và Lê-nin-gô-xki. Trong đó, khu Lê-nin-gô-xki với phần lớn lãnh thổ do chính quyền trung ương Gru-di-a kiểm soát; các khu còn lại thuộc quyền kiểm soát của Cộng hoà Ô-xê-ti-a (chưa được công nhận), có thủ phủ ở T-khin-va-li.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Lịch sử Áp-kha-di-a

Áp-kha-di-a là một vùng lãnh thổ trong khu vực Cáp-ca bên bờ biển Đen, phía Bắc giáp với Liên bang Nga; phía Đông giáp biên giới Gru-dia dân số khoảng 300.000 người (525.000 người thời kỳ Liên Xô), trong đó, người Áp-kha-di-a chiếm khoảng 1/3 dân số; số còn lại là người Nga, Ácmênia, ở miền Nam có khoảng 50.000 người Gru-di-a. Kinh tế thu nhập chủ yếu từ du lịch, nông nghiệp và kiều hối của người thân gửi chủ yếu từ Nga. Trong vòng 10 năm trở lại đây 90% dân số Áp-kha-di-a đã có hộ chiếu Nga. Năm 1992 một phong trào ly khai của dân tộc thiểu số Áp-kha-dia trên vùng lãnh thổ này tuyên bố độc lập tách khỏi Gru-di-a thành lập nước Cộng hòa Áp-kha-di-a độc lập nhưng không được cộng đồng quốc tế công nhận. Theo phân chia hành chính chính thức của Gru-di-a, đây là một nước cộng hòa tự trị, thủ đô là Sukhumi. Cộng hoà tự trị Áp-kha-di-a ra đời từ kết quả của cuộc xung đột vũ trang Gru-di-a-Áp-kha-di-a năm 1992- 1993 sau khi Quân đội Gru-di-a thất bại và sự thanh trừng và trục xuất người Gru-di-a khỏi Áp-kha-di-a. Từ đó đến nay bất chấp lệnh ngừng bắn năm 1994 với sự giám sát của Liên hợp quốc và hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình của SNG trong đó Quân đội Nga chiếm đa số, việc tranh chấp chủ quyền vẫn chưa được giải quyết và khu vực này vẫn bị chia cắt giữa 2 bên, 83% lãnh thổ do chính quyền ly khai Sukhumi được Nga hậu thuẫn và khoảng 17% lãnh thổ do Chính phủ Cộng hòa tự trị Áp-kha-di-a kiểm soát (được Gru-di-a công nhận là chính quyền hợp pháp của Áp-kha-di-a, khu vực 17% này nằm ở thung lũng Kodori do Gru-di-a kiểm soát. Tranh chấp này là một nguyên nhân gây căng thẳng nghiêm trọng giữa Gru-di-a và Nga.

Áp-kha-di-a sẵn sàng xây dựng "các mối quan hệ liên kết" với Nga, kiểu như Liên bang Nga – Bê-la-rút. Áp-kha-di-a sử dụng đồng rúp. Những thách thức kinh tế của Áp-kha-di-a đã giảm bớt từ năm 2003, khi Nga mở cửa biên giới, nới lỏng các hạn chế đi lại và tăng viện trợ. Leonid Lakerbaya, Phó Thủ tướng Áp-kha-di-a cho biết, các tổ chức từ thiện Nga đang tài trợ 100 triệu rúp (4,3 triệu USD) cho việc cải tạo tuyến đường từ Sukhumi đến thành phố Xôchi của Nga, con đường vào-ra quan trọng nhất của Áp-kha-di-a, trong khi Mát-xcơ-va trả lương hưu trí cho những người thuộc kỷ nguyên Xô-viết và đóng góp khoản tiền ngày càng lớn trực tiếp cho ngân sách 1,3 tỷ rúp của Áp-kha-di-a. Các du khách Nga đang trở lại khu vực này với số lượng ngày càng tăng từ mức thấp lên 600.000 người và tăng lên mức đỉnh điểm của kỷ nguyên Xôviết là 1 triệu người. Các khu nghỉ mát nhà nước đang được thuê và nhiều khách sạn mở cửa. Kinh tế thương mại đang phục hồi, đạt 4,7 tỷ rúp năm 2007. Trong khi đó, kinh tế phát triển nhanh chóng từ một cơ sở nhỏ bé, với mức lương trung bình tăng gấp 5 lần lên 2.700rúp/tháng kể từ năm 2002. Với ngành công nghiệp nhỏ bé, Áp-kha-di-a nhập khẩu phần lớn hàng tiêu dùng bằng doanh thu từ du lịch và kiều hối. Sự phát triển cũng thúc đẩy đầu tư vào bất động sản. Beslan Butba, một doanh nhân 48 tuổi chuyên về xây dựng và là người giầu nhất Áp-kha-di-a, đang xây dựng một trung tâm bán lẻ, một toà nhà văn phòng trị giá 30 triệu USD, một khách sạn và một trường quay cho kênh truyền hình của ông ta - hãng truyền hình tư nhân đầu tiên của Áp-kha-di-a. Giống như các doanh nhân khác, ông Butba đã nhằm vào Thế vận hội Olympic mùa Đông Xôchi 2014, có thể mang đến một lượng du khách và tiền khổng lồ. Ông nói: "Tôi muốn chứng tỏ với mọi người rằng họ có thể cảm thấy hoàn toàn thoải mái ở đây".

Tổng thống Áp-kha-di-a Sergei Bagapsh đang điều hành "Nhà nước tự phong" từ một văn phòng được đặt giữa những cây cọ, cây thông và những khóm hoa mộc lan lớn trên bờ biển Đen. Đó sẽ là một địa điểm bình dị, song ở một vị trí không xa là những toà nhà đổ nát bị phá huỷ 15 năm trước, khi Áp-kha-di-a tách ra khỏi Gru-di-a trong cuộc nội chiến, khiến 8.000 người thiệt mạng và buộc 240.000 người khác phải rời bỏ quê hương.

Ông Bagapsh, một cựu vận động viên bóng rổ, 59 tuổi, một quan chức cộng sản và một doanh nhân, có một mục đích chính trị: sự thừa nhận của quốc tế đối với Áp-kha-di-a. Ông nói: "Tôi nghĩ mọi người trên thế giới đều mong muốn độc lập. Áp-kha-di-a không là một ngoại lệ. Chúng tôi muốn xây dựng một nhà nước tôn trọng luật pháp, dân chủ và nhỏ bé riêng của mình". Đó là một nhiệm vụ khó khăn. Những khẳng định của Áp-kha-di-a đã bị Gru-di-a bác bỏ và chưa một nước nào công nhận, thậm chí cả nước láng giềng Nga, dù họ ủng hộ mạnh mẽ cho Sukhumi. Gru-di-a, được phương Tây ủng hộ, khẳng định rằng theo luật pháp quốc tế, Áp-kha-di-a là thuộc người Gru-di-a. Sự bất đồng này càng trở nên phức tạp bởi những căng thẳng Đông-Tây leo thang ở Cápcadơ. Mỹ và phần lớn các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ các nỗ lực của Gru-di-a thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Nga và hòa nhập với phương Tây, kể cả gia nhập NATO. Phương Tây cũng lo ngại về an ninh của các đường ống vận chuyển dầu và khí đốt Caxpi qua Cápcadơ đến Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, một nước Nga hồi sinh coi khu vực này, kể các đường ống, như một phép thử quan trọng đối với khả năng của họ nhằm xác nhận lại khu vực này thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên bang Xô-viết trước đây. Trong chuyến thăm đến Tbi-li-xi gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã khuyến cáo cả Gru-di-a và Nga tránh "thái độ khiêu khích".

Áp-kha-di-a là một trong ba "cuộc xung đột bị đóng băng" chưa được giải quyết sau sự sụp đổ của Liên Xô. Giống như hai vùng lãnh thổ ly khai khác - Nam Ôxêtia cũng ở Gru-di-a và Transdnistria ở Môn-đô-va, Áp-kha-di-a đã nỗ lực tồn tại độc lập. Các cuộc thương lượng do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ đã không còn diễn ra. Tuy nhiên, trong năm 2008 cuộc xung đột đóng băng của Áp-kha-di-a đã trở thành điểm nóng. Quân đội Áp-kha-di-a và Gru-di-a gần như tiến đến chiến tranh hồi cuối tháng 4 và đầu tháng 5, với việc bên này chỉ trích bên kia có "những hành động khiêu khích" trên các đường ranh giới ngừng bắn do các quan sát viên LHQ giám sát và được lực lượng gìn giữ hòa bình Nga bảo vệ. Tbi-li-xi cáo buộc Mát-xcơ-va đang can dự vào Áp-kha-di-a sau khi một đoạn phim cho thấy một máy bay Nga đã bắn rơi một máy bay không người lái của Gru-di-a.

Sukhumi và Tbi-li-xi đã lùi khỏi bờ vực của cuộc xung đột. Tuy nhiên trong tháng qua, bốn vụ nổ đã xảy ra ở Áp-kha-di-a, kể cả một vụ ở thành phố miền Nam Gali, gần với đường ranh giới ngừng bắn trên sông Enguri, khiến 4 người thiệt mạng. Áp-kha-di-a chỉ trích Gru-di-a và Gru-di-a đáp lại rằng Áp-kha-di-a dàn xếp các vụ nổ này để bôi nhọ Gru-di-a. Bạo lực đã lan sang Nam Ôxêtia vùng ly khai nhỏ hơn, nơi hai người đã thiệt mạng trong các vụ nổ giữa các lực lượng ly khai và Gru-di-a. Nga đã đưa các máy bay chiến đấu đến Nam Ôxêtia, sau đó nói rằng họ làm như vậy để ngăn chặn cuộc tấn công của Gru-di-a, khi nước này đưa ra một tuyên bố rằng Tbi-li-xi coi "việc thừa nhận tiền lệ chưa từng có này" là một "hành động xâm lược".

Sự leo thang đã bị đẩy lên cao hơn bởi các diễn biến quốc tế. Thứ nhất, các nước EU lớn và Mỹ đã thừa nhận Côxôvô, nhà nước Bancăng ly khai, bất chấp sự phản đối từ Nga, nước đã khuyến cáo về những hậu quả đối với các khu vực ly khai khác. Thứ hai, Gru-di-a và Ucraina yêu cầu "các kế hoạch hành động", một bước tiến tới gia nhập chính thức NATO. Lo ngại sự phản ứng của Nga, tại Hội nghị thượng đỉnh Bucarét, NATO đã bác bỏ "các kế hoạch hành động" của hai nước này, nhưng đồng ý xem xét lại chúng vào tháng 12, khiến cho Mát-xcơ-va tức giận. Cuối cùng, với giá năng lượng đang tăng nhanh, các nước phương Tây, Nga và Trung Quốc đã tăng gấp đôi các nỗ lực để thúc đẩy việc tiếp cận vào khu vực dầu khí khổng lồ của Trung Á.

Mát-xcơ-va đã phản đối bằng cách tăng cường sự ủng hộ cho Áp-kha-di-a, chủ yếu tăng sức ép đối với Gru-di-a. Nga đẩy mạnh hợp tác kinh tế, được bắt đầu sau khi Vladimir Putin trở thành Tổng thống năm 2000; chính thức dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt lâu dài; cho phép các thực thể Nhà nước Nga thiết lập mối quan hệ với Áp-kha-di-a; và thúc đẩy sự hiện diện quân sự của họ bằng cách gửi 500 lính dù đến Áp-kha-di-a để tăng cường cho 2.000 quân gìn giữ hòa bình và thêm 400 quân sửa chữa và xây dựng tuyến đường sắt của Áp-kha-di-a. Mát-xcơ-va khẳng định rằng những triển khai quân sự này là sự phản ứng đối với những hành động chuẩn bị quân sự của Gru-di-a, kể cả các chuyến bay do thám không người lái. Tbi-li-xi phủ nhận đang hoạch định một cuộc chiến tranh và cáo buộc Nga "đang chơi với lửa". Trong một cuộc điều tra về vụ việc máy bay không người lái bị bắn rơi, phái bộ LHQ nhận thấy cả hai bên đã vi phạm lệnh ngừng bắn và yêu cầu "kiềm chế". Các quan chức LHQ quan ngại cuộc xung đột có thể bắt đầu từ vụ việc này, với những hậu quả không thể lường trước. Tom de Waal, một nhà văn về Cápcadơ, nói: "Vụ việc ở Gali có thể gây ra phản ứng từ Gru-di-a, có thể gây ra phản ứng từ Nga, và phản ứng từ Mỹ. Chúng tôi sẽ phải gánh chịu một cuộc khủng hoảng quốc tế lớn".

Đối với Nga, Áp-kha-di-a là khu vực nghỉ mát phổ biến. Vùng ven biển này cũng dành cho Mát-xcơ-va một căn cứ hải quân có thể được nếu hạm đội Biển Đen bị buộc phải rời khỏi cảng Xêvaxtôpôn của Ucraina mà Nga đang thuê. Tuy nhiên, Nga thận trọng trong việc công nhận độc lập của Áp-kha-di-a, lo ngại đặt ra một tiền lệ nguy hiểm đối với các nhóm dân tộc thiểu số ở khu vực phía Bắc Cápcadơ bất ổn của họ. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev không muốn có một Che-xni-a nữa. Đối với Mát-xcơ-va, vấn đề then chốt là Gru-di-a và Tổng thống thân phương Tây Sa-ca-xvi-li. Áp-kha-di-a và Nam Ôxêtia là những đòn bẩy nhằm tăng sức ép với Tbi-li-xi để làm chậm các chính sách thân phương Tây và từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO. Dmitri Trenin, Phó giám đốc Trung tâm Carnegie Mát-xcơ-va, nhận định: "Nga không có quyền lợi rõ ràng ở Áp-kha-di-a. Nga muốn nói với Gru-di-a: 'Nếu Grudi-a gia nhập NATO sẽ phải trả một cái giá rất lớn và sẽ không bao giờ lấy lại Áp-kha-di-a ".

Đối với phương Tây, bất chấp những thủ đoạn chính trị độc đoán, chính phủ của ông Sa-ca-xvi-li là một tấm gương hiếm hoi của dân chủ trong khu vực này. Gru-di-a cũng là nơi các đường ống duy nhất chuyển dầu mỏ và khí đốt Caxpi đến các thị trường toàn cầu mà không cần đi qua Nga. Do đó, cuộc xung đột ở Áp-kha-di-a có thể đe doạ sự ổn định của Gru-di-a. Ông Sa-ca-xvi-li nói với tờ "Thời báo tài chính" rằng, cách tiếp cận của Mát-xcơ-va là một thách thức đối với phương Tây và nhấn mạnh: "Gru-di-a là một phép thử. Hôm nay là Gru-di-a. Ngày mai là Ucraina và sau đó là các nước khác trong khu vực rằng họ (người Nga) coi khu vực này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của họ. Họ sẽ thận trọng theo dõi phản ứng của phương Tây và sẽ hành động phù hợp với phản ứng đó". Trong khi đó, 15 năm ly khai đang xây dựng một nhận thức về độc lập trong người dân Áp-kha-di-a. Các chiến dịch tuyên truyền của cả hai bên làm rộng hơn khoảng cách giữa Sukhumi và Tbi-li-xi, đặc biệt kể từ khi ông Sa-ca-xvi-li lên nắm quyền năm 2004. Gru-di-a cho rằng giải quyết bất đồng này sẽ là yêu cầu Áp-kha-di-a trở lại như một khu vực tự trị. Giga Bokeria, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, khẳng định: "Chúng tôi phải duy trì toàn vẹn lãnh thổ". Tuy nhiên, Áp-kha-di-a cho rằng giờ đây đã quá muộn Gru-di-a đã thường xuyên áp đặt các hành động đơn phương, đặc biệt năm 2006, khi họ gửi các đơn vị cảnh sát vũ trang đến thung lũng Côđôri, một địa điểm ở Áp-kha-di-a vẫn nằm trong sự kiểm soát của Tbi-li-xi. Diana Kerselyan, Giám đốc Trung tâm Thông tin Sukhumi - một tổ chức phi chính phủ, nhận xét: "Tôi không thể hình dung tình thế khi Áp-kha-di-a trở lại với Gru-di-a. Điều này sẽ đồng nghĩa với sự kết thúc đối với chúng tôi và đối với con cháu chúng tôi". Trong khi đó, ở miền Nam, người Gru-di-a cho rằng ly khai khỏi Tbi-li-xi là "không thể được".

Sự ủng hộ của Mát-xcơ-va ngày càng tăng, trong khi đồng rúp được lưu hành tự do. Mối quan hệ với Nga tăng lên đến mức mà Tbi-li-xi cho rằng Áp-kha-di-a có nguy cơ "bị Nga nuốt chửng". Các chính khách Áp-kha-di-a vẫn khẳng định rằng, họ sẽ duy trì sự độc lập, song Rozita German, một nhà báo, cho rằng Nga là một mối đe dọa cũng như một nguồn ủng hộ mạnh mẽ cho khu vực ly khai này. Ông Bagapsh phủ nhận những cáo buộc của Gru-di-a rằng ông ta là "con rối" của Mát-xcơ-va. Ông Bagapsh đã lên nắm quyền năm 2005 sau một cuộc bầu cử gây tranh cãi, trong đó Nga ủng hộ đối thủ chính Raul Khadjimba của ông. Cuối cùng Cremli chấp nhận một sự thoả hiệp, theo đó ông Khadjimba trở thành cấp phó của ông Bagapsh. Năm nay, ông Bagapsh đã hoan nghênh các quan chức phương Tây, kể cả Javier Solana, người phụ trách chính sách đối ngoại EU, đến khu vực này để giúp ngăn chặn bạo lực và ảnh hưởng của Nga.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm. Đầu tư đang được tập trung vào các khu nghỉ mát phía Bắc, trong khi hiện đại hoá Sukhumi mới chỉ bắt đầu, và ở miền Nam, sự đổ nát vẫn phổ biến. Các quan chức Gru-di-a khẳng định rằng Áp-kha-di-a là "sào huyệt" của các băng nhóm tội phạm và buôn lậu. Tuy nhiên, các quan chức Sukhumi cho rằng, tình hình Áp-kha-di-a cũng không tồi hơn ở Gru-di-a và tình trạng buôn lậu vẫn tập trung xung quanh đường ranh giới ngừng bắn sông Enguri, nơi cả hai bên có trách nhiệm giám sát. Kinh doanh hợp pháp đang bị cản trở bởi thể chế không chắc chắn của Áp-kha-di-a. Julia Gumba, Giám đốc Liên minh các Doanh nghiệp Nữ, với 400 thành viên và có một tạp chí mang tên Ladyboss, phàn nàn rằng thương mại đang chịu tác động từ thể chế không chắc chắn này, dù nói thêm rằng "mọi thứ diễn ra chậm chạp đang trở nên tốt hơn".
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top