[Funland] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Tây Ninh tháng 5/1978. Lúc đó toàn bộ trung đoàn đã trang bị lại vũ khí như một đơn vị bộ binh, nhưng thực chất vẫn là một đơn vị công binh. Các đại đội thường bị xé lẻ đi phục vụ cho các đơn vị chiến đấu khác.
Đại đội tôi cũng chia từng trung đội, tiểu đội đi chốt theo các đơn vị tăng, pháo, trực thăng...hậu cứ thường vắng người chỉ còn chính trị viên và vài chiến sĩ ốm đau bệnh tật nằm lại.
Tiểu đội tôi đang đi phối thuộc với một đơn vị pháo 175ly (Vua chiến trường) đơn vị có 4 khẩu như vậy mới kéo từ Biên hòa lên. Tiểu đội phải giúp họ đào hầm pháo, hầm đạn...phục vụ chiến đấu. Thời đó pháo Pốt cũng bắn sang kiểu du kích, không giờ giấc nào cố định, chỉ bắn một loạt rồi di chuyển ngay, nên để phản pháo là khó. Hơn nữa là khí tài Mỹ ta sử dụng chưa quen nên tính toán chậm. Sau một tuần, thì ở trên đưa về hai người lính VNCH, một trung úy pháo binh và một trung sĩ kế toán pháo binh. Trung sĩ Tám được bố trí ở cùng tiểu đội tôi. Hàng ngày phải lo cho anh ta ăn ngủ và đưa ra đài quan sát " bảo vệ" anh ta. Trung sĩ Tám là người SG khoảng 30 vui tính, sống đàng hoàng. Trong tay luôn có cây thước logarit. Anh ta tính phần tử bắn khá nhanh. Chỉ sau 1phút trở lại thì pháo ta có thể lên tiếng. Trong vòng 10 ngày thì hầu như pháo K bắn trộm sang giảm hẳn.
Nhiệm vụ coi như xong. Tôi dẫn tiểu đội trở về hậu cứ. Nói là tiểu đội nhưng chỉ có 7 người. Về đến nơi đóng quân vắng hoe, doanh trại bỏ trống, chỉ còn chính trị viên Lộc và vài ông sốt rét nằm nhà. Anh em nghỉ ngơi, tắm giặt và tự nấu cơm ăn. Nằm chờ công việc khác. Được hai ngày thư giãn thì ông Lộc gọi lên:
- Cậu đưa tiểu đội lên sư đoàn bộ nhận nhiệm vụ mới.
Ở lính thì cứ có lệnh là đi, miễn hỏi.
Tôi về hô anh em chuẩn bị quân tư trang, xuống quản lý lấy gạo, mắm muối, xoong nồi... Ăn cơm xong là lên đường từ nơi đóng quân lên sư bộ ở gần thị xã Tây Ninh phải gần 20km. Hơn 12h chúng tôi xuất phát. Cả tiểu lếch thếch kéo nhau đi giữa cái nắng Tây Ninh gay gắt. Cái khăn mặt lính dày to nhúng vào nước cứ để nguyên vậy trùm lên đầu chỉ một giờ sau đã gần khô. Con đường 13 đất đỏ dài hun hút không một bóng xe cộ. Gặp được cái xe bò chở mía của dân đi ké được một đoạn. Hơn 5h chiều chúng tôi mới tới sư đoàn bộ. Tôi vào ban tham mưu gặp tham mưu phó đại úy Phi nhận nhiệm vụ. Ông Phi dắt tôi ra bãi đất trống gần cổng :
- Cậu cho anh em dựng một dãy lán ở đây để chuẩn bị đón lính bổ sung. Cố gắng 2 tuần xong. Chút nữa vào ban lấy một cái khoan tay và một cưa cá mập. Trong khi làm thiếu gì thì hỏi tôi.
Nhìn khoảng đất dài gần 30m rộng 5m tôi nghĩ : 2 tuần chắc khó mà xong, vật tư phải tự kiếm. Nhưng thôi cứ làm được đến đâu hay đến đó. Từ bé tôi chưa bao giờ biết dựng nhà đan phên, đánh tranh...may nhờ thời gian ở Trường Sơn có vài lần cơ động nên võ vẽ một chút, anh em trong tiểu đội toàn lính 78 tuy quê Hải Hưng những việc này cũng mù tịt.
Ăn cơm chiều xong anh em dựng tạm cái lán bằng vải mưa chui vào nằm tạm. Tôi móc đèn pin, giấy bút ra tính toán cột kèo, câu đầu, xà ngang... Để mai vào rừng chặt.
Sáng hôm sau, để một lính lo cơm nước, còn tất cả vào rừng chặt cây.
May rừng cũng không xa lắm nên chỉ buổi sáng bọn tôi cũng vác về được tương đối. Buổi chiều, tôi và cậu nữa ở nhà, san nền, đo đạc cưa cắt, khoan dần dần. Hồi đó cũng không có đinh, để ghép khung nhà chỉ khoan và đẽo con xỏ đóng vào là xong.
Làm miệt mài một tuần sau bộ khung nhà cũng được dựng hoàn chỉnh trông cũng ra gì phết. Còn cầu phong, ri tô, lớp mái, trát vách nữa. Thời gian có vẻ không đủ. Tôi động viên anh em tranh thủ mấy hôm sáng trăng làm cả đêm. Để anh em đỡ buồn ngủ vừa làm tôi phải vừa kể chuyện chưởng cho nghe. Sau 1975 có ông anh họ đi lính về phép mang được một đống truyện Kim Dung ra tôi nghiền hết nên giờ mới có cái mà kể.
Gần hết tuần thứ 2 chúng tôi đã lợp được nửa mái, tranh đã cắt đủ, đánh thành từng tấm. Có lẽ hết 2 tuần mới bắt đầu thưng vách được.
Hôm đó đại đội trưởng thiếu úy Âu lên kiểm tra công việc. Ông này vốn lính Trường sơn cũ, người Hưng yên. Sau khi đi học quân chính 6 tháng ở Nha Trang thì được phong thiếu úy đại đội trưởng mới chuyển về đơn vị được hơn 3 tháng. Ông này người nhỏ bé, khắc khổ, mắt dán nhấm nhìn không có cảm tình. Mới về đơn vị muốn ra oai nên hay nạt anh em và rất ghét mấy thằng Hà nội ( không hiểu sao) đại trưởng Âu lên chắp tay sau đít, đi lại ngó nghiêng lắc đầu chê tiến độ chậm. Thấy thái độ vậy tôi đã ghét không thèm báo cáo, cứ ngồi trên mái lợp tranh. Thấy tôi như vậy ông ta có vẻ hơi tức :
- Đồng chí xuống đây.
Tôi leo xuống đứng trước mặt ông ta :
- Đại trưởng có việc ?
- Công việc giao cho tiểu đội anh 2 tuần mà bây giờ mới được từng này?
- Chúng tôi đã làm hết sức, làm cả đêm. Với 6 người thì tôi nghĩ làm được thế này là quá sức rồi. Đến đại trưởng chỉ huy tôi e chưa chắc làm được như vậy.
- Cậu ăn nói với cán bộ thế hả ? Ai phong quân hàm, chức vụ cho mấy thằng HN các cậu là phong nhầm. Toàn mấy thằng bố láo bố toét..
Máu điên nổi lên, tôi chỉ mặt ông ta:
- Tôi nói ông ăn nói đàng hoàng. Tôi và ông đang là cán bộ. Ông không được phép nói như vậy trước mặt anh em. Ông đi về đi về cho tôi làm việc. Còn muốn nói gì khi nào họp cán bộ ông nói thoải mái.
Tôi quay đi và trèo lên mái tiếp tục làm việc. Ông ta bực quá hét :
- Đứng lại, tôi bảo đ/c đứng lại.
Không trả lời tôi leo lên mái và bảo bọn ở dưới :
- Đưa tranh lên làm tiếp bọn mày.
Lúc này đại trưởng có vẻ cũng điên tiết lên bèn trèo lên mái đứng trước mặt tôi. Đang ngồi tôi ngẩng mặt lên:
- Tôi nói ông đi xuống cho tôi làm việc không ngã đấy.
Bất ngờ ông ta vung tay tát thẳng vào mặt tôi. Vốn đã đề phòng, nên tôi dễ dàng tóm được tay ông ta và kéo ông ta ngã sấp xuống mái nhà. Bẻ quặt tay ông ta ra sau tôi ghé vào tai nói nhỏ :
- Ông đi về đi, loại như ông tôi chấp 3 thằng.
Buông tay cho ông ta đứng dậy tôi lại ngồi rút bó lạt định làm việc tiếp. Thẹn quá hóa giận vừa đứng lên ông ta đã vung nắm đấm vào mặt tôi, túm được tay lão tôi thuận chân đạp mạnh vào bụng lão đồng thời buông tay cho ông ta bay tự do xuống đất. May ông ta rơi xuống đống tranh phía dưới, tôi vội lao xuống xem ông ta có sao không thì ông ta lại nghĩ tôi xuống đánh tiếp nên lồm cồm bò dậy chạy thẳng vào sư bộ. Chỉ 5 phút sau ông ta đi ra với tham mưu phó Phi và 3 cảnh vệ sư đoàn. Anh em trong tiểu đội nhìn tôi lo ngại. Lúc đó tôi cũng nghĩ cùng lắm tước quân tịch thôi, lão ta chưa sao mà.
Ông Phi đề nghị tôi dừng công việc theo vào ban tham mưu làm việc. Mấy cảnh vệ sư cũng toàn ae lính HN đi cùng đợt. Vào tới nơi ông Phi nói:
- Việc này các đ/c về đại đội tự giải quyết với nhau, để trên này giải quyết thì thành to chuyện không hay. Đ/c Âu vào y tế xem có sao không rồi ra tiếp tục chỉ huy ae làm tiếp. Còn đ/c ra thu dọn quân tư trang quay về đơn vị ngay bây giờ.
Lúc đó đã hơn 5h chiều. Tôi về bàn giao công việc cho cậu tiểu đội phó rồi xách ba lô, súng đạn về đại đội. Đi một lúc thì trời mưa to, một mình lò mò trong đêm mưa, vừa đi vừa ức, bụng bảo dạ: ra trận thì bố cho ăn đạn đầu tiên.
9h tối tôi mới về đơn vị, nhà đại đội vẫn còn ánh đèn dầu leo lét. Tôi đi lên báo cáo chính trị viên:
- Tôi nghe anh Âu gọi điện về rồi, cậu nóng quá, dù anh ta đánh cậu trước thì cũng nên nhịn một chút. Cậu là cán bộ nguồn của đại đội mà nóng nẩy một chút là hỏng hết. Cậu cứ về nghỉ ngơi. Sáng mai lên đây.
Tôi về thay quần áo nằm ngủ. Sáng hôm sau gặp CTV :
- Cậu về viết bản tường trình, thành khẩn nhận khuyết điểm đi.
- Tôi không có khuyết điểm gì. Về công việc chúng tôi đã làm hết sức, CTV có thể hỏi ae hoặc sư đoàn. Về đánh nhau tôi chỉ tự vệ khi bị đánh.
- Tự vệ mà cậu không sao còn đại trưởng bị rạn xương sườn ?
- Tại ông ấy dốt không biết đánh nhau thôi.
- Thôi, tùy cậu. Cậu cứ nghỉ đến khi nào nộp tường trình thì ta làm việc.
Tôi lại về nằm. Đến chiều thằng Ương ở đâu cũng vác ba lo súng đạn lù lù về.
- Lính tráng đâu hết rồi, sao mày về một mình ?
- Lão Âu bắt tao đi học y tá, tao không đi nên lão ta bảo chống lệnh đuổi về đây. Học *** gì mà lắm, hết tiểu đội trưởng đến xạ thủ rồi lại y tá.
- Thôi, nằm chờ với tao cũng được, tao về từ hôm qua cũng đang buồn.
- Mày làm trên sư có nghe đang chuẩn bị thành lập một đơn vị đặc biệt chuyên đánh luồn sâu sang K không ?
- Tao có nghe bọn cảnh vệ trên sư nói vậy, nhưng không rõ khi nào.
Khoảng một tuần sau vài tiểu đội xong nhiệm vụ cũng lục tục kéo về. Anh em được xả hơi nghỉ ngơi vài ngày. Một buổi chiều cậu liên lạc chạy xuống bảo tôi và Ương :
- Các thủ trưởng bảo hai anh lên đại đội gặp.
Hai chúng tôi đi lên thấy ông Lộc và Âu đang ngồi chờ. Ông Lộc cầm tờ công văn của sư đoàn gửi xuống nói:
- Hiện nay sư đoàn đang cần một số chiến sĩ có phẩm chất tốt, là đoàn viên ưu tú hoặc cảm tình Đ.ảng lên sư đoàn nhận nhiệm vụ mới. Đại đội ta được cử đi hai người. Chúng tôi đã chọn hai đ/c. Các đ/c có ý kiến gì không ?
- Lệnh thì chúng tôi phải thì hành thôi, không có ý kiến gì.
Thằng Ương định nói nhưng tôi đã giật áo ra hiệu im mồm.
- Vậy hai đồng chí về chuẩn bị tư trang, bàn giao vũ khí lại. Sáng sớm mai lên sư đoàn.
- Rõ.
Tôi và Ương quay về chuẩn bị ba lo, trả lại vũ khí cho đại đội. Báo anh em lính HN, mai bọn tôi phải đi. Cả đại đội cũng chỉ có 5 thằng. Tôi nói với thằng Ương :
- Tao và mày ở lại đây còn ông Âu thì còn lắm chuyện không khá được đâu. Tốt nhất là đi. Về đơn vị chiến đấu chết thì thôi. Khốc liệt quá không chịu nổi thì đảo ngũ về nhà.
Tôi hôm đó mấy anh em lính HN góp tiền mua được ít đường và đỗ đen nấu nồi chè và bao thuốc cuốn Tây ninh ngồi liên hoan chia tay.
Sáng hôm sau, chúng tôi khoác ba lo xuống quản lý lấy phụ cấp và " Giấy giới thiệu cung cấp tài chính" lên đường lên sư bộ.
Chúng tôi nằm chờ trên sư 2 ngày đúng dãy lán mà tiểu đội tôi đã làm. Khi quân ở các trung đoàn 34, 515, 98... Lên đủ khoảng 60 người đa số là lính 76 trong đó có nhiều anh em cùng đi thuộc khu Hai bà.
Chúng tôi lên 3 xe tải, về SG. Xe chở thẳng chúng tôi về 606 Trần Hưng Đạo bàn giao cho quân lực ở đó. Chờ hai ngày nữa. Chúng tôi được thay đổi quân phục lạc hoắc, một khẩu AK báng gập, một khẩu K54. Tất cả lại lên chạy về Thủ Đức, xe đưa chúng tôi vào Tu Viện Đa Minh. Ở đó có một số sĩ quan đang đứng chờ. Đứng đầu là thiếu tướng Nguyễn Hoàng trưởng ban B.68 đầu tiên./.
Đọc đọan làm nhà của cụ angkorwat, tôi lục tìm giấy tờ cũ hồi còn quân đội, có trang chi chép tính toán số cột cái, số cột quân, cột hiên, đánh tấm tranh lợp nhà, thưng vách... làm doanh trại tạm năm 1981.
Nha2.jpg

P/s có 1 câu hỏi cho các cụ, tấm lợp đầu hồi hiên nhà được gọi theo dân giã là gì?
 
Chỉnh sửa cuối:

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Đọc gia đọan làm nhà của cụ angkorwat, tôi lục tìm giấy tờ cũ hồi còn quân đội, có trang chi chép tính toán số cột cái, số cột quân, cột hiên, đánh tấm tranh lợp nhà, thưng vách... làm doanh trại tạm năm 1981.
Nha2.jpg

P/s có 1 câu hỏi cho các cụ, tấm lợp đầu hồi hiên nhà được gọi theo dân giã là gì?
Đúng kiểu doanh trại tạm của lính ta hồi 80-81 đây. Có hàng cột con phía trước để đóng giá treo bát đũa.
Cụ vẫn giữ được mấy cái này cơ à ?
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,655
Động cơ
293,579 Mã lực
Đọc gia đọan làm nhà của cụ angkorwat, tôi lục tìm giấy tờ cũ hồi còn quân đội, có trang chi chép tính toán số cột cái, số cột quân, cột hiên, đánh tấm tranh lợp nhà, thưng vách... làm doanh trại tạm năm 1981.
Nha2.jpg

P/s có 1 câu hỏi cho các cụ, tấm lợp đầu hồi hiên nhà được gọi theo dân giã là gì?
Vỉ ruồi hả cụ ?
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Đúng kiểu doanh trại tạm của lính ta hồi 80-81 đây. Có hàng cột con phía trước để đóng giá treo bát đũa.
Cụ vẫn giữ được mấy cái này cơ à ?
Hồi năm 2010, lục hồ sơ quân nhân cũ, tôi dùng máy quét (scaner) số hóa hết lượt, nên còn cái mà coi sau này. Kiểu nhà này phổ biến doanh trại tạm cho cấp trung đội/đại đội, làm hội trường có lớn hơn nữa.
 

tung.npvh

Xe tăng
Biển số
OF-121350
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
1,183
Động cơ
385,014 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Đọc đọan làm nhà của cụ angkorwat, tôi lục tìm giấy tờ cũ hồi còn quân đội, có trang chi chép tính toán số cột cái, số cột quân, cột hiên, đánh tấm tranh lợp nhà, thưng vách... làm doanh trại tạm năm 1981.
Nha2.jpg

P/s có 1 câu hỏi cho các cụ, tấm lợp đầu hồi hiên nhà được gọi theo dân giã là gì?
gọi là Phên phải ko ạ?
 

bitcoinvn

Xe hơi
Biển số
OF-348010
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
181
Động cơ
183,491 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đọc đọan làm nhà của cụ angkorwat, tôi lục tìm giấy tờ cũ hồi còn quân đội, có trang chi chép tính toán số cột cái, số cột quân, cột hiên, đánh tấm tranh lợp nhà, thưng vách... làm doanh trại tạm năm 1981.
Nha2.jpg

P/s có 1 câu hỏi cho các cụ, tấm lợp đầu hồi hiên nhà được gọi theo dân giã là gì?
Gọi là vỉ ruồi (ko biết có đúng ý không?)
 

Miltech

Xe hơi
Biển số
OF-113804
Ngày cấp bằng
22/9/11
Số km
122
Động cơ
388,646 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đọc đọan làm nhà của cụ angkorwat, tôi lục tìm giấy tờ cũ hồi còn quân đội, có trang chi chép tính toán số cột cái, số cột quân, cột hiên, đánh tấm tranh lợp nhà, thưng vách... làm doanh trại tạm năm 1981.
Nha2.jpg

P/s có 1 câu hỏi cho các cụ, tấm lợp đầu hồi hiên nhà được gọi theo dân giã là gì?
Gọi là mó cua hay trái hiên phải không cụ
 

197716102003

Xe container
Biển số
OF-297071
Ngày cấp bằng
30/10/13
Số km
5,358
Động cơ
384,912 Mã lực
Lính K thời này cũng đã ngầu phết rồi nhỉ ? Ăn mặc trang bị hơn lính VN rồi.
Thời điểm đó quân trang nhập từ Thái về . Nhìn mẫu mã có hơi hướng của quân trang tụi Mỹ nên nhìn cũng hầm hố, mạnh mẽ phết chú ạ.
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
2,927
Động cơ
437,864 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Đọc truyện Mùa Linh cảm của Đoàn Tuấn thì thấy cụ Angkorwat tuy đi lính nhưng khá may mắn, chắc cụ Hà Tam lính bb thì vất vả hơn.
Đọc cuốn truyện mà ám ảnh quá :(
Đúng rồi cụ, nhà văn Đoàn Tuấn viết lại rất chân thực đến khốc liệt. Mỗi cái chết một kiểu không ai giống ai. Mà nhiều người linh cảm cái chết sẽ đến với mình.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Đúng rồi cụ, nhà văn Đoàn Tuấn viết lại rất chân thực đến khốc liệt. Mỗi cái chết một kiểu không ai giống ai. Mà nhiều người linh cảm cái chết sẽ đến với mình.
Tôi chưa được đọc truyện cụ Đoàn Tuấn, nhưng có biết cụ ấy viết về đơn vị QK5 (ko rõ là sư đoàn 307 hay sư đoàn 315 quân tình nguyện VN) hoạt động ở vùng chiến trường tây bắc KPC, vùng đấy rất gian khổ ác liệt.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Gọi là " trái"
VD " nhà 3 gian 2 trái"
Các cụ vẫn chưa đúng, cái khu vực tam giác đầu hồi nhà cần che mưa hắt vào ấy gọi là "sẹo l. on" theo dân giã. Lính tráng gọi khá thô, nhưng đúng là nhiều vùng quê gọi vậy.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,655
Động cơ
293,579 Mã lực
Đúng rồi cụ, nhà văn Đoàn Tuấn viết lại rất chân thực đến khốc liệt. Mỗi cái chết một kiểu không ai giống ai. Mà nhiều người linh cảm cái chết sẽ đến với mình.
Có đoạn có ma đấy cụ..( anh bộ đội hi sinh .tối các anh khác nhìn thấy anh ấy về ..bản thân tác giả còn bị vong ở hồ nước gọi 🤢.4 h sáng trời còn tối đen mà toan chạy ra nhảy xuống ).
 

obi

Xe tăng
Biển số
OF-185934
Ngày cấp bằng
18/3/13
Số km
1,854
Động cơ
-71,797 Mã lực
Bổ sung thêm cho cụ angkorwat chút. Vì ý cụ nói như trên là đúng với đơn vị huấn luyện. Còn đơn vị chiến đấu (bộ binh) có biên chế khác đấy:
- tiểu đội có quâ số thường 9-12, thâm chí chỉ 5-6, hạ sĩ chỉ huy
- trung đội có 3 tiểu đội, tổng khoảng 15-30 lính, trung sĩ, thương sĩ chỉ huy
- đại đội có 3 trung đội, nhưng có thêm:
+ bộ phận nuôi quân cỡ tiểu đội quân số 6-8, do ông quản lý cấp hạ sĩ hay trung sĩ chỉ huy
+ bộ phận hỏa lực: cỡ trung đội gồ 2 khẩu cối 60, 2 khẩu đại liên M60 hay K57, quân số 10, do 1 trung sĩ chỉ huy.
+ Ban chỉ huy đại đội: 1 đại trưởng, 1 đại phó, 1 CTV trưởng, 1 CTV phó, 1 y tá, 1 liên lạc, 1 quân khí, uãng quan số 6-8.
Tổng quân số đại đội bộ binh chiến đấu khoảng 60-80, nhiều khi quân số bị thương, ốm đau đi viện khá nhiều, hiện diện tay súng chiến đấu chỉ còn 40-50 thôi, thậm chí sau trận đánh, quân số hao hụt do thương vong, chỉ còn khoảng 20-25 thôi.
- tiểu đoàn có 3 đại đội, và thêm các dơn vị sau
+ đại đội hỏa lực, mỗi thứ có 2 khẩu, gồm: cối 82, súng 12,7ly và DKZ82, tổng khoảng 50
+ trung đội thông tin gồm 3 tiểu đội: thông tin vô tuyến 2w máy PRC25, điện thoại hữu tuyến thoại,rải dây và tiểu đội tuyền đạt (mệnh lệnh) chạy bộ đưa công văn mật. quân số: 20-25
+ bộ phận trợ lý tiểu đoàn gồm y sĩ quân y, quân lực, quân nhu, quân khí, hậu cần, trợ lý chính trị,
+ ban chỉ huy tiểu đoàn: tiểu đoàn trưởng, tiều đoàn phó, CTV trưởng tiểu đoàn, CTV phó tiểu đoàn, 4 công vụ cho 4 chỉ huy.
Tóm lại tiểu đoàn có quân số dao động trong khoảng đủ quân là 500-600, thiếu quân và vẫn đánh nhau tôt khoảng 200-300.
Trung đoàn bộ binh gồm
- 3 tiểu đoàn bộ binh
- các đại đội hỏa lực: cối 120ly, súng 12,7ly, súng DKZ75 ly, thông tin, công binh, quân y, trinh sát, vệ binh, vận tải, thu dung, hậu cứ. Quân số cũng khoảng 300-500
- còn có trạm phẫu thuật, các đội xe vân tải, cứu thương, tổ vô tuyến 15w, bảo mật...
- các ban trợ lý: quân y, hậu cần, quân nhu, chính trị, pháo cối, súng máy PK, trinh sát, tham mưu tác chiến...
Ban chỉ huy trung đoàn gồm các cấp trưởng, phó, chinh ủy, phó chính ủy, chủ nhiệm các ban
Tóm lại quân số khoảng 2000-3000.
Cấp sư đoàn gồm 3-4 (thậm chí 5 trung đoàn bộ binh), còn có thêm trung đoàn pháo (105mm, pháo phòng không 37mm). Nhưng thời bình rút gọn lại chỉ có 1 -2 trung đoàn đủ quân, còn các trung đoàn chỉ còn bộ khung cán bộ hay trên giấy tờ.
Quân số sư đoàn khoảng 6000-10000, thường 8000 là đủ mạnh rồi
Binh đòan thường dùng chỉ 1 sư đoàn thiếu (1-2 trung đoàn) hay 1 sư đoàn tăng cường (có thêm pháo, tăng thiết giáp..., hay trung đoàn bộ binh khác nữa (gọi là đi phối thuộc).
Em thấy bây giờ gọi Binh Đoàn là tên khác của Quân Đoàn chứ cụ. Như em ở QĐ 2 thì thấy gọi là Binh Doàn Hương Giang, QĐ1 thì gọi là Binh đoàn Quyết Thắng..
Một QĐ gồm có 3 sư đoàn, 4 trung hoặc lữ đoàn như tăng, pháo, phòng không, công binh, các tiểu đoàn trực thuộc như thông tin, vận tải vv.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,655
Động cơ
293,579 Mã lực
Tôi chưa được đọc truyện cụ Đoàn Tuấn, nhưng có biết cụ ấy viết về đơn vị QK5 (ko rõ là sư đoàn 307 hay sư đoàn 315 quân tình nguyện VN) hoạt động ở vùng chiến trường tây bắc KPC, vùng đấy rất gian khổ ác liệt.
Trong hồi ký kiểu này có chi tiết là " ruồi " .thấy mùi máu là kéo đến .đẻ trứng lên vết thương . Lấy tay vốc đc cả vốc trứng ruồi ..điều này có nói quá lên không cụ ?
 

obi

Xe tăng
Biển số
OF-185934
Ngày cấp bằng
18/3/13
Số km
1,854
Động cơ
-71,797 Mã lực
Theo cháu hiểu ở ta lữ đoàn là thường các đơn vị chuyên môn, như lữ công binh, thông tin, đặc công. Quân số thì trên mức trung đoàn, dưới sư đoàn. Sư đoàn bộ binh sẽ nhiều đơn vị hợp thành hơn. Quân đội nhiều nước hiện nay bỏ cấp sư đoàn mà chú trọng phát triển lữ đoàn, những đơn vị có thể tác chiến nhanh, độc lập. Cấp quân đội oẻ nhiều nước họ đã biên chế quân khu thành bộ tư lệnh chiến lược và dưới đó là lữ đoàn, có thể độc lập mở những chiến dịch
Em thấy thực tế trung đoàn và lữ đoàn nó tương đương nhau, quân số không quyết định tên gọi lữ hay trung đoàn, có lẽ gọi vậy để phân biệt các lữ binh chủng còn các trung đoàn là thuộc sư. Ví như đơn vị em, năm 89- 90 rút gon rồi quân số chỉ còn phân nửa, sau đó các trung đoàn như Pháo binh, công binh, thiết giáp, cao xạ lần lượt đổi sang thành lữ đoàn, nhưng các trung đoàn thuộc các sư thì giữ nguyên. Khi đó lữ đoàn gọi là to hơn bởi nó có biên chế nhiều đơn vị trực thuộc hơn, ( hình như chỉ huy cũng cao hơn 1 cấp) nhưng quân số thì rõ là ít hơn một trung đoàn bộ binh thuộc sư nhiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top