- Biển số
- OF-16576
- Ngày cấp bằng
- 22/5/08
- Số km
- 514
- Động cơ
- 514,690 Mã lực
Các cụ có suy nghĩ gì khi đọc bài này, nhà cháu chia sẻ vì thấy đúng nhưng giải pháp là thế nào đây?
Chen lấn, tranh chấp, không nhường nhịn, không xếp hàng; Không chấp hành luật, đi sai làn đường, dừng đỗ sai làn đường; Vượt đèn đỏ hoặc vọt đi 4, 5 giây trước khi đèn chuyển xanh; Đi xe tràn lên vỉa hè; Chống đối người thi hành công vụ... đang trở thành tập quán giao thông tại Việt Nam?
Hàng ngày phải vật lộn với cảnh ùn tắc giao thông, tôi vẫn thường băn khoăn suy nghĩ một điều như sau: Tôi không phải là nhà xã hội học, suy nghĩ của tôi có thể chưa đầy đủ và chưa thật chuẩn, nhưng chắc rằng cũng không sai. Tôi nghĩ, một hành vi nào đó được số đông thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành một thói quen phổ biến được đa số người chấp nhận và làm theo thì nó sẽ trở thành tập quán.
Tùy theo quy mô phổ biến, nó có thể là tập quán của loài người, của một dân tộc hoặc của một địa phương.
Tôi e rằng một số hành vi trong việc tham gia giao thông ở đô thị của chúng ta đang trở thành tập quán.
Đó là:
- Chen lấn, tranh chấp, không nhường nhịn, không xếp hàng;
- Không chấp hành luật, đi sai làn đường, dừng đỗ sai làn đường;
- Vượt đèn đỏ hoặc vọt đi 4, 5 giây trước khi đèn chuyển xanh;
- Đi xe tràn lên vỉa hè;
- Chống đối người thi hành công vụ;
- Vân vân và vân vân
Tôi nghĩ những hành vi này đang trở thành tập quán, vì nó xảy ra hàng ngày, là một thực tế quá phổ biến rồi, mọi người dù muốn hay không đều đã phải chứng kiến, đều đã tự mình trải qua, đều đã phải chấp nhận và ngày càng có nhiều người thấy rằng giải pháp tốt nhất là làm theo (nếu không muốn cứ đứng như trời trồng tại một chỗ).
Tóm lại, những hành vi trên thừa thỏa mãn mọi tiêu chuẩn để trở thành tập quán. Nếu cần một cái tên thì nó tên là: Tập quán giao thông Việt Nam.
Tập quán còn có một tính chất nữa cần được nhắc tới. Đó là: Nó bám rễ rất sâu và bền vững trong lối sống con người. Nó tồn tại rất lâu, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và rất khó thay đổi.
Có nhiều tập quán rất hay, rất đẹp. Nhưng tập quán giao thông như chúng ta đang nói thì lại rất xấu, rất cần đả phá.
Với tính chất gốc sâu, rễ chắc như nêu trên thì càng để lâu, nó càng khó thay đổi. Rồi nó truyền sang đời con, đời cháu chúng ta thì sao đây? Ta có nên hành động ngay từ bây giờ hay không?
Chen lấn, tranh chấp, không nhường nhịn, không xếp hàng; Không chấp hành luật, đi sai làn đường, dừng đỗ sai làn đường; Vượt đèn đỏ hoặc vọt đi 4, 5 giây trước khi đèn chuyển xanh; Đi xe tràn lên vỉa hè; Chống đối người thi hành công vụ... đang trở thành tập quán giao thông tại Việt Nam?
Hàng ngày phải vật lộn với cảnh ùn tắc giao thông, tôi vẫn thường băn khoăn suy nghĩ một điều như sau: Tôi không phải là nhà xã hội học, suy nghĩ của tôi có thể chưa đầy đủ và chưa thật chuẩn, nhưng chắc rằng cũng không sai. Tôi nghĩ, một hành vi nào đó được số đông thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành một thói quen phổ biến được đa số người chấp nhận và làm theo thì nó sẽ trở thành tập quán.
Tùy theo quy mô phổ biến, nó có thể là tập quán của loài người, của một dân tộc hoặc của một địa phương.
Tôi e rằng một số hành vi trong việc tham gia giao thông ở đô thị của chúng ta đang trở thành tập quán.
Đó là:
- Chen lấn, tranh chấp, không nhường nhịn, không xếp hàng;
- Không chấp hành luật, đi sai làn đường, dừng đỗ sai làn đường;
- Vượt đèn đỏ hoặc vọt đi 4, 5 giây trước khi đèn chuyển xanh;
- Đi xe tràn lên vỉa hè;
- Chống đối người thi hành công vụ;
- Vân vân và vân vân
Tôi nghĩ những hành vi này đang trở thành tập quán, vì nó xảy ra hàng ngày, là một thực tế quá phổ biến rồi, mọi người dù muốn hay không đều đã phải chứng kiến, đều đã tự mình trải qua, đều đã phải chấp nhận và ngày càng có nhiều người thấy rằng giải pháp tốt nhất là làm theo (nếu không muốn cứ đứng như trời trồng tại một chỗ).
Tóm lại, những hành vi trên thừa thỏa mãn mọi tiêu chuẩn để trở thành tập quán. Nếu cần một cái tên thì nó tên là: Tập quán giao thông Việt Nam.
Tập quán còn có một tính chất nữa cần được nhắc tới. Đó là: Nó bám rễ rất sâu và bền vững trong lối sống con người. Nó tồn tại rất lâu, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và rất khó thay đổi.
Có nhiều tập quán rất hay, rất đẹp. Nhưng tập quán giao thông như chúng ta đang nói thì lại rất xấu, rất cần đả phá.
Với tính chất gốc sâu, rễ chắc như nêu trên thì càng để lâu, nó càng khó thay đổi. Rồi nó truyền sang đời con, đời cháu chúng ta thì sao đây? Ta có nên hành động ngay từ bây giờ hay không?