[Funland] Những loại vũ khí Âu Mỹ nên mua (nếu có khả năng)

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Việt Nam sẽ sản xuất máy bay, tên lửa Nga?

(Kienthuc.net.vn) - Theo Đài tiếng nói nước Nga, Việt Nam sẽ sản xuất theo giấy phép những thiết bị quân sự hiện đại nhất của Nga.




“Nga đang phát triển hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự qua việc triển khai tổ chức sản xuất theo giấy phép những thiết bị quân sự hiện đại nhất (của Nga thiết kế) tại nước này (Việt Nam)”, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố.
Hiện nay, theo khối lượng những hợp đồng đang thực hiện và chuẩn bị ký kết, Việt Nam là một trong 3 nhà nhập khẩu lớn nhất vũ khí của Nga.
Bước đột phá quan trọng thúc đẩy sự phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự với Việt Nam là biên bản ghi nhớ liên chính phủ về chiến lược hợp tác kỹ thuật quân sự cho giai đoạn đến năm 2020, được ký kết hồi tháng 10/2008.
Liệu trong tương lai Việt Nam có thể đủ khả năng sản xuất tiêm kích Su-30 trong nước?

Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử hợp tác hai nước, tổng khối lượng các hợp đồng ký kết trong năm 2008 đã vượt quá 1 tỷ USD. Hiện nay khối lượng này được tính vào khoảng vài tỷ USD.
Chỉ trong những năm gần đây, Việt Nam đã mua của Nga 32 máy bay chiến đấu Su-30MK2, 12 tàu tên lửa cao tốc Molniya (2 chiếc đóng ở Nga và 10 chiếc được cấp phép sản xuất), 4 tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9, 6 tàu ngầm Project 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo), 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PMU-1, 2 tiểu đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P và một số vũ khí khác.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Đức phát triển mô-đun chiến đấu mới siêu mạnh

(Vũ khí) - Tạp chí International Defence Review đưa tin, công ty Đức Krauss - Maffei Wegmann (KMW) đã trình bày các tài liệu về việc phát triển một mô-đun chiến đấu điều khiển từ xa mới IWS-35, được thiết kế để trang bị cho xe tăng và xe bọc thép.

Theo kế hoạch các mô-đun chiến đấu được phát triển chủ yếu để gắn trên xe thiết giáp của Đức ARTEC Boxer.
Mô-đun chiến đấu điều khiển từ xa IWS-35 mới của công ty Đức KMW với pháo tự động ATK siêu mạnh 35 mm trang bị hệ thống Bushmaster III, súng máy ghép đôi12,7mm và ống phóng lựu WWS-40 Mô-đun chiến đấu IWS -35 được làm từ thiết giáp nhôm hàn, được trang bị pháo tự động ATK 35-mm siêu mạnh tích hợp hệ thống Bushmaster III, súng máy ghép đôi 12,7 mm có hệ thống tự dẫn độc lập. Góc cao cực đại của pháo 35-mm là 35 độ, của súng máy 12,7 mm là 65 độ.
Súng có khả năng bắn đạn với ngòi nổ được lập trình sẵn. Ngoài ra trên mô-đun có thể gắn thêm súng phóng lựu đạn khói Wegmann 76-mm hoặc ống phóng lựu WWS-40 40-mm mới có khả năng bắn mìn chống bộ binh bên cạnh lựu đàn khói và lựu đạn gây nhiễu.
Mô-đun chiến đấu IWS -35 được trang bị hệ thống truyền động điện kép với khả năng truyền động dọc và ngang.
Mô-đun chiến đấu mới sẽ được Đức trang bị trên xe thiết giáp của Đức ARTEC Boxer Hệ thống điều khiển vũ khí số của mô-đun chiến đấu IWS-35 được tích hợp kép cho cả chỉ huy và pháo thủ. Mỗi người trong số họ sẽ được trang bị kính ngắm điện tử với kênh ngắm tầm nhiệt và một máy đo khoảng cách bằng laser tích hợp. Kính ngắm của chỉ huy là kính ngắm toàn cảnh được lắp trên nóc của mô-đun chiến đấu.
AntonRTI (Theo topwar.ru)
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,508 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Tàu bổ bộ 2 năm đã rỉ, máy bay tự làm liên tục rơi, trục trặc vũ khí thường xuyên, radar bán cho châu Phi không dùng được ...Không ai nói đồ nó kém nhưng chất lượng cũng khó nói lắm.
Tàu biển tiếp xúc với nước mặn tất nhiên phải rỉ.
Vì thế mỗi năm phải tiến hành cạo gỉ đánh hà 1 lần.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Việt Nam sẽ sản xuất máy bay, tên lửa Nga?

(Kienthuc.net.vn) - Theo Đài tiếng nói nước Nga, Việt Nam sẽ sản xuất theo giấy phép những thiết bị quân sự hiện đại nhất của Nga.





“Nga đang phát triển hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự qua việc triển khai tổ chức sản xuất theo giấy phép những thiết bị quân sự hiện đại nhất (của Nga thiết kế) tại nước này (Việt Nam)”, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố.

Liệu trong tương lai Việt Nam có thể đủ khả năng sản xuất tiêm kích Su-30 trong nước?

Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử hợp tác hai nước, tổng khối lượng các hợp đồng ký kết trong năm 2008 đã vượt quá 1 tỷ USD. Hiện nay khối lượng này được tính vào khoảng vài tỷ USD.
.
Báo chí mình toàn nói tào lao, đầu đề 1 kiểu nọi dung nói 1 kiểu
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Mấy cái tự chế ra toàn cái chỉ áp dụng để làm việc vặt linh tinh, không có ích nhiều cho quốc phòng. Tầm 30-40 năm, phải có những nhà máy lớn, trình độ kỹ thuật cao .. Không phải đơn giản một sớm một chiều như các chú nhà báo vẫn lu loa câu khách.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Mấy cái tự chế ra toàn cái chỉ áp dụng để làm việc vặt linh tinh, không có ích nhiều cho quốc phòng. Tầm 30-40 năm, phải có những nhà máy lớn, trình độ kỹ thuật cao .. Không phải đơn giản một sớm một chiều như các chú nhà báo vẫn lu loa câu khách.
Nhà báo mình đang có giấc mơ sáng mai tỉnh dậy VN là một nước đại công nghiệp phát triển nên cụ thông cảm =))=))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga cung cấp xe bọc thép, súng mới cho Việt Nam?

(Kienthuc.net.vn) - Ngoài máy bay chiến đấu và tàu chiến, Nga sẽ mở rộng danh mục xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam gồm xe bọc thép, vũ khí hạng nhẹ.



Theo Đài tiếng nói nước Nga, trong chuyến thăm Hà Nội vào ngày hôm qua, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố, Nga dự định sẽ mở rộng danh mục sản phẩm cung cấp cho Quân đội Việt Nam
Ông lưu ý rằng, Bộ Quốc phòng hai nước đã ký kết một thỏa thuận mới trong lĩnh vực này. Văn bản trù định việc cung cấp cho Việt Nam các loại máy bay chiến đấu, xe bọc thép và vũ khí hạng nhẹ của Nga.
Ngoài ra, Nga cũng sẽ hỗ trợ trong việc đào tạo quân nhân cho Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Việt Nam có thể mua phương tiện chiến đấu hạng nặng của Nga.

Trong những năm gần đây, Việt Nam chủ yếu mua các Nga các trang bị không quân, hải quân gồm: 32 tiêm kích đa năng Su-30MK2; 12 tàu tên lửa cao tốc Molniya (2 chiếc đóng ở Nga và 10 chiếc được cấp phép sản xuất); 4 tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9; 6 tàu ngầm Project 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo); 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PMU-1 và 2 tiểu đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P.
Với tuyên bố này của Tổng thống Putin, có thể đoán định được rằng trong tương lai không xa, lực lượng Lục quân Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ bắt đầu hiện đại hóa từng bước nhằm thay thế hệ vũ khí (xe tăng, xe thiết giáp, các loại súng) cũ, lạc hậu bằng vũ khí tiên tiến Nga.
Bên cạnh đó, có thể Nga sẽ còn cung cấp giấy phép sản xuất để Việt Nam được sản xuất súng ống hiện đại và kể cả phương tiện vũ khí hạng nặng.
“Nga đang phát triển hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự qua việc triển khai tổ chức sản xuất theo giấy phép những thiết bị quân sự hiện đại nhất (của Nga thiết kế) tại nước này (Việt Nam)”, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trước đó.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ấn Độ mua ngư lôi Đức, tên lửa Israel

(Kienthuc.net.vn) - Quân đội Ấn Độ đang quan tâm tới việc đặt hàng Đức nâng cấp hệ thống ngư lôi tàu ngầm và mua tên lửa chống tăng Spike của Israel.



Tờ Indian Express đưa tin, trong tương lai gần, Hải quân Ấn Độ sẽ nâng cấp hệ thống định vị thủy âm và ngư lôi cho tàu ngầm có trong biên chế.
Nguồn tin cho biết, Công ty Atlas của Đức có thể trở thành nhà cung cấp hệ thống định vị thủy âm mảng pha chủ động (ATAS) cho Hải quân Ấn Độ. Hệ thống này thường được lắp đặt trên những tàu chiến mặt nước như tàu khu trục lớp Delhi, tàu khu trục lớp Talwar…
Ngoài ra, Atlas có thể sẽ chuyển giao kỹ thuật hệ thống ATAS cho Công ty Bharat Electronics Limited (BEL) của Ấn Độ, nhằm giúp nước này đảm nhận việc bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống định vị thủy âm trang bị trên 10 tàu chiến đấu mặt nước thuộc 3 lớp của Hải quân Ấn Độ.
Tàu ngầm phi hạt nhân Type 209 được Ấn Độ mua của Đức.

Về ngư lôi, chương trình nâng cấp nhằm kéo dài tuổi thọ cho 64 quả ngư lôi SUT lên 15 năm và nâng cao một số tính năng. Nhiều khả năng, số ngư lôi này được trang bị trên các tàu ngầm Type 209 mà hãng HDW Đức đóng cho Ấn Độ.
Còn theo tờ Defence News, Lục quân Ấn Độ đang có kế hoạch mua sắm tên lửa chống tăng có điều khiển Spike của Israel.
Việc mua sắm lần này đã được đưa ra tại hội nghị của Uỷ ban mua sắm quốc phòng Ấn Độ (DAC) khai mạc ngày 11/11. Theo nguồn tin từ Bộ quốc phòng Ấn Độ, DAC sẽ tổ chức một cuộc họp vào cuối tháng này về vấn đề này.
Theo một số nguồn tin, Lục quân Ấn Độ muốn mua các hệ thống tên lửa chống tăng Spike thế hệ 3 (chi tiết bao gồm 321 bộ thiết bị phóng tên lửa, 8.356 quả tên lửa và 15 bộ thiết bị huấn luyện mô phỏng cùng với các linh kiện và chuyển giao công nghệ liên quan).
“Sự quan tâm đối với tên lửa chống tăng Spike có thể sẽ ảnh hưởng đến đề xuất của Mỹ về việc cùng với Ấn Độ sản xuất tên lửa chống tăng Javelin”, Defence News nhận định.
Ấn Độ thích tên lửa Spike hơn tên lửa Nga.

Tuy nhiên, vì Lục quân Ấn Độ cần đến 20.000 quả tên lửa chống tăng hiện đại, nên có thể là nước này mua tên lửa chống tăng Spike sẽ sử dụng trên xe, còn tên lửa Javelin sử dụng mang vác thuận lợi.
Hiện nay, vũ khí chống tăng tầm xa có điều khiển trong biên chế Quân đội Ấn Độ chủ yếu là tên lửa Konkurs-M (Nga) và Milan (Pháp) với tầm bắn chưa tới 2.000m, phương thức dẫn đường không hiện đại.
Những năm gần đây, Ấn Độ dần chuyển hướng sang sử dụng vũ khí của nhiều quốc gia trên thế giới (nhất là Mỹ, phương Tây), thay vì chỉ nhập khẩu chủ yếu từ Nga như trước đây. Các chuyên gia nhận định, động thái này là nhằm “phản ứng” lại với việc Nga cung cấp hệ thống vũ khí tối tân cho Trung Quốc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tổ hợp trang bị quân phục dã chiến ngoài Ratnik sẵn sàng

(Vũ khí) - Tổ hợp trang bị quân phục dã chiến tiên tiến Ratnik của quân đội Nga, chiến binh tương lai, đã hoàn toàn sẵn sàng cho thử nghiệm cấp nhà nước.



Theo kế hoạch Ratnik phải được biên chế cho lực lượng vũ trang Nga vào năm sau. Ngày 17/10, Giám đốc điều hành CRI Tochmash Dmitry Semizorov thông báo với các phóng viên: các thử nghiệm sơ bộ tổ hợp đã hoàn thành vào tháng 9. Bộ Quốc phòng Nga sẽ ra chỉ lệnh bắt đầu các thử nghiệm cấp nhà nước vào tháng 10. Theo ông Semizorov, sẽ thử nghiệm từng thành phần của tổ hợp theo các thông số kỹ thuật đề ra. Tổ hợp Ratnik cấu thành từ 50 thành phần vũ khí khí tài và các trang thiết bị.

Tổ hợp trang bị quân phục dã chiến “Ratnik” “Thử nghiệm một số lượng lớn các trang thiết bị thành phần sẽ chiếm khoảng từ 2 tuần đến 2-3 tháng”. Dmitry Semizorov nói: “Các trang thiết bị sẽ được thử riêng biệt trên các thao trường khác nhau của Liên bang Nga”.
Sau khi các thành phần của tổ hợp ‘chiến binh tương lai” được thử nghiệm, bắt đầu tiến trình sản xuất hàng loạt. Ratnik sẽ được đưa vào biên chế trang bị cho đơn vị vào năm 2014, các lữ đoàn bộ binh cơ giới sẽ ưu tiên trang bị đầu tiên. Theo kế hoạch của Bộ quốc phòng, năm 2014 sẽ trang bị cho khoảng từ 5-7 đơn vị, trong vòng 5 năm tất cả các đơn vị sẽ được biên chế đầy đủ Ratnik.


Cùng với những thành công ban đầu, các chuyên gia quân sự đã nghĩ đến phương án hiện đại hóa tổ hợp trang bị quân phục dã chiến. Quá trình hiện đại hóa, theo Giám đốc điều hành Phòng nghiên cứu trung tâm Tochmash bắt đầu vào năm 2014, Tochmash triển khai nghiên cứu mở rộng, trọng tâm là các giải pháp ngắm bắn và chỉ thị mục tiêu cho vũ khí của tổ hợp.
Tập đoàn NRI Tochmash hy vọng rằng Bộ quốc phòng sẽ quyết định hiện đại hóa các thành phần của Ratnik theo xu thế phát triển tương lai, hiện nay các chuyên gia đang nghiên cứu các phương án hiện đại hóa các loại vũ khí của tổ hợp.
Thời gian khai thác sử dụng Ratnik dự kiến là 5 năm. Tổ hợp có thể được chuyển giao từ quân nhân này sang quân nhân khác cho đến khi bị hỏng hóc phải thanh lý. Áo lót trong chỉ cho một quân nhân sử dụng, nhưng quân phục dã chiến mùa hè có thể tính cho hai người. Quân phục dã chiến mùa đông cũng có thể có đồng chủ sở hữu, các loại trang bị như súng các loại, dao, áo giáp, mũ bảo hiểm (mũ sắt) có thời gian sử dụng dài hơn.
Trong tổng số 50 thành phần khác nhau cấu thành bộ trang bị quân phục dã chiến cá nhân, có thể chế tạo hoàn toàn mới hoặc nâng cấp hiện đại hóa từng thành phần: trang phục cá nhân, vũ khí đi cùng, trang bị bảo vệ cá nhân, trang bị phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, vũ khí phi sát thương.

Cơ sở căn bản của tổ hợp trang bị quân phục dã chiến Ratnik là bộ quân phục dã chiến aramid mặc ngoài được chế tạo từ sợi alyuteks, sản xuất bởi Kamenskvolokno. Bộ quân phục aramid mặc ngoài có thể chịu được các mảnh mìn, lựu đạn, đạn pháo và tác động trực tiếp của hỏa hoạn trong thời gian ngắn.
Trên áo khoác ngoài trong điều kiện chiến đấu có thể lắp các miếng giáp gốm tổng hợp ceramic, chống được các đầu đạn 7,62mm của súng trường SVD hoặc đạn 5,45mm của AK – 74. Đi cùng với bộ quân phục dã chiến mặc ngoài là mũ bảo hiểm (mũ sắt) nhiều lớp tổng hợp.

Tất cả các thành phần của tổ hợp Ratnik có thể dễ dàng tích hợp và thay thế vị trí của nhau. Khối lượng tổ hợp và quân phục ngoài theo chuẩn bảo vệ cấp 5 khoảng 10 kg, khối lượng cực đại của tổ hợp ở mức bảo vệ cao nhất cấp 6 bao gồm mũ bảo hiểm (mũ sắt), các mảnh giáp bảo vệ bên sườn, vai, đùi khoảng 20 kg. Tổng thể bộ quân phục mặc ngoài bọc giáp có thể bảo vệ đến 90% cơ thể của quân nhân. Khả năng thông thoáng của tổ hợp cho phép quân nhân có thể mặc liên tục trong vòng 48 giờ.
Sợi vải tổng hợp của quân phục dã chiến được ngâm tẩm hóa chất đặt biệt, cho phép thông khí và giữ độ ẩm quanh cơ thể. Một điểm đặc biệt là bộ quân phục dã chiến mặc ngoài có thể ngăn chặn các bức xạ hồng ngoại và tia cực tím, do đó người mặc quân phục trở lên vô hình trong kính ngắm hồng ngoại và quang ảnh nhiệt. Trường hợp đặc biệt, quân phục dã chiến mặc ngoài có thể được tháo bỏ nhanh chóng trong vài giây, bằng một động tác.
Hệ thống điều hành của tổ hợp trang bị quân phục dã chiến ngoài Ratnik bao gồm các thiết bị nhận dạng, thông tin liên lạc, bộ vi xử lý thông tin, dẫn đường, định vị.
Trên bao đựng đạn và trang bị cá nhân của tổ hợp trang bị quân phục dã ngoại có thiết bị truyền thông, cho phép xác định chính xác tọa độ của người lính nhờ hệ thống định vị vệ tinh GLONASS và GPS, hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau liên quan đến định hướng trên địa hình và chỉ thị mục tiêu. Thông tin về vị trị của chiến sĩ trên chiến trường tự động cập nhật trên bản đồ kỹ thuật số của người chỉ huy các cấp.
Hệ thống bảo đảm sự sống của tổ hợp trang bị quân phục dã chiến Ratnik có kính bảo vệ mắt, các miếng giáp bảo vệ khuỷu tay và đầu gối, tai nghe chống xung nhiễu âm thanh, phin lọc nước sạch, thiết bị sinh nhiệt giữ ấm cơ thể và các trang bị cá nhân khác. Trong đó có cả thiết bị cấp điện và tấn công đối tượng (dùi cui điện).

Giai đoạn hiện nay, vũ khí trang bị của tổ hợp Ratnik bao gồm súng tiểu liên AK thế hệ mới lắp kính ngắm, súng phóng lựu kẹp nòng, kính ngắm ngày đêm quang ảnh nhiệt. Theo các nhà thiết kế, không có hệ thống vũ khí khí tài tương đương trên thế giới. Chiến sĩ có trong bộ kính ngắm một thiết bị video nối với camera kính ngắm, cho phép xạ kích từ vị trí ẩn nấp và góc khuất, không phải ngắm trực tiếp trong tầm hỏa lực của đối phương.
Một trong những khí tài tiên tiến mà Ratnik có được là hệ thống kính ngắm quang ảnh nhiệt. Kính ngắm quang ảnh nhiệt 1RM-139 do Nga sản xuất cho phép chiến sĩ có thể tiến hành xạ kích trong điều kiện sương mù, đêm tối trời, trong khói bụi chiến trường. Bộ khí tài mới được đưa vào biên chế của tổ hợp thiết bị quân phục dã ngoại.
Các bộ phận quang điện của kính ngắm có thể phát hiện mục tiêu trên khoảng cách 1200 m. Bức xạ thân nhiệt cơ thể người, hội tụ thông qua một lăng kính đặc biệt và chiếu lên một ma trận đầu thu, ma trận sẽ nhận tín hiệu và chuyển hóa thành hình ảnh.
Theo đại diện của tập đoàn phát triển thiết bị quang học NRI Tsiklon, kính ngắm quang ảnh nhiệt có thể phân biệt được sự chênh lệnh nhiệt độ so với môi trường đến 0,1 độ. Kính ngắm sẽ hoạt động đồng bộ song song với kính - màn hình gắn trên mũ bảo hiểm (mũ sắt) của chiến sĩ và chuyển tải hình ảnh từ camera kính ngắm quang ảnh nhiệt lắp trên súng.
Bằng phương pháp này, chiến sĩ từ vị trí che chắn, ẩn nấp có thể quan sát được mục tiêu trong đêm và tiêu diệt mục tiêu mà không cần thiết phải nhô ra và ngắm bắn.

Mỗi kính ngắm quang ảnh nhiệt, được chế tạo bởi công ty NRI Tsiklon phải trải qua hàng loạt các thử nghiệm khắc nghiệp, thiết bị được thử trong các thùng đặc biệt có nhiệt độ từ -50 đến +70 độ, cũng như các thử thách khác như rơi, rung lắc, va đập.
Bộ khí tài quang ảnh nhiệt có thể chịu được quá tải đến 350 g. Hiện nay thiết bị đã kết thúc quá trình thử nghiệm cấp nhà máy, thử nghiệm cấp nhà nước kính ngắm quang ảnh nhiệt sẽ được tiến hành trong tháng 11.2013. Sau kết thúc thử nghiệm và kiểm định cấp nhà nước, Bộ quốc phòng sẽ ra quyết định sản xuất hàng loạt và biên chế bộ khí tài kính ngắm quang ảnh nhiệt cho lực lượng vũ trang.
Theo những ý kiến phản hồi từ đơn vị cơ sở, lực lượng bộ đội biên phòng Liên bang Nga đang đề nghị nhanh chóng có được các bộ khí tài này càng sớm càng tốt nhằm giảm nhẹ những khó khăn trong nhiệm vụ mà họ thực hiện.
Bộ kính ngắm quang ảnh nhiệt 1RM-139 Bộ khí tài kính ngắm quang ảnh nhiệt không phải là một sản phẩm thông thường mà thực sự rất đắt. Một bộ khí tài có giá chung là 900,000 rubl. Giá thành quá cao của sản phẩm là do số lượng đặt hàng của Bộ quốc phòng quá ít, đồng thời phải sử dụng các bản ma trận đầu thu quang ảnh nhiệt sản xuất từ công ty Ulisse, Pháp.
Giá thành một bản ma trận sau khi thông quan lên đến 8.000 đô la. Cũng phải thừa nhận rằng bộ khí tài này rất đắt ngay tại quê hương của nó. Kính ngắm quang ảnh nhiệt trong tổ hợp trang bị quân phục FELIN “chiến binh tương lai” của Pháp có giá khoảng 50.000 EURO (2,2 triệu rubl).
Dây chuyền sản xuất các bản ma trận đầu thu ảnh nhiệt của nước Nga cho tổ hợp Ratnik sẵn sàng sản xuất vào năm 2015, giá thành bộ khí tài kính sẽ được hạ xuống còn khoảng 100.000 rubl. Trong bộ khí tài kính ngắm quang ảnh nhiệt 1RM-139 ngoài kính ngắm còn có màn hình hiển thị lắp trên mũ bảo hiểm (mũ sắt). Kính ngắm có thể lắp được trên tất cả các loại vũ khí bắn thẳng như súng tiểu liên, súng máy, súng bắn tỉa. Bộ khí tài còn bao gồm cả ống nhòm quân sự chỉ thị mục tiêu và trinh sát hồng ngoại.
Tổ hợp trang bị quân phục dã chiến Ratnik sẽ được biên chế cho quân đội Nga năm 2014 sau các thử nghiệm cấp quốc gia. Sự chậm chễ của Ratnik một phần bị ảnh hưởng bởi quá trình thử nghiệm vũ khí cá nhân tiên tiến như súng tiểu liên, súng bắn tỉa, súng máy, vốn là thành phần quan trọng của tổ hợp.
Năm 2014, lực lượng vũ trang Nga sẽ đặt hàng khoảng mười nghìn bộ Ratnik. Tổ hợp được cấp cho các đơn vị đổ bộ đường không, hải quân đánh bộ, lực lượng đặc nhiệm Spesnaz của lục quân. Những bộ Ratnik đầu tiên sẽ được chuyển giao cho quân khu phía Tây. Lực lượng vũ trang Nga hoàn toàn chuyển sang sử dụng tổ hợp Ratnik trong thời gian 5 năm tới.

Trịnh Thái Bằng (Nguồn: Bình luận quân sự)
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Chả hiểu lều báo nghĩ gì
Javelin mà dễ mang vác thì mĩ íu phải mua gustav và làm nhái rpg 7 làm cái gì.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lục quân Mỹ mua mini UAV Maveric

8:13 PM, 12/11/2013, Views: 1677 | By PM

VietnamDefence - Lục quân Mỹ đã ký với công ty Prioria Robotics (Mỹ) một số hợp đồng mua máy bay không người lái (UAV) tiểu hình Maveric tổng trị giá 4,5 triệu USD.


Ngoài ra, Cục Thử nghiệm đánh giá vũ khí trang bị của Lục quân Mỹ (ATEC) đã tiến hành cấp chứng nhận UAV loại này để sử dụng trong quân đội Mỹ.

Theo điều kiện của các hợp đồng, Prioria Robotics sẽ cung cấp cho quân đội Mỹ 36 UAV và 12 trạm điều khiển mặt đất.

Đây là lần đầu tiên Lục quân Mỹ mua Maveric. Trước đây, Lục quân Mỹ đã sử dụng các UAV tiểu hình Dragon Eye, Puma, Raven và Switchblade phóng bằng tay.

Maveric có thể bay với tốc độ đến 50 km/h ở độ cao đến 7.600 m, trong thời gian đến 75 phút. Maveric được trang bị các loại tải trọng hữu ích khác nhau, trong đó có các hệ thống quan sát ban ngày và ban đêm, các sensor xung hồng ngoại.

Maveric được vận chuyển trong một ống đặc biệt và không đòi hỏi phải lắp ráp trước khi phóng. Maveric có thể phóng bằng tay.

Ukraine và Ba Lan hợp tác sản xuất tên lửa chống tăng

8:33 PM, 12/11/2013, Views: 2323 | By PM

VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Ba Lan đã đàm phán với các quan chức công nghiệp quốc phòng Ukraine về khả năng hợp tác sản xuất ở Ba Lan các hệ thống tên lửa chống tăng.

Ống phóng và đạn tên lửa của hệ thống tên lửa chống tăng Barier (Viện thiết kế Luch) Ukroboronprom cho hay, Ba Lan quan tâm đến các hệ thống tên lửa chống tăng mang vác Barier do Viện thiết kế Luch ở Kiev phát triển.

Dự kiến, vào cuối tháng 11.2013, sẽ diễn ra cuộc họp của ủy ban hợp tác kỹ thuật quân sự Ba Lan-Ukraine, tại đó Ukraine sẽ giới thiệu với phía Ba Lan đề xuất của mình.

Hiện nay, Ba Lan đang tiến hành chương trình nâng cấp các hệ thống tên lửa chống tăng và vũ khí chống tăng trang bị cho trực thăng hiện có.

Hệ thống tên lửa chống tăng Barier dùng để lắp trên tháp xe chiến đấu bộ binh hoặc xe bọc thép chở quân.

Nó có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 5.000 m. Barier được trang bị hệ dẫn bán tự động theo tia laser. Các tên lửa của Barier lắp đầu đạn kép (tandem) cho phép xuyên phá vỏ giáp dày 800 mm sau giáp phản ứng nổ.

Ukraine và Ba Lan dự định gia tăng đáng kể mức độ hợp tác kỹ thuật quân sự. Tháng 5/2013, được biết, hai bên đang xem xét khả năng thành lập các liên doanh phát triển một bệ mang vạn năng dành cho xe thiết giáp. Ngoài ra, Ba Lan dự định đặt hàng Ukraine sửa chữa và hiện đại hóa các trực thăng đa nhiệm Mi-8, trực thăng vận tải-chiến đấu Mi-24 và tiêm kích MiG-29.

Hai bên cũng dự định cùng phát triển các trạm radar, hệ thống dẫn đường, khí tài thông tin liên lạc và các loại tên lửa. Ngoài ra, còn các nội dung bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa và hiện đại hóa kỹ thuật hàng không và kỹ thuật mặt đất.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga sắp bán thêm cho Trung Quốc vũ khí “khủng” nào?

(Kienthuc.net.vn) - Khả năng rất cao Nga sẽ cung cấp tiêm kích Su-35, tên lửa phòng không S-400, vận tải cơ Il-476 và tàu ngầm phi hạt nhân Amur cho Trung Quốc.




Theo phương tiện truyền thông Trung Quốc, mối quan hệ hợp tác quân sự - chính trị giữa Nga và Trung Quốc không ngừng phát triển, bằng chứng thể hiện việc xuất khẩu quân sự giữa hai nước đã đạt được những thỏa thận mới sau thời hậu Liên Xô.
Theo số liệu thống kê cho thấy, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga sang Trung Quốc đạt 1,9 tỷ USD. Sang năm 2012 vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Dù đã tự chế tạo được lượng lớn trực thăng nhưng Trung Quốc vẫn ký mua thêm 52 chiếc Mi-17E.

Theo đại diện Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng Nga, trong tổng số hợp đồng trị giá 17,6 tỷ USD mới ký gần đây của Nga, kim ngạch của phía Trung Quốc chiếm 12%, điều này đồng nghĩa tổng kim ngạch buôn bán vũ khí Nga và Trung Quốc đã đạt tới 2,1 tỷ USD.
Hiện đã biết chính xác những nội dung cụ thể trong bản hợp đồng lên tới 1,3 tỷ USD, trong đó Trung Quốc sẽ chi 600 triệu USD mua 52 chiếc máy bay trực thăng đa năng Mi-171E, chi 700 triệu USD mua 140 động cơ hàng không AL-31F. Số động cơ này được trang bị cho máy bay chiến đấu Su-27, Su-30 của Nga và J-11B/BS, J-15 và J-16 của Trung Quốc.
Gần 10 năm nay, xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc vẫn giữ một vị trí quan trọng trong ngành xuất khẩu vũ khí của Nga. Mặc dù ngành chế tạo hàng không của Trung Quốc không ngừng đạt được những tiến bộ vượt bậc, nhưng các động cơ máy bay hầu hết lệ thuộc vào Nga.
Trung Quốc đang sản xuất 3 loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 gồm: J-10, J-11B và FC-1. Tất cả 3 loại máy bay trên đều sử dụng động cơ do Nga chế tạo, cụ thể J-10 sử dụng động cơ AL-31FN, FC-1 sử dụng động cơ RD-93 còn J-11B sử dụng một biến thể của động cơ AL-31F.
Trung Quốc vẫn tiếp tục phải dựa vào động cơ hàng không Nga.

Ngoài ra, máy bay ném bom tầm xa H-6K của Trung Quốc cũng đang sử dụng động cơ D-30KP2 của Nga. Đồng thời động cơ này còn được lắp đặt trên máy bay vận tải hạng nặng Y-20 do Trung Quốc tự chế tạo.
Năm 2009 và 2011, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 239 chiếc động cơ D-30KP2 của Nga, hiện vẫn trong quá trình giao hàng.
Bên cạnh đó, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc bao gồm J-20 và J-31 đều trong quá trình thử nghiệm bay, và nước này cũng bày tỏ ý định mua động cơ 117S của Nga.
Trong thời gian tới, Trung Quốc và Nga sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quân sự, trong đó bao gồm các hợp đồng lớn như:
- Hợp đồng xuất khẩu 24 tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35: Bản ghi nhớ đã được ký kết cách đây 2 năm, đang trong quá trình thảo luận chi tiết hợp đồng.
Theo đó, dự kiến cuối năm 2013 hoặc đầu năm 2014 sẽ đi tới ký kết. Trong đó hợp đồng này chỉ nhấn mạnh tới việc bán Su-35, không bao gồm việc chuyển giao công nghệ.
Trung Quốc chắc chắn mua được 24 tiêm kích Su-35.

Ngoài ra, phía Trung Quốc yêu cầu Nga giúp đỡ nước này xây dựng trung tâm bảo dưỡng chuyên phục vụ bảo dưỡng cho Su-35 tại nội địa. Trung tâm này sẽ do các chuyên gia Trung Quốc vận hành. Mặc dù số lượng trao đổi không nhiều, nhưng Su-35 với tính năng ưu việt cùng với hệ thống thông tin vô tuyến điện mới sẽ giúp Trung Quốc tăng cường khả năng giám sát trên biển.
- Hợp đồng xuất khẩu hệ thống phòng không S-400 cho Trung Quốc: Hai nước đang tiến hành đàm phán về thương vụ trên, tuy nhiên thời gian giao nhận hàng vẫn chưa được tiết lộ cụ thể.
Trung Quốc muốn có S-400 để lấy công nghệ nâng cấp HQ-9.

Lý do căn bản Trung Quốc mua S-400 là vì muốn tiếp cận công nghệ tân tiến của Nga, đặc biệt là công nghệ động cơ dành cho tên lửa đất đối không tầm xa, nhằm nâng cấp tên lửa HQ-9A của nước này. HQ-9A hiện chỉ có tầm bắn 125 km và cần phải có động cơ thế hệ mới nếu muốn mở rộng tầm bắn lên hơn 200 km.
Nếu sở hữu S-400, Trung Quốc có thể khống chế hoàn toàn không phận Đài Loan. Hiện tại, các hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 và S-300 chỉ có thể kiểm soát một phần nhỏ phía đông bắc Đài Loan.
- Hợp đồng xuất khẩu 34 chiếc máy bay vận tải quân sự hạng nặng Il-476: do máy bay Y-20 của Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển quân sự chiến lược của nước này. Thời gian giao hàng sẽ trong khoảng năm 2013- 2015. Một số chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định nước này cần có thêm khoảng 100 máy bay vận tải hạng nặng.
Trung Quốc muốn mua 34 vận tải cơ hạng nặng Il-476.
Tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Amur 1650.

- Hợp đồng xuất khẩu và chuyển giao công nghệ tàu ngầm phi hạt nhân Amur 1650 (biến thể xuất khẩu của tàu ngầm Project 677 cải tiến từ tàu ngầm Project 636): Hiện, hai nước đã ký kết Bản ghi nhớ và tiến hành soạn thảo hợp đồng. Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền các đảo với Nhật Bản ngày càng gia tăng, Trung Quốc đang cần những chiếc tàu ngầm để có thể bảo vệ biên giới biển của nước này.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga: Việt Nam mở rộng sản xuất thiết bị quân sự

(Kienthuc.net.vn) - Chuyên gia Nga cho rằng, Việt Nam quan tâm mở rộng sản xuất vũ khí lục quân và tiến tới cho cả không quân, hải quân.



Theo Đài tiếng nói nước Nga, chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không kèm theo việc ký kết bất cứ hợp đồng bán thiết bị quân sự cụ thể cho Việt Nam. Tuy nhiên, hiệp định liên chính phủ mới về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước được ký nhân dịp này, cho phép dự đoán rằng, các hợp đồng như vậy sẽ sớm diễn ra.
Chuyên gia Vasily Kashin - Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga nhận định rằng, hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Việt Nam có tiềm năng phát triển theo hướng đi từ cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh đến chuyển giao công nghệ, phát triển các cơ sở công nghiệp quốc phòng.
Theo thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov, hiệp định mới về hợp tác kỹ thuật quân sự sẽ đề cập đến "những vấn đề công nghệ", cũng như "mở rộng phạm vi cung cấp thiết bị quân sự".
Hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Việt Nam có tiềm năng phát triển theo hướng đi từ cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh đến chuyển giao công nghệ, phát triển các cơ sở công nghiệp quốc phòng

Thật vậy, trả lời phỏng vấn truyền thống trước và trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Nga dự định sẽ mở rộng danh mục sản phẩm cung cấp cho Quân đội Việt Nam. Bộ Quốc phòng hai nước đã ký kết một thỏa thuận mới trong lĩnh vực này. Văn bản trù định việc cung cấp cho Việt Nam các loại máy bay chiến đấu, xe bọc thép và vũ khí hạng nhẹ của Nga.
Ngoài ra, Nga đang phát triển hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự qua việc triển khai tổ chức sản xuất theo giấy phép những thiết bị quân sự hiện đại nhất (của Nga thiết kế) tại nước này (Việt Nam).
Chuyên gia Nga cho rằng, phát triển công nghiệp quốc phòng là một nỗ lực hiển nhiên và hợp qui luật của Việt Nam. Dân số đất nước tiến tới ngưỡng 90 triệu người, theo IMF sản phẩm quốc nội trong năm nay sẽ khoảng 170 tỷ USD. Ngân sách quân sự Việt Nam năm 2012 là 3,33 tỷ đô la, với lực lượng vũ trang hơn 480.000 người.
Quân đội Nhân dân Việt Nam đang sở hữu số lượng đáng kể vũ khí Liên Xô, được cung cấp từ thời “chiến tranh lạnh” và đòi hỏi sự thay thế. Các tăng trưởng ngân sách quân sự cho phép giả định rằng quân đội Việt Nam sẽ chuyển sang mua thiết bị mới nhiều hơn. Vì vậy, đầu tư xây dựng sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam là điều hoàn toàn hợp lý. Những dự án hợp tác như vậy còn góp phần thúc đẩy tổng thể tiềm năng công nghiệp của nền kinh tế Việt Nam.
Công nghệ quốc phòng Việt Nam tự chế tạo thành công súng phóng lựu tự động AGS-17 theo thiết kế Nga trang bị cho lục quân.

Những bước đầu tiên theo hướng này đã được thực hiện, đó là tổ chức đóng tại Việt Nam 10-12 tàu tên lửa Project 12418 Molnya mua của Nga và sản xuất một số thiết bị trang bị tàu chiến. Có khả năng, Việt Nam quan tâm mở rộng phạm vi sản xuất các kỹ thuật tương đối đơn giản phục vụ Lục quân, tự lực sản xuất vũ khí dành cho Không quân và Hải quân. Kho xe tăng và xe bọc thép chiến đấu của quân đội Việt Nam cũng có nhu cầu thay thế và đổi mới rõ rệt.
“Hiện nay, yếu tố động lực hiện đại hóa quân sự của Việt Nam nhìn chung giống như các quốc gia tương đối lớn và đang phát triển nhanh chóng. Mặc dù chưa kịp với tiến độ nhưng Việt Nam bắt đầu trang bị cho lực lượng vũ trang những thiết bị kỹ thuật phù hợp với khả năng mới của ngân sách và nền kinh tế”, báo Nga nhận định.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Việt Nam quan tâm xuồng tuần tra không người lái của Belarus?

(Soha.vn) - Chiếc xuồng được thiết kế với khả năng sống sót cao. Các nhà thiết kế cho biết, dù lớp giáp bên ngoài bị thủng thì xuồng vẫn không thể chìm được.



Vừa qua, tại hồ Tsna phía Bắc thủ đô Minsk của Belarus đã diễn ra cuộc thử nghiệm chiếc xuồng không người lái đầu tiên thuộc dự án phát triển "tổ hợp hàng hải đa năng không người lái" được bảo trợ bởi Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), với 3 nước thành viên tham gia Belarus, Nga và Trung Quốc. Trong đó, phía Nga và Trung Quốc đóng góp công nghệ cho 2/3 tổng số thiết bị cấu thành nên xuồng.
Xuồng được thiết kế tại công ty đóng tàu Composite ở St. Petersburg, Nga, phía Trung Quốc cung cấp vỏ polyme, còn phía Belarus cung cấp các thiết bị điện tử từ công ty Cuando Isa.

Hình ảnh chiếc xuồng không người lái trong buổi thử nghiệm​
Xuồng dài 6m và rộng 1,8m, được thiết kế tàng hình. Xuồng có thể hoạt động cách bờ 360 dặm trong 5 ngày, có thể đạt đến tốc độ 100km/h.

Thiết bị điều khiển trên xuồng​
Xuồng được điều khiển thông qua hệ truyền dẫn vệ tinh, tuy nhiên nếu xuồng hoạt động ở khu vực bị chế áp tín hiệu vệ tinh mạnh thì nhờ chế độ tự điều khiển, xuồng vẫn có thể tự hoạt động được.
Bên cạnh đó, xuồng được thiết kế với khả năng sống sót cao, các nhà thiết kế cho biết, cho dù lớp giáp bên ngoài bị thủng thì xuồng vẫn không thể chìm được.
Giám đốc công ty Cuando Isa hy vọng bộ quốc phòng Belarus sẽ quan tâm đến dự án này bởi chi phí cho loại xuồng không người lái này thấp hơn chi phí đầu tư máy bay không người lái. Tuy nhiên, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải muốn tìm khách hàng nước ngoài và theo tờ Interfax-West thì Việt Nam là quốc gia đặc biệt quan tâm đến việc mua "tổ hợp hàng hải đa năng không người lái" này.

Các thiết bị giám sát, ăng-ten vệ tinh trên xuồng​
Hiện tại thời gian thử nghiệm trên biển của loại xuồng mới chưa được tiết lộ, nhưng khi đó xuồng sẽ được thiết kế lại với chiều dài lên đến 11m để phù hợp với việc hoạt động trên biển, cũng như trang bị vũ khí thay vì chỉ có các thiết bị giám sát như hiện nay.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Mua xuồng tàng hình mà có bàn tay của trung cẩu trong đó thì mua làm gì
 

carmy

Xe buýt
Biển số
OF-178285
Ngày cấp bằng
23/1/13
Số km
739
Động cơ
344,910 Mã lực
Nơi ở
Homeless
Hay! em oánh dấu thớt này để khỏi mất dấu.
 

hdvip.vn

Xe máy
Biển số
OF-167484
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
70
Động cơ
346,080 Mã lực
Đọc các bài viết về Vũ Khí Nga Mỹ Thích quá, em đánh dấu trang này để cập nhật thông tin của các bác
 

trangfamIt

Xe buýt
Biển số
OF-126937
Ngày cấp bằng
7/1/12
Số km
959
Động cơ
385,346 Mã lực
Tuổi
37
Cháu đọc báo thấy hàng mỹ bán toàn gắn bug
Bọn thổ ả rập kêu rầm rầm
Có lẽ ứ chơi được
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tại sao Mỹ mua trực thăng quân sự Nga?

(Kienthuc.net.vn) - Đơn giản nhưng nguy hiểm, giá rẻ nhưng tính sống sót cao, tải trọng lớn là những lý do khiến Mỹ muốn mua trực thăng Mi-17 Nga trang bị cho Afghanistan.



Nước Mỹ với gần 20.000 thương vong trong cuộc chiến ở Afghanistan cuối cùng cũng đưa ra được quyết định có vẻ là chính xác khi trang bị cho Quân đội Quốc gia Afghanistan với trực thăng Nga (Mi-17V5) thay vì sử dụng hàng Mỹ.
Lý do khiến người Mỹ quyết định việc trang bị này nếu xét về mặt quân sự thì sẽ rất hợp lý: chiến đấu bằng những vũ khí tốt nhất có thể. “Một trong những lý do khiến người Afghanistan thích trực thăng Nga hơn là do những mẫu trực thăng này thích nghi tốt hơn với môi trường khắc nghiệt ở nước này”, ông Christopher Harmer – phi công trực thăng Hải quân Mỹ về hưu cũng là nhà nghiên cứu Hải quân cao cấp tại Viên nghiên cứu Chiến tranh cho hay.
Nói cách khác, trực thăng Nga phù hợp với môi trường chiến tranh ở Afghanistan hơn.
Tuy nhiên, hiện nay hợp đồng này có thể sẽ bị hủy do các nhóm nhân quyền và liên minh các chính trị gia cánh phải do cho rằng hãng xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga – Rosoboronexport đã cung cấp Mi-17 cùng các vũ khí khác cho Syria.
Trực thăng Mi-17 trong Không quân Afghanistan.

Trực thăng Nga “đơn giản nhưng nguy hiểm”
25 năm kể từ khi Quân đội Liên Xô rời Afghanistan, trực thăng Nga vẫn được nhớ đến như một vũ khí lợi hại. Trực thăng Nga gây rất nhiều khó khăn cho các chiến binh “tử vì đạo” được Mỹ, A Rập Saudi, Anh, Pakistan và Trung Quốc hậu thuẫn trước khi sự ra đời của tên lửa phòng không vác vai Stinger làm cân bằng cán cân.
Học được nhiều kinh nghiệm từ Afghanistan, người Nga đã phát triển trực thăng của họ để tăng khả năng sống sót trong các cuộc chiến khó khăn. Theo ông Harmer, người Nga biết cách làm cho vũ khí của họ trở nên mạnh mẽ.
Nhà tư vấn quốc phòng Loren Thompson đến từ viện Lexington cho biết, sự đơn giản trong quá trình điều khiển cũng là một ưu thế lớn của trực thăng Nga.
Trước đó, tờ TIME từng nhận xét về cách phương Tây nhìn nhận sai lầm về sự đơn giản trong vũ khí Nga:”Vũ khí Nga thường đơn giản trong thiết kế và cơ động hơn. Trong một thời gian dài, phương Tây tin rằng Liên Xô làm các vũ khí đơn giản vì họ không đủ khả năng làm một vũ khí phức tạp. Bây giờ, phương Tây dần nhận ra sự đơn giản là đỉnh cao trong kỹ năng của các kỹ sư thiết kế”.
Buồng lái chiếc Mi-8/17 luôn "đơn giản" so với trực thăng Mỹ, châu Âu.

Nhìn từ phía binh sĩ Mỹ
Quân đội Mỹ cho rằng các mẫu trực thăng của nước này quá tân tiến để hoạt động ở Afghanistan – một chiến trường với công nghệ lạc hậu. Vì vậy, các mẫu trực thăng đơn giản của Nga sẽ phù hợp hơn với kỹ năng của binh sĩ Afghanistan.
Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác khi nói về trình độ kỹ thuật của các binh sĩ Afghanistan. Trong những năm 1980, người Nga đã xây dựng lực lượng Không quân Afghanistan (AAF) với hơn 400 máy bay quân sự bao gồm hơn 200 máy bay chiến đấu. Lực lượng này sẽ trợ giúp chính phủ Afghanistan (thời điểm đó) trong việc chống lại các chiến binh tử vì đạo. AAF đóng quân tại tỉnh Shindand, gần biên giới Iran.
Hiện nay, việc chiêu mộ các binh sĩ cho AAF được tiến hành chủ yếu tại Shindand. Theo người chỉ huy căn cứ, điều này gợi lại ký ức về một lực lượng không quân mạnh mẽ trong quá khứ trước khi căn cứ này bị tiêu diệt.
Binh sĩ Afghanistan không hề yếu kém.

Vì vậy, lập luận cho rằng việc Mỹ huấn luyện các binh sĩ Afghanistan trong 1 thập kỷ mà không có nhiều tiến bộ có thể coi là 1 lập luận không căn cứ.
Tiêu hao cao
Chương trình huấn luyện về máy bay Mỹ cũng có giá cao gấp 2-3 lần so với chương trình huấn luyện tương tự của Nga. Không những thế, máy bay trực thăng quân sự Mỹ cũng gặp nhiều thiệt hại ở cả Iraq và Afghanistan.
Nằm ở vị trí cao, khí hậu của Afghanistan cũng không phù hợp với trang thiết bị trực thăng. Ví dụ điển hình là cơn bão vào tháng 6/2013 đã làm hư hại hơn 80 máy bay quân sự Mỹ: gãy cánh quạt, đập vỡ cửa kính cửa sổ và khiến những máy bay này không thể hoạt động được trong vòng 1 tuần.
Tuy rất hiện đại nhưng trực thăng Mỹ vẫn gặp tổn thất lớn ở Afghanistan.

Lực lượng Taliban cũng gây nhiều thiệt hại cho máy bay trực thăng Mỹ. Lực lượng này tuyên bố đã bắn rơi nhiều máy bay trực thăng ở nhiều nơi trên Afghanistan.
Theo nghiên cứu của viện Brooking, chỉ có 5% số lượng binh sĩ thiệt mạng tại chiến trường Iraq do máy bay trực thăng rơi, thì con số này ở Afghanistan là 12%.
Mặc dù Quân đội Mỹ không thừa nhận sự hiệu quả trong chiến thuật của Taliban, nhưng điều này hoàn toàn dễ hiểu.
Mi-17 “sống sót cao, giá rẻ hơn” so với UH-1, UH-60
Mi-17V5 là biến thể xuất khẩu của mẫu trực thăng huyền thoại Mi-8 được sản xuất và xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới (12.000 chiếc được sản xuất và 3.000 được xuất khẩu). Mẫu trực thăng này có thể được sử dụng cho cả nhiệm vụ chuyên chở và nhiệm vụ chiến đấu.
Trực thăng Nga có kích thước và trọng lượng gần gấp đôi so với mẫu tương ứng của Mỹ - Bell UH-1, mặc dù chỉ có khả năng chuyên chở hàng hóa nhiều hơn 50%.
Tuy nhiên, Mi-17V5 sẽ có lớp giáp tăng khả năng sống sót so với UH-1. Đầu năm 2013, một chiếc Mi-17 của Không quân Syria trúng tên lửa của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ nhưng vẫn bay đủ lâu để phi công Syria lái quay trở lại không phận nước này tránh bị bắt giữ.
Trong khi Quân đội Mỹ thay thế UH-1 bằng UH-60 trong những năm 1980, người Nga tiếp tục nâng cấp động cơ và hệ thống điện tử cho Mi-17. Máy bay Nga cũng có giá rẻ hơn một nửa so với UH-60.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey cho biết vào mùa hè 2013: “Không có loại vũ khí nào khác chúng ta có thể cấp cho Afghanistan ngoài loại trực thăng kể trên (ý chỉ Mi-17)”.
Mi-17 giúp Afghnistan chống lại quân khủng bố tốt hơn so với trực thăng Mỹ.

Thời gian cho Afghanistan
Một chi tiết khác là khả năng tiếp cận. Afghanistan không có nhiều con đường tốt và hầu hết trong số này đều bị quân khủng bố gài mìn. Hầu hết đất nước chỉ có thể tiếp cận bằng máy bay. Việc hạ cánh và cất cánh trên đường cao tốc ở Afghanistan sẽ giống như chơi trò cò quay Nga. Máy bay trực thăng là phương tiện gần như an toàn nhất để vận chuyển binh lính và hậu cần.
Việc quân đội Mỹ rút về các căn cứ ở thành phố, cuộc chiến này sẽ là cuộc chiến của Quân đội Quốc gia Afghanistan. Với lực lượng này, không quân sẽ là lực lượng duy nhất cản trở Taliban trở lại Kabul. Việc ngừng hợp đồng mua trực thăng, người Mỹ đang cho thấy họ bỏ rơi đồng minh Kabul như thế nào.
 

lexus 350e

Xe tải
Biển số
OF-114586
Ngày cấp bằng
28/9/11
Số km
293
Động cơ
390,220 Mã lực
Nơi ở
Đà nẵng
Theo em nếu không vì rào cản thì nên mua vũ khí Mỹ và Isarel,châu Âu có đặc tính ứng dụng cao và đã trải qua bao nhiêu cuộc chiến hiện đại rồi nên yên tâm hơn các tính năng quảng cáo của vũ khí Nga.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top