[Funland] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

Ta^.pLa'i

Xe buýt
Biển số
OF-2165
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
636
Động cơ
562,720 Mã lực
Câu hỏi của cụ Hà Tam liên quan đến câu "Giấy bản che l mèo"
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
2,959
Động cơ
437,860 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Có đoạn có ma đấy cụ..( anh bộ đội hi sinh .tối các anh khác nhìn thấy anh ấy về ..bản thân tác giả còn bị vong ở hồ nước gọi 🤢.4 h sáng trời còn tối đen mà toan chạy ra nhảy xuống ).
Vâng cái chết nào cũng đáng tiếc, ám ảnh. Anh bộ đội chết báo mộng cho đồng đội mình đầu thai thành em bé, đói đòi uống sữa. Trong đơn vị có tác giả và thủ trưởng cùng mơ thấy
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,072
Động cơ
471,240 Mã lực
Các cụ vẫn chưa đúng, cái khu vực tam giác đầu hồi nhà cần che mưa hắt vào ấy gọi là "sẹo l. on" theo dân giã. Lính tráng gọi khá thô, nhưng đúng là nhiều vùng quê gọi vậy.
Em nghe thấy có người gọi là cái l. mèo
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
5,553
Động cơ
53,251 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Em thấy bây giờ gọi Binh Đoàn là tên khác của Quân Đoàn chứ cụ. Như em ở QĐ 2 thì thấy gọi là Binh Doàn Hương Giang, QĐ1 thì gọi là Binh đoàn Quyết Thắng..
Một QĐ gồm có 3 sư đoàn, 4 trung hoặc lữ đoàn như tăng, pháo, phòng không, công binh, các tiểu đoàn trực thuộc như thông tin, vận tải vv.
Cụ có nghe Binh đoàn 11, Binh đoàn 12 không? Mấy binh đoàn đó là tên khác của Quân đoàn nào vậy?
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,066
Động cơ
552,383 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Tối nay kể cho các cụ nghe về ban B68, để biết VN ta đã giúp K ra sao?
Tháng 6/1978 có lẽ các cụ nhà ta đã có kế hoạch giải phóng Kampuchia nên trung ương Đ đã giao cho Ban đối ngoại *** VN thành lập một ban công tác giúp bạn lấy tên là B68 ( có lẽ là viết tắt của ban thành lập 6/78) do thiếu tướng Nguyễn Hoàng làm trưởng ban. Vì xuất thân là lính nên cụ Hoàng lấy toàn bộ anh em lính ở các đơn vị lẻ lên để phục vụ cho Ban, mà thời điểm đó lấy lính là nhanh nhất. Ngoài công tác bảo vệ, anh em còn phục vụ cơm nước, hậu cần, lái xe...nên B68 lúc đầu như một đơn vị quân đội, có phòng tham mưu, tác chiến, hậu cần, tuyên huấn, quân lực...tất cả đóng tại 606 Trần Hưng Đạo - SG.
Khi chúng tôi về tu viện Đa Minh thì các cha ở đây đã bị lùa khỏi tu viện trước đó một tuần. Đi qua cầu SG đến xa lộ Biên Hòa chạy vài km nữa thì có cái biển gỗ nhỏ " Khu giãn dân Thủ Đức " bên tay phải, rẽ vào con đường nhựa nhỏ, chạy khoảng hơn 1km nữa thì đến Tu viện bên tay phải. Khu đó gần làng Đại học và trường Sĩ quan Thủ Đức (cũ). Khu tu viện khá rộng, có sân bóng, vườn cây, một cái ao nhỏ. Tu viện xây 3 tầng. Tầng 1 là nhà ăn, bếp và một hội trường lớn. Tầng 2 và 3 có hành lang chạy giữa, hai bên là những phòng nhỏ riêng biệt mỗi phòng khoảng 15m2 có wc riêng. Ở cuối hành lang tầng 2 là phòng cầu nguyện. Cuối hành lang tầng 3 là thư viện. Cả tu viện có khoảng 50 chục phòng ngủ. Ngoài ra còn một tầng hầm, nửa chìm nửa nổi nơi anh em vệ binh nghỉ ngơi, sinh hoạt. Khi bọn đến phải dọn dẹp, kê dọn lại đồ đạc từng phòng. Rào thêm 2 lớp thép gai xung quanh. Bố trí thêm công sự bằng bao cát ở cổng và một bốt gác ở cổng chính. Phụ trách khu vực này là thiếu tá Lê Vy ( người Sa Đéc) đại úy Nguyễn Hoàng (người Quảng Nam) còn trung tá Lê An chỉ phụ trách việc huấn luyện vệ binh, xong việc thì trở lại ban tác chiến ở 606. Công việc chuẩn xong xuôi. Một buổi tối khoảng 9h có 3 xe buýt chở các cán bộ người Kampuchia từ sân bay vào. Họ đa phần từ 35-40 tuổi, ngoài ra con 10 đứa trẻ từ 12 - 17 tuổi. Sau khi ổn định nơi ăn ở. Hàng ngày họ tập trung ở phòng cầu nguyện để học tập do các giảng viên từ T78 xuống dạy. Mấy đứa trẻ con thì rong chơi. Tiêu chuẩn ăn của họ là vô tiêu chuẩn, khi đó dân ta còn ăn độn, thịt cá trong bữa ăn còn hiếm. Nhưng họ đã được ăn gạo trắng, thức ăn thì muống gì có đó, nên đám lính chúng tôi cũng được ké một chút hơn hẳn những bữa cơm ở Tây Ninh. Ông Vy luôn luôn họp quán triệt " Tất cả chính phủ của bạn đều ở đây, các cậu phải để ý bảo vệ và phục vụ cho tốt" thi thoảng tướng Hoàng cũng xuống thăm và tặng quà cho họ. Ngoài giờ công tác chúng tôi bắt đầu phải học tiếng K do cụ Keo Chanda dạy ( sau này cụ Keo là BT bộ Văn hóa) Lúc này cụ Hoàng cũng đưa một số xuống Tây Ninh để thành lập Mặt trận đoàn kết cứu nước Kampuchia. Trong đó có cụ Pen, Heng,...
Sau khi thành lập MT, thì phòng thư viện ở tầng 3 được bố trí một loạt máy móc ở HN mang vào cũng mấy ông kỹ sư lắp đặt phòng tiếp sóng hay Đài Phát thanh cho MT. Lắp đặt xong thì bọn tôi không được vào đó nữa và luôn có một vệ binh gác ở cửa phòng 24/7.
Trong một chuyến xuống thăm cụ Hoàng đưa theo 20 người Kampuchia nữa, những người này không biết tiếng VN như các cán bộ đang học chính trị và tuổi cũng chỉ từ 25- 30, trong đó có mấy cô gái. Họ là những người phục vụ cho chương trình phát sóng của đài. Đa số là nhạc công, ca sĩ đã chạy thoát sang VN từ các công xã. Có một cô khá xinh đã từng là vũ nữ Hoàng cung. Một thời gian sau thì có cụ Hun cũng xuống, nhưng chỉ được một tuần thì lại phải đưa về 38 Phùng Khắc Khoan để tiện cho việc chữa bệnh và lắp mắt giả. 5 thằng vệ binh chúng tôi lại phải theo lên đó gần một tháng.
Sau khi thành lập Đài thì B68 lại thành cho bạn tiếp TTX SPK để tiện cho việc tuyên truyền cương lĩnh của mặt và kêu gọi nhân dân Kampuchia. Nhưng các phóng viên chỉ là người VN ở tại 606. Đến khi giải phóng K thì mới đưa mấy chú nhóc ở Thủ Đức đi làm phóng viên SPK.
Chỉ trong vòng 6 tháng, B68 đã dựng lên một bộ khung chính phủ với đầy đủ Đài Phát thanh, TTX các ghế trong chính phủ mới đã được các sếp nhà ta sắp đặt sẵn chỉ chờ giải phóng PP là đưa về.
(Còn tiếp)
 

Matxech

Xe container
Biển số
OF-362818
Ngày cấp bằng
13/4/15
Số km
6,093
Động cơ
326,283 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đọc đọan làm nhà của cụ angkorwat, tôi lục tìm giấy tờ cũ hồi còn quân đội, có trang chi chép tính toán số cột cái, số cột quân, cột hiên, đánh tấm tranh lợp nhà, thưng vách... làm doanh trại tạm năm 1981.
Nha2.jpg

P/s có 1 câu hỏi cho các cụ, tấm lợp đầu hồi hiên nhà được gọi theo dân giã là gì?
Vỉ ruồi
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,662
Động cơ
293,311 Mã lực
Vâng cái chết nào cũng đáng tiếc, ám ảnh. Anh bộ đội chết báo mộng cho đồng đội mình đầu thai thành em bé, đói đòi uống sữa. Trong đơn vị có tác giả và thủ trưởng cùng mơ thấy
À vâng.còn cái chi tiết cụ nói..em đọc đến đó cũng cứ suy nghĩ mãi.
Nhiều khi chi tiết nhỏ ,thậm chí là phụ lại rất ám ảnh.tản mạn cùng cụ nhé.
VD như nhân thớt này em tìm xem lại bộ phim CÁNH ĐỒNG CHẾT. xem lại thì cứ suy nghĩ về 1 gia đình Pot.. y có chút chức vụ tạm gọi là " sếp " . Y rất thương cậu bé con trai của mình và lo lắng cho số phận con trong cuộc chiến .y biết anh nhà báo là trí thức không phải là người lái taxi như anh bảo, nhưng y không giết anh. y nói đại ý " tôi biết anh biết tiếng Anh, tôi đã mất người vợ của mình cho cm. Tôi muốn nhờ anh chăm sóc cho con tôi " . Nhưng sau đó y bị đồng chí hạ sát , còn cậu bé đc anh nhà báo đưa chốn cùng sang Thái nhưng dính mìn. 1 gia đình ngay cả phía đó cũng không còn ai. Và kẻ giao con như số hiếm hoi còn chút lương tri trong hàng ngũ Pot, ít nhất cũng toan ngăn việc lính mình bắn người..cũng ngửi thấy mùi bất an cho bản thân và con hắn .
 
Chỉnh sửa cuối:

Bắp cải

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-201067
Ngày cấp bằng
7/7/13
Số km
3,053
Động cơ
352,630 Mã lực
Nơi ở
vườn rau
Vâng cái chết nào cũng đáng tiếc, ám ảnh. Anh bộ đội chết báo mộng cho đồng đội mình đầu thai thành em bé, đói đòi uống sữa. Trong đơn vị có tác giả và thủ trưởng cùng mơ thấy
Truyện đó cũng có 1 chi tiết là vong anh lính nhập vào cô bạn học nữa, khi các bạn cùng vs gia đình đến thăm mộ, có đoạn chạy đến trước mặt mẹ mình nói: "Mẹ ơi, con thương mẹ lắm".
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực
Em thấy bây giờ gọi Binh Đoàn là tên khác của Quân Đoàn chứ cụ. Như em ở QĐ 2 thì thấy gọi là Binh Doàn Hương Giang, QĐ1 thì gọi là Binh đoàn Quyết Thắng..
Một QĐ gồm có 3 sư đoàn, 4 trung hoặc lữ đoàn như tăng, pháo, phòng không, công binh, các tiểu đoàn trực thuộc như thông tin, vận tải vv.
Cụ có nghe Binh đoàn 11, Binh đoàn 12 không? Mấy binh đoàn đó là tên khác của Quân đoàn nào vậy?
Binh đoàn là tên gọi chung cho các đơn vị bộ đội cỡ trung đoàn trở lên thôi cc. Nó có thể là Quân đoàn, có thể là sư đoàn hoặc Trung đoàn độc lập.
 
Chỉnh sửa cuối:

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực
Theo cháu hiểu ở ta lữ đoàn là thường các đơn vị chuyên môn, như lữ công binh, thông tin, đặc công. Quân số thì trên mức trung đoàn, dưới sư đoàn. Sư đoàn bộ binh sẽ nhiều đơn vị hợp thành hơn. Quân đội nhiều nước hiện nay bỏ cấp sư đoàn mà chú trọng phát triển lữ đoàn, những đơn vị có thể tác chiến nhanh, độc lập. Cấp quân đội oẻ nhiều nước họ đã biên chế quân khu thành bộ tư lệnh chiến lược và dưới đó là lữ đoàn, có thể độc lập mở những chiến dịch
Em thấy thực tế trung đoàn và lữ đoàn nó tương đương nhau, quân số không quyết định tên gọi lữ hay trung đoàn, có lẽ gọi vậy để phân biệt các lữ binh chủng còn các trung đoàn là thuộc sư. Ví như đơn vị em, năm 89- 90 rút gon rồi quân số chỉ còn phân nửa, sau đó các trung đoàn như Pháo binh, công binh, thiết giáp, cao xạ lần lượt đổi sang thành lữ đoàn, nhưng các trung đoàn thuộc các sư thì giữ nguyên. Khi đó lữ đoàn gọi là to hơn bởi nó có biên chế nhiều đơn vị trực thuộc hơn, ( hình như chỉ huy cũng cao hơn 1 cấp) nhưng quân số thì rõ là ít hơn một trung đoàn bộ binh thuộc sư nhiều.
Phân cấp đơn vị Lữ đoàn là dành cho các đơn vị độc lập, nó tương đương với Trung đoàn hoặc đông hơn nhưng ko thuộc Sư đoàn nào và được tổ chức bộ máy giống như Sư đoàn.
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,072
Động cơ
471,240 Mã lực
Binh đoàn là tên gọi chung cho các đơn vị bộ đội cỡ Sư đoàn trở lên thôi cc. Nó có thể là Quân đoàn, có thể là sư đoàn.
Mình hiểu thì lữ đoàn có quy mô lớn hơn trung đoàn và nhỏ hơn sư đoàn, lữ đoàn thường là các đơn vị binh chủng, trực thuộc binh chủng. Các trung đoàn binh chủng hay sư đoàn thường nằm trong biến chế của sư đoàn hợp thành, quân đoàn hoặc quân khu.

VN còn có tên gọi khác của các quân, binh đoàn, sư đoàn thậm chí cả trung đoàn là nhõn từ đoàn. Điều này dễ gây lú với người ngoại đạo. Ngoài ra về tên riêng cũng lắm kiểu. Đoàn đồng bằng, đoàn b20, sư đoàn 320 đều là một....Đoàn hồng lĩnh, đoàn h80 hay trung đoàn 280 cũng là một. Đoàn nào có 2, 3 chữ số khi viết tắt số đầu 1 viết tắt là M, 2 là H, ba là B, chín là C...
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực
VN còn có tên gọi khác của các quân, binh đoàn, sư đoàn thậm chí cả trung đoàn là nhõn từ đoàn
Cái từ đoàn này chính là gọi tắt binh đoàn đấy cụ :)) Binh đoàn nó gọi chung cho từ cỡ Trung đoàn trở lên và là cách gọi của VN ta thôi.
Binh đoàn ...nghĩa đen là 1 tổ chức binh lính.
 

AD.QD4

Đi bộ
Biển số
OF-789954
Ngày cấp bằng
11/9/21
Số km
2
Động cơ
298 Mã lực
Tuổi
38
Chỗ em có tên tự là Binh Đoàn Cửu Long :D ngày xưa có đội bóng chuyền khét tiếng :>
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,577
Động cơ
328,298 Mã lực
Mình hiểu thì lữ đoàn có quy mô lớn hơn trung đoàn và nhỏ hơn sư đoàn, lữ đoàn thường là các đơn vị binh chủng, trực thuộc binh chủng. Các trung đoàn binh chủng hay sư đoàn thường nằm trong biến chế của sư đoàn hợp thành, quân đoàn hoặc quân khu.

VN còn có tên gọi khác của các quân, binh đoàn, sư đoàn thậm chí cả trung đoàn là nhõn từ đoàn. Điều này dễ gây lú với người ngoại đạo. Ngoài ra về tên riêng cũng lắm kiểu. Đoàn đồng bằng, đoàn b20, sư đoàn 320 đều là một....Đoàn hồng lĩnh, đoàn h80 hay trung đoàn 280 cũng là một. Đoàn nào có 2, 3 chữ số khi viết tắt số đầu 1 viết tắt là M, 2 là H, ba là B, chín là C...
Tên hiệu chính thức dùng trong quân đội, sẽ khác với tên hiệu đưa lên truyền thông, bắt buộc phải dùng từ mơ hồ, khó đoán. Như báo chí đưa tin về đoàn H là một mũi tiến công trong chiến dịch Đường 9 Nam Lào năm 1971, người trong cuộc sẽ biết đó là sư đoàn 2, còn trên báo chí phổ cập thì chỉ biết là đoàn H.
Tên gọi tắt như B20 (f320), B15 (f315) hay gọn hơn là "Đoàn" khi đưa lên các phương tiện thông tin tuyên truyền như báo chí là do yêu cầu bảo mật, bắt buộc phải dùng tư chung chung là "Đòan", độc giả chỉ cần biết đến mức độ vừa phải không chi tiết, thậm chí đánh lạc hướng. Nói chung từ Binh đoàn là chỉ tồn tại trong hoảng thời gian ngắn khi tiến hành chiến dịch nào đó vế hình thức. Thí dụ khi rút quân năm 1988, báo chí đưa tin là binh đoàn 15 rút theo ngả QL19 kéo dài, từ TX Strung treng về bien giới VN ở cửa khẩu Lệ thanh trên QL19 (Gia lai). Ít người hiểu được chính xác là sư đoàn 315 cùng các đơn vị phối thuộc tăng thiết giáp, pháo, công binh QK5 hình thành nên một binh đoàn để về nước, và binh đòan 15 này về đến hậu cứ các đơn vị là hết nhiệm vụ (tạm thời trong thời 1 tháng rút quân) mang tên binh đoàn 15. Hoặc binh đoàn 52 rút quân về nước năm 1989, cũng vậy phương tiện thông tin báo chí biết là có binh đoàn 52 rút quân, nhưng thực sự đó là sư đoàn 2 QK5 cùng các đơn vị phối thuộc rút về nước, tên hiệu binh đoàn 52 chỉ dùng trong thời điểm chiến dịch đó, kết thúc chiến dịch năm 1989 là không dùng nữa. Thực chất từ 1984 -1989, sư đoàn 2, hàng năm cứ đến mùa khô là sang KPC tiến hành chiến dịch đánh phá căn cứ địch, rồi về lại hậu cứ ở VN, có lúc bí mật rút về, có vài lần công khai với tên danh hiệu đoàn/binh đoàn khác nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top