Những người lính tôi quen

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Trong cuộc đời mình, ai trong chúng ta chẳng hơn một lần thất hứa. Đối với một số người lời hứa đôi khi chỉ để trang điểm cho những câu truyện đầu môi, nhưng với nhiều người khác thì lời hứa gắn liến với trách nhiệm và lòng tự trọng. Bản thân những lới hứa cũng có “số phận” và sức nặng của riêng mình. Đưa ra lời hứa thì rất dễ, nhưng thực hiện nó thì chưa bao giờ đơn gian. Đôi khi chỉ cần thất hứa một lần cũng khiến con người ta cả đời day dứt. Đôi khi thất hứa một lần có thể khiến cả một quốc gia bị đẩy đến bờ khốn khó.

Tôi đã từng hứa. Và từng thất hứa.
Một ngày đẹp trời nào đó, tại một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam. Tôi đã nắm chặt bàn tay phải đọc lời thề thiêng liêng “Sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc! Chiến đấu vì sự nghiệp Cách mạng và sự toàn vẹn lãnh thổ!”. Và cũng trong ngày đó, trước lá cờ đó, dưới bầu trời lồng lộng đầy nắng và gió của QK 3. Tôi đã hứa. Lời hứa của một quân nhân nguyện gắn bó lâu dài với Quân đội.

Ôi! Lời hứa. Khi cả đoàn quân vung tay lên đọc lời tuyên thệ, sao mà hùng tráng đến thế! Khi đứng trước đội ngũ nói những lời tâm can, sao mà đáng tự hào đến thế! Nhưng rồi cũng có ngày tôi phải giải ngũ. Phải bước qua lời hứa quân nhân. Phải… Phải làm những nhiệm vụ thực tế hơn. Phải thực hiện những lời hứa khác.

Ngày bước chân ra khỏi đơn vị tôi không buồn. Có cái gì đó bâng khuâng, day dứt nhưng tuyệt đối không phải là nỗi buồn. Khi đó, tôi còn quá non nớt để hiểu được những cảm xúc của mình. Chỉ đến hôm nay, khi các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin về “căng thẳng biển Đông”, tôi mới lờ mờ định tính được cái tâm trạng hôm đó. Đấy là cái tâm trạng của một người tách mình ra khỏi hàng ngũ. Đó là cái tâm trạng khi ta bước qua một lời hứa. Bỏ lại lời hứa sau lưng. Đánh mất một cái gì đó rất trong sang, rất lí tưởng. Tôi hiểu rằng, mình yêu quân đội biết bao nhiêu.

Năm 25 tuổi, tôi nhận nhiệm vụ đầu tiên. Một chuyến công các dài ngày tại Tây Nguyên. Một chặng đường lí tưởng cho những ai thích phiêu bồng với mây nước núi sông. Đặc biệt hơn, đó là một nhành trình hàng ngàn cây số trên chiếc quân xa UAZ.
Chiếc xe chúng tôi đi không mới. Bác tài đã già. Chặng đường dài ngập trong mưa bão của những ngày tháng bẩy. Câu chuyện đường dài đưa đẩy tôi về một cõi xa xăm.
Trung tá chuyên nghiệp Nguyễn Văn Thông vừa vần vô lăng vừa nhẫn nha thả từng lời hoài cổ: “Chúng mày cứ chê uaz. Ngày xưa chúng bố máy phải đi bộ vào trong ấy. Vừa đi vừa ngủ gật. Mẹ! Cắm bố nó mặt vào ba lô thằng đằng trước mà vẫn đi được.” Ông cười tủm nói, nói như độc thoại: “Vô phúc cắm mặt vào chảo của thằng nuôi thì nhục”. Tiềng cười già nua khùng khụng không làm mất đi chất lính trong ánh mắt sáng ngời của ông. Cái con người đã đi quá nửa đời người cùng mầu áo xanh cỏ lá này thường khiến con người ta ngạc nhiên. Ông có cách nói chuyện khơi khơi kiểu ruột để ngoài da rất đặc chưng của các lão nông lấn biển Thái Bình.
“Chậc! đánh một lèo rồi tụ ở Bù Đăng, Bù Đốp. Đánh tiếp được nửa trận thì giải phóng mẹ nó rồi…” Ông Thông nhìn qua màn mưa kể tiếp: “Lộn ra Bắc, học không hay cày không biết. Chưa được giao khoán đã được giao sung, bấy giờ về vườn có mỗi cái mác thương binh mới bỏ mẹ! Khà khà…”
Tôi đăm đắm nhìn cái gạt mưa lắc qua lắc lại. Có một màn nước mỏng tan trượt êm trên mặt kính. Ôi! Sao cuộc đời mong manh đến vậy. Những người nông dân bỗng chốc thành chiến binh. Những anh hùng bỗng chốc thành cát bụi. Tôi nghĩ là ông vui khi mình vẫn còn sống để trở về. Có bao nhiêu đồng đội của ông đã nằm lại trên con đường mà chúng tôi đang đi?
Ông Thông có lẽ cũng đồng cảm với tâm sự bồng bốt của thằng lính trẻ là tôi. Sau tiếng cười ngạo nghễ ấy. Ông im bặt. Mưa vẫn xối. Cái gạt mưa ken két cào vào lòng đêm.
“Tớ cũng dính phát sức ép vỡ hết cả mồm.” Ông đạo diễn già bất chợt góp chuyện. Hóa ra cụ này cũng không ngủ được. Thượng tá, một vợ, hai con, một cháu và… ngót sáu chục tuổi. Rất nhiều lần cắp cặp theo vị sỹ quan này đi lòng vòng Hà Nội tôi vẫn không thể hiểu hết được con người này. Ông là một trong những chàng lính tò te vừa kịp buông bút mực đã đội lên đầu chiếc mũ cối gắn sao. Ờ mà thời thế nó vậy. Trai thời loại thì “xếp bút nghiên theo việc đao cung” cũng là lẽ thường tình. Nhưng quân đội không trao cho cậu thư sinh Lê Hợi súng đạn. Thay vì đi huấn luyện tân binh, ông được cử đi học quay phim. Nản! ông từng nói với tôi như vậy. Trong khi bạn bè vác súng to, súng nhỏ thì mình cứ phải vật lộn với chiếc Arriflex 16… lại còn phải lên dây cót. Nghĩ cứ hèn hèn làm sao?! Nhưng chẳng thích thì cũng phải nhận. Quân lệnh như sơn! Những phóng viên chiến trường đi vào Nam như thế đó. Vũ khí của họ chỉ là một chiếc máy quay nhỏ bé còn trước mặt vẫn là bom, là đạn, là biệt kích, xe tăng. Và trong số nhưng “chàng thư sinh” ấy cũng có quá nhiều người không trở lại bao giờ. Tên của họ dài thăm thẳm trên bia tưởng niệm của đơn vị. Bản thân họ đã trở thành một phần của bộ phim bi tráng đậm chất anh hùng ca mang tên “giải phóng”.
“Em thấy anh làm thương binh ngày quái nào?” Trung tá Thông ngoái lại hỏi.
“Ngu gì?” Thượng tá Hợi hấp háy một cách tinh quái, nói tiếp: “Hồi đó mấy cô trong trạm nói chuyển bệnh án để làm chế độ. Tớ né ngay. Nằm bệnh xá một tháng thấy ổn, tớ chuồn. Mình đẹp trai như thế mà gán cái mác thương binh thì bố em nào dám lấy. Không cụt chân, cụt tay lại chẳng vỡ đầy mà nói là thương binh thì chị em nó sợ lắm”.
Cả xe phá lên cười. Đúng là chiến tranh. Có quá nhiều nhưng mất mát, có quá nhiều những điều oái oăm mà thường nhật ta không thể hình dung nổi. Câu chuyện của ông đạo diễn khiến tôi nhớ tới Đại tá Đặng Hương. Vị sĩ quan già này vốn là một cấp phó của Trung tướng Đổng Sĩ Nguyên. Đối với tôi, ông Hương là một kho tư liệu sống về con đường 559 huyền thoại. Những câu chuyện của ông không khiến ta vui hay buồn, chúng làm ta suy nghĩ.
Có lần ông kể:
Có một chiến sỹ vận tải làm nhiệm vụ đưa phà vượt sông. Một lần gặp trận oanh kích. Phà hỏng. Đạn hết. Đứng giữa hai làn đạn ngập trời, người chiến sỹ vận tải ngửa cổ lên trời tế tổ thằng lái máy bay. Chửi chán, anh ta vạch quần ra ***. Một mảnh rốc két thia lia trên mặt nước… xượt qua. Buồn! Nhưng vẫn phải cười. Cưới nhưng vẫn phải nghĩ. Cái đáng suy nghĩ nhất chính là cái giọng kể nhẩn nhả của người lính già. Và cái câu kết. Một trăm lần kể chuyện thì vẫn một câu kết. “Chuyện thật đấy, tin được không?”
Tôi luôn tin những người lính vì tôi được sinh ra trong một nhà toàn lính. Nhưng tôi không thể tưởng tượng ra được những gì họ kể. Mà sao họ kể giống nhau đến vậy. Cứ tưng tửng, đều đều. Chẳng biết là buồn hay vui.

Chiếc xe giảm tốc táp vô lề, khiến tôi giật mình trở về thực tại. Tôi ngơ ngác nhìn ông trung tá. Màn đêm xâm chiếm gần hết khuôn mặt người lính già giúp ta chợt nhận ra những nét khắc khổ. Bình nhật, ta hớn hở với những vận may đời thương và chỉ nhìn nhau trong ánh ban mai tươi sáng. Chỉ có đêm. Trong cái không gian tương phản cao của ánh sáng và bóng tối, ta mới nhận thấy những gì sót lại của chiến tranh. Đó là những vùng da không hấp thụ ánh sáng. Những vùng da bị cầy xới bởi mảnh bom, đạn AR15… Những vết sẹo.
“Chẳng lẽ ngủ đường?” Ông trung ta rít một hơi thuốc thật sâu, thở ra.
“Chạy đến Quảng Bình. Tính tiếp” Thượng tá Lê Hợi trả lời.
Tôi ngơ ngác nhìn qua cửa kính. Mưa.
Tôi không biết mình đang ở đâu, chỉ thấy loang loáng nước và mịt mù đêm đen. Tuy nhiên, câu chuyện của những người khác giúp tôi hiểu được tình huống. Đại loại chúng tôi đang đi trên địa bàn của một đơn vị pháo binh. Những tiền bối của tôi đã nhiều lần được đón tiếp nồng hậu ở đây. Nhưng lần này họ quyết định không vào nghỉ chân. Lí do cũng là bởi một lời hứa. Lần công tác trước họ hứa với đơn vị sẽ hoàn thành một bộ phim truyền thống về địa phương. Lời hứa chưa được thực hiện.

Quảng Bình còn được gọi với cái tên là “cán gáo”. Đây là vùng đất hẹp nhất trên dải bờ cõi hình chữ S của chúng ta. Thời chiến tranh, biết bao bom đạn của Mỹ đã trút xuống vùng này nhằm cắt đứt tuyến giao thông huyết mạch.
Mưa kín trời. Tôi căng mắt ra tìm dấu vết của những trận địa Long Đại, Xuân Sơn. Tuyệt nhiên không thấy. Bóng đêm đã phủ kín vạn vật, nhưng càng về đêm thì tâm sự lại càng bùng cháy trong lòng người. Cả xe lặng ngắt. Bốn con người nhìn về bốn hướng tâm tư xa xôi.
“Có một bộ phim về một dòng sông bạc.” thượng tá Hợi lẩm bẩm. Tôi lắng nghe.
Dòng sông bạc đi vào điện ảnh Việt Nam trong một tác phẩm tài liệu rất xuất sắc. Tác phẩm này trong nhưng năm 1960 – 1970 đã được công chiếu và nhận giải thưởng ở nhiều quốc gia, nhiều liên hoan phim. Đó là một dòng sông mà nếu nạo vét nó, đong đếm nhưng khí tài chìm trong lòng nó, ta có thể thấy một lượng tiền bạc khổng lồ. Một dòng sông mà nếu soi xuống nó, ta sẽ thấy tro xương của đồng đội, đồng bào mình giát bạc long long.
Lời của ông đạo diễn khiến tôi rùng mình. Bộ phim ấy, tôi đã được xem. Hơn nữa tôi còn được gặp tác giả của nó. Cũng là một nghệ sỹ, một nhà quay phim. Một ông già có giọng kể chuyện khàn đục và đều đều. Một người lính. Ông nói: Thời đó bạn bè giúp ta nhiều lắm. Liên Xô cho súng ống, đạn được còn Trung Quốc cho quân nhu. Từ cái kim, sợi chỉ cho đến phong lương khô cũng từ Trung Quốc. Nhưng chuyển vào đến miền Nam là cả một thách thức. Mất. Mất nhiều lắm.
Nhưng ngay trong cái thời điểm anh em xương máu, nhường cơm sẻ áo cho nhau ấy, vẫn có kẻ tư lợi. Ngay trong những tháng năm quyết liệt nhất của chiến cuộc, vẫn có kẻ ăn không ăn hỏng của đồng chí. Ngay trong giai đoạn cả thế giới trông ngóng một ngày tàn cuộc của chiến tranh, vẫn có kẻ bằng cách này hay cách khác trì hoãn nó.
Đầu óc non nớt của tôi luôn nghĩ rằng người Mỹ cố tình dây dưa cái chiêu bài “dùng chiến tranh nuôi chiến tranh”. Ôi! Người Mỹ. Gã sen đầm quốc tế luôn muốn thống trị thế giới chẳng qua cũng chỉ là hạng võ biền. Người đứng cao muôn trượng, mưu lược khôn cùng lại đang hưởng lạc ở Trung Nam Hải kia. Thật vậy, trong khi nhân dân Trung Hoa vẫn còn nai lưng trên những cánh đồng bông, đồng lúa để thu hoạch những vụ mùa còm cõi và chia sẻ với người Việt Nam, thì Bắc Kinh đã sớm chơi trò hai mặt. Người dân luôn một lòng tin tưởng và ủng hộ chính quyền trung ương, còn Trung Nam Hải lại tìm cách đẩy chiến cuộc Việt Nam đi càng xa càng tốt.
Trong bộ phim “Chiến tranh lạnh” của hãng truyền thông BBC được đông chiếu trên đài NTV của Nga, rất nhiều nhân chứng đã chỉ rõ việc bớt xén và tráo đổi khí tài do Liên Xô viện trợ cho chiến trường Việt Nam. Việc làm ô nhục này được thực hiện trên chính mảnh đất của những Khổng Tử, Tống Giang. Hỡi những con người luôn rao giảng đạo lý và tình nghĩa. Họ thể hiện tín nghĩa bằng cách giữ lại phần lớn những khí tài hặng nặng và thay vào đó bằng súng bộ binh. Thật nực cười cho hai chữ “huynh đệ” và “bằng hữu” khi nó được thốt ra từ miệng của các hậu duệ Quan Công.
 
Chỉnh sửa cuối:

MP4-22

Xe điện
Biển số
OF-7284
Ngày cấp bằng
20/7/07
Số km
2,629
Động cơ
565,720 Mã lực
Nơi ở
Quan Nhân, Hà Nội
Tiếp tục đi cụ ơi,đọc đoạn cuối em thấy căm chúng nó quá!
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Em nghe các cụ OF mình có câu "Muốn nhanh thì cứ phải từ từ". Các cụ cho em tỉa tót con chữ cho nó đúng đường lối. Phót vội quá lại bị nhắc nhở thì ngại chết.
Thằng tầu nó thâm và tham có truyền thống rồi, em đang châm cứu lại cái tham vọng của nó từ thời tướng Minh lớn cho nó có hệ thống ợ!
 

fuxe

Xe container
Biển số
OF-31149
Ngày cấp bằng
12/3/09
Số km
7,169
Động cơ
3,526,768 Mã lực
Nơi ở
Đầu Đình
Sao mình không thọc gậy bánh xe nó nhỉ, bị nó chơi xỏ mãi điên tiết quá các cụ ơi x-(
PS: cụ phải chia nhỏ bài nữa ra đọc đỡ tức mắt mà lại được nhiều ki lô mét =))
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
18,165
Động cơ
697,036 Mã lực
Em cũng xin góp. Quả thật là nhiều người kể lại rằng vũ khí ta nhập từ Tàu để đánh Mỹ và quân Sài Gòn, vào giai đoạn cuối, rất hay "lỗi", cụ thể là Cối bắn "tạch" nhưng ko có "đùng", B40 bắn "đùng" nhưng không có "đoàng", đại khái là đạn bắn đi, nhưng không nổ. Hic. "bạn" chỉ muốn ta ko bao giờ thống nhất thì phải. Có cụ nào cựu binh đánh Mỹ vào xác nhận hộ nhé.
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Sao mình không thọc gậy bánh xe nó nhỉ, bị nó chơi xỏ mãi điên tiết quá các cụ ơi x-(
PS: cụ phải chia nhỏ bài nữa ra đọc đỡ tức mắt mà lại được nhiều ki lô mét =))
Thú thật với cụ là em trích lọc trong kịch bản của mình để hầu các cụ đới ạ! Lại phải tìm mối nối để nhồi cái thằng Tung Cửa vào nữa:))
Em làm bằng word nên cắt nhỏ ra thì cop/pas lôi thôi lém. Em sẽ rút kinh nghiệm và xuống dòng thưa hơn cho đỡ tức mắt cụ.
Viết văn mà người ta tức mắt thì bẻ bút cho roài=))
 

phuong auto

Xe điện
Biển số
OF-42687
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
4,575
Động cơ
510,270 Mã lực
Nơi ở
Yên Bái
Website
www.facebook.com
e rất phục giọng văn của cụ.cho e dc phép ngồi hóng
 

Linh_piano

Xe điện
Biển số
OF-47101
Ngày cấp bằng
21/9/09
Số km
2,687
Động cơ
485,370 Mã lực
Em lại sang bên này hóng bài kụ Frech đây =D>
 

chuotnhimsoc

Xe tải
Biển số
OF-69703
Ngày cấp bằng
2/8/10
Số km
227
Động cơ
431,290 Mã lực
Cho em xin một dép!
Phụ lão nhà em đã từng nói về chủ đề này, nay xin tiếp nhận thông tin của cụ chủ. Mời cụ một ly cho phê!
 

ynhi2208

Xe điện
Biển số
OF-80429
Ngày cấp bằng
16/12/10
Số km
2,270
Động cơ
435,741 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà,quê hương chỉ một
cụ đừng nghe cụ fuxe,ai lại câu km bao giờ :)),có thì ví dụ đoạn cụ cho chữ 14,dưới cụ lại cho chữ 16,rồi lại 14,không thì cụ kiếm cái hình nào trên mạng làm cái ảnh minh họa cho nó hấp dẫn :)
 

benq

Xe điện
Biển số
OF-40087
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
3,991
Động cơ
515,841 Mã lực
Chơi với a hàng xóm khác gì chơi dao. Tiếp đi cụ chủ :-bd
 

kiple

Xe tăng
Biển số
OF-36039
Ngày cấp bằng
26/5/09
Số km
1,099
Động cơ
483,700 Mã lực
Nhà cụ chủ thớt, nếu không có bằng cử nhân Văn chương (tương đương hoặc hơn) thì cũng là con mọt sách. Ấy là nói về Văn, chứ thứ khác thì các cụ khen rồi! Tiếp đi cụ!
 

Laixebk

Xe tăng
Biển số
OF-82777
Ngày cấp bằng
14/1/11
Số km
1,277
Động cơ
1,212,948 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh sương mù
Lần đầu đọc văn cụ, em đang muốn say rồi. Cụ kể tiếp, em hóng nghe. Chủ đề cụ đang viết rất nóng bỏng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top