- Biển số
- OF-15048
- Ngày cấp bằng
- 23/4/08
- Số km
- 4,664
- Động cơ
- 576,745 Mã lực
(...) . hầy dà... tật khó bỏ
11h rồi ngủ đi. Mai kể tiếp(...) . hầy dà... tật khó bỏ
Vừa rồi e làm ở Lương Nghĩa, 1 xã của Hậu Giang giáp với Bạc Liêu và Kiên Giang, chưa gặp địa phương nào lại nhiều người Khơ me vậy, đặc điểm chung là thích màu mè sặc sỡ và phụ nữ làm chủ gia đình, mọi việc xây nhà tậu trâu chủ yếu và nắm giữ tài chính do phụ nữ cầm chịch hết, ngược hẳn với vh người Kinh nên lấy nhau để hoà hợp cũng khóSố cụ Wat cũng đỏ thật. Toàn gặp mợ xinh. Từ Chan Thu đến Chan Tha ...
À nói đến mấy cái tên này em mới nhớ hồi học ĐH, ở trọ cạnh phòng em là 1 anh người K có tên là Chan Thoong quê ở Kong Pong Chàm sang du học Đh Bách Khoa HN ngành công nghệ thông tin.
Anh ta nói là nhờ học tốt nên được học bổng của nhà nước sang đây học. Trông mặt mũi đậm chất dân Kh'mer với nước da ngăm đen, mái tóc xoăn, đôi mắt nhiều lòng trắng và đôi môi hơi thâm đen.
Sống ở HN lâu nên cũng khôn ranh phết, đi chợ cũng mặc cả như người Việt Hai anh em hay chém gió và do em cũng tìm hiểu về Cam nhiều nên anh ta rất ngạc nhiên trước việc e biết nhiều về họ như vậy.
Đỏ gì ? Đây là chuyện của người khác. Mình sơ múi gì đâu. Thấy cô ta cũng ưa nhìn thì chém gió chút cho nhanh hết ngày.Số cụ Wat cũng đỏ thật. Toàn gặp mợ xinh. Từ Chan Thu đến Chan Tha ...
À nói đến mấy cái tên này em mới nhớ hồi học ĐH, ở trọ cạnh phòng em là 1 anh người K có tên là Chan Thoong quê ở Kong Pong Chàm sang du học Đh Bách Khoa HN ngành công nghệ thông tin.
Anh ta nói là nhờ học tốt nên được học bổng của nhà nước sang đây học. Trông mặt mũi đậm chất dân Kh'mer với nước da ngăm đen, mái tóc xoăn, đôi mắt nhiều lòng trắng và đôi môi hơi thâm đen.
Sống ở HN lâu nên cũng khôn ranh phết, đi chợ cũng mặc cả như người Việt Hai anh em hay chém gió và do em cũng tìm hiểu về Cam nhiều nên anh ta rất ngạc nhiên trước việc e biết nhiều về họ như vậy.
Cụ làm cầu qua kênh Xáng Xà No ah. 15 năm trước em cũng ở Vị Thanh đôi tháng rồi chuyển qua TP Sóc Trăng ăn dầm nằm dề bên sông Maspro với cái trường đua ghe Ngo. Vẫn có vài cụ quen trong đấy thi thoảng gọi điện hỏi thăm với gửi quà ra cho em.Vừa rồi e làm ở Lương Nghĩa, 1 xã của Hậu Giang giáp với Bạc Liêu và Kiên Giang, chưa gặp địa phương nào lại nhiều người Khơ me vậy, đặc điểm chung là thích màu mè sặc sỡ và phụ nữ làm chủ gia đình, mọi việc xây nhà tậu trâu chủ yếu và nắm giữ tài chính do phụ nữ cầm chịch hết, ngược hẳn với vh người Kinh nên lấy nhau để hoà hợp cũng khó
Sông gì chạy dài theo QL930 đi thẳng xuống Gò Quou mà e ko biết tên sông, cũng ko để ý thấy dân kêu là sông gì Trước ở Trà Vinh đã thấy đặc sệt vh Khơ me nhưng cũng k thấy mật độ dày như xã e nói. Người Khơ me phải lai với Kinh hay Hoa thì đẹp còn ko nói chung đa số da đenCụ làm cầu qua kênh Xáng Xà No ah. 15 năm trước em cũng ở Vị Thanh đôi tháng rồi chuyển qua TP Sóc Trăng ăn dầm nằm dề bên sông Maspro với cái trường đua ghe Ngo. Vẫn có vài cụ quen trong đấy thi thoảng gọi điện hỏi thăm với gửi quà ra cho em.
Em đánh dấu để hóng.Tranh thủ tối nay còn rảnh em mổ cò " Chuyện tình cô gái Kh'mer" viết được đến đâu hay đến đó.
Tôi chỉ nhớ lúc đó có lẽ nửa đầu của năm 1983. Vì hồi đó chú Điền đã gửi tôi đi học tiếng Kh'mer cũng lâu lâu rồi, nói chuyện, gia tiếp tạm tạm, vung tay cũng ra được nắm giá đỗ, chè móc câu lên giấy được.
Tuy về với chú Đ nhưng thi thoảng tôi vẫn phải cắp súng đi " bảo tiêu". Chuyến đó có một cán bộ VN và một cậu lễ tân của Bộ Ngoại giao K đi tỉnh Puasat công tác vài ngày. Đây là một tỉnh gần với Bat đom Boong cách Phnom Penh hơn 200km. Đường xá đi các tỉnh cũng đã được tu sửa nên đi cũng không vất vả như những năm 79 - 81. Du kích Polpot bị đẩy ra phía biên giới Thái nên đi đường cũng khá an toàn.
Chỉ chạy từ sáng đến xế chiều chúng tôi đã đến UBND tỉnh an toàn. Tại đây chúng tôi sẽ phải ở lại làm việc 3 ngày. Và đó là việc gì tôi cũng không quan tâm lắm. Chúng tôi được bố trí ở nhà khách. Cũng như các nhà khách thường thấy ở các tỉnh. Một dãy nhà khoảng 5-6 buồng ngủ kéo dài và ở giữa là cầu thang đi lên, sàn nhà cách mặt đất khoảng 1,2m - 1,5m.
Một cô lễ tân người Kh'mer đưa chúng tôi đi nhận phòng. Cô ta nói với cậu lễ tân bằng tiếng K và cậu kia dịch lại cho cán bộ bằng tiếng Pháp. Tôi cũng chẳng quan họ nói gì. Thường đi ra chỗ lạ tôi hầu như không nói tiếng K. Kệ cho họ nói gì thì nói, coi như mình không biết tiếng. Trong ba người thì tôi vẫn mặc quân phục VN, súng ống đạn dược đầy đủ như hồi vẫn đi bảo tiêu. Trong khi dẫn bọn tôi về phòng, cô lễ tân rất hay liếc trộm nhìn tôi. Thấy cũng lạ : có lẽ do thấy mình mặc quân phục khách với hai người kia ? Hay tại anh lính VN trông hấp dẫn quá . Nhưng thôi, phải để ý cô này, biểu hiện của cô ta không bình thường.
Cô gái còn trẻ, có lẽ chỉ hơn 20 một chút. Có thể nói là một cô gái Kh'mer đẹp. Khuôn mặt bầu bĩnh ( không có nét góc cạnh đặc trưng của dân K) mắt to, lông mi cong rợp. Cô ta tựa như các cô gái Kh'mer crom bên VN. Sắp xếp phòng cho chúng tôi xong cô gái chắp tay chào và lại liếc nhanh về phía tôi.
Tưởng rảnh rang giờ lại phải để ý canh chừng cô nàng này . Chiều tối ăn cơm xong, trời nóng tôi cởi trần, mặc cái quần dài, cắm khẩu súng ngắn vào lưng, mang bao thuốc ra cầu thang ngồi hóng gió. Cô lễ tân từ khu bếp đi ra, thấy tôi ngồi cầu thang, cô ta ngập ngừng định đi đến rồi nghĩ thế nào cô lại thôi và đi thẳng ra cổng. Có lẽ cũng hết giờ làm việc nên cô ta về nhà.
Tôi định đi theo cô ta, nhưng nghĩ mình đang cởi trần lại lén lút đi theo cô gái đẹp thì không phải lắm nên cũng đành thôi. Suốt cả đêm cũng không dám ngủ, vẩn vơ ra cầu thang rồi lại đi vào chỉ sợ có vấn đề gì xảy ra. Gần 5h sáng tôi mới vào ngủ sau khi dặn cậu lễ tân người K đừng đánh thức tôi dậy ăn sáng.
Gần 9h tôi tỉnh dậy, xuống khu bếp đánh răng, rửa mặt. Đã thấy cô lễ tân ở đó, chờ tôi xong việc, cô vẫy tay ra hiệu cho tôi ăn sáng. Tôi lắc đầu :
- Cảm ơn.
Cô ta hỏi :
- Anh biết tiếng Kh'mer ?
- Tôi biết một chút thôi.
Ánh mắt cô ta sáng lên mừng rỡ :
- Anh biết nhiều đó. Anh nói rất tốt.
- Vâng, tôi cũng đang học được 1 năm. Có thể nói tạm thôi. Nên tôi ít nói.
- Vậy, lúc nào anh rảnh. Tôi có thể nói chuyện với anh một lúc được không ?
- Được thôi, tôi rảnh cả ngày. Lúc nào cô muốn nói chuyện với tôi cũng được.
Cô gái tỏ vẻ rất vui :
- Anh nói tiếng Kh'mer giỏi lắm. Vậy trưa nay tôi xin phép gặp anh một chút.
- Không vấn đề gì. Thôi, chào cô.
Tôi đi lên nhà, lấy phong lương khô ngồi nhai rồi lại ra đầu cầu thang ngồi hút thuốc ngắm trời, ngắm đất. Dù sao cũng đã giải tỏa được mối lo lắng " nhìn trộm " từ hôm qua. Chắc cô gái này có việc gì muốn nhờ giúp. Mà mình là thằng lính ở tận Phnom Penh thì giúp được gì cho cô ta đây ?
Sau bữa cơm trưa, trời lại bắt đầu nắng nóng, tôi lại cởi trần ra cầu thang ngồi hóng gió. Cô gái K thấy vậy từ nhà bếp đi ra, tay cầm một trái dừa đã chặt đi về phía tôi. Thấy cô gái đi đến tôi vội vào nhà khoác cái áo rồi mới đi ra.
Cô gái đưa tôi trái dừa :
- Anh uống đi. Anh có rảnh không ? Em có chuyện muốn nói với anh ?
- Cô nói đi. Cứ nói bình thường tôi nghe được.
Chớp chớp đôi mắt có hàng mi dày, cong cô gái chậm rãi kể.
(....)
Dân Hải Hưng vào đó làm máy xay xát gạo cũng nhiều phết đấy. Em quen mấy nhà. Cũng kiếm ăn được.Sông gì chạy dài theo QL930 đi thẳng xuống Gò Quou mà e ko biết tên sông, cũng ko để ý thấy dân kêu là sông gì Trước ở Trà Vinh đã thấy đặc sệt vh Khơ me nhưng cũng k thấy mật độ dày như xã e nói. Người Khơ me phải lai với Kinh hay Hoa thì đẹp còn ko nói chung đa số da đen
Làm máy xát kiểu đó thì chắc cũng tầm hơn 20 năm rồi cụ .Dân Hải Hưng vào đó làm máy xay xát gạo cũng nhiều phết đấy. Em quen mấy nhà. Cũng kiếm ăn được.
Có phải dân di cư đợt 1954 ko cụ nhỉ? miền Bắc đợt đó vào gần 1tr người ạDân Hải Hưng vào đó làm máy xay xát gạo cũng nhiều phết đấy. Em quen mấy nhà. Cũng kiếm ăn được.
Tiện ảnh hoa sim của mợ, giải lao khi học chiến thuật trên đồi cháu đi làm phó nháy cho mấy cháu gái trong lớpVừa rồi, bố em cùng đồng đôi, sau hơn 40 năm đã có cuộc hội ngộ tại một tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Chuyến đi cực kỳ xúc động, bởi một Đại đội hơn 80 người, nay chỉ còn hơn 20 người...
Họ kết nối với nhau từ miền Trung trở ra, và hiện tại, mỗi tỉnh đâu đó còn 1-2 người. Chuyến đi là dịp gặp mặt lần đầu tiên sau khi xuất ngũ. Có người, lành lặn khi trở về, thì nay đang chiến đấu với căn bệnh quái ác, hoặc dư âm của cuộc chiến tranh, làm cho sức khoẻ bị giảm sút đi rất nhiều - họ là thương binh, và đã không thể tham gia được.
Ngay từ hôm biết anh giai của nhà có tham gia chuyến đi ấy, em đã rất quan tâm. Trùng với lịch em đi tỉnh nọ, nên đành chỉ nghe kể lại:
..."Anh H - Đại đội trưởng cũ, anh ấy rất tốt. Nên anh em mới tập trung đông như thế. Nhà anh trồng bạt ngàn là quế và nuôi ong lấy mật. Hôm cả Đại đội lên, vợ, con, con gái, con dâu, con rể đều đón tiếp chu đáo. Sắp xếp chỗ ăn chỗ ngủ cho cả đoàn. Nhà rộng, sạch và thoáng. Phòng riêng lắp điều hoà cho 2-3 người có thể ngủ. Nhưng mọi người ngủ hết ở sàn nhà ngoài.
Cả Đại đội hẹn gặp nhau ở nhà ga *** (quê em). Sau cùng đi lên nhà anh ấy. Từ lính 76 đến 84, "ông-tôi" hết. Có người giờ đã vượt cấp anh ấy (bác H). Anh ấy công tác ở Xã sau đó về nghỉ hưu. Lúc lên phát biểu, anh ấy khóc rưng rức vì xúc động. Phải dừng lại một lúc để cho cảm xúc đó qua đi"...
[Bần cư náo thị vô nhân vấn
Phú tại sơn lâm hữu khách tầm]
Họ hẹn nhau, sau cuộc gặp này, mỗi năm sẽ gặp tại một tỉnh. Năm tới, dự kiến là miền Trung nắng gió và chiến trường cũ.
Em nghe xong kế hoạch, tỉ tê:
- Bố ơi! Con nhổ tóc trắng cho bố từ hôm nay nhé?
- Khôn thế quê tôi đầy!
- !!!
P/s: Những người lính sau giờ huấn luyện.
Và những nhành hoa sim...
Ko biết người Khơ me có phải do ảnh hưởng vh miền Tây hay ko nhưng nhậu và ca hát cũng ghê, tiệc thôi nôi sinh nhật cho con nhậu hát mấy ngày liền ấy cụ như chỗ e nói thì tụ điểm tập trung là 1 ngôi chùa. Cứ lễ tết hội là tất cả đổ dồn về chùa chơiDân Hải Hưng vào đó làm máy xay xát gạo cũng nhiều phết đấy. Em quen mấy nhà. Cũng kiếm ăn được.
Đã qua trưa "mai" rồi bác ơi.11h rồi ngủ đi. Mai kể tiếp
Hôm nay thì tối mới viết được.Đã qua trưa "mai" rồi bác ơi.
Đúng rồi cụ. Có cả sấy mà. Họ thường làm cạp ngay cạnh lộ ven con sông cho ghe chở lúa dễ vận chuyển.Làm máy xát kiểu đó thì chắc cũng tầm hơn 20 năm rồi cụ .
Chứ giờ toàn nhà máy xay sát ,sấy khủng thôi , chạy toàn vài chục tới 100 tấn
Không phải cụ. Dân Bắc 54 chủ yếu theo đạo và sống ở miền Đông chứ ít xuống miền Tây.Có phải dân di cư đợt 1954 ko cụ nhỉ? miền Bắc đợt đó vào gần 1tr người ạ
Vâng bác. Em hóng.Hôm nay thì tối mới viết được.
Dân Bắc 54 ở Miền Tây không đông bằng miền Đông nhưng cũng khá nhiều đó đó cụ .Không phải cụ. Dân Bắc 54 chủ yếu theo đạo và sống ở miền Đông chứ ít xuống miền Tây.
Dân Bắc chủ yếu đi theo chính sách vùng kinh tế mới là chính.
Có 1 đặc điểm là các chủ tịch tỉnh thì người Nam nhưng bí thư thì đa số dân Bắc.
Các đồn trưởng biên phòng cũng hầu hết dân Bắc.
Nhiều cụ quê Nam Định vào Cà Mau, Bạc Liêu nuôi tôm cua giàu lắm. Năm 99-2000 mà mỗi tháng đã kiếm 4-500 triệu rồi.
Vâng thế chắc do em chưa gặp. An Giang em có ghé vài lần nhưng ở Long Xuyên cũng chủ yếu gặp người Hoa là nhiều. Các vùng quê với biên giới như Tịnh Biên, Tri Tôn thì nhiều người Kh'me hơn.Dân Bắc 54 ở Miền Tây không đông bằng miền Đông nhưng cũng khá nhiều đó đó cụ .
Họ tập trung ở khu vực giáp 3 tỉnh Kiên Giang , An Giang , Cần Thơ . Nhiều nhất là ở huyện Tân Hiệp - Kiên Giang , chủ yếu là dân gốc Hải Dương và Thanh Hóa , hiện giờ khu vực đấy vẫn nói tiếng Bắc dù mấy thế hệ sinh ra ở đó rồi