[Funland] Những tổ chức tình báo quân đội nổi tiếng trên thế giới

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Mừ chúng ta cứ bình loạn đâu cha xa các cụ, tình báo nhà mình cũng đáng được ngưỡng mộ lắm chứ, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ ... sơ sơ vậy thôi cũng đủ làm giặc đau đầu rồi.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Hé lộ lực lượng đặc nhiệm tình báo tuyệt mật của Mỹ




Nhật Huy - theo Trí Thức Trẻ |
(Soha.vn) - ISA từng giúp các đơn vị đặc nhiệm khác truy lùng trùm ma túy quyền lực nhất thế giới tại Colombia và thủ lĩnh phiến quân Mohammed Farah Aidid ở Somalia.


Intelligence Support Activity (ISA) là một đơn vị đặc nhiệm chuyên thu thập tin tức tình báo cần thiết cho khâu chuẩn bị, lên kế hoạch của các đơn vị đặc nhiệm khác như Delta Force, SEALv.v.., đặc biệt là trong trường hợp các cơ quan tình báo khác như CIA không thể cung cấp được thông tin kịp thời và đáng tin cậy.


Huy hiệu của ISA
ISA được ra đời vào tháng 7/1980 sau thất bại trong chiến dịch giải cứu các con tin tại đại sứ quán Mỹ ở Iran. Trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch giải cứu thứ 2, quân đội Mỹ nhận thấy mình có quá ít thông tin chi tiết về thực địa như số lượng lính gác, loại vũ khí được sử dụng…Do đó, một nhóm đặc vụ được tổ chức và xâm nhập thành công vào Tehran, báo cáo thông tin cập nhật về tình hình con tin, cách bố trí của lực lượng bảo vệ, tuyển mộ các đặc vụ địa phương. Mặc dù chiến dịch giải cứu lần 2 không được tiến hành, nhưng những thông tin thu thập được rất có giá trị, và vì vậy nhóm đặc vụ này được duy trì và mở rộng thành một đơn vị thường trực.
BÀI LIÊN QUAN


Tổ chức
ISA có quy mô khá nhỏ, chỉ khoảng 300 người và nằm dưới quyền của bộ chỉ huy liên hợp các chiến dịch đặc nhiệm (JSOC), tổ chức chính của quân đội Mỹ để thực hiện các chiến dịch bí mật chống khủng bố trên toàn thế giới. Những người này được tổ chức thành từng nhóm với nhiệm vụ chuyên biệt, bao gồm:
- Chỉ huy, điều hành
- Huấn luyện

- Tình báo điện tử: chuyên thu thập tin tình báo bằng các biện pháp kỹ thuật, như theo dõi liên lạc của các nhóm khủng bố qua mạng di động, Internet.
- Tình báo con người: chuyên thu thập tin tình báo thông qua hoạt động của các điệp viên hoặc mạng lưới các cộng tác viên tại thực địa.
- Tác chiến: trực tiếp thực hiện các hoạt động vũ trang nếu cần thiết.
Trong đó các nhóm tình báo điện tử và tình báo con người đóng vai trò quan trọng nhất.
Tuyển chọn – Huấn luyện
Đa số thành viên của ISA từng là lính đặc nhiệm Mũ nồi xanh, và đã nắm vững những kỹ năng cơ bản như cận chiến, bắn tỉa và chống bắn tỉa, ngoại ngữ, phát triển mạng lưới đặc vụ địa phương…Những người này phải vượt qua đợt tuyển chọn gắt gao, cùng với việc kiểm tra lý lịch và tâm lý. Nếu được chọn, họ sẽ bắt đầu các khóa huấn luyện nghiệp vụ như xâm nhập vùng địch hậu, công nghệ thông tin, hoạt động đường không, điều khiển phương tiện trên bộ. Ngoài ra, những thành viên của ISA còn tham gia các trường hàng không dân sự để lấy các chứng chỉ của Cục quản lý hàng không dân dụng Mỹ (FAA), vì trong các nhiệm vụ của mình ISA thường xuyên sử dụng các loại máy bay dân sự cải tiến.

Beechcraft King Air, một mẫu máy bay dân sự thường xuyên được ISA sử dụng
Nhóm tác chiến vũ trang của ISA thường tham gia huấn luyện chung với Delta Force hoặc SEAL Team 6.
Nhiệm vụ
Từ sau khi được ra đời, ISA đã tham gia vào hầu hết mọi chiến dịch đặc biệt quan trọng của quân đội Mỹ, mặc dù ít được biết đến do họ chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ cho các đơn vị khác.
Ngày 17/12/1981, một tướng người Mỹ James Dozier, khi đó đang là phó tham mưu trưởng bộ tư lệnh NATO khu vực Nam Âu, bị bắt cóc tại Ý. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm thất bại, một nhóm ISA được gửi đến và giúp xác định vị trí nơi tướng Dozier đang bị giam giữ. Sau đó đặc nhiệm của cảnh sát Ý đã giải cứu thành công vị tướng này.


Tướng Dozier trên truyền hình sau khi được giải thoát

ISA cũng từng cố gắng tìm mua và đưa 1 chiếc xe tăng T-72 về Mỹ để nghiên cứu. Họ liên hệ với chính phủ Iraq và đề nghị đổi T-72 lấy pháo tự hành 175mm. Ban đầu phía Iraq hào hứng với đề nghị đến mức sẵn sàng cung cấp thêm trực thăng Mi-24 và máy bay đánh chặn Mig-25. Nhưng vụ trao đổi này đã đổ bể vào phút chót.
Trong những năm 80, ISA và CIA phối hợp thực hiện nhiều chiến dịch do thám tại những nước Trung Mỹ để theo dõi hoạt động của các nhóm du kích cánh tả. Các chuyên gia và thiết bị của ISA được chuyên chở trên các máy bay Beechcraft 100 King Air của CIA để nghe lén và theo dõi tín hiệu liên lạc vô tuyến. Ngoài ra ISA còn xác định trước các tuyến đường và căn cứ bí mật mà các đơn vị đặc nhiệm có thể sử dụng để xâm nhập hay rút ra. Chiến dịch này thành công đến mức nó kéo dài trong suốt 3 năm mặc dù theo kế hoạch ban đầu chỉ là 1 tháng.
Trong những năm 80, thủ đô Beirut của Lebanon là một trong những nơi bạo lực và nguy hiểm nhất thế giới do cuộc nội chiến. Thành phố bị chia cắt thành nhiều khu vực riêng biệt của từng phe phái, tôn giáo. Một nhóm ISA 5 người được gửi đến đây để khảo sát và đánh giá tình hình. Họ đã có thể di chuyển khắp thành phố, liên hệ với nhiều lực lượng địa phương. Trong bản báo cáo, ISA chỉ ra nhiều nguy cơ an ninh tại đây, và việc thiếu phối hợp giữa các lực lượng Mỹ tại đây. Tuy nhiên bản báo cáo này bị phớt lờ. Đến ngày 23/10/1983, một căn cứ quân sự Mỹ tại đây bị đánh bom xe, làm gần 250 lính thuỷ đánh bộ Mỹ thiệt mạng.

Khói bốc lên từ căn cứ lính thủy đánh bộ sau khi bị đánh bom
Năm 1989, chính phủ Colombia yêu cầu Mỹ hỗ trợ trong việc săn lùng Pablo Escobar, ông trùm ma túy quyền lực nhất thế giới khi đó. Một nhóm ISA được gửi đến Colombia và đóng tại tầng 5 của sứ quán Mỹ.
Sử dụng các máy bay Beechcraft 300 và 350 được trang bị các thiết bị do thám điện tử tinh vi, ISA truy tìm tín hiệu từ điện thoại di động của Escobar và thuộc hạ trên khắp cả nước và chuyển thông tin cho cảnh sát Colombia. Những máy bay này có vẻ ngoài giống như các máy bay dân sự cùng loại, điểm khác biệt duy nhất là chúng có sải cánh dài hơn 15cm. Do có nhiều tay chân trong ngành cảnh sát, Pablo Escobar nhiều lần trốn thoát thành công và chỉ bị tiêu diệt 4 năm sau đó, vào ngày 2/12/1993.
Tại Somali, ISA là đơn vị được giao nhiệm vụ xác định vị trí của thủ lĩnh phiến quân Mohammed Farah Aidid và các phụ tá trước khi Delta Force và lính biệt động thực hiện chiến dịch đột kích. ISA cũng được cho là đã hiện diện tại vùng Balkan để săn tìm các tội phạm chiến tranh người Serbi.
Sau vụ 11/9, ISA phối hợp chặt chẽ với Delta Force, SEAL Team 6, SAS trong các nhiệm vụ săn lùng những thủ lĩnh của Al-Qaeda và Taliban tại Afghanistan, Yemen, Pakistan…Tháng 11/2002, từ tín hiệu từ điện thoại di động, ISA phát hiện Abu Ali al-Harithi, người lên kế hoạch vụ đánh bom tàu USS Cole, đang di chuyển trên 1 chiếc SUV tại Yemen. Một máy bay không người lái Predator của CIA, vũ trang bằng 2 tên lửa chống Hellfire, được phái đến và tiêu diệt chiếc xe cùng với al-Harithi và 5 phụ tá. Đây là lần đầu tiên Predator được dùng để tiêu diệt đối phương bên ngoài Afghanistan.

Vụ tiêu diệt al-Harithi mở đầu cho việc CIA dùng UAV để ám sát các thủ lĩnh cấp cao của kẻ thù
ISA cũng phối hợp với Delta Force thực hiện một số nhiệm vụ bảo vệ cho các yếu nhân đồng minh với Mỹ, bao gồm tổng thống Sudan Gaafar Nimeiry và một số thành viên của hoàng gia Ả Rập Saudi.

Tổng thống Gaafar Nimeiry trong chuyến thăm Mỹ năm 1983
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Giải mật tài liệu của CIA về huyền thoại tình báo Việt Nam




theo Quân đội nhân dân |
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Ngọc Thảo là người đã dựng ngọn cờ binh biến tại Sài Gòn trong nửa đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX tới khi hy sinh ở tuổi 43.


Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Ngọc Thảo (Chín Thảo, Albert Thảo, 1922-1965) xuất thân trong một gia đình trí thức tôn giáo, cựu học viên Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, Trưởng phòng Mật vụ Nam Bộ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 410 trong kháng chiến chống Pháp.
Trong kháng chiến chống Mỹ, ông được giao một nhiệm vụ chưa có tiền lệ trong lịch sử tình báo: Luồn sâu, hoạt động đơn tuyến, lợi dụng mâu thuẫn để đánh địch từ trong ra. Phạm Ngọc Thảo đã dựng ngọn cờ binh biến tại Sài Gòn trong nửa đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX tới khi hy sinh ở tuổi 43.

Phạm Ngọc Thảo (cầm mi-crô), tháng 2-1965. Ảnh: Tạp chí Life
Phương Tây biết đến Phạm Ngọc Thảo khá sớm, qua bài viết "Chiến tranh du kích ở Đồng bằng sông Mê Công tháng Chạp 1961: Cuộc chiến trên đồng lúa" của Man-côm Brao-nơ (Malcom Brown). Trong bài, Phạm Ngọc Thảo được đặc tả trên cương vị Tỉnh trưởng Kiến Hòa (tên Diệm đặt cho Bến Tre), là "một sĩ quan cấp tá dáng dấp như con mèo, tóc húi cua, với cái nhìn gây nao núng". Brown cho biết, ông Thảo từng là cựu sĩ quan Việt Minh, nay là "biểu tượng của tinh thần chiến đấu" của Sài Gòn. Bài viết của Brown là đợt sóng ngầm, báo động về thực tế ở Nam Việt Nam: Ban ngày "thuộc về" chính quyền Sài Gòn tồn tại nhờ viện trợ Hoa Kỳ, ban đêm do cách mạng kiểm soát…
Một viên kim cương
Trong bài "Sự sụp đổ của dòng họ Ngô Đình" (Báo The Saturday Evening Post, 21-12- 1963), Stan-lây Các-nâu (Stanley Karnow) viết: "Viên trung tá sáng giá Phạm Ngọc Thảo… một trong những người trung thành nhất, gần gũi nhất với Diệm, đã miễn cưỡng nhập vào hàng ngũ chống đối. Ông Thảo đã bị thuyết phục rằng, chỉ có lật đổ chế độ Diệm mới cứu được đất nước".
Trong Chiến thắng bị bỏ lỡ (Lost Victory, NXB Contemporary books, 1989, trùm CIA W. Côn-bai (Colby) cũng đôi lần nhắc đến Phạm Ngọc Thảo, và muốn gây cảm tưởng rằng Mỹ đã "mô phạm" trong việc ông Thảo bị sát hại. Trang 173 sách này viết: Mãi đến 1976, người Mỹ mới hay tin Phạm Ngọc Thảo từng "làm việc cho Cộng sản". Nhưng lưu trữ được giải mật gần đây lại cho thấy, tình báo Mỹ đã rất sớm "quan tâm" đến Phạm Ngọc Thảo.
Chuyên gia lật đổ
Hàng chục tài liệu của CIA đả động đến Phạm Ngọc Thảo đã được giải mật sau chiến tranh. Ngày 11-9-1963, CIA soạn thảo Những bước tiến của Huỳnh Văn Lạng và Phạm Ngọc Thảo đối với mưu đồ đảo chính (Progress of Huynh Van Lang and Pham Ngoc Thao with plans for coup d'etat). Tài liệu nêu tên các tướng tá Sài Gòn liên đới gồm: Phạm Ngọc Thảo, Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh, Huỳnh Văn Cao, Nguyễn Khắc Bình và… Nguyễn Hữu Hạnh.
Lưu trữ của Mỹ cho biết tiếp về Kế hoạch của Thủ tướng Nguyễn Khánh nhằm làm Hoa Kỳ dính líu vào Bắc Việt Nam (Prime Minister Nguyen Khanh's plan to involve the United States in North Vietnam), 22-7-1964. Theo tài liệu này, ông Thảo được Mỹ đề nghị nhận định về khả năng đảo chính lật Nguyễn Khánh.
Chính lúc này, Oa-sinh-tơn (Washington) cần gấp một hậu phương ổn định ở miền Nam để đổ quân Mỹ vào, cũng như dựng đầu cầu đánh ra miền Bắc, sang Lào. Nhưng Điều tra về cơ may đứng vững của chính quyền Sài Gòn (Chances for a stable government in South Vietnam) của SNIE (cơ quan tình báo Hoa Kỳ làm chức năng dự báo chiến lược) đề ngày 8-9-1964 lại viết: "Sân khấu chính trị-xã hội miền Nam Việt Nam rúng động, Việt Cộng ngày càng mạnh lên, ý thức chống Mỹ sâu sắc hơn, mâu thuẫn của chính quyền quân phiệt với các bộ phận dân cư tăng lên, chia rẽ **** phái, sắc tộc, giáo phái sâu hơn, và nhất là phe Phạm Ngọc Thảo và một số sĩ quan đang mưu đồ đảo chánh…". Các cuộc đảo chính sẽ được báo chí gán cho người này, người khác cầm đầu. Nhưng trong ống kính tình báo Mỹ, chỉ hội tụ cái tên Phạm Ngọc Thảo. Tướng Oét-mô-len (Westmoreland) trong hồi ký của mình đã gọi Phạm Ngọc Thảo là "nhà đảo chính chuyên nghiệp".

Trang đầu bức điện Đại tá Phạm Ngọc Thảo của William Colby gửi từ Sài Gòn cho McGeorge Bundy, Cố vấn an ninh của Tổng thống Johnson, 4-6-1965. Giải mật 12-8-1987. Nguồn: 00780 Col. Pham Ngoc Thao (June 4, 1965) Memorandum; SECRET; SANITIZEDDeclassified: September 1, 1987
Theo tài liệu Kế hoạch đảo chính của Đại tá Phạm Ngọc Thảo (Plans of Col. Pham Ngoc Thao to mount a coup, 28-8-1964), Mỹ cho rằng nếu cuộc đảo chính nổ ra, Trần Thiện Khiêm sẽ không trở tay kịp; chính phủ mới, nếu phe đảo chính lên nắm quyền sẽ gồm: Phạm Ngọc Thảo làm Thủ tướng, Dương Văn Minh hoặc Phan Khắc Sửu sẽ được đôn làm Quốc trưởng…
Hôm sau, 29-8-1964, CIA ra liền hai báo cáo nhan đề Phạm Ngọc Thảo: Tóm tắt lý lịch và phân tích về nhân sự này và Phạm Ngọc Thảo tìm cách giành sự ủng hộ cho cuộc đảo chính, theo đó, CIA mong rằng Phạm Ngọc Thảo sẽ khó nhận được sự hỗ trợ của không lực Việt Nam Cộng hòa (cầm đầu là Nguyễn Cao Kỳ). Ngày 30-8-1964, theo điện mật Các phe phái đều chuẩn bị đảo chính, sắp có đảo chính khả thi (!), một khi cả phe Phạm Ngọc Thảo và phe các tướng thuộc **** Đại Việt đều chuẩn bị đảo chính. Ngày 1-9-1964 là lúc người Mỹ thấy cần phải điều tra, khảo sát các chỉ huy quân Sài Gòn và khả năng thành bại của một cuộc đảo chính, nếu xảy ra (Tài liệu Loyalties of the Armed Forces commanders and the possibility of success if a coup d'etat is attempted: Situation appraisal as of 31 August 1964). Trong 30 tướng tá cao cấp, Phạm Ngọc Thảo vẫn ở tiêu điểm: Tên ông đứng thứ hai, sau Nguyễn Khánh.
Nhưng cuộc đảo chính 19-9-1964 dẫn đến Nguyễn Khánh phải từ nhiệm ngày 23-10, theo phát hiện của CIA, chính là kế hoạch cướp chính quyền bất thành của Việt Cộng (điện mật Mưu toan lật đổ 13-9, Attempted coup on Sept.13). Chính giới Sài Gòn không thể không nhận thấy rằng, cuộc đảo chính hôm 19-9, tuy bất thành, đã làm đổ bể lễ ký kết thỏa thuận đổ quân vào miền Nam và giội bom miền Bắc của trục Oa-sinh-tơn - Sài Gòn, dự định vào ngày 20-9-1964.
Ngày 4-3-1965, Oa-sinh-tơn lại được tin về âm mưu đảo chính (Coup rumors in Saigon, 4-3-1965). "Bọn tiểu tướng hung hăng": Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi, Đặng Văn Quang, Lê Nguyên Khang, Vĩnh Lộc, Dư Quốc Đống… bắt đầu thục mạng chọi nhau giành ngôi chủ soái, nhân Nguyễn Khánh bị đẩy đi lưu vong. Tháng Năm đến, Nguyễn Văn Thiệu, mới chỉ định dạng trong hồ sơ của CIA năm 1964, đã bẩm báo cho chủ Mỹ về một âm mưu đảo chính của Phạm Ngọc Thảo trong công văn Mật vụ dự báo cho Bộ trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Thiệu về một mưu đồ đảo chính vào 20-5, cùng các biện pháp đối phó của chính phủ. Theo điện mật này: Cuộc đảo chính sẽ do Phạm Ngọc Thảo chỉ huy, với hiệp trợ của Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn và Nhóm tướng Đà Lạt, tức là Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Vỹ; cuộc đảo chính sẽ do **** Cần Lao nhân vị tài trợ. Phe của Thiệu sẽ đối phó bằng lực lượng phản đảo chính và sự chiêu hàng các phần tử nổi loạn…
Thánh tử vì đạo
Bị kẻ địch phản kích quyết liệt, cuộc binh biến tháng Năm của ông Chín Thảo bị dập tắt. Bản thân bị truy nã, mọi phương tiện của ông Thảo cạn kiệt, quân sĩ tan tác. Nhưng khi nhiệm vụ còn dang dở, Phạm Ngọc Thảo quyết không rời trận địa.
Tài liệu Đại tá Phạm Ngọc Thảo (Colonel Pham Ngoc Thao, 4-6-1965), đánh số 00780, do William Colby, Phó giám đốc về kế hoạch cơ quan CIA ở Sài Gòn viết như sau:
1. Đã phát hiện được Phạm Ngọc Thảo tung tăng lượn phố (circulating freely) giữa Sài Gòn, và giúp đỡ chủ bút của một tờ báo bí mật.
(Hai đoạn số 2 và 3 bị CIA xóa khi giải mật!!!).
4. Vấn đề này quả là nghiêm trọng, trên hai phương diện. Thứ nhất, chính quyền hiện hành của Việt Nam Cộng hòa vẫn ngại ngùng, không có chủ trương bắt và hành hình Phạm Ngọc Thảo. Còn rất ít nghi ngờ về chỗ ẩn nấp của Thảo ở Sài Gòn, cũng như một kế hoạch phối hợp cảnh sát để bắt giữ Thảo. Chính quyền Sài Gòn lại luận giải một cách chắc chắn rằng Thảo là một biểu tượng của người Công giáo, tới mức, việc bỏ tù/thủ tiêu Thảo trong tình hình như thế này sẽ gây bùng nổ. Cách suy luận như thế của Thủ tướng Quát lại được dung túng bởi công văn số 4003 ngày 2-6 của Sứ quán Mỹ từ Sài Gòn, theo đó đại sứ Taylor báo cáo rằng Quát đã nhất trí để cho Thảo và một số người khác bí mật rời đất nước, cho dù chính Quát hiểu rằng cần có một kỷ luật cấp quốc gia cao hơn.
5. Vấn đề thứ hai là cốt cách của Thảo. Ông ta tin vào sứ mạng cứu nhân độ thế, xả thân vì dân tộc mình, như một thiên sứ. Ông ta biết rõ mình phải làm gì. Lung lạc được Thảo bởi tiền tài hay hình phạt, kể cả tử hình, để ông ta ngừng tạo ra tình thế chỉ có lợi cho một mình Việt Cộng, rõ ràng là điều không thể. Việc Thảo không sợ bị trừng phạt còn do ông ta được bảo trợ bởi các thủ lĩnh quân sự Công giáo. Cũng không có bằng chứng rõ rệt rằng, Thảo đang không được Việt Cộng hỗ trợ một cách bí mật…
Vì chính phủ Phan Huy Quát chần chừ trong khủng bố, đàn áp, Mỹ quyết định đôn lên nhóm tay sai khát máu hơn. Ngày 24-6-1965, lý lịch kẻ giúp Mỹ đàn áp Phạm Ngọc Thảo trong chính biến tháng Năm, Nguyễn Văn Thiệu, được CIA trình thượng cấp. Được thăng chức "Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia", Thiệu lập tức lùng bắt Phạm Ngọc Thảo để thủ tiêu. Ngày 16-7, an ninh quân đội Sài Gòn vây ông Thảo ở Tam Hiệp, Biên Hòa. Bị trọng thương, Chín Thảo bị bắt ngay hôm sau. Kẻ thù đã dùng cực hình man rợ đến cực điểm để tra tấn ông Thảo cho đến chết ngay trong đêm đó. Ngay sau đó, tin ông Thảo từ trần trong một tai nạn đã được tung lên các báo Sài Gòn.
Trở lại công văn Đại tá Phạm Ngọc Thảo 4-6-1965, Colby viết tại điểm 7: "Chúng tôi nhận thức rõ sự cần thiết của việc không được làm cho Thảo, về mặt chính trị, trở thành vị thánh tử vì đạo (political martyr)". Nhưng mưu đồ này đã thất bại. Các nguồn tin ở Sài Gòn sau đó cho biết, chịu mọi cực hình tàn khốc đến chết, ông Thảo đã không hé môi về bất cứ quân nhân hay chính khách của chế độ Sài Gòn, từng là đồng minh trong đảo chính của ông, hay bất kỳ một thông tin gì khác. Theo chuẩn mực tôn giáo, ông đã trở thành bậc Thánh, chịu thống khổ để cứu nước nhà. Danh hiệu này, cùng chữ martyr (thánh tử vì đạo), vô hình trung, đã được CIA dùng chỉ ông Thảo trong công văn ngày 4-6-1965 nói trên.
 

Son Tran

Xe tải
Biển số
OF-97235
Ngày cấp bằng
26/5/11
Số km
215
Động cơ
400,075 Mã lực
NSA không phải là quân đội nhưng bọn này cũng khủng các cụ nhỉ.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Thế này là thế nầu các cụ nhể ?

Tổng thống Obama: Mỹ sẽ tiếp tục do thám chính phủ các nước


(Dân trí) - Trả lời một cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm qua (18/1), Tổng thống Barack Obama khẳng định tình báo Mỹ sẽ tiếp tục do thám chính phủ các nước khác. Tuy nhiên, ông Obama đảm bảo với thủ tướng Đức Merkel rằng sẽ không để việc này ảnh hưởng tới quan hệ hai nước.



Tổng thống Mỹ Obama khẳng định sẽ tiếp tục do thám các nước khác​
Theo hãng tin AFP, lời thú nhận thẳng thắn trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi ông Obama tuyên bố chấm dứt hoạt động theo dõi diện rộng đối với điện thoại của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA). Nhưng ông chủ Nhà Trắng cũng nói rằng những dữ liệu được thu thập hàng loạt đó sẽ tiếp tục giúp bảo vệ nước Mỹ khỏi những kẻ khủng bố.
Trong bài phát biểu rất được chờ đợi hôm thứ Sáu, nhằm giải tỏa sự giận dữ của quốc tế trước các hoạt động nghe lén mà cựu điệp viên Edward Snowden tiết lộ, ông Obama cũng nói rằng đã ra lệnh chấm dứt nghe lén các nhà lãnh đạo thế giới là đồng minh của Mỹ.
Nhưng vị Tổng thống Mỹ lại khẳng định với kênh ZDF của Đức rằng hoạt động thu thập thông tin tình báo từ chính phủ các nước khác sẽ tiếp tục.
“Các cơ quan tình báo của chúng tôi, cũng giống như các cơ quan tình báo Đức hay tình báo của bất kỳ nước nào khác, sẽ tiếp tục quan tâm tới ý định của chính phủ các nước trên khắp thế giới. Điều đó sẽ không thay đổi”, ông Obama khẳng định.
“Sẽ là vô ích khi thành lập một cơ quan tình báo nếu chúng ta giới hạn chỉ trong phạm vi những điều có thể đọc được trên tờ New York Times hoặc Der Spiegel. Sự thật của vấn đề đó là, định nghĩa của công việc tình báo là phải tìm ra: những người khác đang nghĩ gì? Họ đang làm gì?”, Tổng thống Mỹ nói.
Dù vậy, ông khẳng định sẽ không để hoạt động tình báo làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của “tình bằng hữu và sự tin cậy” với bà Merkel.
“Tôi không cần và không muốn làm phương hại mối quan hệ đó chỉ bằng một cơ chế theo dõi mà có thể làm hỏng cách liên lạc và sự tin cậy mà chúng tôi đang có”, ông Obama nói tiếp. “Và do đó điều tôi có thể nói đó là: chừng nào tôi còn là Tổng thống của nước Mỹ, thủ tướng Đức sẽ không phải lo lắng về vấn đề này”.
Trước đó trong ngày thứ Sáu, ông Obama cam kết rằng NSA sẽ không thường xuyên do thám lãnh đạo của các nước đồng minh thân cận nhất với Mỹ, sau khi vấp phải phản ứng giận dữ khắp thế giới do bị tiết lộ về chương trình nghe lén điện tử diện rộng.
Đức đã nổi giận khi phát hiện ra NSA đã thực hiện chương trình do thám diện rộng, bao gồm việc nghe lén các cuộc điện đàm trên điện thoại di động của bà Merkel.
Thanh Tùng
Theo AFP
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Đại tá, Anh hùng LLVT Phạm Ngọc Thảo


 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ (hàng đầu thứ 3 từ trái sang)
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cạnh đó là Cụ Ba Quốc rồi tiếp là Cụ Xuân Ẩn. Các điệp viên huyền thoại của Tình báo quân sự Việt nam.
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Một thời cụ Thảo là tỉnh trưởng Bến Tre thì phải!:-?
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Cạnh đó là Cụ Ba Quốc rồi tiếp là Cụ Xuân Ẩn. Các điệp viên huyền thoại của Tình báo quân sự Việt nam.
Đây chỉ là những đồng trí trong đống rơm được phép lộ diện :))
 

DODuySon

Xe điện
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
2,293
Động cơ
379,453 Mã lực

tuannbb

Xe điện
Biển số
OF-157076
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
4,109
Động cơ
-7,847 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm thôn
Có đơn vị Speznas của GRU (tình báo quân đội thuộc BTTM), em không biết tiếng Nga viết thế nào, các phân đội này tác chiến rất hiệu quả ở Afghanistan, hôm rồi đọc bài báo về thiếu tướng Cao Pha mới biết, lúc ông làm cục phó cục quân báo kiêm nhiệm phó tư lệnh BC Đặc Công.

QĐND - Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, quân đội ta đã có nhiều vị tướng lỗi lạc được trong nước và quốc tế ngưỡng mộ, như: Võ Nguyên Giáp, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Vương Thừa Vũ, Nguyễn Hữu An… Nhưng cũng còn không ít vị tướng mà cuộc đời hoạt động cùng chiến công của họ rất sôi nổi, đặc sắc, chưa nhiều người biết. Thiếu tướng Cao Pha (1920-2006) là một trong số đó…
“Định mệnh”
Tên “cúng cơm” của Thiếu tướng Cao Pha là Nguyễn Thế Lương. Cách mạng Tháng Tám 1945 nổ ra, anh sinh viên Trường Cao đẳng Canh nông Hà Nội Nguyễn Thế Lương chưa kịp lấy bằng tốt nghiệp, đã cùng nhiều bạn đồng khoa mà sau này đều trở thành tướng lĩnh hay cán bộ cao cấp của ****, nhà nước, như: Nguyễn Thế Lâm, Hoàng Đình Phu, Ngô Điền, Tôn Thất Hoàng, Phan Hạo… đã hăng hái lên đường nhập ngũ.
Dường như là một “định mệnh”, ngay từ đầu Nguyễn Thế Lương đã gắn với quân báo. Trước đó, trong tổ chức Thanh niên Tiền tuyến, anh từng được chỉ định làm “Trưởng ban ám sát”, mặc dù lúc đó chẳng ám sát ai, chỉ theo dõi bọn ********* hay vận chuyển máy in, tài liệu. Rồi tối 20-8-1945 anh cùng Đặng Văn Việt (bạn cùng trường, sau trở thành một trung đoàn trưởng nổi tiếng, được mệnh danh “Hùm xám đường số 4”, giờ đã ngoài 90 tuổi vẫn khỏe mạnh, ở tại khu tập thể 8/3 Hai Bà Trưng, Hà Nội) trèo lên cột cờ Thành nội, Huế, hạ cờ quẻ ly, treo cờ đỏ sao vàng cách mạng. Anh còn tham gia bắt bọn biệt kích Pháp nhảy dù xuống rừng Hiền Sỹ phía tây Huế; hay hộ tống Bảo Đại ra Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Đầu năm 1948 anh đang là tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn Sơn La, lập nhiều chiến công thì được gọi về Bộ Tổng tham mưu, làm trưởng phòng quân báo. Cái bí danh “Cao Pha” có từ đó. Nhiều năm là quân báo, Thiếu tướng Cao Pha có hai kỷ niệm nhớ đời với Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp vào những thời khắc quyết định của chiến dịch lớn. Tháng 8-1950, chuẩn bị cho chiến dịch Biên giới, ý định ban đầu là đánh thẳng vào thị xã Cao Bằng. Hai người đi thị sát trận địa, thấy cụm phòng ngự của địch khá dày và chặt chẽ, nếu ta có thắng cũng không tránh khỏi tổn thất. Trong khi cứ điểm Đông Khê yếu hơn. Đây được chọn là điểm đột kích, sau đó hạ tiếp Thất Khê. Kết quả là quân ta đã giành thắng lợi mau chóng, tổn thất ít nhất. Chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Trưởng phòng quân báo mặt trận Cao Pha lại được cùng Đại tướng Tổng tư lệnh nghiên cứu chiến trường và Đại tướng cũng có một quyết định mang tính bước ngoặt như vậy, thay vì “đánh nhanh, thắng nhanh” là “đánh chắc, tiến chắc”.
Một thời gian khá dài làm công tác quân báo, ông đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý báu cả về lý luận và thực tiễn của ngành tình báo quân sự Việt Nam. Đầu năm 1967, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng gọi Thượng tá Cao Pha, Cục phó Cục 2 lên thông báo một quyết định mới: Ông kiêm nhiệm Phó tư lệnh Binh chủng Đặc công, một binh chủng vừa được thành lập. Quân báo và đặc công dù chức năng có khác nhau, song có nhiều điểm tương đồng trong huấn luyện và chiến đấu. Người chiến sĩ quân báo hay đặc công khi đột nhập căn cứ địch, đều phải bí mật, bất ngờ, dũng cảm, mưu trí và có quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ rất cao. Kể từ đó, nhà quân báo kỳ cựu này còn tham gia chỉ đạo binh chủng Đặc biệt tinh nhuệ, đã lập nhiều chiến công vang dội trong suốt những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Những lần gặp Bác Hồ
Lần đầu tiên Cao Pha được gặp Bác là vào tháng 9-1945, khi đưa Bảo Đại từ Huế ra Hà Nội. Ở Phủ chủ tịch, đang nói chuyện với một bạn học trường Quốc học năm xưa thì Cao Pha thấy một cụ già cao, gầy, mặc quần soóc, đi dép cao su bước vào, theo sau một người còn trẻ mặc com lê trắng, cà vạt đen, đội mũ phớt. Anh bạn ghé tai ông bảo: Cụ Hồ và ông Võ Nguyên Giáp đó. Thấy Nguyễn Thế Lương mặc quân phục, đội mũ ca lô, ông cụ hỏi ngay: “Chú ở chiến khu nào về?”. Sau phút bối rối, ông nói: “Thưa cụ, cháu ở Huế, đưa cố vấn Vĩnh Thụy ra Hà Nội”.
Lần thứ hai, Trưởng phòng quân báo Cao Pha gặp Bác trong chiến dịch Biên giới 1950. Sau khi hỏi về tình hình địch, Bác muốn đi quan sát trận địa và hôm ấy nhà nhiếp ảnh Vũ Năng An đã chụp được bức ảnh lịch sử “Bác Hồ quan sát chiến dịch Đông Khê”, trở thành biểu tượng truyền thống của ngành Tình báo quân sự. Cũng trên điểm cao này, Bác còn tức cảnh làm bài thơ “Lên trận địa”: …Quân ta thế mạnh nuốt Ngưu Đẩu/ Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy. Sau khi cứ điểm Đông Khê bị tiêu diệt, ta bắt được nhiều tù binh, Bác lại gọi Cao Pha, bảo đưa đi gặp tù binh. Cao Pha lo chuyện giữ bí mật, sợ tù binh nhận ra Bác, thì Người đã có cách hóa trang rất nhanh: Đem thuốc đỏ và bông băng bịt râu lại, y như một chiến sĩ bị thương. Gặp tù binh đại úy đồn trưởng và hai trung úy, Bác nói ngay bằng tiếng Pháp, bảo mình là Việt kiều ở Pháp đã tham gia kháng chiến chống phát xít Đức, nay về nước theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và Bác khuyên tù binh phải làm tốt quy định của trại, sẽ được hưởng lượng khoan hồng, nếu có ý kiến gì thì gửi lên theo địa chỉ: Nguyễn Thắng, cố vấn chính trị mặt trận…
Bác Hồ và các vị lãnh đạo nhà nước và quân đội đến thăm bộ đội đặc công, Phó tư lệnh Cao Pha thứ ba từ trái sang. Ảnh Tư liệu. Lần cuối cùng Thiếu tướng Cao Pha được gặp Bác Hồ là vào ngày 19-3-1967, Bác đến xem bộ đội đặc công diễn tập. Cùng đi hôm đó còn có Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Diễn tập vào ban đêm, tại thao trường ở xã Phùng Khoang, ngoại thành Hà Nội. Đèn pha chiếu sáng, Phó tư lệnh binh chủng Cao Pha thưa với Người là anh em đặc công đang dò mìn, chui rào, tiềm nhập về phía Bác và các vị lãnh đạo ngồi. Bác chăm chú nhìn nhưng không phát hiện được, mươi phút sau các chiến sĩ đặc công đã đến sát chỗ Bác, vụt đứng cả dậy. Bác tỏ ra vui thích, vỗ tay khen.
Một kỷ niệm nhỏ mà Thiếu tướng Cao Pha còn nhớ. Lần ấy gặp, sau khi làm việc xong đến lúc giải lao Bác hỏi: Thế thì Cao Pha phiên âm ra tiếng Pháp nghĩa là gì? Ông quá bất ngờ mà không trả lời ngay được, Bác nheo mắt hóm hỉnh rồi hỏi sang chuyện khác. Về sau ông nghĩ lại, tiếng Pháp “Cafard” nghĩa là “buồn rầu”. Từng hoạt động ở miền Tây Bắc, có đèo cao nhất là Cao Phạ (tiếng Thái: Cổng trời), mà ông lấy làm bí danh cho mình. Hẳn Bác vì quý mến người lính mà hỏi vui vậy.
Về hưu, Thiếu tướng Cao Pha còn nhiều năm hăng hái hoạt động trong tổ chức CCB và ông cùng đồng đội đã nhiều lần về lại trận địa năm xưa, nhằm xác định chính xác nơi Bác Hồ đứng thị sát trong chiến dịch Biên giới 1950. Nơi ấy giờ đã trở thành một di tích lịch sử của tỉnh Cao Bằng. Ông sống vui vẻ, minh mẫn đến cuối đời và nhẹ nhàng ra đi vào buổi trưa 27-4 năm Bính Tuất (2006), hưởng thọ 86 tuổi.


Các cụ có biết những ai trong ảnh không? Cháu không nhận ra được ạ, nhưng đố các cụ tư lệnh BC Đặc Công ngày đó là người nào trong ảnh?
Hay quá! tiếp đi cụ ơi!
 

khongthuphi

Xe container
Biển số
OF-137546
Ngày cấp bằng
7/4/12
Số km
5,044
Động cơ
408,085 Mã lực
Nơi ở
Mọi miền Tổ quốc

Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ (hàng đầu thứ 3 từ trái sang)
Sai rồi cụ ơi!!!! Ba "Cây đại thụ" trong ảnh thứ tự là Bác Hai Nhạ- Bác Ba Quốc- Bác Hai Trung nhé! (Vũ Ngọc Nhạ- Đặng Trần Đức- Phạm Xuân Ẩn)
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,798
Động cơ
366,311 Mã lực
Theo em, tình báo có thể chia thành 2 nhóm: tình báo chiến lược và tình báo chiến thuật. Nếu nói về tính báo chiến lược thì có lẽ tình báo VN có thể là số 1, khó có tổ chức tb nào qua được. nếu ý em có trùng với cụ nào thì thông cảm cho em nhé, vì em không đọc hết comt được ạ
 

thuongdo07

Xe tải
Biển số
OF-192165
Ngày cấp bằng
2/5/13
Số km
379
Động cơ
333,006 Mã lực
MOSSAD - các cụ ạ, cơ quan tình báo làm vc hiệu quả nhất thế giới :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top