[Funland] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

niceshot

Xe container
Biển số
OF-91552
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
7,721
Động cơ
-61,523 Mã lực

niceshot

Xe container
Biển số
OF-91552
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
7,721
Động cơ
-61,523 Mã lực
Về VN thì có Chăn bông, Chăn lông, Chăn len, Chăn dạ...
Tuổi trẻ hừng hực sức sống mà Chăn nào cụ ấy cũng kiên trung giữ vững lập trường, đạo đức cách mạng sáng ngời. Thật là hiếm có!
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Tuổi trẻ hừng hực sức sống mà Chăn nào cụ ấy cũng kiên trung giữ vững lập trường, đạo đức cách mạng sáng ngời. Thật là hiếm có!
Sợ kỷ luật là chính thôi cụ ạ. Kỷ luật ghi lý lịch thì xong đời. Số đã nhọ rồi.
 

niceshot

Xe container
Biển số
OF-91552
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
7,721
Động cơ
-61,523 Mã lực
Sợ kỷ luật là chính thôi cụ ạ. Kỷ luật ghi lý lịch thì xong đời. Số đã nhọ rồi.
Em tưởng đến tầm 1984 - 1985 thì cái tội "hủ hóa" đã không còn nghiêm trọng như hồi 197x nữa rồi chứ ạ!
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Em tưởng đến tầm 1984 - 1985 thì cái tội "hủ hóa" đã không còn nghiêm trọng như hồi 197x nữa rồi chứ ạ!
Dù sao lúc đó bên K vẫn là chiến trường. Kỷ luật chiến trường cũng nghiêm lắm. Vả lại lý lịch của em có cái đuôi con cháu tư sản nữa. Nếu bị kỷ luật thì án chồng án, lý lịch lem nhem thì không những bản thân sẽ ko ngóc đầu lên đc mà còn ảnh hưởng đến tương lai của mấy đứa em nữa.
 

stone_lamp

Xe điện
Biển số
OF-88752
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
2,343
Động cơ
441,737 Mã lực
Anh Trung giống y hệt cụ ông. Thông minh học giỏi. Tiếc là anh bị liệt một chân từ nhỏ. Hồi trước anh có sang K chơi một tháng. Khi em cưới vợ anh cũng đến dự. Cụ Đ có 4 ông con trai :
Ngô Việt Trung, Ngô xuân Bắc, Ngô Nam Giang và Ngô Hướng Nam. Chỉ có cậu út theo nghề ngoại giao.
Em đã ngồi ăn cơm với a Nam tại trụ sở sq VN tại Úc năm 2018, ít nói và trí thức
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực
Võ văn Kiệt tên thật cụ ý họ Phan, Phan Văn Hoà cơ ạ.
Bên Tàu thời tùy đường Vũ Văn Hoá Cập có cả dòng họ Vũ nữa 😀
Vũ Văn Hóa Cập là hậu duệ của Triều Tây Ngụy khởi đầu bởi Vũ Văn Thái Hoàng đế đấy.
VVH Cập có con là Đệ nhất dũng sĩ Vũ Văn Thành Đô đấy ;;)
 

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
2,735
Động cơ
153,155 Mã lực
Tuổi
47
Em thấy ông già em đi k nhưng thời đánh mỹ. Kể là gạo Campuchia ngon tuyệt . Dân ít đất rộng nên chỉ cấy 1 vụ là tha hồ ăn , mà ko cần phân do gì . Còn lại cho đất nghỉ ngơi chứ ko canh tác liên tiếp. Nếu đúng như thế thì nó mới chuẩn là hữu cơ thực sự
Cái này thì chuẩn cụ, năm 2016 tôi qua mà cào cào châu chấu, cà cuống nhiều và rẻ vô cùng, còn cà cuống tớ như ngón cái có 5k, vịt toàn thả đồng ăn ốc, cá côn trùng nên trứng ngon và rất thơm.. Bên đó họ chưa dùng phân thuốc như mình, bây giờ không biết thế nào
 

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
2,735
Động cơ
153,155 Mã lực
Tuổi
47

2.===== TRUYỆN CHAN THU =====
(Hồi ký Angkorwat)

Cuối năm 1981, thời gian này tôi đã qua bên đoàn chuyên gia ngoại giao, nên rất rảnh rỗi, hay đi chơi lang thang qua các đoàn chuyên gia khác, nhất là đoàn nào có các em trẻ như giáo dục, viện 116 ngoài ra còn lang thang các chợ như: Mao Trạch Đông, Olempic, Ora xây. Nên quen biết nhiều, kể cả bà con buôn bán ngoài chợ.
Cuộc sống chuyên gia mình thời đó cũng rất vất vả. Lương để ở nhà, sang đó ăn ở sinh hoạt bạn lo, phụ cấp tiền Riel cũng chỉ đủ mua nhu yếu phẩm. Nên các cô chú chuyên gia tiết kiệm lắm, cố gắng dành dụm để sau 1 năm có chút tiền mua quà về cho gia đình. Phnom penh lúc này đã tập nập trở lại, các chợ tràn ngập đồ Thái. Mỗ khi chuyên gia hết hạn thường mua quần bò King Jo, áo phông cành mai, phấn Con Én, son 14...về nhà bán lấy lãi, và những mặt hàng đó lại theo chân bà con xuất khẩu lao động sang Đông Âu. Ở nhà sang thì mang giấy ảnh và phim Owwo của Đức.
Chuyên gia sang một năm thì số tiền để dành không được nhiều, nên khi về hay nhờ tôi giúp mua chịu hàng ngoài chợ mang về bán rồi gửi vàng sang trả sau. Dân Hoa kiều bên đó làm ăn rất đàng hoàng và uy tín. Thời gian đó tôi giúp khá nhiều người nhất là các em tre trẻ. May là họ về nhà giải quyết xong hàng hóa đều gửi vàng cho người khóa sau sang trả đầy đủ. Từ đó các chuyên gia mới sang hoặc chuẩn bị về đều tìm tới tôi nhờ vả, nhờ biết tiếng K và cũng dẻo mỏ nên khi mua hàng cũng rẻ hơn, mua bán đàng hoàng nên bà con ngoài chợ cũng rất mến. Có những lần đưa 6-7 cô chú chuyên gia ra mua chịu hàng gần chục cây vàng. Trong thời gian 1 năm ở K thì 6 tháng chuyên gia được về SG một lần, cũng là dịp để kiếm thêm : Thuốc lá Samit, xà phòng Lux, dép gan gà... Lại theo chân các cụ về SG.
Hàng ngày vào buổi sáng tôi thường ra chợ Mao ăn sáng, uống cafe ngồi ngắm đường phố khoảng 9h mới về. Một hôm ngồi uống cafe thấy bàn bên cạnh có một đôi nam nữ nói giọng SG. Hai người đều còn trẻ chỉ trên 20, mặt mũi sáng sủa. Cô gái trông khá xinh, da ngăm ngăm, mặc cái quần jean Texwood áo phông trắng, đi giày thể thao. Trông rất năng động trẻ trung. Cách ăn mặc của cô gái làm tôi rất có ấn tượng, nên thỉnh thoảng liếc mắt sang nhìn, đôi khi cũng bắt gặp ánh mắt cô ta cũng nhìn sang. Trong một tuần liền sau đó, ngày nào tôi cũng gặp đôi này ngồi uống cafe ở bàn đó.
Cách một hôm vì có công việc tôi không ra, hôm sau tôi mới lại ra quán. Thấy tôi ra, cậu thanh niên giơ tay chào :
- Hôm qua anh Hai bận hả ? Không thấy anh ra con nhỏ này đang thắc mắc. Anh qua bàn tụi em ngồi cho vui.
Tôi cầm ly cafe và bao thuốc bước qua ngồi cùng họ. Vì đều còn trẻ nên chúng tôi cũng dễ quen. Chuyện trò một hồi tôi biết tên hai người là Chăn Thu (nữ) và Đa ra (nam.) họ là hai anh em ruột và là Việt kiều. Cô gái hỏi:
- Anh Hai là bộ đội sao ra đây ngồi suốt vậy ?
- Tôi nấu cơm cho đơn vị nên sáng nào cũng đi chợ về nấu ăn cho mọi người.
- Anh Hai nấu ăn chắc ngon, hôm nào nấu cho em ăn thử chơi.
- Chỉ sợ em không dám ăn thôi.
Mải nói chuyện nên hôm đó hơn 10h tôi mới về. Từ hôm đó hầu như sáng nào tôi cũng ngồi chơi cùng họ ở quán cafe. Dần dần tôi mới biết họ ở SG qua. Trước 1975 gia đình họ ở Phnom pênh, họ có bố là VN mẹ là người Kampuchia lai Hoa. Trước khi Polpot vào thì bố mẹ họ đang đi chữa bệnh bên Pháp. Hai anh em lúc đó còn nhỏ nên bà cô ở SG đón về trông nom giúp. Vì vậy cả gia đình thoát khỏi họa Polpot.
----------
Một hôm tôi phải đi công tác ở Kong pong Xom mất 4 ngày. Khi về ra tới quán vẫn thấy hai anh em họ ngồi ở bàn quen thuộc. Thấy tôi bước vào, Chan Thu chạy ra ôm chầm lấy tôi nói:
- Anh Hai đi đâu mà mấy ngày không ra ? anh Hai bịnh hả ?
Giữa chợ bị cô gái ôm vậy tôi rất lúng túng, hai tay thừa thãi chẳng biết để vào đâu. Định thần lại tôi nhẹ nhàng gỡ tay cô ra, đưa vào ghế ngồi. Nhìn lại thấy mái tóc ngang lưng của cô gái đã cắt ngắn trên vai. Thấy tôi nhìn cô gái nói :
- Em mới xuống tóc đó. Anh Hai xem có xinh không ? Vài ngày nữa anh không ra là em cắt hết luôn.
Nghe cô gái dùng từ " xuống tóc" tôi cười nói :
- Vậy Điệp đi đâu mà Lan phải xuống tóc vậy ? Mà em cắt tóc trông vẫn xinh bình thường mà.
Cô gái lườm tôi một cái nói :
- Biết rồi còn hỏi. Mà mấy ngày qua anh đi đâu vậy ?
- Anh đi có việc ở dưới cảng KP Xom.
- Ủa, anh nấu ăn thì xuống đó làm gì?
- Anh xuống thăm người bạn dưới đó.
Cứ vậy cô gái ngồi bên tôi ríu rít hỏi đủ thứ chuyện. Ông anh trai thì trầm ngâm ngồi hút thuốc suy tính điều gì đó. Một lúc sau hai anh em họ ra về trước.
Tôi vẫy chị Năm (chủ quán) lại hỏi :
- Chị có biết hai anh em này ở đâu không ? Họ qua đây lâu chưa ?
Chị Năm lắc đầu nói :
- Tôi cũng không biết, hình như họ ở đằng sau chợ. Tôi mới thấy họ hơn tháng nay thôi. Trước thì hai ba ngày mới qua quán. Từ hôm gặp chú thì ngày nào cũng qua.
Chị Năm cũng là Việt kiều có chồng người Kh'mer là sĩ quan cảnh sát chế độ cũ bị Polpot giết chết ở công xã. Tôi có giúp chị vài việc rắc rối với địa phương nên chị cũng quí coi như em út. Chị Năm nói tiếp :
- Tôi thấy con bé này có vẻ quí chú. Mấy hôm chú không ra, hôm nào nó cũng hỏi và còn hỏi tôi có biết nhà chú ở đâu không ? Mà tôi thấy con bé cũng xinh xắn đấy chứ.
- Chuyện con nít chị ơi, mới 20 tuổi mà quý mến gì. Em có quan tâm đâu. Thấy cô bé vui vẻ lí lắc thì nói chuyện cho vui thôi.
Tôi đứng lên chào chị Năm ra về. Vài hôm sau, thấy Đa Ra ít nói chuyện nên tôi hỏi :
- Anh có việc gì lo lắng mà cứ trầm ngâm suốt vậy ? Có việc gì cần giúp tôi có thể giúp anh ?
Ngẫm nghĩ một lúc lâu Đa Ra mới nói :
- Thực ra hai anh em tôi từ SG qua đây hơn một tháng là có công việc. Tôi cũng nói thật với anh là chúng tôi muốn qua Thái lan để đoàn tụ với bố mẹ tôi bên Pháp. Mặc dù bố mẹ tôi đã gửi giấy tờ bảo lãnh cho hai anh em từ 2 năm nay nhưng Sở ngoại vụ SG chưa xét và cũng không biết đến bao giờ.
Nghe xong tôi chỉ khuyên hai người trở lại SG chờ đi bằng con đường chính thức, dù chờ thêm một hai năm nữa nhưng an toàn. Đi bằng con đường Thái lan rất nguy hiểm và tốn kém, tôi cũng không giúp được gì. Đa Ra thở dài nói :
- Tôi cũng biết vậy nhưng có những lý do chúng tôi buộc phải đi.
Chan Thu ngồi im lặng nghe chúng tôi nói chuyện. Trướ khi ra về Chan Thu nói :
- Tối nay anh Hai rảnh đến đưa em đi chơi. Sang đây cả tháng rồi mà cứ ở nhà rồi ra chợ, không được đi đâu. Tôi đồng ý và theo chân họ đến một khu nhà trọ ở ngay sau chợ. Đó là một căn nhà trọ tồi tàn thiếu đủ thứ. Thấy vẻ mặt ái ngại của tôi, Đa Ra nói :
- Bên này chúng tôi không quen biết ai nên phải ở tạm đây. Vả lại cũng phải để dành tiền còn thuê người dẫn đường.
Tôi ra về và dặn Chan Thu 7h tối sẽ đến đưa cô đi chơi quanh Phom penh.
Tối đến tôi lấy xe máy đến đón Chan Thu đi chơi, rủ cả Đa Ra cùng đi nhưng cậu ta từ chối. Đưa Chan Thu chạy quanh Phnom Penh một vòng.
Hồi đó PP cũng chưa có địa điểm ăn chơi giải trí nhiều. Vài nhà hàng mới mở, mấy quán cafe ... Buổi tối người ngoài đường vắng vẻ vì 9h giờ là giới nghiêm. Đi một lúc chúng tôi ra bờ sông Tonle Sap ngồi bên bờ kè hóng gió sông.
--------
Dọc bờ kè sông, nam nữ K ra ngồi chơi cũng khá đông. Chan Thu ngồi sát vào tôi và hất hàm về phía các cặp nam nữ cũng đang ngồi trên bờ kè :
- Anh Hai xem họ ngồi nói chuyện với nhau như thế kia mà . Con trai miền bắc ai cũng nhát vậy à ?
- Anh đang định hút thuốc, sợ em không chịu được hơi thuốc nên phải ngồi xa em.
Nói rồi tôi cũng lấy bao thuốc ra lấy một điếu định châm lửa hút. Chan Thu liền giật điếu thuốc xuống :
- Đưa em châm cho.
Cô bé ngậm điếu thuốc châm lửa xong đưa trả lại tôi. Bất giác Chan Thu ngả đầu vào vai tôi và nói :
- Anh có sợ chết không ?
- Ai cũng sợ chết, và anh cũng vậy. Mà sao em hỏi vậy ?
- Dạ, không em hỏi vậy thôi.
Ngồi tỉ tê nói chuyện tôi biết thêm lý do hai anh em họ sang đây là do không ở được với bà cô trong SG.
Từ 1975 đến giờ, hàng tháng ba má họ đều gửi tiền về cho cô, để chu cấp cho hai anh em ăn học. Nhưng bà cô
xài hết, để hai anh em họ thiếu thốn mọi mặt. Thậm chí Đa Ra khi đi học đại học còn phải đi bán vé số thêm. Ba má biết nhưng cũng đành chịu. Một năm trở lại đây, ngoài số tiền vẫn gửi cho cô thì ba má họ còn gửi riêng cho hai anh em một số tiền nhỏ vào một địa chỉ khác để họ có tiền tiêu thêm.
Năm nay Đa Ra đã tốt nghiệp đại học, nên họ quyết ra đi sau khi đã hỏi ý kiến ba má bên Pháp. Ba má họ cũng gửi cho hai anh em một số tiền lớn để chuẩn bị cho chuyến đi này.
Hai anh em đã bắt mối với một nhóm người ở SG để đi. Họ hẹn nhau ở Phnom Penh, hai anh em sang chậm nên họ đã đi mất, nên rơi vào tình cảnh bơ vơ như hiện nay.
- Sao em không quay lại SG tìm nhóm khác ?
- Mọi việc anh em quyết định. Em không biết.
- Để sáng mai anh bảo Đa Ra cho.
Chan Thu vội lấy tay bịt mồm tôi lại:
- Anh đừng nói, anh Hai mà biết em kể hết mọi chuyện với anh là em bị la đó.
- Ừ, thì thôi. Đi về sắp đến giờ giới nghiêm rồi.
Sáng hôm sau ngồi quán cafe tôi hỏi Đa Ra :
- Tình hình đi đứng thế nào ?
Thấy tôi hỏi vậy, Chan Thu liền véo nhẹ vào tay tôi và ra hiệu đừng hỏi.
Đa Ra nói:
- Tôi cũng hỏi dân buôn quanh chợ nhưng cũng chưa được.
- Nếu anh vẫn quyết phải qua Thái thì phải hỏi dân trên chợ Olempic. Trên đó là chợ bán buôn, họ hay lấy hàng từ biên giới về. Còn dưới chợ này toàn dân bán lẻ họ đâu có biết.
Tôi biết ở SG cũng có đường dây đưa người đi mà.
Chan Thu lại giật tay, lừ mắt ra hiệu cho tôi đừng hỏi nữa. Giọng buồn buồn ĐR nói :
- Tôi không muốn quay lại SG nữa. Để mai tôi lên chợ Olempic xem sao.
- Lên đó anh chưa thể hỏi ngay được đâu. Thôi, để chiều tôi đi kiếm cho hai người chỗ ở khác gần chợ Olempic cho tiện công việc của anh.
- Nếu được vậy thì tốt quá, cám ơn anh.
Từ hôm qua biết chỗ ở của họ, tôi đã có ý định kiếm giúp họ một chỗ ở khác. Khi đó Phom penh có rất ít khách sạn mở cửa, và cũng chỉ đủ phục vụ cho các phóng viên và các tổ chức nhân đạo quốc tế. Hai anh em họ cũng chẳng có hộ chiếu, hay giấy tờ gì.
Buổi chiều, tôi lên nhà anh Hêng là một Hoa kiều có hiệu ảnh Oscar ở đường Monivong. Tôi và anh Hêng tương đối thân nhau do tất cả giấy ảnh và phim OWWO của các chuyên gia mang sang tôi đều đưa họ ra Oscar bán cho Hêng. Anh ta mua bán rất đàng hoàng nên bà con chuyên gia cũng tin tưởng. Gặp tôi anh Hêng hỏi :
- Mai có hàng sang hả ?
- Không tôi nhờ anh một việc: Tôi có hai đứa em ở SG sang chơi. Ở chỗ tôi không tiện, anh cho hai đứa nó ở nhờ đây vài tuần, tối đa là một tháng.Tiền hết bao nhiêu tôi trả.
Anh Hêng xua tay:
- Không sao, không sao cứ cho đến ở, nhà rộng mà. Tôi không lấy tiền. Trên tầng còn để không.
Nói rồi anh đưa tôi lên tầng 3 nơi để kho giấy ảnh, còn một phòng để trống, có Wc riêng, quạt trần.
- Phòng này trước cho thợ ngủ, giờ thợ xuống tầng lầu 1 nên không có ai. Người ta ở cả năm cũng được mà, không sao đâu.
Buổi tối, tôi qua báo cho hai anh em Chan Thu biết đã kiếm được nơi ở mới, sáng mai họ có thể đến. Hai người đều rất vui. Chan Thu lại đòi tôi đưa đi chơi. Nhưng tôi từ chối và hẹn lúc khác, đang vui vẻ, mặt cô bé lại xịu lại, lầm bầm:
- Anh Hai sao kỳ vậy, không chiều em út gì cả.
- Tối nay anh có việc, để tôi mai anh đưa đi.
- Anh nhớ nghe, hứa với em rồi đó. Không có xạo đâu.
Chan Thu đưa tôi ra ngoài đầu ngõ, tôi chào em và định ra về. Chợt Chan Thu tiến sát lại tôi nói:
- Anh cúi xuống em nói này nghe.
Tôi liền cúi xuống hỏi :
- Có việc gì mà bí mật vậy ?
Chan Thu liền ôm lấy cổ và hôn nhẹ lên môi tôi, rồi hỏi nhỏ:
- Anh Hai có thương em không ?
Hơi bị bất ngờ nên tôi lúng túng :
- Ờ...ừ, thôi anh về đây. Mai anh qua.
---------
Sáng hôm sau tôi đưa hai anh em Chan Thu lên gửi nhà anh Hêng, đồ đạc họ cũng không có gì ngoài vài bộ quần áo để trong cái ba lô bội đội cũ. Căn phòng đã được dọn dẹp sạch sẽ gọn gàng, cửa ra ban công cũng được cho thông thoáng. Tôi dặn:
- Hai người cứ ở đây thoải mái. Đừng nói gì với chủ nhà. Nếu họ có hỏi thì nói là em họ.
Quay lại Chan Thu tôi nói:
- Tôi anh qua đưa em đi dạo.
Cô bé gật đầu khẽ nói :
- Dạ, em chờ anh. Mà anh Hai lên sớm nghe.
Buổi tối, tôi lên hiệu ảnh Oscar đã thấy Chan Thu đứng chờ ở dưới nhà.
- Đa ra không đi à ?
- Anh hai đi suốt buổi chiều rồi nên mệt.
Tối nay tôi đi bộ, vì từ nhà lên đó chỉ 2km, và cũng chỉ muốn đi bộ quanh Wat phnom gần đó. Đến nơi chúng tôi ngồi xuống bậc lên xuống của ngôi chùa. Chan Thu ngước mặt nhìn tôi hỏi :
- Anh chưa trả lời câu hỏi của em tối qua.
- À, anh nói thế này nhé. Em là một cô gái mới lớn, nên tình cảm bột phát. Hơn nữa em đang dấn thân vào một con đường nguy hiểm không biết kết cục ra sao ? Còn anh là bộ đội đang ở một nơi có chiến tranh cũng chẳng biết mai sau ra sao. Vậy chúng ta có đến với nhau cũng không có kết cục tốt đẹp.
Chưa nghe tôi nói xong Chan Thu đã gục đầu vào ngực tôi khóc nức nở.
- Tại em ngốc, anh có để ý đến em đâu. Em không biết sau này ra sao. Chỉ cần ở bên anh lúc nào là em thấy hạnh phúc lúc đó. Em cũng đã 20 tuổi, em biết tình cảm của em thể nào.
Cứ thấy phụ nữ khóc là tôi rất bối rối, không tự chủ được. Trong lòng rất khó nghĩ. Để cho cô bé khóc một lúc tôi nói :
- Được, thật sự không phải anh không quan tâm đến em, anh cũng rất có cảm tình với em, nhưng có ích gì đâu. Trước sau anh và em cũng phải xa nhau mà.
Vẫn gục đầu vào ngực tôi Chan Thu nói nhỏ:
- Nếu anh thương em và không sợ chết thì đi theo em. Em có người cô là em ruột của ba ở bên Thái, cô quen biết rất nhiều. Chỉ cần sang đến nơi gọi điện cho cô là cô sẽ đón về Băng Cốc.
- Đi theo em thì không thể được. Anh còn gia đình ở HN. Anh đi sẽ rất ảnh hưởng đến họ, gia đình có người phản bội Tổ Quốc thì như thế nào em đã sống ở SG 7 năm thì em biết đó. Mà có sang đó thì cuộc sống của anh sẽ hoàn toàn phục thuộc vào gia đình em, là đàn ông chắc không ai muốn điều đó. Sao em không quay lại sống ở SG vài năm nữa.
- Em không thể quay lại cũng như anh không thể đi cùng em.
Không muốn sa đà vào câu chuyện này nữa, tôi đứng nói :
- Thôi, đi về ngồi đây lúc nữa em khóc ướt hết áo anh rồi.
- Anh ngồi xuống với em một lúc nữa em chưa muốn về.
Tôi đành phải ngồi xuống. Chan Thu ghé sát mặt tôi nói rất nhỏ:
- Anh vừa nói anh có thương em ?
Tôi gật đầu.
- Vậy anh hôn em đi.
Đến lúc này thì tôi cũng đành nâng mặt em lên và hôn nhanh vài môi em một cái.
Chan Thu vui vẻ hẳn lên nói ;
- Không biết lúc nào em phải xa anh, nhưng lúc nào em cũng muốn gần anh như lúc này.
- Thôi, giờ em về được chưa ? anh đưa em về.
Chan Thu ngoan ngoãn đứng lên theo tôi ra về. Đưa cô bé về đến nhà tôi cũng về luôn vì đầu óc đang rối bời. Tôi không biết gì về họ ngoài những điều họ kể. Không biết có thật như vậy không ? Họ cũng không bao giờ hỏi tôi về công việc, chỉ biết tôi là một người lính như bao người lính VN ở K. Dù sao mai cũng phải xem lại.
Sáng hôm sau tôi lên hiệu ảnh sớm, trước khi hai người ra quán chị Năm. Tôi đưa hai người ra quán cafe " Ba cô " gần đó. Trong khi chờ họ xuống tôi bảo anh Hêng :
- Hai đứa em tôi không quen ai bên này. Anh xem có ai đến tìm họ thì báo tôi. Đừng nói cho họ biết.
Anh Hêng gật đầu.
Ra tới quán tôi hỏi Đa Ra :
- Hôm qua anh đã ra Olempic chưa ?
- Tôi ra rồi, nhưng cũng chỉ đi dạo xem hàng hóa thôi. Chiều nay tôi lại ra chỗ bán xe máy xem sao ?
- Giờ có người đưa đi anh có đi ngay không ?
Mặt Đa Ra vụt sáng, anh ta hỏi nhanh:
- Anh hỏi giúp tôi được hả ? Hỏi được lúc nào tôi đi luôn lúc đó.
- Không, tôi chưa hỏi ai. Tôi nói giả dụ như vậy thôi. Vì đi thì cũng không thể ngay được. Mà còn phải có tiền. Anh có bao nhiêu tiền ?
- Nói thật với anh là ba má tôi có gửi cho hai anh em 3000$, trước khi đi tôi đã đổi ra thành vàng hết. Đưa trướ cho nhóm ở SG 5 chỉ nhưng không sang kịp nên mất. Sang đây hơn tháng cũng tiêu mất vài chỉ.
Nhẩm nhanh thì họ còn khoảng 6-7 cây vàng.
- Thôi được, có thể tiện thì tôi sẽ hỏi giúp anh, cái này tôi không dám hứa. Anh cứ tiến hành công việc của anh.
Quay sang Chan Thu tôi nói :
- Tối nay anh có việc không lên chơi với em được.
- Anh lên muộn chút cũng được, em chờ anh.
Sợ cô bé kỳ kèo mệt người tôi đành nói :
- Nếu xong việc sớm anh sẽ lên, nhưng anh không hứa.
Tôi ra về, trong lòng tạm yên tâm phần nào về anh em họ. Họ sẵn sàng đi ngay nếu có điều kiện, điều đó có nghĩa họ không cố ý làm quen tôi. Dù sao thì chiều nay cũng phải dạo chợ Olempic một vòng.
------------
Chiều hôm đó, hơn 12h tôi đã ngồi quán cafe gần hiệu ảnh hóng Đa Ra. Khoảng 1h30' thấy Đa Ra đi ra về phía chợ Olempic. Anh ta dạo vòng quanh chợ rồi đi đến hàng bán xe đạo mini Nhật rồi hàng xe máy, xem mấy cái xe Dream I ( loại không có đề) hỏi han dăm câu rồi đi về bãi bán vải. Người bán xe máy cũng là người quen tôi. Tôi bước đến và hỏi:
- Anh kia mua xe máy à ?
- Anh ấy hỏi giá và hỏi mang từ Thái về đường nào.
Tôi tiếp tục theo Đa Ra ra bãi vải. Lang thang hồi lâu, anh ta vào một quán nước mía ngồi. Thấy không có vấn đề gì tôi cũng ra về. Tối hôm đó dù chẳng có việc gì tôi cũng ngồi nhà. Sáng hôm sau gặp ĐR tôi hỏi tình hình công việc thế nào ? Anh ta nói chưa có kết quả gì. Tôi tiếp tục khuyên họ trở về SG. Nhưng có vẻ họ vẫn quyết ra đi.
Những năm đó, dân Miền Nam sang K tìm đường tị nạn khá đông, kể cả lính mình cũng chạy. Thấy hai anh em họ quyết tâm ra đi tôi đành nói:
- Chắc anh cũng khó tìm được đường dây đi. Mà anh cứ ra chợ như vậy không khéo bị bắt đó. Để tôi hỏi cho, anh nên ở nhà đừng đi đâu cả. Dù sao tôi cũng quen bên này hơn.
Hai người cứ ở nhà thôi.
ĐR có vẻ rất vui mừng. Chan Thu thì trông rất dửng dưng :
- Sao hôm qua anh không lên.
- Anh bận. Giờ hai anh em về đi. Anh còn đi có việc.
- Tối nay anh lên đi chơi nha.
- Được, để tối xem sao.
Tôi ra về trước. Về tới nhà ngồi suy nghĩ xem có cách nào giúp họ đi càng nhanh càng tốt.
Đầu tiên tôi nghĩ đến hai ông bạn thân bên Cục 2. Một thằng nhà Giáp bát học cùng hồi phổ thông, học ĐH ngoại ngữ ( tiếng Pháp) và một thằng quê TH, bạn thằng Giáp Bát. Hai thằng này thường đi công tác vài tuần, 1 tháng lại về PP. Mỗi lần về bọn tôi hay rủ nhau chơi bời, ăn nhậu.
Qua chuyện trò tôi biết chúng nó hay đi sang biên giới Thái có lúc vào cả các trại tị nạn.
Thằng Giáp Bát sau chuyển ngành làm hải quan SG, mới chết năm ngoái. Thằng TH thì sau một lần đi công tác thì mất tích đến bây giờ.
Đợt đó cả hai thằng đang nghỉ tại PP. Buổi chiều tôi đến cổng đơn vị gọi hai thằng lên nhà hàng Son-te-phiep
nhậu. Ăn xong ngồi uống cafe tôi hỏi:
- Tao có hai đứa em con bà cô ở SG lên đây, giờ muốn qua Thái bọn mày có giúp được không ?
Nghĩ một lúc thằng TH nói:
- Đi theo bọn tao đến Bat đom Boong thì được. Từ đó bọn tao phải đi đường riêng của bọn tao. Tao cũng nói thật là không nên đi theo đường này, không an toàn.
- Từ Bat đom Boong sang đất Thái thì phải đi theo bọn buôn, mất khoảng 6-7 chỉ một người. Mà cũng hên xui lắm. Thằng Giáp Bát nói thêm.
- Vậy thôi, tao muốn kiếm cho chúng nó một con đường an toàn, không tuyệt đối nhưng cũng phải 70 - 80%.
Thằng TH bảo :
- Vậy mày tìm đường biển cho nó đi, tương đối an toàn nhưng tiền cũng nhiều đấy.
- Đường biển thì phải xuống Kong pông Xom à ?
- Không đi đường Koh Kong gần hơn. Từ đây xuống đó khoảng hơn 250 km. Sau đó lên tàu hơn ngày là sang Thái. Bọn buôn xe máy hay đi đường này.
- Vậy là được rồi, để tao hỏi bọn buôn xem sao.
Bọn tôi chia tay nhau ra về. Tối tôi lên hiệu ảnh gặp hai anh em ĐR. ĐR hỏi :
- Anh đã hỏi giúp được nơi nào chưa?
- Tôi chưa hỏi vì chiều nay bận, mà cũng chưa biết sẽ hỏi ở đâu. Nhưng anh cứ yên tâm, sẽ nhanh thôi.
Chan Thu thì giục đi chơi.
- Thôi, hôm nay ngồi nhà nói chuyện, anh cũng phải về sớm.
Bản thân tôi không muốn rơi vào cảnh khó xử như hôm trước. Chan Thu kéo tay tôi năn nỉ :
- Đi chút xíu rồi về, ở nhà nóng thấy mồ.
Nghe cô bé bé nói vậy, tôi lại đành phải đi. Xuống tới tầng 1 thấy anh Hêng đang bê một thùng phim Kodak vào tôi dừng lại hỏi:
- Phim này mua ở đâu anh Hêng, cái này VN đâu có.
- Ừ, phim này bên Thái mang qua, có thằng em buôn về.
Đang định hỏi tiếp nhưng Chan Thu cứ kéo đi nên tôi thôi. Chúng tôi lại ra bờ sông ngồi đón gió. Chan Thu hỏi :
- Nếu em không đi nữa, mà quay lại SG sống thì anh có cưới em không ?
- Trời, giờ anh đang là bộ đội biết sống chết ra sao ? Câu này anh chưa trả lời em ngay được. Đợi khi nào anh mang được xác về SG rồi tính.
- Vậy là anh xạo với em rồi. Anh chưa thương em.
- Thôi được, em nghĩ sao cũng được, anh không giải thích với em nữa.
Chan Thu kéo tay tôi đặt vòng qua lưng rồi nói :
- Yêu thì phải ôm em chứ, ngồi cạnh em mà anh cứ nghĩ đi đâu vậy.
- Anh đang xem giúp hai anh em em bằng cách nào cho nhanh nhất.
- Em chưa muốn đi, em muốn ở bên anh càng lâu càng tốt.
- Sớm hay muộn thì em cũng phải đi.
Nghĩ đến viễn cảnh phải ra đi cô bé lại ngồi khóc thút thít.
- Đi chơi mà lần nào em cũng khóc thì buồn lắm, đi về thôi.
- Em không biết tính sao nữa, em không muốn xa anh một chút nào, em không biết tính sao nữa.
Nghĩ cũng thương cô bé, mà cũng không biết giải quyết vụ này ra sao ?
Lúc này Chan Thu đã ngả hẳn vào lòng tôi, cô bé ôm cổ tôi kéo xuống và lần này thì chúng tôi hôn nhau thật sự. Sau nụ hôn dài Chan Thu lại tỉ tê rủ tôi đi cùng. Sau phút yếu lòng tôi ngồi im, không hiểu mình ra sao nữa, vì đã biết trước sẽ chẳng đi đến đâu, đã cố gắng giữ khoảng cách với cô bé nhưng cuối cùng thì mình cũng không đứng vững được. Tôi bảo Chan Thu đứng lên ra về. Cô bé có vẻ rất vui và ngoan ngoãn đứng lên theo tôi đi về.
Suốt một đoạn đường dài tôi im lặng không nói câu nào. Chan Thu cũng lặng lẽ đi bên tôi. Về đến hiệu ảnh, cô bé nói :
- Anh hãy nhìn thẳng vào mắt em trả lời em một câu.
Tôi nhìn vào đôi mắt đen sâu thẳm của cô bé hỏi:
- Em hỏi cái gì ?
- Anh có yêu em thật không ?
- Cái đó em tự biết rồi. Không lẽ em nghĩ anh xạo với em.
- Vậy sao lúc này anh không nói với em câu nào.
- Anh có nhiều việc phải nghĩ, đâu vô tư như em được.
Nói vậy thôi, nhưng tôi đang tự trách mình không kiểm soát được tình cảm của bản thân. Về đến nhà tôi suy nghĩ lung tung, không sao ngủ được. Cuối cùng, thì thôi kệ một hai tuần nữa anh em họ ra đi thì mình cũng thoát khỏi mớ bòng bong này.
Sáng hôm sau tôi lên hiệu ảnh thì hai anh em họ đã đi. Tôi hỏi chuyện anh Hêng về thùng phim Kodak hôm qua thì được biết anh mua của ông em ruột tên Phươn hay buôn hàng Thái về qua đường Koh Kong. Phươn buôn xe máy là chính, nhưng thi thoảng cũng mua giúp anh Hêng thùng phim màu. Mừng như bắt được vàng tôi hỏi :
- Anh Phươn giờ có ở PP không ?
- Nó mới về hôm qua, tuần sau mới lại đi.
- Phươn là người thế nào? Anh có thể cho tôi gặp Phươn không ?
- Không có gì. Nó tốt mà, nó như tôi thôi. Nhà nó gần chợ Mới, nó lấy vợ VN mới có con vài tháng.
- Vậy anh đưa tôi đi gặp Phươn được không ?
- Được, được. Để chiều tôi nói với nó. Sáng mai tôi đưa anh đi.
Đứng nói chuyện với anh Hêng một lúc nữa thì thấy hai anh em Chan Thu về. Thấy tôi Chan Thu chạy lại reo lên:
- Anh Hai, sao hôm nay anh không ra uống cafe. Làm em mong mãi, tưởng anh Hai lại đi công tác vài ngày.
- Anh có việc riêng với anh Hêng nên không ra. Chút nữa anh ra quán " Ba cô" gần đây uống sau.
- Em đi với anh Hai.
- Thôi, em ở nhà đi. Anh có hẹn với mấy người bạn ngoài đó. Em ra không tiện đâu.
Tôi lững thững ra quán gọi ly cafe ngồi hút thuốc. Cô chủ quán hỏi :
- Sao hôm nay anh đi một mình vậy. Mấy anh lái xe Sứ quán cũng vừa về trước lúc anh ra mấy phút.
- Ừ, cuối tháng hết lương, vay mãi mới được ít tiền đi uống cafe đây.
Chủ quán có cho uống thiếu thì anh ra đều đều.
Uống xong tôi ra về, đi qua hiệu ảnh thấy Chan Thu đang đứng trông giúp cửa hàng tôi ghé vào nói :
- Tôi nay anh bận không lên chơi với em được. Khi nào rảnh anh qua.
Chan Thu nhìn tôi tỏ vẻ khó hiểu, nhưng cũng không hỏi gì.
Tối hôm đó, tôi ở nhà chẳng biết làm gì, hết ra lại vào. Có lúc định lên gặp Chan Thu, đi ra đến cổng lại quay vào. Cuối cùng moi được cuốn truyện thơ: Tum Tiêu của Kampuchia tôi cắm đầu vào vừa đọc vừa tra từ điển.
Sáng hôm sau, tôi lên hiệu ảnh từ rất sớm gặp anh Hêng.
- Thế nào anh ? sáng nay đi gặp Phươn được không ?
- Rồi chờ lát rồi đi.
Hai anh em Chan Thu đi xuống và rủ tôi đi ra chợ ăn sáng.
- Tôi đi có việc riêng với anh Hêng một chút. Hai người cứ đi đi.
Thấy nét mặt Chan Thu có vẻ không vui , tôi nói:
- Em đi đi, chút nữa quay lại, anh ở đây thôi.
Nói xong tôi và anh Hêng đi về phía chợ Mới cách đó khoảng 500m.
---------
... Vừa đi tôi vừa nói cho Hêng biết hoàn cảnh thật sự của hai anh Chan Thu, và cũng nói luôn họ chỉ là người quen thôi. Hêng không tỏ vẻ ngạc nhiên nói :
- Tôi biết, nhìn cô bé Chan Thu cứ quấn quýt lấy anh là tôi hiểu. Nhưng anh không nói nên tôi không hỏi.
- Vâng, xin lỗi vì đã nói không thật, vì lúc đó tôi chưa thể nói thật.
- Không sao, tôi biết sẽ có lúc anh nói thật.
- Vì vậy, hôm nay tôi nhờ anh đưa đến gặp Phươn là nhờ đưa hai anh em họ đi Thái.
- Tôi không hiểu nó có giúp gì được không? Nhưng nó là thằng tốt tính.
Chúng tôi dừng trước một ngõ cụt ngay gần chợ Mới. Nhà Phươn ở trong cùng, căn nhà xây 1 tầng, sạch sẽ và rộng rãi, phòng khách, phòng ngủ và bếp, WC phía sau. Phươn đã đang ngồi chờ chúng tôi ở bàn nước.
Anh Hêng giới thiệu tôi Phươn, Phươn bắt tay tôi và mời ngồi:
- " Ông lớn" VN muốn tôi giúp điều gì cứ nói, tôi cũng như anh Hêng thôi. Anh không cần phải e ngại.
Phươn cao lớn, nhưng đen không trắng trẻo như Hêng. Có vẻ là con người cởi mở. Tôi hỏi qua về gia đình Phươn, và cuộc sống hiện tại. Phươn kể anh ta mới lấy vợ được hơn năm và đã có một đứa nhỏ vài tháng. Vợ Phươn là người Kh'mer Nam bộ sang K làm ăn từ cuối 1979. Phươn đứng lên vào phòng gọi vợ ra chào. Cô vợ bế theo một đứa nhỏ đi ra gật đầu chào khách rồi đặt con vào cái cũi nhỏ gần bàn :
- Các anh có ăn sáng không em đi mua cho.
Tôi xua tay:
- Bọn anh ngồi nhà bàn chuyện một chút thôi.
Cô gái đặt xong đứa nhỏ rồi đứng lên. Uầy, thằng cha này kiếm đâu được cô vợ xinh thế. Khuôn mặt hiền dịu, phúc hậu, hai hàng lông mi dài cong vút, rợp cả mắt. Dáng người cao ráo, cân đối. Nhìn cô gái tôi liên tưởng đến cô Cà Mỵ em gái thằng Xăm trong truyện " Hòn Đất" tôi hỏi:
- Em tên gì ?
- Dạ, em tên Hồng Nang. Các anh có uống nước Th'nốt chua em mang ra.
Tôi định từ chối nhưng Phươn đã bảo mang ra. Bên K có hai loại nước Th'nốt, một loại ngọt và một loại chua. Loại chua còn gọi là bia Pochentong có màu đục như nước gạo uống chua chua ngọt ngọt và có hơi men, uống nhiều cũng say.
Một lúc Hồng Nang mang mấy ống tre nước ra cùng một đĩa cá lóc khô nướng rồi đi vào bếp. Tôi cũng không vòng vo nhiều hỏi Phươn :
- Tôi có hai người em muốn sang Thái bằng đường Koh Kong, nghe anh Hêng nói anh hay đi đường đó. Liệu anh có giúp tôi được việc này không ?
Mời tôi uống xong Phươn nói:
- Cái này em có thể giúp được anh, nhưng đi đường này mắc lắm, đi đường bộ chỉ 7-8 chỉ thôi, đường này nhiều tiền. Vì phải cho biên phòng K và Thái mất 2 cây rồi.
- Cơ bản là có an toàn không thôi, đường bộ tôi thấy không an toàn.
- Tương đối an toàn anh ạ. Em đã đi một lần sang Thái rồi. Còn hiện giờ em chỉ đón hàng ở cảng thôi. Ngoài đó anh em bạn bè làm ăn nhiều nên anh khỏi lo.
- Vậy, Phươn tính giúp tôi hết bao nhiêu tiền cho hai người đi.
- Chắc khoảng 7 cây vàng anh ạ.
- Mắc dữ vậy cha.
- Dạ, riêng cho biên phòng 2 bên đã mất 4 cây rồi, chủ tàu 2 cây nữa là 6, còn 1 cây từ đây đi.
- Không bớt được chút nào sao ?
- Dạ, em giúp anh thôi, chủ tàu là bạn em nên mói có giá đó.
- Thôi được, 7 cây thì 7 cây. Vậy khi nào đi được.
- Chắc vài ngày nữa. Em thu xong tiền hàng thì đi. Em sẽ báo anh trước 1 ngày.
- Được, tôi về đây. Khi nào đi thì báo với anh Hêng là tôi biết.
Tôi và anh Hêng đứng lên ra về, Hồng Nang từ trong nhà đi ra, tay cầm chai sữa, lúc này đứa bé đã dạy đang ngọ nguậy trong nuôi. Tôi bước tới bế nó lên nựng vài câu rồi lấy 100$ gài vào cổ áo đứa nhỏ:
- Bác cho con mua sữa nhé, hay ăn chóng lớn còn giúp ba má.
Rồi trao trả đứa bé cho mẹ nó. Hồng Nang đón con và cười để lộ hàm răng trắng và đều tăm tắp :
- Cám ơn bác đi con. Chào bác.
Quay ra bắt tay Phươn. Chúng tôi ra về. Về đến Lấc đã gần 10h tôi hỏi vợ anh Hêng :
- Hai đứa nhỏ về chưa chị ?
- Về lâu rồi, đang trên lầu.
Tôi đi lên lầu gặp hai anh em, nói :
- Hai người ngồi đây tôi nói chuyện một chút.
Tôi ngồi trên mép giường, ĐR kéo chiếc ghế nhựa ngồi đối diện. Chan Thu cũng leo lên giường chui ra sau lưng tôi vì cô bé hiểu là chuyện gì thì cũng chỉ tôi và ĐR nói với nhau.
Thấy ĐR có vẻ nôn nóng tôi nói luôn:
- Tôi đã hỏi được người đưa hai người sang Thái. Và sẽ đi đường biển từ Koh Kong ven theo bờ biển sang. Đường đi tương đối an toàn. Chỉ có điều hơi tốn tiền. Sẽ mất 7c vàng cho hai người. Tôi nghĩ nếu an toàn thì giá này chấp nhận được.
ĐR tỏ vẻ rất vui mừng nhưng dè dặt nói :
- Có lẽ tôi không đủ số vàng trên.
- Vậy anh có bao nhiêu ?
ĐR với chiếc balo ở góc nhà lấy ra gói giấy còn 6c vàng rôi anh ta lấy trong túi ra vài chỉ vàng lẻ nữa. Được tổng cộng 6 chỉ nữa.
Chan Thu ngồi sau lưng tôi vụt nói:
- Vậy anh Hai đi trước em đi sau.
- Không có lần sau đâu. Hai anh em phải đi cùng nhau. Yên tâm không lo thiếu một chút không đáng kể tôi sẽ bù cho hai người chỗ thiếu.
Lúc này Chan Thu đã ngồi sát lưng tôi và tì cằm vào vai tôi thì thào:
- Em chưa muốn đi, em không muốn xa anh.
Tôi tảng lờ như không nghe thấy, đứng lên nói :
- Vậy hai anh em chuẩn bị đi. Có thể lên đường bất cứ lúc nào đó.
ĐR bắt tay tôi rất chặt:
- Rất cám ơn anh. Trời đất run rủi giữ nơi đất khách lại gặp được anh. Có cơ hội tôi sẽ báo đáp tấm lòng của anh.
- Không sao, bình thường mà anh không phải nghĩ nhiều.
Chan Thu mắt đã lại rưng rưng định tiễn tôi xuống nhà.
- Thôi, em ở trên này. Để anh tiễn xuống nhà. ĐR nói.
Xuống đến nhà ĐR nói :
- Cô em gái tôi nó mến anh quá, tôi khuyên can thế nào cũng không được. Việc này tôi cũng nhờ anh khuyên giải nó.
Chẳng biết nói gì, tôi bắt tay anh ta và về nhà. Coi như đã xong một việc.
---------
Còn vài ngày nữa là sẽ phải xa anh em Chan Thu, cảm giác vui buồn lẫn lộn. Vui vì cũng đã giúp được họ một công việc lớn, buồn vì phải xa Chan Thu dù muốn hay không thì tôi cũng có cảm tình nhiều với cô bé này. Từ đó tối nào tôi cũng lên chơi với anh em họ. Hôm thì ngồi nói chuyện với ông anh, hôm thì đưa Chan Thu đi dạo. Qua câu chuyện ĐR kể thì em biết thêm. Sau khi bị kẹt lại bên Pháp thì ba má cậu ta vốn là hai bác sĩ nha khoa, vì vậy họ đã nhờ họ hàng bạn bè ổn định cuộc sống và mở một phòng khám nhỏ. 6-7 năm trôi qua cuộc sống ngày càng khấm khá, họ đang có dự định cùng một số đồng nghiệp mở một bệnh viện tư nhỏ, chủ yếu phục vụ bà con Việt kiều bên đó, và làm từ thiện chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo. Hai anh em sang đó sẽ cũng học ngành y rồi về làm cùng ba má họ. Có hôm ĐR nói:
- Hay là anh đi cùng chúng tôi, sang đó tôi lấy danh dự đảm bảo với anh sẽ không để anh chịu bất cứ thiệt thòi nào. Ba má tôi sẽ coi anh như người con lớn trong nhà.
- Tôi chưa thể đi cùng hai người lúc này. Anh biết đấy, hiện tại tôi là một người lính. Phía sau tôi là bố mẹ anh em, nếu tôi đi sẽ là kẻ đào ngũ, mang thêm tội phản bội tổ quốc, vậy gia đình tôi sẽ ra sao ? Thậm chí tôi có sang đến Pháp nếu cần thiết họ cũng có thể lôi tôi về được.
ĐR nghe tôi nói thở dài:
- Đúng là anh có cái khó của anh, em gái tôi sẽ nhớ anh lắm.
Một hôm trong lúc đưa Chan Thu đi dạo em nói với tôi:
- Hay em ở lại đây cùng anh, chờ khi nào anh hết bộ đội thì anh đi cùng em. Trong thời gian ở lại em sẽ giúp anh Hêng bán hàng.
Tôi lắc và nói :
- Em không thể ở lại, vì khó khăn lắm anh mới tìm được đường cho hai người ra đi. Cứ cho là anh đồng ý cho em ở lại thì biết lúc nào anh ra quân ? 1 năm, 2 năm, 5 năm... Hoặc một ngày nào đó họ điều anh lên biên giới đánh nhau và anh vĩnh viễn không bao giờ trở về thì em sẽ ra sao ? Tốt nhất em đừng suy nghĩ nhiều. Vui vẻ lên đường, biết đâu có ngày chúng ta gặp lại nhau. Cuộc sống có nhiều bất ngờ mà. Em thấy đấy, giữa biển người mênh mông mà anh với em vẫn gặp nhau ở quán chị Năm được mà. Nếu có duyên chúng ta sẽ gặp lại.
Chan Thu im lặng, những cuộc đi dạo thường kết thúc bằng một nụ hôn vội vã.
Hơn một tuần sau, Phươn báo tôi đến nhà gặp. Vừa gặp tôi, Phươn nói:
- Chắc hai ngày nữa là đi.
Chỉ vào một người đàn ông K ngồi bên cạnh Phươn giới thiệu:
- Đây là bạn học cũ của em hồi xưa, tên Phonly nay là một chủ tàu nhỏ chạy hàng từ K đi Thái. Phông sẽ đưa người nhà anh sang đến đất Thái vào đồn cảnh sát bờ biển. Pho ly là người làm ăn tín nhiệm và đã có vài lần đưa người đi vậy.
Nhìn Phonly cũng có vẻ là người thật thà, cũng là người gốc Hoa, nên tôi hỏi :
- Kế hoạch đi như thế nào ?
- Dạ, em sẽ đón bạn anh ở cảng. Còn từ trên này xuống cảng thì phải đi theo anh Phươn. 7h sáng ngày mốt sẽ đi từ đây, tối khuya ngày mốt sẽ lên tàu, nhanh thì 1 ngày, chậm thì 2 ngày sẽ tới nơi. Hai người đi thì mất 7 cây vàng. Anh đưa trước em 3 cây chiều nay em đi trước. Còn lại 4 cây em sẽ nhận sau khi bạn anh gửi thư về báo bình an.
- Được, hai người chờ tôi về lấy vàng và đưa bạn tôi đến làm quen.
Tôi vội vã quay về gọi anh em ĐR, không quên bảo ĐR mang theo số vàng của họ.
Đưa hai anh em vào gặp Phươn và Phonly tôi giới thiệu sơ qua bọn họ với nhau. Và nói kế hoạch ra đi với ĐR. ĐR thở phào vui mừng, còn Chan Thu thì trái lại vẻ mặt rất buồn, bản thân tôi cũng có cảm giác hụt hẫng.
Lấy trong túi ra gói vàng còn tất cả 6,5 cây ĐR đưa cả cho tôi. Tôi đưa cho Phonly 3 cây vàng, Phonly nhận vàng xong đứng lên chào chúng tôi rồi ra về. Tôi hỏi Phươn gặng hỏi Phươn :
- Bạn cậu có tin tưởng tuyệt đối được không ?
Phươn cười lớn :
- Anh yên tâm, có làm sao em đền anh hết, mà sơ sảy điều gì vợ em nó xé xác em. Nó quí anh lắm, em cũng vậy, anh là người tốt, đàng hoàng không như người khác.
Tôi thầm nghĩ, vài động tác nhỏ và 100$ cho đứa bé mà phát huy tác dụng phết.
Ba chúng tôi ra về tôi nói với hai người :
- Vậy là chỉ còn hơn ngày nữa chúng ta sẽ chia tay, hai người đạt được mơ ước đoàn tụ với ba má và tôi cũng làm xong việc. Tối nay tôi sẽ qua còn mấy việc chuẩn bị cho hai người.
ĐR giọng run run cảm động:
- Chẳng biết nói gì với anh nữa, vài lời cảm ơn sáo rỗng không nói hết được tấm lòng của tôi đối với anh. Mọi lời tôi nói với anh lúc trước lúc nào cũng còn nguyên giá trị.
Chan Thu cúi đầu nói nói nhỏ:
- Tối lên chơi với em nghe anh.
Tôi gật đầu và ra về.
----------
Buổi chiều tôi ra chợ mua vài thứ lặt vặt cho anh em họ: 1 cái xà rông, 2 khăn croma, 1 cái túi trống mấy thư linh tinh cần dùng khi đi đường. Qua quán chị Năm tôi nói :
- Cầm mấy thứ này dùng, đổi cho em mấy đồ cũ hơn.
- Ủa, sao đổi đồ mới lấy đồ cũ vậy trời.
Em có việc cần đồ cũ, nhưng sạch sẽ một chút.
- Mày nghĩ chị ăn mặc dơ lắm sao ?
- Không, em đâu dám nghĩ bà chị như vậy. Thôi chị giúp em lẹ đi em đang cần. Mà đổi luôn cả túi chị nhé. Cái túi, xà rông và 2 cái khăn. Mấy thứ lặt vặt thì cứ để đó.
Chị Năm cầm cả túi chạy lên lầu. Một lúc sau quay xuống trả lại tôi một túi đồ cũ.
Mang túi về nhà, suy nghĩ đắn đo hồi lâu tôi mở ngăn kéo bàn nơi để 2 khẩu côn xoay nòng ngắn. Lấy ra một khẩu và một hộp đạn cho vào túi. Mở gói vàng của ĐR ra tôi lấy 5 chỉ lẻ mang đi nốt.
Tối đến tôi khoác túi lên Oscar, leo thẳng lên tầng 3. ĐR đang đứng ngoài ban công ngắm đường, Chan Thu đang ngồi ủ rũ trên giường một mình vẻ mặt buồn bã. Thấy tôi lên ĐR đi vào. Tôi lấy mấy món đồ trong túi ra bày lên giường nói:
- Cái xà rông này trước khi đi Chan Thu mặc vào, hai cái khăn cho 2 người, đội đầu, hay quàng cổ tùy lúc. Bỏ balo lại vài bộ quần áo thì cho vào túi trống này. Còn vài vỉ thuốc và con dao nhỏ mang đi khi cần sử dụng.
Tôi tặng anh khẩu súng và hộp đạn này cầm đi đường phòng bất trắc. Hai người cầm thêm 5 chỉ đi đường khi cần có cái mà xài. Anh chắc chưa biết sử dụng súng này, tôi sẽ hướng dẫn anh vài phút là được.
ĐR vâng dạ, rồi chăm chú ngồi xem tôi hướng dẫn. Một lát sau đã tháo lắp đạn tương đối thành thạo.
Tôi nói thêm
- Ổ quay này có 6 viên đạn, chỉ lắp 5 viên thôi. Viên đầu tiên sẽ không có và nằm ngay nòng súng, bắn phát đầu sẽ không có đạn, phát thứ hai mới nổ. Nên khi rút súng phải bóp cò 2 phát liền. Vì anh chưa quen dùng nên phải như vậy cho an toàn.
ĐR nhét khẩu súng vào bụng thử đứng lên ngồi xuống nhưng có vẻ hơi vướng.
- Anh chưa quen nên có vẻ hơi gượng. Giờ lấy lấy cái bao ra đây, cho vào bao rồi lấy băng dính buộc vào bắp chân xem có dễ dàng hơn không ?
DR làm theo lời tôi và gật gù :
- Dạ thoải mái hơn rồi.
- Anh nên buộc cái bao vào phía trong chân trái sẽ thuận và kín đáo hơn.
Chan Thu nhìn chúng tôi nói chuyện không nói câu nào. ĐR nhìn Chan Thu nháy mắt ra hiệu với tôi rồi đi ra khỏi phòng. Chan Thu liền ôm chầm lấy tôi, khóc như mưa gió. Tôi yên lặng mặc cho em khóc một lúc rồi nhẹ nhàng nói cho qua chuyện:
- Không vấn đề gì đâu, em cứ đi. Sau này anh sẽ tìm em.
Nói cho cô bé đỡ thương cảm, bản thân tôi biết lần này chia tay sẽ rất khó gặp lại.
Nghe tôi nói vậy, Chan Thu sực nhớ ra điều gì, vội lấy trong balo một tấm ảnh đưa cho tôi.
- Đây là ảnh em chụp ở PP. Phía sau em ghi 2 số điện thoại, một của cô em ở BK, và một là của nhà ba má bên Paris. Em sẽ mong tiếng chuông điện thoại của anh hàng ngày. Đừng làm em thất vọng.
Nói xong em lại dụi đầu vào ngực tôi thổn thức. Để Chan Thu khóc một lúc nữa tôi đứng lên nói :
- Anh đi về sớm. Còn thời gian em xuống nhà hỏi vợ anh Hêng cách cuốn xà rông và đội khăn đi, không mặc quen dễ bị tụt lắm. Đang đi đường mà tụt thì không có chỗ nào mà chui đâu.
Cô bé đấm nhẹ tôi một cái rồi ôm ghì lấy tôi hôn như mưa lên mặt. Khó khăn lắm mới gỡ được ra.
- Em ngồi trên này, anh xuống nói chuyện với ĐR một chút rồi về luôn.
Xuống nhà thấy ĐR đứng chờ ở vỉa hè. Thấy tôi ĐR hỏi:
- Em tôi thế nào ?
- Vẫn vậy thôi. Nhưng anh yên tâm, cô bé sẽ theo anh đi Thái.
- Làm phiền anh quá. Trước lúc anh đến nó vẫn khăng khăng đòi ở lại với anh.
Chìa tấm ảnh của Chan Thu ra ra tôi nói :
- Đây là bằng chứng Chan Thu sẽ đi cùng anh. Đằng sau còn 2 số ĐT, anh xem có đúng không ?
Cầm tấm ảnh xem trước sau xong ĐR lấy cây bút :
- Vẫn thiếu để tôi ghi thêm cho đầy đủ.
ĐR viết thêm 4 chữ : Bảo Nam, Bảo Yến. Rồi nói:
- Đây là tên VN của hai anh em tôi, nếu anh gọi thì gọi theo hai tên này.
Tôi cầm lại tấm ảnh rồi ra về. Trong lòng vẫn nặng trĩu, ngồi ngào sân đốt thuốc liên tục rà soát lại toàn bộ câu chuyện, và kế hoạch ra đi của hai anh em họ. Thấy không có gì sơ hở. Chỉ một điều e ngại duy nhất : Nếu họ không đi được đến Koh kong mà bị chặn lại dọc đường thì bản thân tôi khả năng sẽ bị phiền phức lớn. Ngày mốt trông chờ vào may rủi thôi. Họ bị chặn lại thì sẽ bị đưa về VN . Nếu họ khai ra tôi giúp họ, dù chỉ là gián tiếp thì khả năng tước quân tịch khá cao. Tặc lưỡi, thôi kệ dù sao cũng lỡ đến bước này rồi. Nếu sự thật điều đó xảy ra. Tôi sẽ cùng anh em họ tiếp tục đi. Đi cùng tôi khả năng họ sẽ an toàn hơn và chắc sẽ thoát.
------------
Sáng hôm sau tôi không ra chợ ngồi nhà dịch tài liệu tôi nhớ là " Hiệp định dẫn độ giữa Cu ba - Kampuchia " vì trong đó có từ " dẫn độ" tra từ điển không ra, phải tìm trong từ điển K - Pháp rồi Pháp - Việt mới ra từ đó. Vì tài liệu cần gấp đầu giờ chiều, tuy chỉ có 3 trang giấy mà cũng bù đầu do mới học chính quy tiếng K. Cuối cùng sắp đến giờ cơm trưa cũng xong. Trả lại tài liệu cho phòng lãnh sự. Tôi xuống nhà bếp ăn vội bát cơm rồi lên Oscar. Biết BY rất mong tôi, chắc lại khóc hết nước mắt ( từ giờ tôi sẽ gọi anh em họ theo tên tiếng Việt)
Lên tới nơi đúng như dự đoán, BY nằm khóc trên giường, còn ông anh thì ra vào tỏ vẻ rất sốt ruột. Thấy bóng tôi BN vội nói :
- Anh vào xem giúp con bé chút. Từ sáng ra quán không thấy anh, về đến nhà là nằm khóc, chưa ăn gì. Tôi có mua cái bánh bao để trên bàn. Anh dỗ nó ăn lấy sức mai còn đi.
Có lẽ đã biết tôi đến, nên vào đến phòng thấy BY đã ngồi dậy. Cô bé lấy khăn lau mặt rồi ngồi xuống cạnh tôi.
- Sao rồi, em định tuyệt thực hả ? Buổi sáng, anh bận không ra đó được, dù rất muốn gặp em. Giờ em ăn cái bánh này đi rồi nói chuyện.
BY ngoan ngoãn cầm cái bánh ăn:
- Anh ngồi đây cũng được.
- Anh ra ngoài với BN. Phụ nữ xấu nhất khi ăn và đẹp nhất khi ngủ. Em muốn anh nhìn thấy em lúc xấu nhất à ?
BY lườm tôi nói:
- Con trai bắc hôm nay cũng biết nói giỡn rồi. Thôi anh ra ngoài để em ăn. Không lại chê em xấu.
Tôi bước ra ban công đứng bên BN lặng lẽ lấy thuốc lá ra hút. BN hỏi :
- Con bé ăn chưa anh.
- Đang ăn và đã vui vẻ.
BN thở dài nói :
- Cũng vì nó quá yêu anh nên mới như vậy. Tôi cũng chẳng biết khuyên can nó thế nào. Ngày mai ra đi, không biết nó sẽ ra sao nữa.
- Không có vấn đề gì lớn đâu. Sau này có dịp tôi sẽ tìm lại hai người sau.
BN trợn tròn mắt nhìn tôi:
- Anh nói thật đấy chứ !
- Đến lúc này thì phải nói vậy cho cô bé yên tâm ra đi thôi. Còn sau này thế nào thì tôi chưa nghĩ đến.
Đến đây, thì nghe BY gọi :
- Anh Hai vào chơi với em đi.
Tôi bước vào nói :
- Hôm nay anh đưa em đi dạo PP buổi chiều cho khác mọi hôm. 5h về rủ anh BN và anh Hêng đi ăn cơm chia tay.
Chúng tôi lại ra Wat Phnom đi lên ngôi chùa trên đỉnh đồi.
- Em vào chùa khấn xin đi đường bình an đi.
BY nghe lời tôi vào chùa khấn vái một lúc lâu vẻ mặt rất nghiêm túc, thành tâm. Thấy em quay ra tôi hỏi :
- Xong chưa em ? Mình xuống chân đồi ngồi chơi một lúc rồi về.
- Em đố anh em cầu khẩn cái gì ?
- Thì anh đã bảo em vào khấn bình an, mạnh khỏe mà.
- Còn nữa. Cho anh đoán.
Biết em muốn nói gì nhưng tôi lắc đầu :
- Vậy anh chịu rồi.
BY nghé sát tai tôi nói:
- Em cầu cho anh sức khỏe, sẽ đi tìm em và sẽ thuộc về em mãi mãi.
- Trời, em tham vậy anh còn của gia đình anh nữa chứ. Mà thôi, cứ tin là như vậy đi, biết đâu sau này lời cầu khẩn của em thành sự thật thì anh cũng rất vui.
Nghe tôi nói vậy nét mặt BY trở nên vui vẻ, tươi tắn. Ngồi nói chuyện một lúc, tôi kể cho em nghe sự tích núi bà Pênh ( là nơi chúng tôi đang ngồi)...
Hơn 4h chúng tôi ra về. Tôi nói với BY:
- Em lên nhà gọi anh N xuống để anh rủ anh Hêng đi ăn cơm cùng.
Em nhìn tôi hỏi :
- Gọi anh Nam nào ?
- Mai hai người rời đất K rồi, nên anh sẽ gọi tên tiếng Việt của hai người cho quen.
- Vậy em gọi anh là gì ?
- Em gọi anh là Chan Thu, anh sẽ lấy tên em của em khi vẫn sống ở đây.
- Vậy trước đây tên anh là gì ?
- Mọi vẫn gọi anh là anh Hai, chú Hai
- Em muốn hỏi tên thật của anh cơ.
- À, tên anh gần giống tên em, khác mỗi chữ cái đầu. Mà em thích gọi anh là Chan Thu hay gọi tên khác.
- Em thích anh lấy tên của em. Từ nay em cũng gọi anh là Chan Thu.
Nói xong em vui vẻ chạy lên lầu. Tôi vào nhà mời vợ chồng anh Hêng đi ăn cơm nhưng chị vợ phải trông cửa hàng.
Tôi đưa mọi người ra một nhà hàng gần bờ sông ngồi ăn mấy món cá. Vừa ăn chúng tôi vừa chuyện trò, BN rất vui vẻ. Riêng BY hầu như chỉ ngồi im uống nước.
- Em ăn đi chứ, hay không thấy ngon, em muốn ăn gì thì gọi.
- Em chưa ăn, tối về em mua bánh ăn. Ăn bây giờ anh lại chê em xấu.
Tôi cười :
- Sáng anh nói đùa đấy, vậy mà em cũng tin sao ?
- Nhưng em thấy đúng mà.
- Thế này thì em chết đói thôi. Ăn đi anh không nhìn đâu, anh ra ngoài hút thuốc cho em ăn vậy.
Tôi đi ra sát bờ sông đứng hút thuốc, suy nghĩ vẩn vơ. BN đi ra đứng bên tôi nói :
- Sáng mai tôi đi sớm. Anh còn điều gì căn dặn không ?
Chợt nghĩ ra một điều tôi vội nói :
- Đúng rồi tôi suýt quên.
Tôi chạy vào quầy thu ngân mượn cái bút và hai mảnh giấy trắng. Đưa cho BN :
- Anh viết cho tôi mấy chữ để tôi nhận được nét chữ của anh khi anh gửi thư về.
BN cầm giấy bút hỏi tôi :
- Viết cái gì ?
- " Đến nơi bình an, cảm ơn" và " Đến nơi bình, cám ơn"
BN viết xong nhìn tôi vẫn chưa hiểu gì. Tôi giải thích :
- Khi đến anh phải viết thư về cho tôi thì tôi mới trả họ nốt 4 c vàng. Nếu anh viết " Cảm ơn" thì tôi hiểu mọi việc tốt đẹp, còn nếu là " Cám ơn" thì có nghĩa là có vấn đề. Anh lưu ý viết cho chuẩn xác.
BN hiểu ra và gật đầu. BY đã ăn xong đứng sau lưng tôi hóng chuyện từ lúc nào. Giật mảnh giấy còn lại trong tay BN :
- Em cũng viết cho anh được nét chữ của em.
Rồi BY cũng hý hoáy viết vài dòng, gập tờ giấy lại em nhét vào túi áo tôi nói :
- Cho anh mang về nhà đọc.
Nhìn đồng hồ đã 7h, tôi vào thanh toán tiền, gọi mọi người ra về. BY nói:
- Hai anh về trước em đi chơi một chút rồi về sau.
Tôi chạy theo BN nói:
- Sáng mai, hai người đi sớm. Phươn sẽ đón tại nhà. Tôi sẽ không tiễn được, nên ta chia tay tại đây.
BN ôm tôi giọng xúc động:
- Tôi hiểu, chúc anh ở lại mạnh khỏe. Rất tiếc, không được gọi anh là ..." em rể ".
Tôi cười :
- Quả đất tròn không biết thế nào ? Cứ tin là được.
BN ngậm ngùi bắt tay tôi lần nữa rồi bước nhanh theo anh Hêng.
Tôi quay lại đưa BY đi dọc bờ sông về phía Hoàng cung.
---------
Ngồi xuống đoạn kè gần Hoàng cung chúng tôi lặng lẽ bên nhau mỗi người theo đuổi một suy nghĩ. Chợt BY kêu:
- Anh Chan Thu?
Tôi giật mình nhìn quanh.
- Em gọi anh đấy.
- À, xin lỗi anh quên. Tên mới nên anh chưa quen. Giờ thì anh nhớ rồi.
BY ngả người vào lòng tôi giọng nũng nịu:
- Từ giờ anh phải nhớ nghe. Anh ôm chặt em đi.
Từ đó về sau cái tên Chan Thu được gắn liền với tôi. Bà con người K ngoài chợ đều gọi tôi là: chú CT, anh CT...và đến tận bây giờ vẫn có người gọi tôi là Chan Thu.
- Sáng mai em đi anh sẽ không tiễn em đâu.
- Sao anh ?
- Anh không thích cảnh chia tay, nhất là đối với em. Chúng ta ngồi với nhau một lúc nữa rồi anh đưa em về nghỉ sớm mai còn đi.
BY rơm rướm nước mặt giọng nghẹn ngào :
- Anh sẽ luôn nhớ em chứ ? Sau này ra quân anh nhớ tìm em nhé.
- Anh sẽ luôn nhớ em. Những ngày bên em anh rất vui.
Tôi đỡ em dậy và nói :
- Anh đưa em về, đến giờ giới nghiêm rồi.
Chúng tôi thong thả đi dọc bờ sông ra về. Đến nhà tôi dừng lại nói :
- Em lên nhà đi.
Xiết chặt thân hình nhỏ bé của em trong vòng tay, tôi hôn nhẹ lên trán em. BY liền ôm lấy cổ tôi kéo xuống và chúng tôi trao nhau một nụ hôn dài. Em run rẩy trong vòng tay tôi.
Buông em ra, tôi nắm hai vai em xoay lại lại phía cửa nhà nói :
- Em lên đi.
BY ngập ngừng, khóe mắt đẫm lệ nhìn tôi :
- Anh nhớ tìm em nhé.
Tôi gật đầu, sống mũi cay sè, thương em quá. Cuộc đời thật trớ trêu, tự nhiên tôi biến thành một thằng nói xạo.
Bóng em đã đi khuất, tôi thở dài quay về, một giọt nước mắt chảy dài trên má. Tôi dừng lại hút điếu thuốc đè nén cảm xúc rồi chậm rãi về nhà, nhìn đồng hồ đã gần 10h đêm, đường phố không bóng người, các ngã tư đều có bộ đội ta đứng gác, một vài tốp lính K khoác súng lặng lẽ đi tuần. Cả đường phố chỉ có mình tôi. Cảm giác thật cô đơn trống vắng.
Cuối cùng tôi cũng về đến nhà. Pha ly cafe tôi ngồi trầm ngâm hút thuốc. Suy nghĩ mông lung, nỗi nhớ BY lại dâng lên. Không lẽ mình yêu em đến vậy sao ? Trong chuyện này mọi người đều nhận xét tôi là người lạnh lùng ( nhất là các em trong tổng đoàn chuyên gia ) họ cần gì tôi giúp nhiệt tình nhưng không bao giờ tán tỉnh cợt nhả...
Mệt mỏi, tôi lên giường nằm, cố dỗ mình vào giấc ngủ. Tỉnh dậy, lúc 5h sáng, tôi chạy vài vòng trong sân, ra xà đơn, xà kép tập một chút. Nửa muốn chạy lên tiễn em, nửa không. Cuối cùng tôi mặc quần áo và cắm cổ chạy gần đến nơi tôi dừng lại, đứng sau một gốc cây lớn nhìn về phía Oscar. Được một lát thì Phươn đến đưa hai anh em họ đi, nhìn dáng em nhỏ bé, lủi thủi đi ra, mắt hướng về phía tôi, mong nhìn thấy bóng tôi xuất hiện nơi đầu đường. Tôi cắn chặt hàm răng, để khỏi bật lên tiếng gọi, nước mắt tràn ra xót xa. Xe nổ máy lao vụt qua mặt tôi. Vậy là em đã ra đi để lại trong lòng tôi một khoảng trống vắng khó lấp đầy.
Tôi quay về nhà, ngồi dịch cuốn " Tum Tiêu " giúp một anh bạn. Mấy thằng rủ ra chợ uống cafe tôi cũng không đi. Ngồi làm việc và hồi hộp đếm thời gian.
--------
Sau 3 ngày cấm túc, ngồi nhà nghe ngóng gặm nhấm nỗi buồn nhớ. Ngày thứ tư, tôi ra chợ, vào quán chị Năm, ngồi vào chỗ quen thuộc, chị Năm đon đả :
- Mấy hôm rày không thấy chú ra ? mà hai cô cậu hay ngồi với chú hôm nay không ra à ?
- Dạ, em bận. Còn hai anh em họ về SG rồi chị.
- Uổng quá, con nhỏ trông dễ thương, mà nó thương chú quá trời luôn, mà để nó về mất.
- Dạ, không có duyên chị ơi. Lính tráng nay đây mai đó, tính làm gì chuyện đó. Khổ người ta, khổ cả mình.
Chị Năm gật gù :
- Ừa, mấy chú bộ đội giờ ai cũng tốt, làm gì cũng đều nghĩ trước nghĩ sau.
Ngồi uống xong ly cafe tôi qua quầy thuốc lá chị Hai, lấy cây thuốc Samit vòng qua cửa chợ mua cho chú Đ nải chuối rồi về nhà. Gặp cô T. Ngoài cổng tôi nhờ cô cầm nải chuối lên nhà giúp, rồi đi ra. Cô T gọi với theo:
- Cậu có ăn cơm không cô chú để phần.
- Dạ, cháu lên viện 116 uống rượu với thằng Toàn.
- Bs Vạn Toàn hả.
- Dạ vâng.
( Nguyễn Vạn Toàn là Bs quân y ngoại chấn thương học ở Đức về. Con rể cụ Đỗ Chính. Sau này chuyển về làm ở khoa phục hồi chức năng Việt Đức. Mất do nhồi máu cơ tim cách đây 6-7 năm )
Tôi vẫy cái xe ôm đi lên Oscar. Anh Hêng biết tôi lên có việc gì, anh lắc đầu rồi nói:
- Chắc phải ngày mốt anh ơi.
Ngồi dưới cửa hàng chơi một lúc. Tôi về viện 116, gặp chú em Xuân Anh ở sân :
- Anh Toàn có nhà không em ?
- Anh Toàn mổ buổi sáng vừa xong lại đi qua nhà ông Sao Hô ( TCT Hải quan K) chữa cho ông ấy cái mắt.
- Vậy thôi, anh về. Anh Toàn về nhắn qua anh chơi.
( Xuân Anh nay là giám đốc Bv 354)
Mới hơn 10h sáng, tôi vào A40, đến đoàn chuyên gia đại học chém gió với các em Tổng hợp văn, cho hết sáng. Đầu giờ chiều tôi ra về.
Lại thêm một ngày nữa nặng nề trôi qua. Nhẩm tính lịch trình thì hai anh em họ nếu không có gì trở ngại thì 2 ngày sau đã sang đất Thái và ngày thứ 4 là tôi đã có thể nhận được hồi âm của họ. Tôi bắt đầu có linh cảm bất an. Nhưng cũng không biết phải làm sao.
Hai ngày nữa trôi qua. Tôi quyết chờ đến sáng ngày thứ 7 kể từ khi anh em họ ra đi. Sáng sớm tôi đã lên tới Oscar, anh Hêng vẫn lắc đầu :
- Phươn đã về chưa anh.
- Tối qua vợ nó cũng qua hỏi. Mọi khi nó đi chỉ 4-5 ngày nhiều nhất là 6 ngày. Đáng ra muộn thì tối qua cũng phải về rồi.
Tôi quay ra và tin chắc chuyến đi đã có vấn đề. Nếu họ bị chặn dọc đường thì giờ này khả năng đã có người tìm tôi. Vội vã ra quán " Ba cô " kín đáo đứng quan sát quán hơn một giờ không thấy có vấn đề gì tôi hỏi :
- Hai ba hôm nay có ai hỏi anh không?
Các cô đều lắc đầu. Tôi xuống quán chị Năm và cũng như vậy. Khó hiểu, nguyên nhân gì đây ?
Tôi về nhà nằm thượt suy nghĩ. Có thể bị chặn lại họ bỏ xe đi bộ chăng ?
Mà thôi, ngồi đoán mò đau đầu. Sáng mai vẫn phải lên Oscar.
--------------
Cả đêm trằn trọc suy nghĩ đặt ra các giả thuyết tìm lời giải mà không tình huống nào hợp lý. Trời mờ sáng tôi lại dậy pha cafe, rồi tập thể dục một chút. Quay vào nhấm nháp ly cafe chờ sáng hẳn. 6h lại đi lên Oscar. Cửa hàng chưa mở cửa. Lại phải ra quán " Ba cô " ăn sáng.
Gần 7h tôi quay lại. Vẫn cái lắc đầu của anh Hêng. Chán nản, tôi lang thang ra đồi Bà Pênh ngồi nhìn thành phố buổi sáng. Cuộc sống đã hồi sinh người đi làm tấp nập, trẻ em từng đoàn đến trường. Người K cũng là một dân tộc hiếu học. Những buổi tối họ kéo nhau đi học thêm ngoại ngữ như đi xem hát, từ đứa nhỏ 8-9 tuổi đến người già 50 -60 tuổi. Tối đến đều mang sách đến các trung tâm học ngoại ngữ. Có những đứa trẻ hơn 10 tuổi đứng bán thịt giúp mẹ mà tiếng Nga, Anh, Việt nói rất tốt. Có lẽ dân tộc họ có khăng năng học ngoại ngữ nhanh. Tôi nhớ thi thoảng có bà hoàng hoàng Sisovat em họ Sihanuc đến thăm chú Đ. Bà ta nói tiếng Pháp như bắn tiểu liên, bộ điệu như một dân Paris chính gốc. Tiễn bà ta về xong chú Đ quay lại nói với tôi :
- Bà công chúa này nói nhiều và nhanh quá, nghe không kịp.
Gần trưa tôi về nhà, trong lòng lo âu phấp phỏng. Anh em học làm sao thì cả đời này tôi ân hận, tự trách mình sao không đưa họ đến tận cảng Koh kong. Chuyện đó đối với tôi không khó. Chỉ cần xin phép về SG thăm người nhà là tôi có thể vắng mặt 1 tuần. Một ngày nữa trôi qua, tôi có ý định xuống cảng tìm họ, nhưng suy nghĩ lại thì biết tìm ở đâu ? Vùng đó tôi mới qua một lần, không quen biết ai. Lại một buổi sáng nữa, gần trưa tôi mới đi lên Oscar, vì biết chắc cũng không có tin gì. Từ xa anh Hêng đã nhận ra tôi, đưa tay vẫy, mừng quá tôi chạy vội đến:
- Sao anh ?
- Về rồi, thằng Phươn cũng đã về bên nhà. Kẹt chưa đi được. Về từ chiều qua, đang trên nhà.
Tôi nhảy mỗi bước 2-3 bậc cầu thang lao vào phòng. BY đang ngồi bên mép giường thấy tôi liền lao ra ôm cứng lấy cổ tôi dụi mặt vào ngực tôi nói :
- Em nhớ anh quá, mới mấy ngày mà mà như cả năm trời.
BN cũng đang ở trong phòng khẽ gật đầu chào tôi rồi đi ra đứng ngoài ban công. Chờ BY đã qua cơn xúc động. Tôi bảo em ngồi xuống :
- Mấy ngày vừa anh rất lo cho hai người, và nhớ em. Đi đường hên xui vậy đó. Em ngồi đây chờ anh bàn công chuyện với BN một lúc.
Tôi bước ra ban công hỏi BN:
- Tình hình đi thế nào ? sao không đi được ?
Giọng buồn bã BN nói :
- Tối hôm đó đến Koh kong gặp anh Phonly, anh ta bảo hôm nay biển động, sóng lớn tàu anh ấy nhỏ không đi được. Chờ đến hôm sau. Sáng hôm sau thì hải quan, cảnh sát, biên phòng mở chiến dịch truy quét buôn lậu. Toàn người PP xuống làm nên không tàu nào dám đi. Chờ một hai này sau vẫn truy quét không biết bao giờ kết thúc, nghe anh Phươn nói họ sẽ làm một tháng liên tục nên đành quay về chờ.
- Thôi, không sao. Quay trở về bình an là tốt rồi. Để tôi gặp thằng Phươn xem sao ? Yên tâm, tôi sẽ tìm cách đưa hai người ra đi sớm nhất.
- Giờ mọi việc trông cậy vào anh thôi. Tôi buồn và cảm thấy thất vọng quá.
- Mới có một lần không thành công mà đã vậy sao ? Người ta đi cả chục lần không thoát mà. Vui vẻ lên tôi đi gặp thằng Phươn.
BN theo tôi quay vào phòng lấy trong túi ra 3 cây vàng nói :
- Anh Phonly xin lỗi và gửi lại cho anh. Anh cầm đi lo công việc.
- Anh cứ cầm giúp vã đưa tôi 5 chỉ vàng lẻ. Tôi đi sang đó xem sao.
BY đứng lên đòi đi theo tôi :
- Em ở nhà nghỉ ngơi đi. Mấy hôm đi đường mệt mỏi rồi.
- Về đây là em hết mệt rồi. Em muốn đi cùng anh.
Nói xong em ôm cánh tay tôi kéo ra khỏi phòng.
- Em rắc rối quá, anh đi có chuyện chứ có đi chơi đâu.
- Em muốn đi cùng anh cho vui, bộ anh không thấy nhớ em sao ?
- Có nhớ. Thôi đi nhanh.
Đến nhà Phươn. Hồng Nang đã cho con ăn ngoài nhà.
- Anh Phươn có nhà không em ?
- Dạ, anh đang ngủ. Để em kêu anh dậy.
BY thì thào :
- Trời, vợ anh Phươn dễ thương quá anh heng.
Phươn đi ra chào chúng tôi và quay vào nhà rửa mặt. Hồng Nang mời chúng tôi ngồi rồi chạy vào bếp lấy nước. Phươn ra ngồi xuống nói:
- Xui quá anh, biển động và gặp đợt truy quét buôn lậu nên kẹt không đi được. Em đành đưa người về. Phonly đã gửi vàng lại cho anh.
- Tôi nhận được rồi. Tôi gửi 2 người 5 chỉ vàng. Dù sao hai người cũng đã mất công đưa người đi về. Gửi lời cám ơn Phonly.
Phươn cảm ơn tôi và hỏi :
- Giờ anh tính sao ? Chờ hết truy quét đi tiếp hay đi đường bộ ? Em có vài mối lớn nếu cần em sẽ hỏi giúp.
- Cậu cứ hỏi giúp tôi đi. Nếu được thì thông báo cho tôi.
- Dạ, vậy chiều này em đi hỏi.
Chúng tôi trở về nhà tôi nói với BN:
- Có lẽ phải chờ hết đợt truy quét mới đi được. Hoặc nếu hỏi được đường bộ anh có đi không ?
- Giờ tùy anh quyết định. Tôi thì sao cũng được.
BY xen vào :
- Chờ họ làm xong rồi đi anh hai.
Hai anh em họ mang hai tâm trạng trái ngược nhau giữ đi và ở.
Tôi đưa cho BN một ít tiền Riel :
- Anh cầm lấy tiêu vặt trong thời gian chờ đợi.
Quay lại BY :
- Chiều nay anh có việc.
- Tối anh lên với em nghe.
Tôi gật đầu, đi nhanh xuống nhà. Trong lòng trở lại thanh thản. Bắt đầu tính toán kế hoạch tiếp theo.
Như lời của BN và Phươn thì sự việc là như vậy. Và họ cũng không lấy tiền của mình. Vậy sự việc có thể là đúng. Có điều chỉ sợ họ xuống đó thấy khó khăn nên bịa chuyện truy quét để quay về. Nếu như vậy thì chờ đợi sẽ mất công. Tốt nhất cứ phải kiểm tra thông tin này rồi mới tính tiếp được.
Buổi chiều tôi lên viện 116 gặp Toàn. Vừa xong ca mổ Toàn hỏi :
- Ông đi đâu mà dạo này mất hút không thấy lên đá bóng cùng anh em?
- Tôi bận chút việc. Hôm nay ông làm ca chiều à ? Bận không ?
- Tôi làm từ sáng đến giờ, trưa nghỉ chút, thương binh về nhiều quá. Không mổ nhanh nó nhiễm trùng thì còn mệt. Cả ngày nay cắt hơn chục cái chân thí nghiệm phương pháp mới vừa cắt vừa xử lý mỏm cụt luôn.
Nghe ù cả tai :
- Ông nói vậy tôi hiểu quái gì đâu. Hôm trước nghe Xuân Anh nói ông đang chữa bệnh cho Sao Hô à ?
- À, thằng cha nó bị xệ mi tôi làm tiểu phẫu cho nó thôi. Chút nữa tôi qua nhà nó khám lại.
- Tôi đi với ông .
- Ông có việc gì ?
- Làm quen thôi, TCT hải quan thiếu gì việc nhờ vả.
- Ok, sau 5h thì đi
----------
Sau 5h chiều tôi cùng bs Toàn đến nhà Sao Hô, gần sân vận động Olempic. Sau màn chào hỏi Toàn nói:
- Giới thiệu với anh đây là đ/c T bs quân y ở bệnh viện 108 chuyên khoa mắt. Mới bổ sung sang hôm qua. Tiện thể tôi đưa đến đây kiểm tra cho anh. Còn đây là anh SH TCT hải quan.
SH cười vui vẻ, giọng VN lơ lớ:
- Vậy anh T kiểm tra giúp xem anh Toàn làm cho tôi có gì sai sót không, đôi mắt là quan trọng lắm.
Bố ông bạn quá đà thành ra hại mình rồi. Toàn nhanh nhẹn mở cái túi cứu thương lấy đôi găng tay cao su và cái đèn pin nhỏ đưa tôi và lừ mắt ra hiệu " Cứ làm đi". Thôi thì đành, tôi đi găng tay, cầm đèn pin nói với SH:
- Anh bỏ giúp cái kính tôi kiểm tra.
Nhẹ nhàng mở tấm băng nhỏ che mắt. Tôi soi đèn pin xem xét tỏ vẻ rất kỹ càng, chứ có biết mẹ gì đâu. Xem xong tôi phán như đúng rồi :
- Tốt rồi anh, bs làm cẩn thận, mát tay vài ngày nữa anh có thể bỏ băng, tháng sau là mắt anh đẹp hơn xưa.
Thoát nạn, tôi thở phào tháo găng tay ngồi xuống. SH mời chúng tôi uống nước. Tôi nói:
- Đợt này không đau mắt chắc anh SH cũng lên Koh kong chỉ đạo tổng kiểm tra cảng ?
SH gật gù :
- Vâng, nếu không bị thì tôi phải đi tình hình buôn lậu lớn dưới đó phức tạp, mất nhiều vàng của K sang Thái. Đợt này phải thay đổi toàn bộ cán bộ dưới cảng.
- Thế thì chắc phải một thời gian lâu mới xong.
- Dự kiến 3 tháng anh ạ.
SH nói chuyện rất vô tư không để ý ông bs mới sang hôm qua mà biết chuyện rõ thế. Ngồi thêm một lát bọn tôi ra về, SH kêu người nhà mang ra biếu chúng tôi 2 chạ rượu Naponeon.
Chà, cha này cũng không phải dạng vừa. Thời kỳ sau SH giúp tôi được nhiều trong công việc buôn xe máy từ K về VN.
Tôi và Toàn chia tay ở cổng viện 116:
- Ông mang cả 2 chai về mà uống, tôi có biết uống rượu đâu. Mà ông không nói trước để tôi chuẩn bị, may không lộ vở.
- Mấy động tác lặt vặt này ông thừa sức đóng tốt việc gì phải nói trước. Thôi ông về đi, chiều mai rảnh lên đây uống rượu với bọn tôi cho vui.
Nhìn đồng hồ, gần 6h30'. Tôi đi đến Oscar. Như vậy lý do của việc trục trặc trong chuyến đi là chính xác. Hai ông em này không nói dối, nên tin tưởng được, làm ăn nghiêm túc và uy tín. Có thể tiếp tục hợp tác.
Đến cửa hàng, tôi lên lầu báo với hai anh em, tôi sẽ tìm mối khác đưa họ đi đường bộ, vì đường biển khả năng sẽ kẹt khoảng 3 tháng. BY thì mừng ra mặt :
- Vậy bọn em chờ 3 tháng cũng được anh CT.
- Để anh tính sau chứ anh trai em sốt ruột lắm rồi. Giờ anh đi có việc, mai hẹn ngoài quán chị Năm.
- Anh cho em đi với
- Anh đi gặp người lạ, em đi không tiện.
BY ngoan ngoãn nghe lời. Tôi đi xuống và sang nhà Phươn. Cậu ta đang ngồi chơi với con:
- Phươn này, theo tôi biết chính xác là phải 3 tháng họ mới rút quân. Và hải quan, biên phòng, công an dưới đó sẽ thay người mới hết. Cho nên đi được thì cũng phải 4 tháng trở lên. Công việc của cậu cũng nên chuyển tạm thời sang đường. Cậu khẩn trương tìm mối giúp tôi. Cần gì thì báo.
Phươn gật đầu :
- Đường bộ em cũng biết vài mối vì trước đó buôn bán nhỏ lẻ em từng đi rồi. Nhưng để an toàn thì chắc phải tìm người có khả năng lớn. Anh yên tâm em sẽ kiếm nhanh thôi.
Tôi ra về, tắm rửa nghỉ ngơi cả ngày mệt mỏi toàn đi bộ rã cả chân.
----------
Vài ngày tiếp sau đó Phươn dắt tôi đi mấy nơi để liên hệ, nhưng qua nói chuyện linh cảm thấy không yên tâm lắm nên không bàn chuyện tiếp. Tâm trạng bắt đầu chán nản, buồn bực. Với BY thì vẫn vậy, sáng tối vẫn gặp nhau rồi lại ngồi chuyện trò dưới chân đồi Bà Pênh. Được hơn một tuần thì Phươn nhắn tìm được đường đi tốt, rất an toàn. Tôi liền đến gặp Phươn. Hỏi qua về người đó Phươn nói là ông chú quen người Hoa kiều, là một đầu nậu phân phối hàng hóa cho các chợ PP. Nghe có vẻ được vì từ khi quen Hêng và Phươn tôi có cảm tình với dân Hoa kiều họ làm ăn đàng hoàng, trung thực và có uy tín.
Phươn đưa tôi đến một ngôi nhà trên đường đi sân bay Pochentong, cách PP khoảng 7-8 km.
Đó là ngôi nhà xây kiểu nhà sàn truyền thống của Kampuchia. Tầng 1 để trống xây tường. Qua một cái sân đất tương đối rộng, khi xưa chắc là vườn cây ăn quả. Cánh cổng lớn luôn mở. Trông sân và tầng 1 rất nhiều hàng hóa, 3 - 4 người đang xuất hàng cho dân buôn chủ yếu là mì chính, thuốc lá, quần jean...họ làm việc rất trật tự không ồn ào. Phươn hỏi một nhỏ một người đàn bà, thấy chị ta chỉ tay lên tầng 2. Phươn dắt tôi lên vào phòng khách. Ông chủ nhà đang ngồi trên bộ xa lon cũ, người cuốn độc cái xà rông, thấy có khách ông ta mới với ra sau lấy cái áo sơ mi khoác vào. Tôi ngồi xuống đầu salon mặt quay ra cửa, sau lưng là cái tủ rượu.
Chắc Phươn đã nói qua chuyện của tôi, nên ông ta cũng không có gì ngạc nhiên. Phươn nói với tôi:
- Đây là chú Sềnh mà em đã nói. Anh cần gì cứ nói với chú.
Người đàn ông nói với tôi bằng tiếng rất sõi:
- Tôi có nghe Phươn nói việc cậu cần nhờ. Vậy việc của cậu thế nào ?
Chưa vội vào chuyện chính tôi hỏi :
- Chú Sềnh có ở VN bao giờ không mà chú nói tiếng VN giỏi vậy ?
- Tôi chạy về VN 1975 sống nhờ anh em bà con ở Chợ Lớn. Giờ Kampuchia giải phóng tôi quay lại làm ăn. Trước khi về VN tôi cũng đã biết tiếng V rồi.
Giọng ông ta trầm ấm nhưng nét mặt không biểu hiện gì lạnh lạnh, trong khi nói ông ta không ngừng chăm chú quan sát biểu hiện của tôi. Bố già này có vẻ khó chơi. Không biết năng lực tới đâu. Tôi hỏi tiếp :
- Chú Sềnh qua Thái lần nào chưa ?
- Hồi đầu tôi có qua bên đó cất hàng vài lần, sau đó thì thôi để em út nó làm.
- Với lượng hàng lớn như vậy đi có khó khăn không chú.
- Bình thường thì hai thùng thuốc lá là khó rồi. Nhưng với tôi thì mỗi lần đem cả chục thùng không sao ?
- Cháu nghe nói đường đi khó khăn lắm và rất vất vả.
Ông ta cười nhẹ ( giờ mới thấy cười) :
- Tiền thôi, quân nào cũng cần tiền hết. Cứ nhiều tiền là xong.
Thấy ông ta có vẻ tự tin nên tôi nói :
- Cháu là chuyên gia VN sang đây công tác. Có hai đứa em ở SG sang muốn sang Thái rồi sang nước khác đoàn tụ với gia đình. Chú xem có giúp được không ?
- Cậu là chuyên gia nghành nào ?
- Cháu bên giáo dục.
- Thời trước có đi bộ đội không ?
- Cháu có đi 3 năm rồi về.
- Tôi biết cậu là một người lính chuyên nghiệp, được đào tạo tốt. Từ cách đi đứng ngồi của cậu tôi hiểu cậu là con người có tính cảnh giác rất cao. Tiếc là cậu không ở trong quân đội nữa. Thời Sihanouk tôi cũng đi lính biệt kích vài năm. Giờ tôi nói với cậu thế này: Tôi đồng ý đưa em cậu đi và đảm bảo an toàn tới nơi. Việc này tôi chưa từng làm vì đó là đường dây buôn bán hàng hóa của tôi, lợi nhuận gấp nhiều lần đưa người trốn sang Thái. Nhưng lần này tôi có lý do riêng để giúp cậu.
- Dạ, cảm ơn chú vậy chú cho cháu biết thời gian có thể đi và tiền vàng thế nào ?
Quay sang Phươn ông ta hỏi :
- Lần trước đi Koh Kong hết bao nhiêu ?
- Dạ, 7c cho hai người nhưng kẹt không đi được nên bọn cháu trả lại người và vàng. Anh Hai đây cho bọn cháu 5 chỉ. Phươn trả lời.
- Tốt, cậu cũng là người biết ăn ở.
Vậy tôi cũng lấy 7c. Cậu có thể đưa lúc nào cũng được. Không quan trọng. Khi nào người của cậu an tòa cậu đưa tôi cũng không sao.
Bố già chơi cũng được, nhưng cái giá có vẻ cao. Như đọc được suy nghĩ của ông ta nói tiếp.
- Bình thường thì 7-8 c hoặc 1,5 một người. Nhưng chắc cậu biết rồi. 10 người đi kiểu này may mắn được 5 người thoát, mà có ít vàng nào đem theo cũng bị lột sạch.
- Dạ, không vấn đề gì cháu hiểu. Vậy khi nào có thể đi chú ?
- Tùy cậu, nếu đi ô tô lên Xiêm riệp thì đi lúc nào cũng được, ngay tối nay cũng được. Còn đi tàu lên Battabang thì phải đợi vì một tuần có hai chuyến thôi, thứ 2 và thứ 5. Hôm nay thứ 5 vậy thứ 2 tới đi.
- Vâng thứ 2 tới cũng được. Còn một điều nữa cháu muốn hỏi chú. Cháu có thể đưa em cháu đến biên giới được không ?
- Chắc cậu không yên tâm ?
- Dạ, không hẳn như vậy. Cháu cũng muốn đi chơi một chút thôi.
- Được, nhưng đến Sisophon thôi vì từ đó là con đường của tôi, cậu không cần biết.
- Vâng, cảm ơn chú.
Công việc xong xuôi, ngồi nói chuyện một lúc nữa, tôi và Phươn ra về ông chú tiễn chúng tôi xuống nhà thái độ có vẻ dễ chịu hơn lúc mới gặp.
--------
Tôi chào chú Sềnh và hẹn sáng thứ 2 sẽ gặp lại chú.
Vẫy cái xe TukTuk tôi và Phươn quay lại PP.
- Thứ 2 cậu có đi lên biên giới với bọn tôi luôn không ? Tôi hỏi
- Em có chút việc nhà, chắc phải tuần sau mới đi được.
Về Oscar tôi thông báo tình hình công việc với BN, BY. Qua một lần đi hụt nên anh ta không vui mừng như lần trước. Chăm chú lắng nghe xong anh ta chỉ nói một câu :
- Mong lần này trót lọt. Anh em tôi đã phiền anh quá nhiều, tôi cảm thấy rất ngại.
- Không có gì, đã hứa với hai người thì tôi cố gắng làm tròn bổn phận thôi. Và lần này tôi sẽ đưa hai người đến gần Poipet.
BY vui mừng nói :
- Anh đi cùng chúng em hả ?
- Không anh chỉ đi gần đến đó thôi, và anh sẽ quay lại PP.
Nét mặt cô bé lại trở nên thiểu não khó coi. Sợ cô bé lại khóc nên tôi ôm vai cô vỗ về :
- Yên tâm 1-2 năm nữa ra quân anh sẽ tìm em.
- Anh nhớ đó, 1-2 năm nữa anh ở ngoài Bắc hay Nam, chỉ cần biết anh ở đâu em sẽ về đón anh.
- Được lúc đó rồi tính. Quay lại BN tôi tiếp : Mấy thứ đợt trước tôi chuẩn bị anh đem theo đầy đủ nhé. Giơ tôi về còn xin phép thứ 2 đi cùng hai người. Ngày hôm nay hơi mệt mỏi.
Nghe tôi nói vậy BY cũng không mè nheo như mọi khi. Em định tiễn tôi xuống nhà nhưng tôi ngăn lại, em tỏ vẻ không vui nhưng vẫn nghe lời.
Về nhà tắm rửa nghỉ ngơi ăn cơm xong tôi đi ngủ luôn. Cảm thấy mệt mỏi thực sự vì đã quá hao tâm tổn trí vì vụ này. Thôi, cứ coi như làm một việc thiện, để hai anh em họ lặn lội mà gặp bọn cướp, giết, hiếp ở biên giới thì ...tôi không dám nghĩ đến điều đó. Còn vài ngày nữa lại phải cố nốt. Sáng hôm sau tôi lên xin phép chú Đ về SG 1 tuần thăm người dì. Chú Đ đồng ý . Sau đó tôi mới ra chợ, ngồi chơi với BN, BY. Tôi bảo hai người về trước tôi còn có chút việc. Đi vào quầy thuốc lá chị Hai ( chị này cũng người Hoa ) tôi lấy mấy bao thuốc rồi ngồi xuống hỏi chị.
- Chị Hai có bao giờ lấy thuốc lá ngoài Pochentong không ?
- Không, ngoài đó xa, chị hay lấy ở Olempic. Chú hỏi có việc gì ?
- À, em hỏi một người quen cũng bán buôn các đồ từ Thái về.
- Người đó tên gì ? Già hay trẻ buôn lớn bên này đa số là người Hoa có thể chị biết mặt.
- Chú Sềnh, khoảng hơn 50, người bình thường, da trắng nói tiếng Việt rất tốt, mặt lạnh tanh.
Suy nghĩ hồi lâu chị Hai nói :
- Bên này nhiều người tên là Sềnh. Hồi trước chị lấy hàng ở Olempic cũng có ông Sềnh buôn lớn lắm, nhưng là người đàng hoàng cho bà con lấy chịu hàng nhiều, bán xong mới mang trả vốn. Sau đó chuyển đi đâu chị không biết.
Biết hỏi nữa cũng vô ích. Nên tôi ra về. Chỉ còn 2 ngày nữa, sáng chủ nhật sẽ phải đi. Nên phải tranh thủ nghỉ ngơi một chút. Tối lại phải đưa BY đi dạo. Hai ngày còn lại trôi nhanh. Tối thứ 7 tôi lên nhà nhắc hai anh em họ chuẩn bị, mai 8h tôi đón. BN thấy tôi đi cùng nên có vẻ rất yên tâm. Tôi đưa BY đi dạo quanh rồi lại ra bậc thềm Wat Phnom ngồi. BY chợt hỏi tôi :
- Tờ giấy em ghi cho anh trước khi đi lần trước anh đọc chưa ?
- Chưa, anh vứt cả hai tờ trong ngăn kéo. Chỉ là nét bút của em và BN thôi có gì đâu.
BY cắn chặt môi rồi nói :
- Vâng cũng chỉ có vậy thôi, không có gì quan trọng đâu. Anh nhớ giữa số điện thoại em đưa cẩn thận.
Những câu chuyện cứ vậy không đầu, không đuôi. Lần này BY không còn khóc lóc vật vã nữa nên tôi yên tâm không phải dỗ dành gì.
Tôi đứng lên giục BY ra về, cô bé kéo tay tôi ngồi xuống, ngả người vào lòng tôi và nói nhỏ qua hơi thở dồn dập khác thường :
- Anh,...em muốn dành cho anh tất cả những gì em có ngay lúc này. Đó cũng là điều em viết trên giấy đưa đưa cho anh.
Nói xong BY dụi đầu vào ngực tôi, luồn tay vào áo mân mê ...cái vuốt hổ tôi vẫn đeo ở ngực.
Hiểu BY muốn gì, nhưng tôi vẫn cố kìm nén cảm xúc:
- Anh hiểu tình yêu của em đối với anh. Nhưng điều đó anh chưa thể làm được lúc này.
- Em tình nguyện vì anh mà.
- Anh biết là vậy nhưng anh chưa sẵn sàng.
Biết tính tôi nên BY lặng im không nói, và bắt đầu nức nở khóc :
- Em ngốc quá phải không anh ? đi yêu một người mà người ta không thèm để ý đến mình.
Lúc này trong tôi cũng " Nọng trong người " nhưng vẫn bình tĩnh nói:
- Em không ngốc, anh cũng yêu em và trân trọng tình yêu của em. Việc gì đến nó sẽ đến một cách tự nhiên. Còn bây giờ thì không.
Miệng nói cứng thế nhưng tôi biết chỉ cần chỉ cần ngồi chút nữa là tôi sẽ sụp đổ. Nghĩ vậy tôi đỡ BY dậy và nói nhanh :
- Về thôi em, mai còn đi sớm. Anh chứ chuẩn bị gì đâu.
BY đứng lên theo tôi ra về. Đến cửa chúng dừng lại ôm hôn tạm biệt BY nói :
- Anh là một con người sắt đá, em ghét anh lắm.
- Anh xin lỗi, em ghét anh hết đêm nay thôi nhé. Ngủ ngon. Anh về đây.
----------
Về đến nhà cũng đã muộn, tôi tranh thủ chuẩn chút đồ để mai đi. Lấy chiếc ba lô cũ và bộ quân phục cuộn tròn nhét vào cái túi trống. Lấy 7 cây vàng gói lại. Mở ví kiểm tra tiền bạc: một ít tiền Riel, 400$ và 2 chỉ vàng.
Lấy thêm quả lựu đạn tiến công nhét vào túi. Mở hộc tủ đầu giường lấy khẩu K59 và 3 băng đạn. Vậy là đủ đi bất cứ đâu trên đất K này. Suy nghĩ một lúc tôi mở hộc súng lấy ra thêm khẩu Brao ninh nhỏ gọn chỉ nằm trong lòng bàn tay. Khẩu này tôi cũng nhặt được, súng dùng đạn gần giống với đạn súng thể thao, kim hỏa cũng mổ vào cạnh các tút chứ không mổ vài giữa như súng khác. Chắc sát thương tầm 5-10 m đổ lại. Tính sẽ đưa cho BY phòng thân.
Sáng hôm sau tôi đến đón hai anh em họ lúc 7h sáng kêu xe TukTuk đến nhà chú Sềnh. Chú liếc nhìn cả ba rồi hỏi :
- Hai đứa em cháu đây hả ? Ngồi chơi uống nước, 11h chú kêu tụi nó đưa ra ga.
Ông chú đột nhiên thay đổi cách xưng hô thân thiện hơn. Tôi lấy trong túi ra 7c vàng đưa cho chú :
- Cháu gửi chú 7 cây cho hai đứa em cháu.
- Đưa hết luôn à ? Dân Bắc Kỳ cũng chịu chơi ghê ta. Chú đã nói đưa lúc nào cũng được mà.
- Dạ, cháu đi vắng nên không muốn để ở nhà, mang đi đường thì cũng không hay. Nên cháu gửi chú luôn.
Nghe lý do cũng hợp lý nên ông chú nhận và sai người cất đi.
- Ba đứa ăn cơm luôn với chú rồi đi.
Ăn cơm xong ông gọi thằng cháu lấy cái xe Volkswagen cũ đưa chúng tôi ra ga, chú dặn thêm.
- Chú có đứa cháu làm trên tàu nên nó sẽ đón ở ga vào toa nhân viên. Đến Battambang sẽ có xe đón đi Poipet. Cháu chờ ở đó khi nào có tin hai em thì hãy về.
- Cảm chú, vậy là chu đáo rồi. Về đến PP cháu sẽ lại thăm chú.
Ông giơ tay chào chúng tôi rồi vào nhà. Ra đến ga PP dân buôn đang chen chúc ngoài sân ga, ồn ào như ong vỡ tổ. Người cháu đưa chúng tội vào phòng đợi, chạy đi một rồi quay lại cùng một phụ nữ K đứng tuổi. Bà ta đưa chúng tôi vào một toa xe có chữ "Toa nhân viên" bảo chúng tôi vào đó nghỉ ngơi chờ. Tôi hỏi:
- Mấy giờ tàu chạy chị và bao giờ thì đến BTB ?
- Chắc 1h tàu chạy, những hôm nay khách đông, chắc muộn hơn. Đi sẽ hơi vất vả và lâu. Vì đường sắt mới được khôi phục từng đoạn. Mất vài đoạn phải xuống đi bộ rồi mới lên tàu tiếp. Đêm mai mới có thể đến Battambang.
Chà, có khoảng 300km mà kéo đến ngày rưỡi, khổ rồi. Nhìn quanh toa xe không có gì đặc biệt ngoài hai hàng ghế băng chạy dài hai bên thành xe. Từ lúc ra khỏi nhà chú Sềnh hai anh em họ im lặng theo tôi, không ai nói câu nào. Tôi bảo BN :
- Anh cứ nghỉ ngơi, thư giãn đi. Đừng lo lắng căng thẳng quá. Mọi viêc từ đây lên Sisophon đã có tôi. Từ Sisophon vào Poipet sang đất Thái thì đã có người của chú Sềnh. Còn sau đó thì là hên xui và năng lực của bản thân anh rồi.
- Sang đến đất Thái thì tôi không có gì phải lo nữa. Cô tôi lấy chồng là một thiếu tướng cảnh sát Thái phụ trách các đồn dọc biên giới Thái - K.
Chỉ cần gặp được cảnh sát Thái nói tên ông ta thì chúng tôi sẽ an toàn.
- Được vậy thì tốt. Anh nghỉ đi.
BY cũng nằm xuống gối đầu vào đùi tôi nói :
- Em cũng ngủ đây. Cả đêm qua tới giờ chưa ngủ.
- Chắc ghét anh quá nên không ngủ được. Ngủ đi còn lấy sức đi bộ đêm nay.
Đường sắt K hồi đó rất tệ. Là tuyến đường do Pháp làm từ lâu. Sau khi Pốt vào thì không hoạt động nữa. Các cầu nhỏ bị phá hết. Giải phóng xong họ mới tự khôi phục lại, chủ yếu là mấy cái cầu để dân đi từng đoạn.
Chạy được hơn năm thì họ dừng hẳn để quy hoạch lại hệ thống giao thống cả nước.
Tôi ngồi dựa lưng vào thành tàu nhắm mắt dưỡng thần. Khi đang có việc thì hầu như tôi không ngủ. Mấy năm làm vệ binh chuyên gác đêm nên cũng quen và cực kỳ thính ngủ. Đang ngủ say chỉ cần có người động nhẹ vào màn là tôi thức và tỉnh như sáo. Làm thằng vào gọi gác giật mình hỏi : " mày không ngủ à ? " cũng vì vậy nên các chuyến bảo vệ cán bộ đi tỉnh thường là tôi với thằng Ương phải đi vì hai thằng ngồi xe không bao giờ ngủ gật.
Hai anh em họ đã ngủ say. Bỗng tàu hỏa giật lên và từ từ chuyển bánh. Hai anh em tỉnh giấc.
- Tàu chạy đó không sao đâu.
Nhìn đồng hồ đã gần 2h chiều. BN lại nằm xuống và chìm ngay vào giấc ngủ, mấy ngày qua chắc cậu ta cũng quá mệt mỏi và căng thẳng.
BY ngồi dậy :
- Anh nằm xuống đây ngủ một chút đi. Trông anh có vẻ hơi mệt.
- Không sao anh bộ đội quen rồi.
- Anh cứ nằm xuống nghỉ đi.
Không muốn để cô bé nói nhiều.Tôi đành nằm xuống cuộn cái khăn rằn lại kê dưới đầu và nhắm mắt thở đều đều.
----------
BY nghĩ tôi đã ngủ, em nhẹ nhàng ngồi nhích lại nâng đầu tôi lên đặt trên đùi, tay mân mê cái vuốt hổ tôi đeo trên ngực. Tiếng tàu chạy đều đều, trong toa chỉ có 3 người chúng tôi. Lúc sau tôi cũng ngủ thiếp đi. Chợp mắt được không biết bao lâu tôi thức giấc nhìn qua đồng hồ đã gần 6h tối. BY đang gục đầu trên ngực tôi ngủ ngon lành. Tôi đành nằm im chịu trận. Lúc sau tàu từ giảm tốc độ. Tôi ngó ra thấy dân tình lao xao nhảy xuống đường. Chắc đến đoạn đi bộ chăng ? Cô nhân viên mở cửa thông báo phải đi bộ hơn 2km rồi bên kia có tàu đón đi tiếp. Chúng tôi khoác túi đi theo cô. Sang bên kia là một ga xép nhỏ. Dân bán đồ ăn, nước uống mời gọi. Nhìn chẳng có gì ngon lành. Tôi mua mấy cái bánh mì và ống tre nước Th'nốt ngọt mang theo. Lại lên toa nhân viên đi tiếp. Cả đêm chúng tôi cứ xuống lại lên vài lần như vậy. 9h sáng hôm sau chúng tôi đến Battambang. Ra khỏi ga đã thấy hai cậu thanh niên người K đón chúng tôi với một chiếc ô tô cà tàng, không hiểu mác xe gì. Chị nhân viên tàu hỏa nói vài câu với hai thanh rồi trở phía nhà ga. Chúng tôi lên xe 3 người ngồi băng sau tương đối chật. Cậu thanh niên ngồi ghế phụ quay lại nói với tôi.
- 3 tiếng nữa đến Sisophon. Rồi nghỉ lại, đến 9h tối sẽ đi Poipet và nửa đêm nay sẽ qua biên giới trong vòng 1h - 2h sớm cũng không được, muộn thì phải quay về Poipet vì ca đó người quen làm việc.
- Vậy hai cậu sẽ đưa hai người bạn của tôi qua bên đất Thái.
- Vâng, chú Sềnh nói anh ở Sisophon chờ thư của bạn anh rồi quay lại PP.
- Vậy tôi phải chờ ở đó bao lâu ?
- Chiều mai khoảng 2h chậm nhất là tối mai.
- Tốt, cảm ơn hai anh.
Tôi cũng sợ chục ngày ngồi trên lửa như đợt trước. Nghe chúng tôi nói chuyện BN vui vẻ, mắt lại ánh lên tia hy vọng. BY thì ngược lại, ngả vào vai tôi, nét mặt buồn bã. Em biết chúng tôi chỉ còn vẻn vẹn vài tiếng nữa bên nhau. Chiếc xe cũ nát chạy long còng xọc như muốn rời từng bộ phận. Đường vắng và xấu. Nên sóc tung người, cậu lái xe có lẽ quen đường nên phóng như ma làm bất kể ổ gà, ổ trâu cậu ta cứ lao ầm xe chạy được nửa đường thì hai anh em họ bị quần cho mệt lử. Tôi và BN phải ngồi sát sang hai bên dành chỗ cho BY nằm nghỉ. Cuối cùng sau màn tra tấn trên xe chúng tôi cũng Sisophon. Nơi đây chỉ còn cách thị trấn biên giới Poipet hơn 40 km. Xe dừng trước cửa hàng tạp hóa nhỏ. Cửa hàng lèo tèo vài bao thuốc lá, khăn mặt, thuốc đánh răng ít nước ngọt, cá khô... Hình như họ bày cho có chứ không phải bày ra để bán. Một phụ nữ trung tuổi bước ra đón chúng tôi vào nhà :
Tôi hỏi bà chủ có nước sạch không chị ? Chị không trả lời chỉ tay ra sau nhà. Tôi với cái khăn mặt trong đống hàng đưa cho BN.
- Anh ra sau rửa mặt cho tỉnh táo rồi lấy chậu nước vào đây. Tôi đưa BY vào. Hai thanh người K đã trao đổi với với chủ nhà xong liền theo tôi ra xe :
- Các anh chờ ở đây chúng tôi đi vào trong kia trướ xem đường xá thế nào ? Chậm nhất 9h tối chúng ta đi tiếp.
Họ mở cửa xe tôi chui vào bế BY ra cô bé đã mệt lả không còn biết trời đất gì. Đưa cô bé vào trong nhà đặt trên cái chõng tre nhỏ, lấy cái túi xách của tôi làm gối. Tôi chạy ra sau nhà, có một cái giếng nhỏ. BN đã rửa xong mặt, chân tay. Mặt đã tươi tỉnh hơn.
- Sao ? không mang nước vào ?
- Tôi đang tìm cái chậu.
Nhìn quanh mảnh sân nhỏ không thấy cái gì đựng được nước. Tôi múc gầu nước và xách luôn vào nhà. Sau khi lau mặt và lau tay cho cô bé xong. Tôi xách gầu nước ra sân sau cúi xuống dội hết lên đầu. Nước giếng mát lạnh khiến tôi tỉnh táo và hết mệt mỏi. Đầu óc sảng khoái minh mẫn. Lau mặt, lau người xong tôi vào. BN đang ngồi cạnh em gái cầm tờ báo phe phẩy, nét mặt lo lắng:
- Anh xem có phải BY sốt không ?
Tôi sờ trán, thấy không vấn đề gì.
- Đừng lo lắng không sao đâu. Đi đường mệt quá thôi. Nằm một lúc là tỉnh.
Nói vậy cứng vậy thôi. Tôi cũng lo, lỡ cô bé nằm vậy đến sáng mai thì công lao vất vả của tôi lại đổ xuống sông lần nữa. Nghĩ vậy tôi nói.
- Nếu vì mệt quá, mà đêm nay BY không đi được thì anh vẫn phải đi. BY sẽ ở lại, có thể phải quay về Phnom Penh với tôi. Anh yên tâm không phải lo gì cả.
- Vâng. Nếu như vậy thì phải đành theo cách của anh. BY ở với anh thì tôi cũng có điều gì e ngại. Tôi biết anh dư sức bao bọc nó.
- Khi đến Poipet anh để ý và luôn đi sau hai thanh niên vừa rồi, nhất là cậu ngồi ghế phụ. Tôi thấy cậu ta có mang súng trong người. Anh nên cắm súng vào bụng dễ thao tác nhanh hơn. Chịu khó quan sát một chút.
Bước ra ngoài gặp bà chủ tôi xin một cái bút bi và hai tờ giấy. Viết thư mấy dòng vào một tờ thấy mực ra đều. Tôi vào nhà đưa cho BN cái bút và tờ giấy còn lại:
- Anh cầm giấy bút lấy cái viết hồi âm cho tôi, đêm nay cần có khi không có.
BN đón tờ giấy và cây bút xé đôi tờ giấy ghi vài chữ vào đó rồi đưa lại tôi:
- Trong này là tên tiếng Thái của cô tôi và ông chồng người Thái. Anh giữ lấy có lúc cần xử dụng.
Đọc qua thấy hai cái tên dà lê thê. Tôi nhét vào ví. Rồi đi ra ngoài nhà ngồi trên cái võng nhỏ, nói chuyện với bà chủ.
----------
Ngồi hỏi chuyện bà chủ một lúc vừa cho vui chuyện vừa hóng tình hình vượt biên ở đây. Bà cho hay ở đây thì ít, nhưng trong Sisophon thì bị bắt nhiều. Người VN sang đây tìm đường sang Thái nhiều lắm. Hồi đầu đi rất dễ. Nhưng dạo này khó hơn.
- Chị có biết chú Sềnh không ?
- Đấy là ông chủ. Tôi bán hàng ở đây chờ đêm đón hàng của ông chủ ở bên Thái mang qua. 4-5 giờ sáng là họ về đến đây hai ba ngày thì xe đến đưa về Battambang lên tàu hỏa.
- Vậy ai là người vác hàng qua biên giới ?
- Người Thái họ mang sang họ có đường riêng của họ. Đến biên giới giao hàng và nhận tiền rồi quay về.
Nói chuyện thêm một lúc nữa tôi quay vào nhà. BN vẫn ngồi quạt cho em gái. Tôi sờ trán không thấy hiện tượng sốt, ghé tai sát ngực nghe chỉ thấy tiếng thở đều đều, hơi thở không nóng. Có lẽ do mất ngủ và đi đường mệt mỏi nên hơi quá sức thôi. BN nhìn tôi ánh mắt dò hỏi.
- Không sao đâu. Giờ mới 4h còn 5 tiếng nữa cứ để cô bé ngủ cho lại sức. Hy vọng sẽ tỉnh lại trước 9h.
Tôi ra ngoài lấy mấy lon Bò húc đưa BN. Hai chúng tôi ngồi uống nước im lặng. Tôi hỏi bà chủ quanh đây có đồ ăn gì không ? Bà ta lắc đầu rồi nói:
- Ba người ở đây ăn cơm thôi. Chút nữa tôi nấu.
Nửa tiếng sau thì BY cựa mình và mở mắt, BN mừng rỡ nói :
- Tỉnh rồi anh ?
Rồi chạy ra sau lấy khăn mặt mang vào. Tôi đỡ BY dậy lấy khăn lau mặt. BY nhìn quanh hỏi :
- Đây là đâu anh ?
- Sisophon, chúng ta đến đấy được hơn 3 tiếng rồi, còn em đã ngủ 5 tiếng rồi.
- Em mệt quá, vẫn như đang ngồi trên ô tô.
Tôi đưa cho BY lon nước :
- Em uống đi cho khỏe mấy tiếng nữa còn lấy sức. Chỉ còn hơn 40 km nữa là sang đất Thái rồi.
Uống xong ly nước BY đã lấy lại phần nào sắc diện thường ngày.
- Ủa vậy ai đưa em vào đây ?
- BN em nhỏ vậy mà nặng quá anh không bế nổi.
- Xí, anh N sao bế nổi em lại xạo em rồi.
BN cũng chỉ tay vào tôi rồi đứng lên đi ra ngoài.
- Chán quá, lần đầu được anh bế mà không biết gì. Hay anh bế em ra bàn uống nước đi.
Không muốn để cô bé me nheo nhiều tôi bế cô bé ra ngồi trên cái ghế ô tô cũ đặt cạnh bàn. BY vẫn ngồi trong lòng tôi nói :
- Anh đi với em đi. Đi tới đây rồi còn chút xíu là tới thôi. Giờ anh quay về một mình buồn lắm.
- Chú Sềnh nói anh chỉ đi đến đây muốn đi nữa cũng không được. Mà anh còn bao thứ ở nhà chưa mang theo.
- Vậy em cùng anh quay về rồi đi sau vậy.
- Cũng không được. Anh vất vả hơn một tháng mới đưa em và BN đến đây. Muốn hay không thì đêm nay hai người cũng phải đi. Anh sẽ ở đây chờ tin em, sau đó về PP. Một mình anh đi lúc nào cũng được. Anh có tên của cô chú em rồi.
- Vậy em phải chờ anh bao nhiêu lâu nữa mới được gặp anh.
- Anh không biết, 1 tuần, 1 tháng hay 1 năm, 5 năm. Anh không quyết định được.
- Vậy là anh xạo em phải không ? Anh không thương em, anh muốn làm em khổ vì nhớ anh...
Bắt giọng mít ướt. Tôi đành vỗ về :
- Thôi được, vậy anh sẽ cố gắng trong vòng 3 năm sẽ đi tìm em, dù em ở đâu anh cũng đi tìm.
Cái này tôi nói xạo cho cô bé yên tâm thôi. Trong 3 năm nữa vạn vật thay đổi biết ai còn nhớ đến ai. Cốt cho cô bé yên tâm mà lên đường đêm nay. BY bỗng quay người cắn mạnh vào bả vai tôi, đau ứa nước, vén tay áo lên vết cắn rớm máu.
- Sao em làm vậy ? Đau muốn chết.
- Anh nói tìm em trong 3 năm nên phải cắn cho anh nhớ lời hứa.
- Ngồi xuống anh ra nói bà chủ nấu cơm ăn xong còn đi. Hay em ra giúp chị ấy đi.
Đặt BY xuống ghế, tôi ra ngoài nhà. Bà chủ cũng vào nhà nấu cơm. BN thấy tôi ra liền hỏi :
- Anh sẽ đi tìm BY chứ ?
- Với anh thì tôi nói thật, tôi chưa rời khỏi quân đội thì chưa thể nói điều gì chắc chắn.
- Vậy BY sẽ chờ đợi anh trong vô vọng ?
- Có thể là như vậy. Sau này gặp lại gia đình anh hãy khuyên giải cô bé dần dần giúp tôi.
BN im lặng hồi lâu rồi nói :
- Anh là một người đàn ông sắt đá. Mọi cái trong anh đều hoàn hảo ngoại trừ tình yêu.
- Nếu là người sắt đá tôi đã không yêu BY. Vì tôi còn ràng buộc nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ đối với rất nhiều người. Nên đành chịu vậy thôi.
Còn hiểu sao thì tùy anh.
- Vâng tôi cảm nhận được tấm lòng của anh đối với chúng tôi. Nhưng còn tình yêu của anh thì tôi không hiểu nổi.
- Ta không quay lại vấn đề này nữa. Nếu may mắn trong cuộc đời này còn gặp lại nhau chúng ta sẽ nói tiếp.
- Vâng, tôi chỉ có một chút thương cảm cho tình yêu của hai người thôi chứ không có ý gì.
Tôi lắc đầu, thở dài :
- Nếu rơi vào hoàn cảnh của tôi anh mới hiểu, có những điều tôi không thể nói, mà nói anh cũng không hiểu.
Ta vào ăn cơm thôi hơn 6h rồi. Hai người chỉ còn hơn 2 giờ nữa thôi.
Bữa cơm đạm bạc nơi thị trấn nhỏ cũng không có gì. Một chút thịt rang một bát canh cá chua. Tôi ăn vội bát cơm rồi đứng ra ngoài võng ngồi lấy lon Bò húc uống, hút thuốc ngắm trời đất. Về tối hình như người đi lại đông hơn, thi thoảng có một tốp 4-5 người đi qua, ngoài đường không có điện, trong nhà leo lét ngọn đèn dầu. Lại một tốp gần chục người đi qua, nghe có cả tiếng VN giọng Nam bộ. Có lẽ họ cũng đang đi tìm miền đất hứa. Sáng mai ai sẽ đến được đích ai sẽ nằm lại xó rừng hẻo lánh nơi biên giới xa lạ ? Cầu trời cho họ đến nơi an toàn. Chợt nghĩ đến hai người bạn đường của tôi. Dù rằng đến lúc này tôi cảm thấy rất yên tâm. Qua tiếp xúc với người của chú Sềnh không ai trong họ có hành động câu nói nào làm tôi nghi ngờ. Chỉ có điều họ đều ít nói, có lẽ do tính chất công việc của họ thôi. Trong ánh mắt của họ cũng không có chút gian xảo nào. Ngồi rà soát lại toàn bộ sự việc từ lúc gặp chú Sềnh lần đầu đến giờ tôi cảm thấy không có gì đáng ngại. BY đã ra ngồi cạnh tôi từ lâu, nhưng thấy tôi im lặng suy tư nên em cũng chỉ ôm vai tôi và ngồi im. Thấy vậy tôi cũng ngồi im để khỏi phải trả lời những câu hỏi của em. BN cũng đã xách túi ra ngoài chõng ngồi. Thấy đã hơn 8h tôi đứng dậy kêu bà chủ thanh toán tiền mấy đồ tôi lấy lúc chiều. Nhặt thêm mấy lon bò húc tôi đưa BN cầm theo để uống khi đi đường. Lấy tiền ra trả bà chủ. Tôi lấy ra 200$ đưa cho BN :
- Anh cầm lấy nhỡ gặp cảnh sát Thái nó gây khó khăn thì đưa nó, hoặc gọi nhờ điện thoại cho cô chú.
Anh đã lấy súng ra chưa. Nhớ để ý cậu ngồi ghế phụ chỉ có cậu ấy mang vũ khí thôi.
Sực nhớ đến khẩu Brao ning mang theo định đưa cho BY tôi chạy vào nhà lấy ra. Ngần ngừ 1 giây tôi đút vào túi quần. Ông anh cũng không thạo giờ đưa cả súng cho bà em lúc hữu sự khéo quân ta bắn quân mình.
Hơn 8h30' thì hai cậu thanh niên ban sáng lái chiếc xe khác đến cái này màu đên nhìn có vẻ mới hơn chút. Tôi bước ra hỏi :
- Sao rồi ? Đã đi được chưa ?
- Ổn rồi anh. Chờ chút rồi đi thôi. Anh ở lại đây chờ. Trưa mai em quay lại.
Đã đến lúc chia tay với anh em họ, tôi nói với BN :
- Việc của tôi đến đây là xong. Sang đến bên kia viết về cho tôi ngay. Giờ là lúc thi phúc thi phận, hên xui rồi.
BN có vẻ xúc động anh ta không nói được gì. Chỉ giang tay ôm tôi lắp bắp:
- Cảm ơn...cảm ơn anh.
- Có nhớ viết gì về cho tôi không ?
- Tôi nhớ.
Quay lại BY tôi giang ôm gọn em vào lòng, em úp mặt vào ngực tôi và bắt khóc. Tôi lấy chiếc vuốt hổ vẫn đeo trên cổ đeo vào cho em :
- Chiếc vuốt hổ này anh đeo vài năm rồi, nó như bùa hộ mệnh cho anh. Em giữ lấy làm kỷ niệm. Khi nào nhớ tới anh thì mân mê cái vuốt hổ như mọi khi là sẽ có anh bên cạnh.
Giọng nghẹn ngào trong nước mắt:
- Thôi, anh cần nó hơn em. Em chỉ cần anh thôi.
- Em cứ giữ lấy khi nào gặp anh thì trả lại cũng chưa muộn. Thôi nào, nín đi còn lên đường không xui đấy.
Mọi người đứng nhìn hai chúng tôi, không hiểu thế nào ?
Tôi vẫy BN đi ra xe, hai cậu thanh theo sau. BY vẫn ôm cứng lấy tôi không muốn rời. Tôi đưa em vào xe và cúi xuống đặt lên môi em một nụ hôn và quay ra đóng cửa xe.
Xe nổ máy BY nhoài người ra nói to :
- Anh không tìm em thì em sẽ tìm anh.
Tôi mỉm cười gật đầu giơ tay vẫy em. Chiếc xe lao vút đi trong đêm. Để lại đám bụi cùng mùi xăng sống khó chịu.
Tôi quay vào nhà, chị chủ nhà đã dẹp quán chuẩn bị đi ngủ. Chị chủ nhà nói :
- Chú vào trong nhà nghỉ đi. Cô vừa nãy là người yêu hay vợ chú ? trông cô bé tội nghiệp quá.
- Vâng, người yêu. Vài tháng nữa em qua gặp. Chị cứ vào nghỉ đi em nằm ngoài này được rồi.
Chị vào lấy cho tôi cái màn và cái chăn mỏng. Tôi gọi chị lấy cho 2 lon nước và bao thuốc lá. Rồi cởi giầy nằm lên võng.
---------
Nằm đếm thời gian trôi qua và cầu mong cho hai anh em đến đích bình an. Với BN tôi đã làm hết sức để giúp anh ta, những điều tôi làm cho anh ta ở đất K này hiếm có ai làm được, cũng có nhiều người đủ khả năng thì không đủ liều và vô kỷ luật như tôi để làm. Nên cũng chẳng còn điều gì ân hận. Còn với BY thì phải chăng tôi có chút nhẫn tâm với em ? Em đã yêu và cũng được yêu. Chỉ có điều bản thân tôi còn nhiều ràng buộc nên không thể theo em. Nếu là người dân bình thường thì có lẽ tôi không suy nghĩ 1 giây và sẽ theo em ngay. Mà người bình thường thì lại không gặp BY. Nghĩ đến em tôi lại ứa mắt vì thương cảm. Đêm nay lại là một đêm khá dài đây. Đồng hồ đã chỉ hơn 1h sáng. Giờ này hai anh em họ chắc đã vượt biên giới. Dù là thằng vô thần tôi cũng ngồi dậy chắp tay cầu cho họ đến đích bình an, và cứ ngồi như vậy đến 3h sáng. Đến giờ này thì mọi việc đã an bài. Cái gì xảy ra thì nó đã xảy ra tôi không còn khả năng can thiệp nữa. Nằm xuống tôi thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn hình bóng BY. Ôi, mệt mỏi, bất lực. Mở mắt ra đúng 5h như mọi ngày. Tôi gấp chăn màn đánh răng, rửa mặt. Chị chủ nhà cũng đã dậy mang hàng ra bày, tôi giúp chị một chút. Rồi thả bộ đi ra ngoài. Loanh quanh gần 2km mới kiếm được một quán Hủ Tiếu, tôi vào ăn một bát và gọi một ly cafe nhâm nhi giết thời gian. Thời tiết K lúc này đang chuyển mua nên mát mẻ và dễ chịu. Nhìn những người vào quán tôi nhận ra một số người VN, trai gái trẻ có cả. Nét mặt ai cũng có sự lo âu. Chắc lại mấy cha vượt biên. Có một người đàn ông khoảng 40 đầu cắt cua, tay trái cụt gần bả vai, đi cùng một phụ nữ khoảng 30 tuổi vào quán. Ông ta liếc quanh quán thấy bàn tôi còn trống liền đi tới, nói tiếng Việt xin ngồi cùng. Tôi gật đầu giơ tay mời họ. Người phụ nữ đi cùng chắc là vợ. Ông ăn rất nhanh và cũng kêu ly cafe móc trong túi ra bao Mai.
- Chú và cô chắc mới qua đây nên vẫn còn thuốc Mai để hút.
- Tôi mới qua hai ba hôm. Còn cậu qua đây khi nào ? Sao ngồi đây ?
- Dạ, cháu qua lâu rồi. Hôm nay lên đây thăm người nhà. Cháu ở PP, không ở đây.
- Cậu là lính Bắc Việt à ?
- Cháu bên dân sự. Không ở lính. Qua đây nghiên cứu văn hóa Kh'Mer.
Chắc hồi xưa chú là lính VNCH ( chỉ lính VNCH mới hay gọi lính Bắc Việt)
- Tôi giải ngũ từ 1973, bị miểng pháo 130 ly phang cụt cánh tay. Xưa tôi là đại úy TQLC bị thương ở QT năm 1972. Vậy mà sau này mấy ông giải phóng cũng bắt đi cải tạo gần 5 năm. Kỳ cục.
- Có lẽ cô chú lên đây tìm đường.
Hai người im lặng. Nói chuyện một lúc với họ cho nhanh hết thờ gian. Mới gần 9h quán đã vắng dần tôi đứng lên chào họ và chúc họ may mắn. Người phụ nữ nói :
- Cậu em đi mạnh giỏi. Chuyện đâu bỏ đó nghe.
- Dạ, em quên rồi. Chị yên tâm.
Lại về nằm võng hút thuốc.
---------
Nằm mãi đầu óc luôn lởn vởn hình bóng của BY. Thuốc hút liên tục, miệng khô đắng. Hơn 11h, chị chủ nhà kêu vào ăn cơm. Tôi lắc đầu từ chối. Với lon Bò húc uống cho đỡ đắng miệng. Cả một đêm hầu như không ngủ nên lúc này tôi bắt đầu thiu thiu rồi ngủ lúc nào không hay. Bỗng tôi choàng dậy vì cảm giác có người, nhìn ra ngoài thấy cậu phụ xe đi vào, cậu ta đi xe máy nên nhẹ nhàng hơn cái ô tô cổ lỗ sĩ hôm qua.
1h15', thấy cậu ta cười nên mọi lo âu từ hôm qua đến giờ tan biến. Đi đến gần cậu ta móc túi đưa tôi tờ giấy. Vồ lấy tờ giấy trong tay cậu ta, liếc nhanh có chữ " cảm ơn" tôi thở phào cả người xẹp xuống như quả bóng xì hơi. Vậy là xong. Vẫn là mảnh giấy bị BN xé đôi hôm qua. Bút bi nét nhỏ, mực đen là cây bút hôm qua tôi lấy của cửa hàng đưa cho BN. Dân K hay dùng bút mực xanh, nét to, trơn dễ viết chữ K hơn, nên tôi cố tình chọn bút đen nét nhỏ.
Nhìn tờ giấy tôi đoán BN viết tờ giấy hoàn toàn thoải mái không bị trong trạng thái ép buộc.
Tôi cảm ơn cậu thanh niên rồi móc ví lấy 100$ đưa cho cậu ta. Cậu ta cầm lấy cảm tôi và nổ máy đi thẳng. Ngồi xăm soi tờ giấy thêm vài phút nữa tôi yên tâm. Quay vào nhà lấy túi thay bộ quân phục đội mũ. Quẳng tất cả đồ còn lại vào ba lo. Xỏ thêm đôi dép cao su. Tôi đưa cho chị chủ quán 100 Riel, chào chị và ra khỏi nhà dừng trước cửa ngó nghiêng, châm điếu thuốc tiện tay đốt tờ giấy của BN tôi đi về phía đường nhỏ dẫn ra quốc lộ. Vui mừng vì tất cả mọi việc đã xong. Nhưng trong lòng vẫn day dứt nỗi buồn. Có lẽ suốt cuộc đời này tôi không bao giờ gặp lại BY nữa. Giờ này không biết em đang ở đâu, có còn khóc và nhớ tôi không ?
Đi qua một chợ cóc nhỏ ven đường tôi dừng lại mua cân mì chính, 2 cái quần King Jo, vài cái áo phông...nhét vào ba lo cho căng và giống như bộ đội ở biên giới về. May mắn gặp luôn một đơn vị pháo đang đi cùng hướng tôi vẫy tai xin đi nhờ. Người ngồi ghế phụ thò đầu ra hỏi :
- Đi đâu cha nội ?
- Battambang?
Anh ta chỉ tay ra sau thùng xe. Tôi vứt ba lo và leo lên thùng. Trên thùng có gần chục cậu lính trẻ, chắc mới nhập ngũ cuối 1980. Toàn dân miền Tây. Họ ngồi nói chuyện ồn ào náo nhiệt. Nhìn họ, chợt nghĩ đến tháng 12/76 chúng tôi cũng như vậy, rời tiểu đoàn huấn luyện về 531. Vậy mà đã 5 năm từ khi lên tàu ở ga Thường Tín tôi chưa một lần quay ra. Càng ngày càng đi xa HN.
Đường xấu, xe kéo thêm khẩu pháo đằng sau nên chạy như rùa bò tốc độ chắc 20 km/ h. Một cậu lính quay sang hỏi tôi :
- Anh hai đi đâu lên đây, tôi ở đoàn 478 lên đây công tác giờ quay về.
- Anh đi năm nào ?
- Mình đi 76.
- Vậy 5 năm rồi sao anh chưa về ? 3 năm là về rồi mà.
- Hồi tôi đi là luật nghĩa vụ 5 năm. Giờ chắc cũng sắp được về.
- Anh hai có thuốc lá xin điếu hút chơi.
Tôi lấy trong ba lo 2 bao đưa cho học. Chia nhau thuốc hút họ lại quay sang nói chuyện với nhau rôm rả. Gần 4h chiều, xe chắc đã chạy được 2 giờ. Có lẽ mới được nửa đường cả đoàn xe gồm 4 chiếc dừng cho lính tráng nghỉ ngơi. Tôi khoác ba lo nhảy xuống. Đứng tầm 10' thì lại thấy một đoàn 4 xe chạy đến, dừng lại nghỉ. Tôi chạy đến xe đi đầu hỏi đi nhờ. Họ đồng ý và đưa tôi đến xe hậu cần đi cuối cùng. Đưa tay tạm biệt anh em pháo binh tôi nhảy lên xe hậu cần. Trên xe chỉ có hai lính trên 20 tuổi, vài bao gạo, ít rau xanh, một thùng cá khô. Nồi xoong bát đĩa ...
Hai cậu lính trẻ vần một bao gạo và sát góc xe và nói tôi ngồi vào đó cho êm. Tôi lấy thuốc mời họ hút. Sau màn chào hỏi, quê quán. Tôi dựa lưng vào có xe nhắm mắt. Hai người lính chắc cùng quê, nhà gần nhau nên họ nói chuyện với nhau về làng xã, cô này xinh, cô kia xấu...lần này xe chạy nhanh hơn nên chỉ 1 tiếng sau tôi đến Battambang. Hỏi đường ra ga và biết 9h tối có tàu về PP. Nhìn đồng mới hơn 6h chiều. Thừa sức đi về kịp. Tôi rảo bước cuốc 5km tới ga. Tìm chỗ có nước tôi lau mặt tay chân, phủi bụi quần áo. Đi xe tải nên bụi đất tung ra mù mịt. Tạm thời sạch sẽ. Tôi đi tìm đồ ăn tạm, chẳng có đành mua cái bánh mì ngồi nhai với nước bò húc.
Hơn 8 giờ tôi chen được vào sân ga và lên tàu. Người soát vé thấy tôi mặc quân phục VN nên cũng chẳng hỏi han gì. Qua dân tình nói với nhau tôi biết chỉ còn 2 đoạn phải đi bộ. Tàu về nên chất đầy hàng hóa. Tìm được góc toa tôi bỏ dép ngồi xuống.
Tàu chạy đến 3h chiều hôm sau thì đến PP. Ra khỏi ga mệt mỏi đói khát. Tôi gọi chiếc xe ôm đi về Oscar. Anh Hêng thấy tôi về hất hàm dò hỏi, tôi gật đầu, ra hiệu Ok.
Leo lên tầng 3 nơi anh em họ tá túc một thời nỗi nhớ BY càng da diết. Tôi cởi bộ quân phục đầy bụi đất đường xa đi tắm. Thay quần áo, không muốn ở lại nơi đầy kỷ niệm này tôi xách túi xuống nhà nói vài câu chuyện với anh Hêng rồi đi bộ về nhà. Qua Pet Chân tôi đừng lại ăn hủ tiếu, uống ly cafe đá. 5h tôi về nhà. Đã hết giờ làm việc nên phòng thường trực đóng cửa, giờ này mọi người đang ở sân bóng. Mặc dù mệt tôi cũng thay quần áo xỏ giầy ra sân là vài séc bóng chuyền. Xong đi tắm vào phòng nằm. Chị cấp dưỡng gõ cửa thò đầu vào gọi tôi đi ăn cơm, tôi xua tay không ăn. Lúc này có lẽ đã quá mệt mi mắt tôi nặng trĩu. Giấc ngủ ập đến tôi ngủ ngon lành không mộng mị. Mở mắt ra 5h sáng. Cơ thể đã phục hồi. Tôi ra tập thể dục, đánh răng rửa mặt. Pha cafe chờ đến giờ làm việc. Đầu giờ tôi báo cáo bí 1 đã trở lại làm việc. Lên gặp chú Đ báo đã về. Chú đang chuẩn bị sang B68 gia ban nên chỉ gật đầu.
Từ hôm đó tôi trở lại sinh hoạt bình thường như ngày chưa quen hai anh em BY. Hàng sáng vẫn ra chị Năm ăn sáng. Vào chợ mua mấy thứ đồ ăn cô T nhờ. Chiều ra trường học. Tối có việc thì đi không thì thôi. Thường là tối có việc Chú Đ đều nhắc tôi từ 4-5h.
Cuộc sống như vậy trôi đi hơn 1 tuần nữa. Nỗi nhớ BY vẫn day dứt, mỗi buổi sáng ra quán chị Năm. Nhìn chỗ ngồi quen thuộc của em giờ chỉ là cái ghế nhựa vô tri vô giác.
---------
Đã hơn 10 ngày từ khi BY ra đi em trở lại cuộc sống cũ. Nhưng đi tới đâu có những niệm của hai đứa thì lại nhớ tới em: bờ kè sông, Wat Phnom, ... Thì nỗi nhớ cô bé lại càng lớn.
Một buổi sáng như mọi ngày tôi ra chợ, hôm nay phải đi trả phim cho sứ quán LX nên tôi lấy cái UAZ chạy. Trả phim xong đã hơn 8h nên tôi mang cả xe ra chợ. Chạy vòng ra sau quán chị Năm em đỗ xe đi cửa sau vào quán. Vẫn theo thói quen tôi liếc về phía ghế BY hay ngồi. Và không tin vào mắt cô gái ngồi quay lưng lại phía em giống BY quá. Cô gái nhìn đăm đăm ra cửa quán. Chị Năm đang làm hủ tiếu nên cũng không biết tôi đi vào tôi định thần dụi mắt ...đúng BY rồi, tôi không thể nhầm, vẫn cái quần Texwood và cái áo phông trắng như lần đầu em gặp tôi.
Vừa lúc đó chị Năm ngẩng lên thấy tôi liền hất mặt về phía BY nói nhỏ :
- Nó ngồi chờ cậu từ 6h đến giờ. Tội nghiệp con nhỏ xinh xắn, dễ thương mà lụy tình.
---------
Tôi rón đi đi đến sau BY giơ tay bịt mắt em, em la lớn :
- Anh CT, em không nhầm đâu .
Em vùng ra và quay lại ôm chặt lấy tôi, miệng cười mà nước ướt đẫm khuôn mặt đáng yêu.
- Anh có nhớ em không ?
Tôi thật thà :
- Anh rất nhớ em đi đâu cũng thấy hình bóng em
- Cũng vậy. Xa anh em chịu hết nổi.
Tôi dìu em ngồi xuống. Em lấy ra cái khăn nhỏ lau nước mặt và đăm đăm nhìn vào mặt tôi.
- Hôm đó khi nào anh về tới nhà.
- Khoảng hai ngày sau.
- Tội nghiệp anh của em. Trông anh hơi ốm đi.
- Chuyện anh nói sau. Giờ nói anh nghe sao em ngồi đây. Và hôm đó đi ra sao ?
- Dạ, họ chở bọn em đến Poipet. Rồi bộ vài km đường rừng rồi ngồi chờ lâu lâu một chút có khoảng 2 chục người từ bên kia vác hàng sang. Họ nhận hàng và có nhiều người ở đâu đến vào hàng vào K. Trong nhóm người giao hàng có một người đứng đầu. Họ nói gì với anh phụ xe. Rồi dắt bọn em đi lẫn vào đám vác hàng sang đất Thái. Sang bên kia gặp lính biên phòng Thái họ đưa tiền và đi qua. Đi 2km nữa thì gần đến đồn cảnh sát, người đứng đầu nói với anh N, bằng tiếng K. Kia là đồn cs rồi. 200m nữa là đến hai người vào đó trình diện đi. Chúng tôi đưa đến đây thôi. Cs khám người thu khẩu súng của anh N. Có một cô người Việt ngồi hỏi bọn em. Chúng em nói có người nhà ở Băng Cốc, và nói tên cô chú em họ gọi điện thoại về và thôi không hỏi gì nữa. Sáng hôm sau họ lấy xe chở bọn em về nhà cô chú. Hai ngày sau ba má bay sang. Ba má vui quá chừng. Em và anh N có nói nhờ anh mới đi được. Cô chú và ba má bắt bọn em kể chi tiết về chuyện gặp anh và chuyện anh giúp tìm đường đi, giúp tiền và đưa đến gần biên giới. Họ hỏi anh làm gì bọn em bảo bộ đội VN, làm nấu cơm. Hỏi tên thì không biết. Em có đưa ảnh của anh và nói chuyện anh tặng em vuốt hổ. Chú nói đưa chú đị bịt bạc và đánh dây bạc để đeo cho đẹp.
Tôi nhìn trên cổ em thấy có sợi dây bạc và cái vuốt hổ đã được bịt bạc ở phần cuối.
- Vậy sao giờ em lại ngồi đây ?
Em nũng nịu ngả vào vai tôi :
- Em về tìm anh không được à ? Anh có nhớ em nói em sẽ tìm anh không?
- Anh nhớ, những anh nghĩ sau vài năm nữa chứ không phải chỉ sau hơn 10 ngày. Em về đây hôm nào ? Và đang ở đâu ?
- Em về chiều qua. Em ở phòng 307 khách sạn Sukhalay.
- Anh biết khách sạn đó. Giờ anh đưa em đó em nghỉ ngơi cho đỡ mệt ăn uống đàng hoàng đi tối anh lên nói chuyện tiếp.
- Anh nhớ số phòng em chưa ?
- Nhớ rồi, tiểu đoàn 307.
BY ngơ ngác :
- Anh nói gì ?
- Cách nhớ của anh thôi. Phòng 307 anh nhớ rồi.
Tôi đưa BY ra xe rồi chạy về ks Sukhalay. Thấy nay tôi chạy xe BY hỏi:
- Sao hồi xưa không thấy anh chạy ô tô. Anh mới mượn hôm nay chạy công việc.
- Giờ em lên phòng đi. Anh còn đi công việc về trả xe nữa. Tôi anh qua chơi với em.
- Anh lên sớm, đừng để em chờ lâu.
Tôi nổ máy phóng xe về SQ.
--------
Vừa chạy xe tôi vừa nghĩ. Bỏ mẹ rồi, cha thiếu tướng CS nghi mình là gián điệp nên mang vuốt hổ đi kiểm tra xem có gì trong đó không ? Vớ vẩn theo con bé sang đó nó túm được thì hỏng người, ngồi đấy mà yêu với đương. Tối hỏi lại xem lý do sao em quay lại ? Thì mới xác định chính xác được. Tự nhiên tôi cảm thấy lo lắng và thầm nghĩ : Không cẩn thận thì rắc rối to rồi đây.
Bên K hồi đó chỉ có mấy khách sạn mở cửa kinh doanh là : Samaki ( xưa là Hoàng gia) nơi các tổ chức quốc tế ở. Ks Xanh và Monorom là nơi các nhà báo phương tây ở. Sukhalay là nơi các nhà nhà báo tây phe ta như Nga Đức Hung Tiệp Balan...
Ngoài ra còn Ks Trắng, Ks Đen ... Thì gọi cho sang mồm thôi thực chất nó là cái nhà trọ không hơn không kém.
Tối tôi lên Sukhalay vào phòng 307 thấy BY đang ngồi chờ. Phòng nhỏ hơn chục m2, có wc, và bancon hướng ra ngoài đường.
- Em ăn cơm chưa ?
- Em chờ anh đưa em đi ăn.
- Ừ, vậy thay quần áo đi, anh chờ dưới nhà.
- Em ăn gì ?
- Ăn gì cũng được.
Tôi đưa em vào quán phở Chú Sáu ở đầu Pet Chân quán mới mở chưa được tuần. Gọi một bát phở cho em. Tôi ngồi đốt thuốc nhìn em ăn. Đang ăn em ngẩng lên nói :
- Anh nhìn gì em, xấu thấy mồ, mà phụ nữ đang ăn lại đi nhìn.
- Ừ, thôi ăn nhanh còn đi.
Chúng vào quán cafe " 3 cô " gọi hai ly kem.
- Giờ em nói cho anh nghe: sao em quay lại PP. ?
- Sau khi gặp ba má. Ba má nói phải chờ ba má quay lại Pháp làm thủ tục bảo lãnh. Em nói chuyện anh với má và nói em đã yêu anh. Trong khi chờ ba má làm thủ tục em xin quay lại PP đón anh sang lúc đầu ba má la em sữa lắm, nhờ anh Nam nói rất nhiều nên ba má em bảo để bàn với cô chú. Hai hôm sau ba má bảo không được. Em đóng cửa phòng nằm khóc một ngày không ăn, không nói chuyện với ai. Hôm sau thì ba má phải đồng ý và bàn với chú đưa em về đây.
---------
- Vậy em đi thế nào ? Chú em có người đưa em về Sisophon. Từ đó em đi Siemriep và về đây.
- Khi quay lại thì làm sao ?
- Họ sẽ đón em ở Sisophon và sang Thái, những người này đều của chú em.
- Khi nào họ đón em ?
- Từ ngày 25/12 đến hết 5/1. Họ sẽ chờ em trong 10 ngày. Mà sao anh hỏi kỳ vậy ? Như CS Thái hỏi cung vậy.
- Là anh muốn biết rõ để tính toán thôi. Vậy hôm nay là đầu tháng 12 rồi Em còn một tháng nữa.
- Em xin một tháng để cho anh chuẩn bị công việc của anh. Và cũng là thời gian em được gần anh lâu hơn, nếu anh không đi
- Dạo này khôn ngoan hơn biết tính toán mọi đường rồi. Tôi nói đùa.
Lại là ông chú CS, gần như có thể khẳng định tôi lò mò sang ông chú sẽ thộp cổ tôi ngay.
- À, ba má em và anh Nam có gửi thư cho anh nè .
BY lục túi lấy ra hai phong thư. Thư của Ba má BY đại loại : hai bác cám ơn con đã đưa hai em sang đoàn tụ với hai bác ân tình này hai luôn ghi nhớ. Qua BN và BY kể lại thì hai bác hình dung con là một thanh niên tháo vát, nhanh nhẹn, thông minh và nhân hậu. BY đã yêu con và hai bác cũng không nỡ cấm cản con bé. Hai bác tôn trọng tình cảm của các con. Nếu con đi cùng BY qua đây được hai bác đảm bảo sẽ lo cho tương lai của con như người thân trong gia đình ...
Thư của BN thì chỉ cảm ơn và mong được gặp lại bên đó. Tôi biết tính BN là con người chân thật, vui buồn đều lộ ra nét mặt nên không có vấn đề. Thư của ba má BY thì lời lẽ bao dung, nhân từ xuất phát từ lòng thương con gái. Ngại nhất ông chú kia thôi.
Đã tương đối khuya nên tôi giục BY ra về vì thời gian của em ở đây còn khá dài. Đưa em về khách sạn. Tôi cũng nhanh chóng ra về trong lòng ngổn ngang. Lúc này tôi cần yên tĩnh để xem xét mọi vấn đề. Việc ra đi với BY lúc này là không thể.
--------
Sáng hôm sau, tôi nhớ là thứ 7. Ông bí 1, gọi tôi bảo :
- Cậu sang SQ Liên xô mượn bộ phim " Mặt trời đen" về chủ nhật chiếu cho anh em xem. Phim mới, họ vừa gọi điện sang.
Hồi đó SQ có hai cái máy chiếu phim 35 ly của LX, do thấy tôi rảnh rỗi quá nên mấy ông bắt phụ trách cả khoản mượn trả và chiếu phim vào tối CN hàng tuần.
Tôi lại lấy xe lên đường. Mỗi bộ phim thường chỉ 7-10 cuốn mỗi cuốn để trong một hộp nhôm tròn. Mượn phim xong tôi lại về quán chị Năm uống cafe với BY, chúng tôi nói chuyện rất vui vẻ.
- Từ mai em không phải xuống đây nữa, xa quá. Ăn sáng ở ks rồi ra " Ba cô " mà uống cafe cho gần.
- Em muốn xuống uống cafe cùng anh thôi.
- Vậy từ mai anh uống trên " Ba cô" khi nào em trở lại Thái thì anh xuống đây.
- Vậy là anh sẽ không đi cùng em?
- Đúng, anh không đi được, trừ khi anh rời quân ngũ. Mà hiện nay anh chưa hết nghĩa vụ.
- Em cũng biết anh sẽ như vậy. Nhưng không sao. Coi như em về chơi cùng anh.
Tôi đưa BY về ks và hẹn tối sẽ quay lên. Tối hôm đó tôi lên ks hơi muộn vì thứ 7 nên mọi chơi thể thao lâu hơn mọi ngày. Gần 8h tối tôi mới lên tới nơi :
- Hôm nay anh có chút việc nên giờ mới đi được.
- Anh đưa em đi ra bờ sông một lát. Rồi về em pha cafe cho anh uống.
Thời PP lúc này đã sang mùa đầu mùa khô. Nhưng khí hậu vẫn rất mát mẻ, thích hợp lang thang dạo mát.
Tôi đua BY đi cách ks vài trăm mét. Bỗng trời bắt đầu đổ mưa. Quái lạ, đầu tháng 12 rồi mà vẫn còn cơn mưa trái mùa, tôi cùng BY quay về ks, chưa về đến nơi thì mưa bắt đầu xối xả. Cởi vội cái áo đang mặc tôi che lên đầu em rồi cả hai chạy nhanh về. Lên nhà, thấy cái áo đã bị ướt tương đối tôi vắt khô rồi phơi lên lưng ghế tựa kéo ra để dưới quạt trần. BY lúc đó đã vào wc thay quần áo ướt. Nhìn quanh phòng không có gì khoác tạm tôi đành cởi trần ra mở cửa bancon ngắm đường. Hồi đó còn thanh niên được ăn tập hàng ngày nên body tôi cũng tạm ổn, ngực nở, bụng 6 múi đàng hoàng nên có cởi trần chút cũng không ngại. Từ khi đi bộ đội đến tận bây giờ tôi chưa bao giờ mặc may ô. Có tiếng kéo ghế đàng sau tôi quay lại thấy BY đã ở trong wc đi ra đang dùng chiếc khăn lau tóc. Em đã mặc chiếc váy ngủ màu vàng nhạt, dài ngang có 2 dây nhỏ buộc trên vai.
- Anh vào đây em lau tóc cho.
Tôi quay lại đi vào ngồi xuống ghế. Lau tóc xong cho tôi, BY vào cất khăn còn tôi lại ra bacon ngắm đường phố và hút thuốc. BY đi ra về phía tôi ôm lưng từ phía sau rồi áp đầu tấm lưng trần của tôi. Em hỏi:
- Ngoài trời có gì hay mà anh ngó hoài vậy ?
- Trời mưa anh thích ở trong nhà ngắm phố xá. Nó tạo cho mình cảm giác an toàn, ấm áp hơn những người đang ở ngoài đường. Rồi xem mọi người đi dưới mưa mỗi người che mưa một kiểu : người che đầu, người ôm ngực, người đi lom khom, người đi ưỡn ngược đón mưa gió...thi thoảng có cô gái bị ướt quần áo dính chặt vào người trông cũng hay hay.
Một cái đấm nhẹ vào lưng:
- Bậy nào, anh mà cũng hư vậy à ? Mà sao tim anh đập mạnh vậy ?
- Đứng cạnh em như thế này anh hơi mất bình tĩnh.
Lấy bàn tay nhỏ nhắn em xoa nhẹ lên vết cắn hôm trước chưa bong vẩy.
- Ủa, chỗ này sau rồi thành sẹo hả anh ?
- Sẽ thành cái sẹo tương đối sâu đấy. Răng em còn sắc hơn móng hổ.
- Hay quá. Vậy là em đã đóng dấu lên người anh rồi.
Em xiết chặt lấy tôi, cảm nhận được bầu ngực và hơi của em qua lớp áo ngủ mỏng manh tôi cảm thấy khó thở ngột ngạt.
- Em nói pha cafe cho anh mà.
- Để em đi pha, chờ em chút.
Mưa vẫn không có dấu hiệu giảm đi. Thỉnh thoảng lại ào lên xối xả, đường phố bắt ngập trong nước.
-------
Pha cafe xong BY lại quay ra :
- Xong rồi anh.
Mùi cafe tan của Thái ngậy ngậy chua chua lan tỏa khắp căn phòng nhỏ. Gió bỗng đổi chiều, mưa tạt vào bancon khiến tôi không thể đứng được nữa, quay vào nhà đóng cửa, tiện tay đóng nốt cánh cửa sổ cho mưa khỏi hắt. BY lùi vào trong nhường chỗ cho tôi ngồi nơi mép giường. Em lại ôm lưng tôi, tì cầm vào vai hỏi :
- Anh uống thử xem em pha thế nào?
- Sao pha có một ly vậy ?
- Em uống chung với anh, uống nhiều em sợ không ngủ được.
Loại cafe tan của Thái rất dở, nhấp một một ngụm tôi đưa BY.
- Em uống đi.
- Có được không anh ?
- Cafe dở chứ không phải em pha dở.
- Ở đây chỉ có vậy thôi à ?
Hơn 9h30' trời không có dấu hiệu tạnh mưa. Thấy tôi liếc đồng hồ. BY nói :
- Đã quá giờ giới nghiêm. Hay là...hôm nay anh ở lại đây với em.
Mai là Chủ nhật mọi người nghỉ làm việc. Thường những ngày nghỉ mọi người tự do, đi chơi làm việc, ngủ theo ý thích hầu như không ai quan tâm. ( nên về sau có ông bị cảm chết trong phòng mà gần 1h mới biết)
Tôi có ở lại thì với cơ quan cũng không có vấn đề gì.
- Ừ, chút nữa không tạnh mưa thì anh sẽ ở lại.
BY lấy chiếc gối để lên đầu giường:
- Anh ngả lưng vào đây cho đỡ mỏi.
Tôi tháo giầy, nhích về phía đầu giường và ngả lưng xuống. BY cũng nằm xuống ôm lấy tôi. Trong người đã thấy bứt dứt. Tôi xoay người về phía cây đèn ngủ đầu giường với cuốn tạp chí ở đó xem cho bớt căng thẳng. Đó là cuốn tạp chí TIME bìa sau có in quảng cáo thuốc lá Marlboro, lật mấy tờ tạp chí. BY với tay lấy cuốn tạp chí trên tôi để xuống, kéo tôi quay lại. Hai cái dây nhỏ của váy ngủ đã tuột qua vai trễ xuống quá nửa ngực em. Em chồm qua ngực tôi, hai khuôn ngực áp chặt vào nhau không còn gì ngăn cách. Cái vuốt hổ đung đưa cào nhẹ vào ngực khiến tôi cảm thấy gai gai. Em nhìn sâu vào mắt tôi và từ từ cúi xuống. Em dán chặt đôi môi vào môi tôi. Chúng tôi trao nhau một nụ hôn dài lê thê. Cả người tôi tê dại, nóng như lên cơn sốt. Nụ hôn vừa dứt BY ghé tai tôi thì thầm trong hơi thở đứt quãng :
- Em chỉ dành cho một mình anh thôi.
Nói xong em vùi mặt vào ngực tôi hôn lên ngực, cổ và mặt cuối cùng lại dừng lại trên đôi môi tôi. Lúc này mọi ý chí trong người tôi tan biến. Khoảng ngăn cách cuối cùng giữ tôi và em đã sụp đổ tan tành. Tôi vòng tay ôm em và xiết chặt tấm thân nhỏ bé của em và nhằm mắt để mặc cảm xúc và hành động tuân theo quy luật của tạo hóa. Ngoài trời vẫn mưa xối xả...
-------
Hồi lâu sau chúng tôi nằm bên nhau im lặng, em gối đầu trên ngực tôi, tay không ngớt xoa ngực và vết sẹo chưa lành trên bả vai. Tôi với chiếc chăn mỏng phủ lên người em, nâng mặt em lên nhìn chăm chú :
- Anh nhìn gì em mà kỳ vậy ? Em kỳ quá phải không anh ?
- Không, hôm nay em rất đáng yêu.
- Người phụ nữ đẹp nhất khi ngủ mà.
Em nhắc lại câu nói của tôi từ lúc mới quen.
- Hôm nay em rất hạnh phúc vì em đã qua thời thiếu nữ với người mà em yêu nhất. Em sẽ nhớ mãi kỷ niệm này cho một mình em. Dù sau này có thể sẽ không cùng anh chung sống những với em thế cũng đủ rồi.
Cứ như vậy, em thủ thỉ những lời yêu thương bên tôi.
Chiều hôm sau tôi mới trở về để chuẩn bị chiếu phim buổi tối, tiễn tôi xuống dưới sảnh em kiễng chân hôn tôi rồi bảo :
- Tôi nay anh lên với em.
Cậu lễ tân người K nháy mắt nhìn tôi, cười ranh mãnh.
- Tôi nay, anh có việc, nếu lên được thì cũng khá muộn.
- Muộn anh cũng phải lên, anh không lên em không ngủ được.
Tôi đành gật đầu.
Buổi tối chiếu phim và dọn dẹp xong đã gần 10h. Tôi đi ra cổng sau nối với tiền phương bộ, vòng ra cổng điện Chamcamon đi lên ks, bội đội gác quanh đây đều quen mặt tôi nên cũng không ai hỏi. Đi một mình nên tôi cũng không ngại lắm.
Em vẫn đang ngồi chờ tôi. Thấy tôi đến em đứng lên lấy cái phích nhỏ rót cho tôi một ly cafe.
- Em phải ra quán " Ba cô " mua cafe cho anh đấy.
Em đi vào wc lấy khăn cho tôi lau mặt, ân cần chăm sóc như người vợ hiền thực thụ.
- Ngồi chơi với em một lúc thôi là anh về, mai là ngày làm việc rồi. Anh không ở lại được đâu.
Em ngồi ngay vào lòng tôi phụng phịu nói :
- Em không biết. Khi nào anh ru được em ngủ thì anh về.
Sau những sự việc tối qua thì giữa chúng tôi không còn điều gì phải e ngại giữ gìn.
Vậy là 5h sáng hôm sau tôi mới ra về nổi. Từ hôm đó bất kể lúc nào nào tôi lên em đều quấn quýt bên tôi, khuôn mặt vui tươi, tràn đầy hạnh phúc. ( như các cháu sv bây giờ gọi là sống thử đó )
Hơn hai tuần trôi qua. Em không đả động việc đòi tôi đi cùng nữa. Một tối thứ 7 tôi ở lại. Nằm bên tôi em tháo chiếc vuốt hổ trao cho tôi và nói :
- Anh cần chiếc vuốt hổ này hơn em, vì nó đã mang cho anh nhiều may mắn.
- Thôi, anh đã tặng em thì giữ lấy làm kỷ niệm. Còn cái đeo cũ thì trả lại cho anh cũng được, nó cũng là vật kỷ niệm của anh đó.
Cái dây đeo là tôi đã tết từ 4 sợi dù pháo sáng, mà chị T để lại cho tôi làm dây buộc màn.
- Không, cái dây đó em phải giữ lại vì nó thấm đẫm mồ hôi và mùi cơ thể anh. Sau này em cho con em đeo.
Nghe em nói tôi bỗng chột dạ, nhưng lúc này thì mặc kệ cho số phận. Tôi đeo lại cho em cái vuốt. Đây là cái vuốt nhỏ nhưng lại đẹp nhất của con hổ. Nó không bị sứt, hay bị chẻ ở mũi vì ít phải tiếp xúc với môi trường.
----------
Sắp đến Noel 1981. Tôi nhớ em nói 25/12 là quay lại Sisophon. Chỉ còn 2 ngày nữa, các khách sạn đã trang hoàng cây thông cho khách tây đón năm mới. Vẫn không thấy em nói lúc nào ra đi. Tôi cũng không dám hỏi sợ em buồn. Lúc này đi ngày nào thì do em quyết định. Em vẫn vô tư tận hưởng hạnh phúc bên tôi.
Sau Noel 1 ngày. Hôm đó cũng là thứ 7, hôm sau là ngày tự do của tôi.
Từ chập tối, nhận thấy em có thái độ hơi khác mọi ngày ánh mắt nhìn tôi đôi khi thoáng buồn. Chắc em có tâm sự gì muốn nói. Tôi cũng không hỏi. Chúng tôi bên nhau im lặng khá lâu. Mặt em lúc này buồn thực sự, em nói :
- Anh, ngày mốt em sẽ phải xa anh. Đã đến lúc em quay về rồi. Lẽ ra em đã phải về từ trước Noel. Nhưng muốn cùng anh hưởng một đêm Noel trọn vẹn cùng anh, nên em nán lại vài ngày.
Biết là ngày này trước sau cũng đến, nhưng nghe em nói tôi vẫn cảm thấy bâng khuâng, nuối tiếc. Bất giác tôi buông tiếng thở dài.
- Em biết anh rất buồn và em cũng sẽ buồn hơn anh. Nhưng em đã học được cách chấp nhận, và giờ em cũng không có gì hối tiếc khi đã yêu anh.
Sau đó em vui vẻ như mọi khi, nhưng có lẽ chỉ làm cho tôi vui thôi.
Tôi cũng chưa biết nói với em ra sao. Chỉ hỏi:
- Vậy ngày mốt em đi thế nào ? Anh sẽ đưa em lên Sisophon nhé.
- Lần này em đi xe khách lên Siemriep, đi theo con đường em đã về, nhanh và đỡ vất vả hơn. Anh không phải đưa em đi nữa. Anh có đưa em ra sát biên giới thì anh cũng không bước qua đó được. Tốt nhất là ta chia tay tại đây.
Không hiểu lý do gì mà đợt này em rất cứng rắn. Không hề có một giọt nước mặt. Em với cái ví nhỏ ở đầu giường đưa cho tôi mảnh giấy:
- Trong này ngoài 2 số điện thoại em ghi cho anh lần trước còn thêm một số ở phòng mạch ba má, lúc nào cũng có người trực nghe. Còn đây là 2000$ má đưa cho em để về đón anh má dặn : Nếu anh không đi thì để lại cho anh xài. Coi như phần nào trả món nợ ân tình.
Đưa đẩy một hồi cuối cùng tôi cũng đành phải nhận. Tôi mỉm cười nói đùa :
- Còn gì thì đưa anh nốt đi.
Nhìn tôi với ánh mắt âu yếm em nói:
- Những gì có thể trao cho cho anh em đã trao hết rồi. Em không còn gì cả.
- Vậy mà anh không có gì cho em ngoài cái vuốt hổ này.
- Anh cũng đã cho em rất nhiều. Nhiều hơn là anh tưởng.
Đột nhiên em nhìn thẳng vào mắt tôi với ánh mắt rất lạ rồi nói nhanh:
- Anh, em có bầu.
Tôi hơi bất ngờ và có một thoáng bối rồi. Dù cũng đã nghĩ đến tình huống này.
----------
Hình như em đã nhìn được một thoáng bối rối qua nét mặt tôi và hiểu lầm, nên em bật cười vui vẻ :
- Em nói đùa anh vậy thôi.
Lấy trong cái ví nhỏ ra một vỉ thuốc đưa cho tôi xem, em nói tiếp :
- Em có cái này, má đưa lúc quay lại PP.
- Đây là thuốc gì ?
- Thuốc ngừa thai của Thái.
( Hồi đó vấn đề này tôi cũng gà. Sách báo không có, chẳng ai dạy cái này nên em nói sao thì biết vậy)
Lần đầu tiên thấy vỉ thuốc loại này tôi chỉ nhìn qua rồi trả lại em.
- Không có vấn đề gì lớn, có cũng tốt và không có cũng không sao. Dù thế nào thì anh cũng có kế hoặch
- Nhưng em đã bảo là không có. Em có xạo anh bao giờ đâu.
Cứ như vậy, chúng tôi cùng nhau vui vẻ nốt quãng thời gian còn lại trướ lúc em đi.
Sáng hôm em đi, em hỏi :
- Em sẽ viết thư cho anh về địa chỉ nào đây ?
- Em viết về địa chỉ hiệu ảnh Oscar, người nhận là anh Hêng ( chuyển cho anh VDT) là anh sẽ nhận được.
- Tên thật của anh là VDT à ?
- Thật 100% do ba má anh đặt cho.
Trưa hôm đó tôi đưa em ra chợ Olempic lên xe đi Battambang. Đến lúc này em mới rơm rớm nước mắt:
- Tới nơi em sẽ viết thư về cho anh ngay. Anh yên tâm em không buồn lâu đâu, dù sẽ rất nhớ anh.
- Anh sẽ luôn nhớ em, và cầu cho em được bình an.
Xe mang em rời đi. Tôi lững thững ra về, cõi lòng tan nát thổn thức.
Sau đó 3 tháng tôi mới nhận được lá thư đầu tiên của em. Khi quay lại Thái em đã viết thư cho tôi nhưng tôi không nhận được. Lá thư này em viết ngay sau khi đến Pháp. Vậy là chỉ sau 2 tuần khi quay lại BK. Thì anh em họ đã được ba má đưa đi.
Em kể về môi trường sống mới, hai người đang bổ túc thêm tiếng Pháp và ôn văn hóa để vào đại học...
Chúng tôi trao đổi thư từ với nhau tương đối đều vài năm sau đó. Dù ở xa, nhưng đọc thư em tôi vẫn cảm nhận được tình yêu mãnh liệt của em vẫn như ngày nào, và cũng không thấy em nhắc lại chuyện kia một chữ nào.
Tháng 9/1984. Tôi có cơ hội để đi gặp em, nhưng chưa kịp thực hiện thì cuộc đời lại rẽ sang hướng khác.
---------

P/S: Em kể nốt đoạn cuối cho các cụ khỏi phỏng đoán
Chắc các cụ còn nhớ chuyện sau 2/9/1984 khi chú Đ thông báo đã tác động hết cách nhưng không thể đưa tôi vào biên chế chính thức ở BNG. Tuy rất buồn và thất vọng. Miệng nói với cô chú là sẽ về HN làm nghề khác hoặc học tiếp. Nhưng trong đầu tôi đã có kế hoạch vượt biên đi tìm BY.
Tôi sẽ về HN tối đa 3 tháng, những năm đó thì HN cũng nhiều người ra đi và đang ở trại tị nạn HK, chính quyền cũng đã bớt soi mói. Sau khi về lo công việc gia đình ổn, Tôi sẽ quay lại PP với tư cách là thằng dân. Lúc đó các mối quan hệ của tôi vẫn còn giá trị thì việc sang Thái đối với tôi không khó lắm.
Khổ một cái là cô chú Đ quá nhiệt tình nên có cái thư tay cho cụ Đặng Thí. Tôi nghĩ đó cũng là một cơ quan đối ngoại nên chưa chắc với cái đuôi " Tiểu tư sản thành thị" của Tôi được chấp nhận. Nên tôi quay về HN. Không ngờ họ lại nhanh chóng tiếp nhận và còn điện sang cảm ơn chú Đ. Tôi đành sang PP thu dọn đồ về cơ quan mới nhận công tác. Trước khi về em qua Oscar dặn anh Hêng nếu có thư thì giữ lại người quen của Tôi sẽ đến lấy. Về cơ quan mới công việc bận rộn, ngoài chuyên môn tiếng K mọi thứ khác tôi phải học, báo cáo tổng hợp, biểu mẫu, phân bổ ngân sách hợp tác cho các tỉnh, dự thảo hiệp định hàng năm phải ký kết...mất một năm cày bục mặt mới quen công việc. Ngoài ra vẫn phải tự học tiếng K theo giáo trình của trường để còn thi.
10 /1985 khi thành lập Đại diện KT tại PP. Tôi lại phải sang K lần nữa với niên hạn 3 năm. Tháng 11/1985 em trở lại PP sau hơn 1 năm về nước. Cảnh vật, con người vẫn không thay đổi. Mọi người quen ở chợ vẫn vui vẻ chào " chú Chan Thu " đến Oscar tôi nhận được 5 lá thư 4 cái của BY và 1 của BN . Lá cuối cùng viết tháng 8/1985 cùng thời gian với lá thư của BN. Do một năm không nhận được hồi âm của em họ nghĩ em đã rời PP đi nơi khác. Qua thư của hai anh em họ em được biết:
Họ vê Pháp sau khi BY quay lại BK. Một tháng sau thì BY có bầu thật, ba má khuyên em bỏ để tập trung vào việc học hành. Nhưng em quyết giữ. Cả nhà đành phải chịu. Ngay trong buổi picnic liên hoan đầu tiên khi đoàn tụ gia đình không may BY bị trượt ngã và không giữ được cái thai. Em đau đớn, tự trách móc bản thân và nằm ốm gần 3 tháng. Năm tháng qua đi nỗi đau cũng vơi dần, cùng với một năm bặt tin tôi. Nên em quyết định sau khi tốt nghiệp sẽ lấy chồng theo lời mối mai của ba má. Dự định ngày cưới cũng là ngày Noel 1985.
Những việc này em không hề kể với tôi ở những lá thư trước.
Đọc xong thư của họ sau khi suy nghĩ tôi cũng viết thư trả lời trình bày lý do bặt tin 1 năm. Mong em quên đi quá khứ đau buồn và chúc em hạnh phúc...Cuối cùng sẽ xin dừng liên lạc với họ từ sau lá thư này.
Từ đó đến nay chúng tôi không còn tin tức của nhau nữa ./.

Ảnh này là ảnh chụp toàn thân cùng nhiều cảnh xung quanh, đã cắt bớt chỉ để lại khuôn mặt
IMG_20210830_121910.jpg

PS: Các cụ lật đằng sau sẽ có 2 SĐT của CT.

===== HẾT =====

Mọi người đọc tiếp chuyện Chăn Tha tại đây
Cụ viết chuyên nghiệp như nhà văn, đọc như tiểu thuyết
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực

Vietex

Xe điện
Biển số
OF-749904
Ngày cấp bằng
14/11/20
Số km
2,312
Động cơ
75,378 Mã lực
Lúc đó cụ angkorwat yêu thơ Tố Hữu lắm.
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu…
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top