[Funland] Những người sống ở triều Nguyễn suy nghĩ thế nào về Trần Ích Tắc ?

Trạng thái
Thớt đang đóng

emyeunhanloai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744365
Ngày cấp bằng
27/9/20
Số km
290
Động cơ
61,400 Mã lực
Tuổi
38
Trở lại vấn đề cụ Trần Ích Tắc đi các cụ.
Em cũng muốn hiểu thêm về nhân vật kiệt xuất này.
Đọc thơ của cụ thật hay quá đi, đúng là lời lẽ của một bậc anh hùng.

Xích Bích lãnh yên tiêu Nguỵ tốt,
Hoàng Châu đạm nguyệt chiếu Pha tiên.
Anh hùng tiêu sái danh câu tại,
Ngã ái cuồng ngâm bất quý thiên.

Dịch:

Xích Bích khói mờ tiêu lính Nguỵ
Hoàng Châu trăng lợt chiếu Tô chơi
Anh hùng tiêu sái danh còn đấy
Ta thích cuồng ngâm chẳng thẹn trời

Trích thơ "Trú mã độ đầu" của cụ Trần Ích Tắc
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,791
Động cơ
379,268 Mã lực
Nơi ở
Da nang

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Cụ kiên trì với đề tài này thật.
Thế cụ nhận xét nguyên nhân chính của cuộc tấn công 1858 là gì ? Mong cụ cho ý kiến cá nhân của cụ.
Hiệp ước do vua An Nam và vua Pháp đứng tên.
Vậy thì chỉ vua Pháp hoặc tổng thống Pháp mới đủ tư cách bắt bên đồng cấp còn lại thi hành.
Không ai đưa ra được văn bản nào có xác nhận của vua Pháp lúc đó là Napoleon III bắt vua An Nam thi hành hiệp ước cả.
Không có văn bản của vua thì mọi yêu cầu cấp dưới là vô giá trị
 

Prisca

Xe tải
Biển số
OF-566035
Ngày cấp bằng
25/4/18
Số km
277
Động cơ
150,050 Mã lực
Cụ kiên trì với đề tài này thật.
Thế cụ nhận xét nguyên nhân chính của cuộc tấn công 1858 là gì ? Mong cụ cho ý kiến cá nhân của cụ.
Thực ra vì một số cụ ra sức phủ nhận sự tồn tại của hiệp ước này hoặc chí ít là tìm cách phủ nhận sự liên can của Nguyễn Ánh nên em mới đi tìm hiểu thôi chứ cá nhân em cũng không cho rằng đây là nguyên nhân chính của cuộc tấn công 1858. Tuy nhiên em cũng không loại trừ việc tình huống có thể đã khác đi nếu không có hiệp ước này, không có việc Bá Đa Lộc trở về cùng một số người Pháp... (khác đi có thể ở cả phía Pháp và phía triều đình nhà Nguyễn).
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Thực ra vì một số cụ ra sức phủ nhận sự tồn tại của hiệp ước này hoặc chí ít là tìm cách phủ nhận sự liên can của Nguyễn Ánh nên em mới đi tìm hiểu thôi chứ cá nhân em cũng không cho rằng đây là nguyên nhân chính của cuộc tấn công 1858. Tuy nhiên em cũng không loại trừ việc tình huống có thể đã khác đi nếu không có hiệp ước này, không có việc Bá Đa Lộc trở về cùng một số người Pháp... (khác đi có thể ở cả phía Pháp và phía triều đình nhà Nguyễn).
Chả có gì khác cả.
Pháp sẽ chiếm Việt dù có hiệp ước hay không.
Vì sao?
Vì vùng đất màu mỡ khác ở Châu Á bị Anh chiếm hết.
Pháp cần độc quyền tuyến đường kết nối Vân nam với biển và mở cửa vào Trung Hoa.
Nên bắt buộc nó sẽ phải chiếm VN.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,791
Động cơ
379,268 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Thực ra vì một số cụ ra sức phủ nhận sự tồn tại của hiệp ước này hoặc chí ít là tìm cách phủ nhận sự liên can của Nguyễn Ánh nên em mới đi tìm hiểu thôi chứ cá nhân em cũng không cho rằng đây là nguyên nhân chính của cuộc tấn công 1858. Tuy nhiên em cũng không loại trừ việc tình huống có thể đã khác đi nếu không có hiệp ước này, không có việc Bá Đa Lộc trở về cùng một số người Pháp... (khác đi có thể ở cả phía Pháp và phía triều đình nhà Nguyễn).
Đoạn bôi đậm là một ý rất chuẩn của cụ. Thế mới thấy cái tầm nhìn của ông Ba Đa Lôc, không lấy được quân chính quy cũng phải có tý quân Pháp. Đây chính là cái cớ để người Pháp sau này dựa vào đó nói là Hiệp ước vẫn được thực hiện tuy chưa hoàn toàn. Không có đạo quân này của ông Bá, nước Pháp không có cớ gì nữa cả. Vua Gia long nhận sự giúp đỡ này của ông Bá là đã bị mắc bẫy. Em nghĩ thế.
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Đoạn bôi đậm là một ý rất chuẩn của cụ. Thế mới thấy cái tầm nhìn của ông Ba Đa Lôc, không lấy được quân chính quy cũng phải có tý quân Pháp. Đây chính là cái cớ để người Pháp sau này dựa vào đó nói là Hiệp ước vẫn được thực hiện tuy chưa hoàn toàn. Không có đạo quân này của ông Bá, nước Pháp không có cớ gì nữa cả. Vua Gia long nhận sự giúp đỡ này của ông Bá là đã bị mắc bẫy. Em nghĩ thế.
Vì hiệp ước không được vua louis và Nguyễn Ánh chuẩn y nên nó đã là giấy lộn.
Không ai chứng minh nó có hiệu lực cả.
Kể cả napoleon 3 cũng không có văn bản nào buộc An nam thi hành hiệp ước hay đánh An nam vì hiệp ước này.
Cho thấy về hiệp ước Pháp hoàn toàn đuối lý
 

Havo

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,611
Động cơ
1,273,841 Mã lực
Thực ra vì một số cụ ra sức phủ nhận sự tồn tại của hiệp ước này hoặc chí ít là tìm cách phủ nhận sự liên can của Nguyễn Ánh nên em mới đi tìm hiểu thôi chứ cá nhân em cũng không cho rằng đây là nguyên nhân chính của cuộc tấn công 1858. Tuy nhiên em cũng không loại trừ việc tình huống có thể đã khác đi nếu không có hiệp ước này, không có việc Bá Đa Lộc trở về cùng một số người Pháp... (khác đi có thể ở cả phía Pháp và phía triều đình nhà Nguyễn).
Bọn Pháp vin vào hiệp ước để đòi đất là rất vớ vẩn, trơ trẽn.
Ông Ánh là 1 người trọng chữ tín, và ân oán phân minh.
- Lúc khốn khó ô ta phải nương nhờ cửa Siêm, đến khi làm vua VN thế lực ko thua gì vua Siêm nhưng ô ta vẫn khiêm nhường chấp nhận chiếu dưới, cống cây vàng cây bạc cho vua Siêm đều đặn. Chỉ đến đời con ô Ánh mới dám bật lại Siêm.
- Lúc đánh TS, được Siêm gợi ý, ô Ánh hứa thưởng đất Trấn Ninh cho Vạn Tượng. Sau khi thành công, dù lực rất mạnh so với Vạn Tượng nhưng ô ta vẫn giữ lời hứa trả Trấn Ninh cho họ. Đến đời MM con ô ta mới dám đòi lại.
- Như vậy, nếu vua Pháp ký hiệp ước VS và cấp đủ quân lính/ súng ống tàu thuyền cho Bá Đa Lộc mang về VN, thì chắc chắn khi thành công ô Ánh sẽ giữ lời mà cắt Đà Nẵng cho Pháp. Khả năng rất cao là sau này Minh Mạng sẽ phá vỡ hiệp ước và tấn công thu hồi lãnh thổ. Khi đó lực VN còn khá mạnh, hoàn toàn có thể đánh đuổi Pháp biến khỏi VN, tránh được gần 100 năm đô hộ. Rất tiếc điều này ko xảy ra. Vua Pháp đã ko ký hiệp ước với ô Ánh, và ko cấp viện binh như điều khoản, nên ô Ánh ko việc gì phải cắt đất cho Pháp. Bọn Pháp sau này đến đòi đất là rất vớ vẩn và vô lý.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,791
Động cơ
379,268 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Vì hiệp ước không được vua louis và Nguyễn Ánh chuẩn y nên nó đã là giấy lộn.
Không ai chứng minh nó có hiệu lực cả.
Kể cả napoleon 3 cũng không có văn bản nào buộc An nam thi hành hiệp ước hay đánh An nam vì hiệp ước này.
Cho thấy về hiệp ước Pháp hoàn toàn đuối lý
Thực ra cái cớ chính là do mình yếu quá thôi. Các lý do khác chỉ là vấn đề thủ tục. Các quyển sách ra đời sau này của Pháp cũng là để tẩy trắng cho việc xâm lược VN của Pháp. Sách sau trích dẫn sách trước. Cái nào đúng mục đích cần chứng minh thì trích, cái nào không thì lờ đi.
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Bọn Pháp vin vào hiệp ước để đòi đất là rất vớ vẩn, trơ trẽn.
Ông Ánh là 1 người trọng chữ tín, và ân oán phân minh.
- Lúc khốn khó ô ta phải nương nhờ cửa Siêm, đến khi làm vua VN thế lực ko thua gì vua Siêm nhưng ô ta vẫn khiêm nhường chấp nhận chiếu dưới, cống cây vàng cây bạc cho vua Siêm đều đặn. Chỉ đến đời con ô Ánh mới dám bật lại Siêm.
- Lúc đánh TS, được Siêm gợi ý, ô Ánh hứa thưởng đất Trấn Ninh cho Vạn Tượng. Sau khi thành công, dù lực rất mạnh so với Vạn Tượng nhưng ô ta vẫn giữ lời hứa trả Trấn Ninh cho họ. Đến đời MM con ô ta mới dám đòi lại.
- Như vậy, nếu vua Pháp ký hiệp ước VS và cấp đủ quân lính/ súng ống tàu thuyền cho Bá Đa Lộc mang về VN, thì chắc chắn khi thành công ô Ánh sẽ giữ lời mà cắt Đà Nẵng cho Pháp. Khả năng rất cao là sau này Minh Mạng sẽ phá vỡ hiệp ước và tấn công thu hồi lãnh thổ. Khi đó lực VN còn khá mạnh, hoàn toàn có thể đánh đuổi Pháp biến khỏi VN, tránh được gần 100 năm đô hộ. Rất tiếc điều này ko xảy ra. Vua Pháp đã ko ký hiệp ước với ô Ánh, và ko cấp viện binh như điều khoản, nên ô Ánh ko việc gì phải cắt đất cho Pháp. Bọn Pháp sau này đến đòi đất là rất vớ vẩn và vô lý.
Anh nói sai.
Nguyễn Ánh cống cây vàng cây bạc cho Xiêm khi ông ta là quốc vương nam hà.
Nhưng khi làm hoàng đế Gia Long thống nhất cả nước thì địa vị ông ngang hàng vua Xiêm và ông không cống gì cho Xiêm nửa.
Ông tranh giành ảnh hưởng với Xiêm ở Chân Lạp và Ai Lao. Cử quân bảo hộ Chân Lạp và nhận Ai Lao làm chư hầu cạnh tranh với Xiêm mà vua Xiêm không dám phản ứng
 

Voi coi HN

Xe tăng
Biển số
OF-513498
Ngày cấp bằng
1/6/17
Số km
1,630
Động cơ
201,623 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội Phố
Từ một chủ đề về ông Trần Ích Tắc, câu chuyện đã miên ra đến chuyện ls quốc gia, thế giới không hồi kết, thông tin trên trời dưới biển như trong một buổi trà đá chém gió.
Thôi comment cuối những thớt kiểu này của chủ thớt.
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Cảm ơn bác Lát đã hướng dẫn cháu về nhân vật Trần Ích Tắc.
Cháu đã có những quan điểm riêng thay đổi về Trần Ích Tắc ạ.
Tôi phổ cập kiến thức sử cho rất nhiều thành viên ở otofun này.
Nhưng người cãm ơn tôi chỉ có ít người thôi và bạn là số ít đó
 

pikapika1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744672
Ngày cấp bằng
30/9/20
Số km
390
Động cơ
62,770 Mã lực
Tuổi
44
Bàn về Trần Ích Tắc phải nói đến cái tài hoa của nhân vật này, ông ấy giỏi võ, giỏi văn thơ, có tài chiêu hiền đãi sĩ. Thế nên ông ấy không muốn làm số 2, có cơ hội muốn làm số 1.
Vả lại theo sách sử Việt Nam thì tổ tiên nhà Trần là người đất Mân, nên có lẽ ông ý quan niệm cũng khác, cho là đầu hàng Tàu cũng chả sao.
 

Ô tô điên

Xe tăng
Biển số
OF-69141
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
1,857
Động cơ
481,371 Mã lực
Bàn về Trần Ích Tắc phải nói đến cái tài hoa của nhân vật này, ông ấy giỏi võ, giỏi văn thơ, có tài chiêu hiền đãi sĩ. Thế nên ông ấy không muốn làm số 2, có cơ hội muốn làm số 1.
Vả lại theo sách sử Việt Nam thì tổ tiên nhà Trần là người đất Mân, nên có lẽ ông ý quan niệm cũng khác, cho là đầu hàng Tàu cũng chả sao.
cụ bảo chiêu hiền đãi sỹ là sao ??? làm đến chức vương mà không có 1 tướng nào đi theo.
E thấy chắc chỉ giỏi thi văn , chứ đường lối thì chắc chắn là kém.
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Trở lại vấn đề cụ Trần Ích Tắc đi các cụ.
Em cũng muốn hiểu thêm về nhân vật kiệt xuất này.
Đọc thơ của cụ thật hay quá đi, đúng là lời lẽ của một bậc anh hùng.

Xích Bích lãnh yên tiêu Nguỵ tốt,
Hoàng Châu đạm nguyệt chiếu Pha tiên.
Anh hùng tiêu sái danh câu tại,
Ngã ái cuồng ngâm bất quý thiên.

Dịch:

Xích Bích khói mờ tiêu lính Nguỵ
Hoàng Châu trăng lợt chiếu Tô chơi
Anh hùng tiêu sái danh còn đấy
Ta thích cuồng ngâm chẳng thẹn trời

Trích thơ "Trú mã độ đầu" của cụ Trần Ích Tắc
Dựa theo kiến thức có hạn của tôi về hán việt và thơ phú TQ cũng như VN, đọc bài trên thấy người này có kiến thức và tâm hồn thi sĩ nhưng háo danh và tự cuồng.
 

emyeunhanloai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744365
Ngày cấp bằng
27/9/20
Số km
290
Động cơ
61,400 Mã lực
Tuổi
38
Dựa theo kiến thức có hạn của tôi về hán việt và thơ phú TQ cũng như VN, đọc bài trên thấy người này có kiến thức và tâm hồn thi sĩ nhưng háo danh và tự cuồng.
Cụ nói câu này thì em có thể trả lời luôn được rằng: Không có một ai xuất chúng trên đời mà lại không tự cuồng cả.
Lòng khiêm tốn chỉ dành cho những ai còn chưa với tới được sự xuất chúng mà thôi.

Hai câu thơ dưới đây cũng do một nhân vật xuất chúng viết ra đấy cụ:

"Thiên hạ chê ta quá điên cuồng
Ta cười thiên hạ chẳng hiểu ta"
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Cụ nói câu này thì em có thể trả lời luôn được rằng: Không có một ai xuất chúng trên đời mà lại không tự cuồng cả.
Lòng khiêm tốn chỉ dành cho những ai còn chưa với tới được sự xuất chúng mà thôi.

Hai câu thơ dưới đây cũng do một nhân vật xuất chúng viết ra đấy cụ:

"Thiên hạ chê ta quá điên cuồng
Ta cười thiên hạ chẳng hiểu ta"
Bài trên là của tác giả Đường Dần: Đường Dần tự là Tử Uý, Bá Hổ (nên còn được gọi là Đường Bá Hổ), hiệu là Lục Như cư sĩ, Đào Hoa am chủ, Lỗ quốc đường sinh, Thoát thiền tiên lại, tự xưng là Minh triều Giang Nam đệ nhất phong lưu tài tử.

Phong lưu tài tử thì có gì là xuất chúng?! Vả lại xem hai câu trên thì thấy người này không kiêu ngạo mà chỉ là tiếu nhân tiếu kỷ (vừa cười người vừa cười mình) ~ một dạng tu từ châm biếm.

_______________________________


Xem lại bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt, Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, câu đối về Bạch Đằng Giang của Giang Văn Minh, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi thì thấy:

a. Tính tiêu sái và nghệ thuật không cao nhưng được thể hiện chủ yếu qua mạch và vần thơ chứ không phải cứ tự gọi bản thân tiêu sái ("Anh hùng tiêu sái danh còn đấy")thì bài thơ mang tính tiêu sái

b. Sự tự tin, quả cảm, mãnh khí không chỉ được thể hiện qua các ví dụ lịch sử được sử dụng mà còn được thể hiện qua ba thứ rất quan trọng là:
1. chính khí và tính chính danh chính nghĩa: "định phận tại thiên thư", "trúc nam sơn không ghi hết tội", v.v.
2. tính đối kháng: Đồng trụ, lục >< Đằng Giang, hồng
3. Sát khí của hành động quân sự: "nhữ đẳng hành khan thủ bại hư", "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng"
 

emyeunhanloai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744365
Ngày cấp bằng
27/9/20
Số km
290
Động cơ
61,400 Mã lực
Tuổi
38
Bài trên là của tác giả Đường Dần: Đường Dần tự là Tử Uý, Bá Hổ (nên còn được gọi là Đường Bá Hổ), hiệu là Lục Như cư sĩ, Đào Hoa am chủ, Lỗ quốc đường sinh, Thoát thiền tiên lại, tự xưng là Minh triều Giang Nam đệ nhất phong lưu tài tử.

Phong lưu tài tử thì có gì là xuất chúng?! Vả lại xem hai câu trên thì thấy người này không kiêu ngạo mà chỉ là tiếu nhân tiếu kỷ (vừa cười người vừa cười mình) ~ một dạng tu từ châm biếm.

_______________________________


Xem lại bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt, Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, câu đối về Bạch Đằng Giang của Giang Văn Minh, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi thì thấy:

a. Tính tiêu sái và nghệ thuật không cao nhưng được thể hiện chủ yếu qua mạch và vần thơ chứ không phải cứ tự gọi bản thân tiêu sái ("Anh hùng tiêu sái danh còn đấy")thì bài thơ mang tính tiêu sái

b. Sự tự tin, quả cảm, mãnh khí không chỉ được thể hiện qua các ví dụ lịch sử được sử dụng mà còn được thể hiện qua ba thứ rất quan trọng là:
1. chính khí và tính chính danh chính nghĩa: "định phận tại thiên thư", "trúc nam sơn không ghi hết tội", v.v.
2. tính đối kháng: Đồng trụ, lục >< Đằng Giang, hồng
3. Sát khí của hành động quân sự: "nhữ đẳng hành khan thủ bại hư", "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng"
Em cho rằng Đường Bá Hổ là một nhân vật xuất chúng trong giới văn học.

Còn sự giải thích của cụ về thơ thì em bái phục đấy, thường thì không mấy ai thích học về thơ cả. Nhưng phải nói là thơ của người xưa hay và ý nghĩa; còn thơ thời nay thì toàn phân là phân.

Nói đến đây tự nhiên lại nẩy ra một ý nghĩ hay. Chẳng lẽ thơ ngày xưa hay là vì người làm thơ thời xưa toàn thuộc tầng lớp quý tộc, nếu không phải quý tộc thì chí ít cũng là người có học vấn. Còn thơ thời nay như phân là tại vì chúng hoàn toàn được được viết ra bởi bần nông?

Hay đấy, lại phát hiện ra một điều hay 😂

Nếu cụ có thể giảng dậy thêm cho em về thơ một tí thì tốt quá.
 

xittalin

Xe tăng
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
1,626
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác đọc kỹ hộ cháu ạ, cháu có nói Hội nghị Diên Hồng đâu ?
Cháu nói một hội nghị tương tự hội nghị Diên Hồng mà.
Khi nào bác có một bằng chứng tương tự hội nghị Diên Hồng, biểu quyết đi đánh nước khác, mà bô lão hô không đánh. Đó mới là bằng chứng dân tộc Việt yêu hòa bình.
Nhờ có bác Lát cháu biết thêm ngoài Hội nghị Diên Hồng (1284), còn có Hội nghị Mạc Thúy (1407). Kiến thức chính là đây chứ còn gì nữa. Cháu cảm ơn bác Lát ạ.
1.Hội nghị tương tự Hội nghị Diên Hồng hiển nhiên là không có ( vua hiệu triệu, đất nước đứng trước nguy cơ, bô lão cả nước đổ về...).

2. Muốn nói " ...còn có hội nghị Mạc Thúy (1407)... " phải chứng minh là có hội hội nghị Mạc Thúy trước (hoặc sau) sự kiện Thúy dẫn bô lão đi gặp chỉ huy quân Minh, hoặc phải chứng minh sự kiện đó cũng chính là hội nghị. Chưa kể còn phải chứng minh các bô lão đó là đại diện cho ý chí toàn dân Việt dư có còm đã nêu.

3. Nếu quả thực có hội nghị Mạc Thúy thì cũng không có cách gì để nâng đại hội Mạc Thúy lên tầm... tương tự Hội nghị Diên Hồng. Vì nếu làm được thì ta có thể tuyên bố hào hùng đại hội Sea Game cũng tương tự đại hội Olympic.

4. Xem thêm về Mạc Thúy dồi thâu nhận kiến thức cũng chưa muộn...

Năm 1406, nhà Minh mang quân sang đánh nước Đại Ngu. Tháng 10 năm đó, quân Minh hội ở sông Bạch Hạc, bày doanh trại bờ bắc sông Cái, đến tận Chú Giang. Mạc Thúy bất mãn với nhà Hồ, từ phủ Nam Sách mang người nhà ra hàng tướng Minh là Trương Phụ. Trương Phụ lập tức thu dụng. Anh em Mạc Thúy, Mạc Viễn và các ngụy quan người Việt đã báo cáo cho người Minh kế hoạch phòng thủ của quân Hồ.

Sách Minh thực lục của nhà Minh chép rằng:

Các ngụy quan như Thiêm phán Đặng Nguyên; người châu Nam Sách, phủ Lạng Giang là Mạc Thúy, Mạc Viễn đến yết kiến. Bọn họ nói rằng:“Giặc dựa vào Đông Đô, Tây Đô; cùng sự hiểm trở của các sông Tuyên, sông Thao, sông Đà, sông Phú lương. Đường huyết mạch từ phủ Tam Giang, qua bờ phía nam sông Đà, núi Tản Viên, đến phía nam sông Phú Lương, qua sông Ninh đi sang phía đông. Lại từ bờ bắc sông Phú Lương theo sông Hải Triều sông Luộc, sông Hy, sông Ma Lao đến Bàn Than, núi Khốn Mai, dọc sông xây đồn. Ải Đa Bang cho xây thêm thành đất, đồn trại nối tiếp liên hoàn dài hơn 900 dặm; bắt hết dân các châu tại Giang Bắc trên 200 vạn, gồm nam phụ lão ấu vào, để trợ thanh thế. Phía nam sông Phú Lương đều đóng cọc gỗ; tập trung các thuyền bè trong vũng nước đằng sau cọc, các cửa sông cũng đóng cọc gỗ để đề phòng công kích. Giặc phòng bị nghiêm nhặt tại Đông Đô, thường bày voi trận, lính tráng dọc thành; rêu rao đông đến 700 vạn.[2]
Sau vài thắng lợi, quân Minh tiến đến sông Phú Lương. Quân nhà Hồ chặn giữ. Trương Phụ và Mộc Thạnh chưa biết thực hư quân nhà Hồ ra sao nên chưa dám tiến quân qua sông. Lúc đó Mạc Thuý và cùng tri châu Tam Đái là Đặng Nguyên vẽ bản đồ địa hình xin làm hướng đạo cho quân Minh. Ngày 13 tháng 12, được sự chỉ đường của Mạc Thuý, quân Minh dọc sông Phú Lương tiến xuống, đốt phá rào gỗ. Ngày 14 tháng 12, quân Minh đánh vào Đông Đô (Hà Nội), chiếm được thành.

Giữa năm 1407, nhà Hồ thua trận chạy vào nam. Quân Minh đuổi theo, Mạc Thúy mang quân đi cùng. Sau khi thượng hoàng Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt, Mạc Thúy sai bộ tướng là Nguyễn Như Khanh tiếp tục truy kích vua tôi nhà Hồ. Nguyễn Như Khanh bắt được vua Hồ Hán Thương và thái tử Hồ Nhuế ở núi Cao Vọng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Ngày 17 tháng 4 năm 1407, Mạc Thúy, Doãn Bái và nhóm bô lão 1.120 người từ Bắc Giang và các phủ khác, từ An Việt và các huyện khác đến gặp chỉ huy quân Minh. Phát biểu của Mạc Thúy ghi nhận bởi Minh Thực Lục như sau:[3][4]

“Được ơn cấp bảng dụ khắp trong nước, tuyên bố đức ý của thánh Thiên tử cho quan trở lại nguyên chức, lính trở lại nguyên đơn vị, dân trở về nghiệp cũ; hỏi tìm con cháu nhà Trần chọn một người hiền, tấu xin tước vương để làm chủ nước; lại chia người đi các nơi phủ dụ quan lại quân dân yên nghiệp như cũ. Duy con cháu nhà Trần trước đây bị giặc họ Lê tru diệt hết, không còn sót ai, không thể kế thừa. An Nam vốn là đất cũ của Trung Quốc, sau đó bị chôn vùi vào tục Man Di, không được nghe dạy dỗ lễ nghĩa. Nay may mắn được Thánh triều tảo trừ hung nghiệt, quân dân già trẻ được chiêm ngưỡng áo khăn thịnh trị, hân hạnh không kể xiết; xin được duy trì trở lại quận huyện cũ, ngõ hầu sửa đổi tục man di, vĩnh viễn thấm nhuần thánh hóa.” Thúy kính cẩn cùng các bậc kỳ lão soạn sẵn biểu văn, xin dâng lên triều đình để lòng kẻ dưới được đề đạt. Quan Tổng binh Tân Thành hầu Trương Phụ cho rằng cha con giặc họ Lê chỉ trong sớm tối bị tiêu diệt, các phủ huyện đều được bình định, cần có sự thống trị để phủ ngự dân này, nên ngay ngày hôm nay cho người ruổi về kinh đô tâu trình.
Nhờ lập công, Mạc Thúy được nhà Minh phong làm Tham chính ở ty Bố Chính thuộc Giao Chỉ; anh ông là Mạc Địch được phong làm Chỉ huy sứ, em ông là Mạc Viễn được phong làm Diêm thiết sứ. Năm 1408, Mạc Thúy cùng với Trương Phụ dẫn quân vào Diễn Châu, Giản Định đế và Đặng Tất không chống nổi phải rút về Hóa châu.[5]

Thời kì hậu chiến[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 17 tháng 5 năm Vĩnh Lạc VI (11/6/1408), Minh thực lục chép rằng: Bọn Thổ quan Tri phủ Lạng Giang đất Giao Chỉ tên là Mạc Thúy đến triều cống sản vật địa phương. Ban thưởng có sai biệt.[6] Ngày 28 tháng 8 năm Vĩnh Lạc VI (17/9/1408): Ngày Quý Mão, ban yến cho quốc vương Bột Nê (Brunei) Ma Na Nhược Gia Na và cùng với bọn sứ thần các xứ Vu Điền, Đông Dương, bọn Mạc Thúy tri phủ Lạng Giang, Giao Chỉ.

Vua Trung Quốc là Minh Thành Tổ Chu Đệ quà thưởng bằng bạc, tiền giấy và lụa cho Mạc Thúy, còn đặc biệt tặng nhóm bầy tôi mới một bài thơ do vua sáng tác. Vinh dự cho họ Mạc như thế là tột đỉnh theo quan niệm Trung Hoa.


Mềnh cho cả mợ lẫn bác Lát của mợ vào danh sách đen nên khỏi mất công abc xyz nhá!
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top