[Funland] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

longmama

Xe điện
Biển số
OF-132333
Ngày cấp bằng
25/2/12
Số km
4,331
Động cơ
128,887 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình, Hà Nội
Hay quá! Cụ chủ viết tiếp chuyện bị polpot phục kích đê
 

HVC

Xe buýt
Biển số
OF-385377
Ngày cấp bằng
3/10/15
Số km
882
Động cơ
250,760 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Nam Từ Liêm
Vụ này là như nào cụ?
Bà này là Việt Kiều Mỹ người Hải Dương. Thường hay chén mấy ông taxi. Có ông vào chén 2 ngày phải gọi cầu cứu. Vụ đấy khi lên báo thì những ae lái taxi kể là đều biết. Bà này bị bệnh chịch, chịch ko biết mệt.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,566 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Mấy năm trước TT Cam Hunsen có sang VN gặp gỡ cựu binh và chuyên gia VN thể nào cụ cũng tham dự nhỉ
Vâng, em có được mời nhưng hôm đó em có việc ngoài Vân đồn không về được.
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,854
Động cơ
3,307,690 Mã lực
Em biết cụ ấy. Hết giãn cách anh mời em bia đi em nói anh nghe :D
Ko chỉ bia mà còn Tiên Tửu nữa
Nhưng nghe em nói và tổng hợp những gì cụ ấy biết về đất nước Chùa Tháp, anh cũng hơi đoán ra rồi :)
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,255
Động cơ
3,564,380 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Xin lỗi cụ chủ, em còm nốt phát này do nó liên quan đến khu vực cụ từng ở trong thời kỳ quân ngũ.

Cảm ơn cụ minhmo đã cung cấp thông tin, em chỉ xin bổ sung chút. Cầu Đăkrông cũ do GS Lê Đình Tâm, ĐHXD vào tính toán, thiết kế trực tiếp tại công trình năm 1974 (vừa tính vừa xây). Cụ Tâm kể, cụ phải dùng vỏ bao xi-măng để làm giấy. Năm 1998 em đi theo các cụ vào thử tải cầu với xe tải, đo đạc, tính toán lại dầm chủ thấy vẫn ngon... may mà không rơi. Lúc đó hình như cùng với cải tạo đường 9 đã có dự án thay cầu Đăkrông rồi, nó không tự rơi thì cũng thay thôi vì tải trọng thiết kế ngày xưa nhỏ.
Khéo em biết cụ cũng nên.
Năm 1998 em đang thi công cầu A Cho, thuộc xã A Ngo huyện Đăkrông. Mỗi lần muốn xem trận bóng đá WC France 98, anh em leo lên con xe zin 130, chở máy phát điện và tivi chạy ra hướng Đăkrông, chỗ nào có sóng truyền hình thì đỗ lại, xem xong lại về. :D
Khi đó anh Vinh là GĐ Sở GTVT.

Đợt lên cửa khẩu La Lay em cũng chạy qua đây, công nhận đường đẹp và cũng nhiều cảnh đẹp.
Thời em làm cầu A Cho có nguyên con đường 14 huyền thoại, chỉ có nền đường, nhưng không có mặt đường.:D Đường xấu dã man.
Giờ thì đường ngon rồi, đi cung này từ Đăckrông qua A Lưới, A Roàng, A Tép vào Thạnh Mỹ rồi Kon Tum rất nhiều cảnh đẹp, còn giữ được nét hoang sơ.

Ngã ba đi cửa khẩu La Lay.

1628897256638.png


1628897328194.png

Cầu A Cho.
Chở dầm cầu vào đúng hôm cầu Đăckrông sập, sau phải quay lại đi đường qua Huế, lên A Lưới rồi quay ra A Cho, xa hơn150km.

1628897711139.png


1628897745328.png
 

Xe cỏ117bt

Xe hơi
Biển số
OF-742788
Ngày cấp bằng
12/9/20
Số km
189
Động cơ
64,252 Mã lực
Khi bọn em rời đơn vị thì mấy tháng sau, cả sư lại kéo ra Cao bằng đánh nhau với Tàu. Cũng hy sinh một mớ. Khu Hai bà đợt 1976 đi gần 600 lính, giờ mỗi năm họp mặt chỉ còn gần 50 mạng.
Năm 1976 hình như có 2 đợt nhập ngũ, nếu hs lớp 10 đi đầu năm thì đc đặc cách tnpt; đợt 2 là sau khi nhập học ĐH, nếu đỗ ĐH thì đc tạm hoãn. Cháu có cậu bạn nhà ở phố Bà triệu HBT đi đợt này, balo ngoài quân trang có thêm mấy quyển sách gk khối a và cây đàn ghi ta hành quân vào Trường Sơn, chắc cùng khu vực Cụ chủ đóng quân. Năm 1978 đc ra học ôn thi ĐH đâu như Hà Tĩnh hay Quảng Bình gì đó nhưng k may Bạn ý bị nạn khi tắm biển, tuổi vừa tròn 20.
 

uman

Xe tăng
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
1,745
Động cơ
524,992 Mã lực
Cụ viết rất lôi cuốn, tình tiết thú vị. Mong đc theo dõi tiếp, liên tục.
Cháu cũng là lính tăng QĐ 3, lứa lính bổ xung khi đơn vị đã ra đóng ở TN. Có hỏi nhiều anh trong đơn vị cũng tham gia chiến trg K thì đều khẳng định k mang đc chút vàng nào về vì kiểm tra kỹ lắm với nhiều biện pháp, kể cả dấu trên xe tăng.
Ô, thế ra cụ cùng thời với em! :) Em là lính 12 ly 7 của E66, F10 thời đó. Xạ thủ 2 vì cũng đã lớn tuổi so với lứa nhập ngũ cùng đơn vị.
Đọc hồi ức của cụ angkorwat rất cuốn hút.
 

QUYẾT 6688

Xe tải
Biển số
OF-420941
Ngày cấp bằng
6/5/16
Số km
422
Động cơ
107,873 Mã lực
Nơi ở
Nhà quê
Chúc chú sức khỏe , những người cựu chiến binh đem lại hòa bình cho đất nước ,
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,566 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Năm 1976 hình như có 2 đợt nhập ngũ, nếu hs lớp 10 đi đầu năm thì đc đặc cách tnpt; đợt 2 là sau khi nhập học ĐH, nếu đỗ ĐH thì đc tạm hoãn. Cháu có cậu bạn nhà ở phố Bà triệu HBT đi đợt này, balo ngoài quân trang có thêm mấy quyển sách gk khối a và cây đàn ghi ta hành quân vào Trường Sơn, chắc cùng khu vực Cụ chủ đóng quân. Năm 1978 đc ra học ôn thi ĐH đâu như Hà Tĩnh hay Quảng Bình gì đó nhưng k may Bạn ý bị nạn khi tắm biển, tuổi vừa tròn 20.
Em đi đợt cuối năm, sau khi tốt nghiệp phổ thông, thi kinh tế kế hoạch ( Kinh Tế Quốc Dân) trượt >>>đi bộ đội. Bạn cụ chắc đi cùng đợt với em cùng huấn luyện ở Khe sanh. Ba lô cũng có bộ sách GK, và cây đàn ghi ta. Bạn cụ và em khác nhau mỗi chỗ ở.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,566 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Hay quá! Cụ chủ viết tiếp chuyện bị polpot phục kích đê
Em định kể chuyện này hầu các cụ, nhưng có lẽ em không kể nữa vì nó dính dáng đến vài người hiện đang còn ở HN, có người đang công tác ở một vị trí cao tại cơ quan đại diện VN ở nước ngoài. Những người này phút cuối đã thoái thác nhiệm vụ.
Trận đó, lần đầu tiên và duy nhất em giết được một thằng Pốt. Toàn bộ 7 anh em vệ binh 478 hy sinh, cả đoàn chỉ còn em và thằng Ương trở về.
Những năm tháng đó, bọn em bảo vệ cán bộ đi khắp các tỉnh của Kampuchia, xui thì gặp phục kích thôi. Cả đoàn đi cùng xe nào xui thì ăn B40. Em nhờ phúc ông bà tổ tiên nên còn vác xác về HN được.
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,863
Động cơ
471,277 Mã lực
Xin lỗi cụ chủ, em còm nốt phát này do nó liên quan đến khu vực cụ từng ở trong thời kỳ quân ngũ.



Khéo em biết cụ cũng nên.
Năm 1998 em đang thi công cầu A Cho, thuộc xã A Ngo huyện Đăkrông. Mỗi lần muốn xem trận bóng đá WC France 98, anh em leo lên con xe zin 130, chở máy phát điện và tivi chạy ra hướng Đăkrông, chỗ nào có sóng truyền hình thì đỗ lại, xem xong lại về. :D
Khi đó anh Vinh là GĐ Sở GTVT.



Thời em làm cầu A Cho có nguyên con đường 14 huyền thoại, chỉ có nền đường, nhưng không có mặt đường.:D Đường xấu dã man.
Giờ thì đường ngon rồi, đi cung này từ Đăckrông qua A Lưới, A Roàng, A Tép vào Thạnh Mỹ rồi Kon Tum rất nhiều cảnh đẹp, còn giữ được nét hoang sơ.

Ngã ba đi cửa khẩu La Lay.

View attachment 6438086

View attachment 6438087
Cầu A Cho.
Chở dầm cầu vào đúng hôm cầu Đăckrông sập, sau phải quay lại đi đường qua Huế, lên A Lưới rồi quay ra A Cho, xa hơn150km.

View attachment 6438089

View attachment 6438091
Cụ làm Cty cơ khí 121 phải không ?
 

samoclan

Xe điện
Biển số
OF-580034
Ngày cấp bằng
19/7/18
Số km
3,679
Động cơ
63,558 Mã lực
Em định kể chuyện này hầu các cụ, nhưng có lẽ em không kể nữa vì nó dính dáng đến vài người hiện đang còn ở HN, có người đang công tác ở một vị trí cao tại cơ quan đại diện VN ở nước ngoài. Những người này phút cuối đã thoái thác nhiệm vụ.
Trận đó, lần đầu tiên và duy nhất em giết được một thằng Pốt. Toàn bộ 7 anh em vệ binh 478 hy sinh, cả đoàn chỉ còn em và thằng Ương trở về.
Những năm tháng đó, bọn em bảo vệ cán bộ đi khắp các tỉnh của Kampuchia, xui thì gặp phục kích thôi. Cả đoàn đi cùng xe nào xui thì ăn B40. Em nhờ phúc ông bà tổ tiên nên còn vác xác về HN được.
Trận phục kích đó mình thiệt hại quân số hơn nó à cụ?
 

Dtht.laixe

Tháo bánh
Biển số
OF-707858
Ngày cấp bằng
17/11/19
Số km
915
Động cơ
96,996 Mã lực
Tuổi
53
Xưa mà ko nghiêm thế sao oánh nhau dc cụ. Hơi quá lên nhưng thế mới đạt dc mục địch cuối cùng. Toàn dân thiệt thòi. Mấy quan thời chiến nhà mình cũng thiệt thòi đủ kiểu.
Liêm chính là phần đa.
đọc truyện chị thêu mà thấy tức tức anh ách. Tiếc cho cụ chủ quá.
Dù sao cụ chủ đã lựa chọn đúng phương pháp trong đúng hoàn cảnh. Việc này tốt cho cả hai ở thời điểm đó. Cơ mà e vẫn thấy tiếc quá.
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,255
Động cơ
3,564,380 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,811 Mã lực
Tuổi
51
Em xin hỏi cụ thớt: cụ có biết đoàn bác sĩ sang theo dõi sức khỏe cho anh HS không, em có người ông là bs bv Việt Xô tham gia đoàn, cỡ năm 82 83.
 

Kientvv

Xe đạp
Biển số
OF-497873
Ngày cấp bằng
15/3/17
Số km
37
Động cơ
188,119 Mã lực
Tuổi
49
Em cùng tuổi cụ thớt nhưng nhập ngũ sau, tốt nghiệp ĐH năm1980 đợt ấy hầu hết các trường đh ở HN ra trường đều chuyển vào quân đội. Em cũng có trường hợp bạn gái giống cụ chủ, phải sống trong giai đoạn ấy mới hiểu đc mọi đk đều chín, nhu cầu bản thân cuồn cuộn nhưng chẳng làm gì. Đọc thớt nhiều hồi ức ùa về, thank cụ.
 

Ga Leo Cay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-580492
Ngày cấp bằng
21/7/18
Số km
1,221
Động cơ
151,474 Mã lực
Nếu cần thì cụ thay tên của họ đi cũng được. Em đọc từ trưa tới giờ hay quá.
Chúc cụ sức khoẻ để tiếp tục hành quân.
Em định kể chuyện này hầu các cụ, nhưng có lẽ em không kể nữa vì nó dính dáng đến vài người hiện đang còn ở HN, có người đang công tác ở một vị trí cao tại cơ quan đại diện VN ở nước ngoài. Những người này phút cuối đã thoái thác nhiệm vụ.
Trận đó, lần đầu tiên và duy nhất em giết được một thằng Pốt. Toàn bộ 7 anh em vệ binh 478 hy sinh, cả đoàn chỉ còn em và thằng Ương trở về.
Những năm tháng đó, bọn em bảo vệ cán bộ đi khắp các tỉnh của Kampuchia, xui thì gặp phục kích thôi. Cả đoàn đi cùng xe nào xui thì ăn B40. Em nhờ phúc ông bà tổ tiên nên còn vác xác về HN được.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,566 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Cả buổi sáng ngồi xem lại cả đống thư từ, sổ sách thời quân ngũ, lục lọi quá khứ. Giờ mới lại viết tiếp được. Em kể nốt một câu chuyện liên quan đến vàng.
Khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3/79 vẫn tại ngôi biệt thự ở góc đường. Tiểu đội tôi còn 8 người. Một người mới hy sinh hôm trước vì đạn bắn tỉa của Pốt. Đó là thằng Bình người Văn Giang - Hưng Yên. Nó thường gác cùng ca với tôi. Hôm đó tôi cùng nó gác ca từ 2h chiều đến 6h.
2h giờ thằng Bình đập cửa phòng gọi :
- Dậy gác đi anh ơi. Đến giờ rồi.
Tôi vùng dậy mặc quần áo, mở cửa :
- Mày xuống nhận ca trước đi, anh xuống sau.
Tôi vừa bước xuống tầng 1, thì ngoài cổng vang lên một tiếng súng. Vội chạy ra. Thằng Thảo, Ương chạy vào sân hô :
- Pốt.
Cả 3 thằng chạy ra đường, nhưng cũng muộn rồi. Tôi quay lại, thằng Bình nằm giữa cổng, ngực đẫm máu. Tôi nâng nó lên cởi áo, một viên đạn xuyên trúng tim, nó hy sinh tại chỗ.
Sau đó, cả tiểu đội và các đơn vị xung quanh lục sục đến tôi nhưng không phát hiện được gì. Thằng Bình được mang về VN và chôn tại nghĩa trang liệt sĩ Tây Ninh.
Hôm nay, tôi lại gác ca từ 2h chiều cùng Thắng híp. Tôi bảo Thắng:
- Mày gác cổng, tao đi lùng các nhà xung quanh xem. Không để như hôm qua nữa.
Gần 1h lùng sục không có kết quả gì. Tôi quay lại cổng ngồi tán phét với Thắng híp.
Thời gian này dân cũng đã lác đác được vào thành phố. Thường là những gia đình có người tham gia quân đội CM Kampuchia, hoặc người nhà các quan chức của chế độ mới. Ngồi được một lúc tôi thấy bên kia đường, có 3 người, 2 phụ nữ và một bộ đội K. Thấy bọn tôi nhìn ra, 3 người lại đi về phía Đài độc lập khoảng 200m rồi đứng ở đó nhìn lại. Tôi bảo Thắng :
- Mấy đứa kia làm gì vậy ? Mày ra hỏi xem nó cần gì ?
- Kệ mẹ nó, mày thạo tiếng K, ra mà hỏi.
Vừa đi về nên tôi cũng ngại nên thôi, vẫn không ngừng quan sát 3 người.
Lúc sau, họ lại tiến đến gần. Cách khoảng 30m tôi chĩa súng hô:
- Dừng lại.
Cả 3 hốt hoảng đứng khựng lại giơ hai tay lên ôm sau gáy.
- Thắng, mày đến thu súng thằng kia rồi dẫn họ lại đây.
Khi 3 người đã đến trước mặt. Tôi hỏi :
- Có còn vũ khí gì trong người không?
Hai người đàn bà vội vén áo, xoay người một vòng cho chúng tôi kiểm tra.
- Các chị đi đâu ? Tôi thấy các chị quanh quẩn đây có việc gì ?
Người đàn bà lớn tuổi nói :
- Đây là em gái tôi, còn đây là con trai tôi là bộ đội Kampuchia.
- Các chị có giấy tờ được phép vào thành phố không ?
Họ đưa ra một tờ giấy nhàu nát, có đóng dấu của ban quân quản thành phố.
- Vậy các chị cần gì ? Chúng tôi có thể giúp việc gì ?
Bà lớn tuổi đáp :
- Ngôi nhà này của vợ chồng em gái tôi, nay tôi muốn vào lấy lại một số kỷ vật của gia đình.
Thấy họ cũng hiền lành, ăn nói có học nên tôi đồng ý mời họ vào phòng khách tầng 1.
Vừa vào trong nhà cô em đã ngồi thụp xuống khóc nức nở. Bà chị phải đỡ lên ghế. Lúc này cả tiểu đội đã dậy vây quanh 3 người khách. Tôi nhờ thằng Ương ra gác cùng Thắng và lấy nước mời 3 người.
Các nhà có bộ đội hay chuyên gia ở thì toàn bộ những thứ không phục vụ cho cuộc sống hàng ngày chúng tôi đều để gọn vào một phòng. Đồ đạc đều để nguyên vị trí cũ. Ngôi biệt thự này cũng vậy.
Ngồi nói chuyện một lúc thì được biết thêm chồng bà trẻ tuổi là cục trưởng hải quan của chế độ cũ. Khi Pốt tràn vào thành phố cả gia đình bà bị lùa vào công xã, chồng bà bị giết chết trong những ngày đầu tiên vì là quan chức chế độ cũ. Sau đó hai đứa con gái bị đưa đi chỗ khác, giờ vẫn chưa thấy tông tích. Bà ta xin phép được đi thăm lại toàn bộ ngôi nhà. Tôi đồng ý và đưa bà đi thăm các tầng, các phòng. Quay xuống một phòng nhỏ dưới tầng một tôi mở cửa nói:
- Tất cả giấy tờ, sổ sách, album của gia đình chúng tôi đều để trong này. Chị muốn lấy cái gì cũng được.
Cả 3 người đều vào trong phòng tìm kiếm các kỷ vật cần thiết.
( nghỉ)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top