- Biển số
- OF-709519
- Ngày cấp bằng
- 5/12/19
- Số km
- 621
- Động cơ
- 95,172 Mã lực
Cụ ác quá!
Trước ông bác e vào tiếp quản sbay TSN, vào kho bóng đèn tuýp lấy cmn súng ra bắn cho nó vỡ hết, bóng đèn nổ nghe vui tai. Các thiết bị trên máy bay trực thăng như đèn chỉ báo, công tắc, ghế..gỡ hết về làm đồ cá nhân, thế là xong hỏng cmn hết.Các cụ cứ nghĩ bộ đội gà lắm ấy. Như người rừng chắc.
Chiến lợi phẩm Mẽo: đồng hồ, bật lửa, dao, la bàn, bi đông, túi ngủ... là đồ các cụ nhà mình dùng.
Tiền, vàng... Nhiều cụ đã biết phá mạch điện tử thu vàng.
Chém đốt mấy hòm tiền thì hơi quá.
Em vẫn luôn kính trọng chị Thêu (1 con người bản lĩnh, dám làm dám chịu, yêu hết mình). Đọc đoạn cuối, lúc 2 người chia tay mà mắt em cay xè.Các nhân vật sau cụ nên thay tên nhân vật cụ ạ. Tránh trường hợp như mợ Thêu bị cụ nào trên này tìm ra tung tích luôn. Đọc chuyện của cụ có chút tiếc nuối và thương cảm với mợ Thêu nhưng nghĩ lại công nhận cụ ko chén là tốt cho mợ ấy thật.
Em đồng quan điểm với cụ này.Em vẫn luôn kính trọng chị Thêu (1 con người bản lĩnh, dám làm dám chịu, yêu hết mình). Đọc đoạn cuối, lúc 2 người chia tay mà mắt em cay xè.
Vầng em xin nhỗiChã mất trật tự quá đi
vào thớt của cụ em lại nhớ đến anh trai em, anh em sn 1958, nhập ngũ năm 77 và hs cuối năm 78 ở chiến trường KEm đánh với Polpot từ 78 ở Tây ninh. Đến cuối 1981 em chuyển sang bảo vệ cụ Ngô Điền đại sứ Việt nam tại Kampuchia. Năm 1982 cụ Ngô Điền xin cụ Hoàng Thế Thiện cho em biệt phái sang sứ quán và em đi học đại học ngoại ngữ ( khoa dạy tiếng Khmer cho người nước ngoài ) tại Phnom Penh. Học cùng một số sinh viên Tây lông : Đức, Nga, Tiệp...
1985 em tốt nghiệp. Tiếng K thời gian đó em thuộc dạng siêu.
Câu chuyện của bác về chị Thêu đã chấm dứt, đã sang câu chuyện khác, nhưng em không làm sao dứt ra được vì thương chị Thêu, thương bác và thương cho tất cả những người từng trải qua hoàn cảnh đó - tất nhiên có cả em.(Em viết nốt chuyện này. Mai chuyển truyện khác)
Đầu tháng 6/1977 đúng như lời hứa của sư trưởng Tô Đá Mạn. Đã có đợt ra quân đầu tiên gồm hơn 20 quân nhân nữ. Cứ sau vài ngày lại một đợt, dù chưa có tân binh bổ sung. Các C nữ vắng dần, tối thứ 7, CN không còn người ra vào chơi tấp nập nữa. Rồi lại rộ lên tin sư đoàn sau khi bổ sung tân binh sẽ vào Tây ninh.
CN hàng tuần em vẫn lên E bộ chơi bình thường. Chị Thêu cũng trở lại vui vẻ như cũ. Ăn nói cử chỉ cũng bạo dạn hơn không như trước. Em cảm thấy yên tâm. Gần cuối tháng 6/77 có đợt ra quân lớn 3 đại đội nữ đi hết sạch. Thay vào đó là một bộ khung cán bội nam. Các anh lính cũ từ 1972 trở về trước cũng lần lượt về quê. Anh Phún, Vầy, Khâm, Chích ...cũng ra về. C9 bọn em chỉ còn 30 chục ông lính 1973 đến 1976.
Một buổi sáng cuối tháng 6, chị Thêu gọi điện thông báo:
- CN tới chị ra quân về quê, em lên chơi với chị.
Nghe xong em sững người nhưng cũng trả lời:
- Tốt rồi, vậy là chị đạt được nguyện vọng mà không phải khỏa thân biểu tình.
- Thôi đi ông tướng, đang buồn nẫu ruột đây. Mai lên chơi rồi chị em nói chuyện.
- Em bận lắm, đang phải sửa sang lán trại chuẩn bị đón tân binh, giờ C em còn ít người làm sao kịp.
Giọng chị nghe chùng hẳn xuống:
- Vậy thôi, nhưng CN lên tiễn chị nhé, chị mong em lắm đấy.
- Vâng, chắc chắn em sẽ lên.
Bỏ ống nghe xuống em vừa vui vừa buồn. Vui vì chị được về đoàn tụ gia đình, cuộc sống đỡ vất vả. Vui vì bản thân mình thoát khỏi một mối quan hệ rắc rối, bùng nhùng. Nhưng buồn và nhớ vì phải xa chị.
Sáng CN, quần áo chỉnh tề, quân dung tươi tỉnh, lấy chiếc lược làm bằng ống pháo sáng ra đút túi ( chiếc lược này xin mãi ông Chích mới cho)
Em chuẩn bị lên đường. Có tiếng điện thoại reo, tiếng chị Thêu :
- Em không phải lên nữa đâu, có xe của Trung đoàn đưa bọn chị ra sư chạy ngang C9, em đứng chờ ở đường là được.
- Vâng.
Nhìn đồng hồ hơn 7h, em túc tắc leo lên con dốc nhỏ dẫn ra đường lớn, đứng đợi ven đường. Một lát sau thấy chiếc xe Zin từ E bộ chạy lại, trên thùng xe có hơn chục người của E bộ và trạm quân y. Xe dừng trước mặt em. Em chạy vòng ra thùng định nhảy lên thì chị đi ra cuối thùng xe:
- Đỡ hộ chị chiếc ba lô.
Đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì, em cũng đưa tay đỡ chiếc balo xuống. Chị nhẩy xuống đất, giơ tay chào mọi người trên:
- Đi trước đi.
Em hỏi:
- Chút nữa mình đi xe nào ?
Chị cười chỉ vào chân:
- Đi xe chân
- Trời đất, từ đây ra Khe Sanh 2 chục cây đấy chị ơi.
- Chị còn không biết sao ? Em không đi thì chị đi một mình. Đằng nào mai sư đoàn mới đưa ra Đông Hà.
- Thôi được, em đi cùng chị.
Nhìn đồng hồ gần 8h, em nhẩm tính khoảng hơn 12h ra đến nơi, loanh quanh khoảng 1h em quay lại C9 trời tối là vừa.
Em đeo ba lô giúp chị, cái ba lô nhẹ nẫng, chắc trong đó chỉ có một bộ quần, cái chăn, màn, võng và vài đồ lặt vặt của phụ nữ. Gia tài của người lính hơn 3 năm trời chỉ có vậy. Em hỏi:
- Sao ba lo chị nhẹ vậy ?
- Đồ linh tinh chị vứt lại hết vì có ý định đi bộ cùng em, sợ em mệt. Ra chợ Đông Hà chị mới mua ít quà về cho nhà.
- Thế cũng tiện, chị chu đáo quá. Được về nhà chị vui không ? Chẳng biết bao giờ em mới được về phép. Em nhớ nhà lắm rồi.
- Vui gì đâu, buồn nhiều hơn. Chị em mới quen nhau được vài tháng đã phải chia tay. Số chị nó khổ vậy. Em phải nhớ chị nhiều đấy nhé, chăm viết thư cho chị.
Vừa đi vừa nói chuyện bông lông ba la. Hơn 10h, chắc đã đi được nửa đường. Con đường 14 trải cấp phối, hẵn hữu mới có một chiếc xe chạy qua tung bụi mù mịt. Mỗi lần như vậy chị lại úp mặt vài vai em để tránh bụi. Đi giữ đường cái to nên em chẳng ngại, kệ cho chị làm gì thì làm. Hơn một giờ sau ven đường có cây to chị nói :
- Đây nghỉ chút em.
Hai chị em đi vào dưới gốc cây ngồi nghỉ. Chị lấy trong túi mìn ra một bi đông nước đưa cho em. Ngồi khoảng 15', em đứng dậy bảo :
- Đi thôi chị, đến nơi em còn quay về không muộn.
Chị kéo tay em ngồi xuống :
- Từ từ ngồi xuống chi hỏi em câu này : em thấy chị thế nào ?
- À, chị xinh xắn, hiền lành, nhu mì, chu đáo, quân tâm đến mọi người.
- Em có cảm tình với chị không ?
- Có chứ, không có thì sao em với chị chơi được với nhau mấy tháng trời.
Chị nhìn thẳng vào mắt em, giọng nói trở lên nghiêm túc :
- Vậy em trả lời thật cho chị biết: yêu cầu của chị bên bờ suối hôm đi sửa đường dây em có thể đáp ứng được không ?
Em vờ nhăn trán, mặt giả ngu:
- Hôm ấy chị nói gì nhỉ, em không nhớ rõ.
- Chắc chắn em còn nhớ, đừng giả vờ. Ngày mai chị về quê. Mọi việc chắc chắn sẽ không ai biết. Em không sợ ảnh hưởng đến tương lai của em. Mọi chuyện chỉ em và chị biết.
Em ngồi thừ ra suy nghĩ một lúc rồi chậm rãi nó:
- Thật sự em không thể làm theo ý chị. Em không thể để chị chịu thiệt thòi như vậy. Nhỡ đâu sau vài tháng về quê chị to bụng thì chị ăn nói kiểu gì với bà con hàng xóm gia đình rồi sẽ xảy ra lắm chuyện chị không chịu đựng nổi đâu.
Chị đã bắt đầu khóc:
- Chị đã biết những điều này nhưng chị đã quyết định. Hỏi em câu cuối cùng: em có chiều chị được không ?
Em nhắm mắt suy nghĩ, không dám nhìn chị vì sợ mình sẽ mềm lòng. Mở mắt ra em quả quyết nói:
- Xin lỗi chị, em không thể. Thực lòng em mong chị về quê vui vui vẻ và sẽ có một gia đình hạnh phúc. Khi nào em về phép có thằng nó gọi bằng chú.
Chị ể oải đứng, giọng đượm buồn đẫm trong nước mắt:
- Vậy thôi, chị hiểu em rồi. Ta đi thôi.
Từ đó lên tới sư đoàn không ai nói với ai câu nào. Gần tới cổng sư đoàn chị mới dừng lại.
- Em tiễn chị tới đây được rồi. Đưa ba lo cho chị. Em gỡ ba lô ra khỏi vai đưa trả chị. Chị cũng lấy cái túi mìn đưa cho em nói :
- Tặng lại cho em cái túi và bi đông nước chị về quê không dùng nữa. Trong túi còn một cái khăn len chị vẫn hay dùng vào mùa đông, 2 bao thuốc lá, hộp kim chỉ, có cuốn sổ nhỏ nữa trong đó chị ghi địa chỉ của chị và vài dòng cho em. Em giữ lấy mà dùng. Giờ không có chị em phải tự chăm lo cho bản thân. Phải nhớ đên chị và chăm viết thư nhé.
Nghe chị dặn dò ân cần như một bà mẹ, em nước mắt cũng rưng rưng nghẹn ngào:
- Vâng, em nhớ rồi. Chị cũng giữ gìn sức khỏe. Chúc chị vui vẻ và hạnh phúc cùng gia đình. Thôi, chị vào đi.
Lấy trên túi áo ngực ra chiếc lược và cái phong bì nhỏ có 30 đồng ở trong em dúi vào tay chị :
- Em tặng chị làm kỷ niệm.
Chị cầm lấy nhét vào túi cóc ba lô:
- Em về trước đi không muộn.
Không đợi chị giục em quay người đi như chạy về phía cầu Đắc Krong, đầu đường 14. Được hơn 100m mới ngoái đầu lại giơ tay chào chị, chị giơ tay vẫy lại rồi lại quệt mắt chắc lại đang khóc.
Em cắm đầu vừa đi vừa chạy đến đầu đường mới dừng lại thở, móc bao thuốc ra hút. Nhìn đồng hồ gần 2h30' rồi. Chết cha không khéo về đơn vị tối mất, chắc phải vừa đi vừa chạy. Vứt mẩu thuốc xuống đường co giò chạy việt dã. Chợt nghe tiếng ô tô ì ì phía sau em dừng lại. Có chiếc xe tải đang chạy cùng chiều. Em ra giữa đường vẫy xe. Xe dừng bác tài thò đầu ra, em hỏi :
- Xe về đâu anh ?
- Chở gạo về C8 có đi cùng đường thì lên thùng.
- May quá, cảm ơn anh em về C9 gần đó.
Lên thùng xe em thở phào nhẹ nhõm, như trút được một gánh nặng. Cuối cùng em cũng vượt được ải.
Sau đó em và chị có thư từ qua lại vài lần. Năm 1979 em sang K, mọi tư trang thư từ đều để lại trạm 606. Nên em chị không còn liên lạc nữa.
Tháng 3/1981, em nhớ là sau Tết. Em được về phép. Sau mấy năm xa nhà. Về nhà được một tuần em lần theo địa chỉ của chị tìm đến nhà. Gặp mẹ chị đang ngồi ở sân, nhìn hai mẹ con tương đối giống ngồi hỏi han một lúc thì biết chị mới cưới trước Tết. Sau khi cưới thì theo chồng về đất mỏ. Cô em gái đưa cho em cái địa chỉ của chị ở Cẩm Phả, em chỉ nhìn qua rồi trả lại vì không có ý định đi thăm.
---- HẾT ---
Nếu như vậy có lẽ em sẽ tiến xa và hẹn chị chờ em vài năm.Câu chuyện của bác về chị Thêu đã chấm dứt, đã sang câu chuyện khác, nhưng em không làm sao dứt ra được vì thương chị Thêu, thương bác và thương cho tất cả những người trong hoàn cảnh đó - tất nhiên có cả em.
Vậy xin phép bác cho em hỏi một câu rất thật: Nếu chị Thêu là người Hà Nội, bác có tiến xa hơn không?
Bác có thể không trả lời vì câu hỏi của em đã phạm khá sâu vào đời tư, thành thật xin lỗi bác. Nếu bác trải lòng em vô cùng cảm ơn và mạnh dạn xin phép bác cho em được chia sẻ câu chuyện của mình trong hoàn cảnh gần giống như của bác.
Em không biết, vì sang tới K em không nằm trong đội hình của quân khu, quân đoàn hay sư nào cả mà nằm trong một đơn vị biệt lập. Nên mọi thông tin trong chung trong quân đội em không được nghe tuyên truyền.Cụ chủ viết rất thưc tế, hè năm 1977 e và ông anh con bác ruột bị gọi nhập ngũ, đến phút giao quân thì e được loại ( con liệt sỹ); còn ông anh lên tàu vào Tây Ninh sau khoảng 3 tháng bị Ponpot tấn công vào doanh trại và hy sinh tại Tây Ninh, khoảng đầu năm 1987 bạn bè đưa được về quê.chứ gia đình lúc đó cũng chưa có điều kiện để vào. Ngoài ra cũng có một ông e họ chiến đấu đến phú cuối cùng và được phong anh hùng ở Cam là Nguyễn Văn Tham ko biết Cụ chủ có biết ko